7. Cấu trúc của luận văn
1.1.4. Các nguyên tắc, phương pháp, hình thức kiểm tra, công cụ và phương tiện kiểm tra kết
1.1.4.1. Nguyên tắc
Như ta đã biết, KTĐG là công đoạn quyết định chất lượng cho quá trình giảng dạy và học tập. KTĐG giúp giáo viên biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, giúp học sinh biết được chất lượng học tập, giúp nhà quản lý điều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức giảng dạy, học tập cũng như ra những quyết định về kết quả học tập của người học, vì thế khi tiến hành KTĐG, phải tuân thủ những nguyên tắc chung sau:
- Về nội dung KTĐG: Đánh giá phải được tiến hành một cách có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đào tạo ở từng môn học, đồng thời phải KTĐG theo các bậc nhận thức, các bậc kỹ năng và các bậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong.
- Về phương pháp KTĐG: Cần phải thực hiện thường xuyên và áp dụng nhiều phương pháp, công cụ KTĐG khác nhau: viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập lớn, tiểu luận, tổng quan… Nắm vững hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng một cách chủ động.
- Thang điểm đánh giá quả học tập là đánh giá tiếp thu môn học, khác với đánh giá tuyển dụng vì vậy cần ít bậc.
- Kết quả KTĐG phải được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đào tạo.
1.1.4.2. Phương pháp KTĐG
Như đã nói ở trên, KTĐG là hai công việc có mối liên hệ biện chứng, đó là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. KTĐG là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm kháo sát, xem xét cả về định lượng và định tính kết quả học tập.
cách xem xét và mục tiêu phân loại. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thường phân loại các phương pháp đánh giá căn cứ trên những cách thu thập thông tin qua nhìn, nghe, đọc. Với cách phân loại này, có các phương pháp KTĐG tương ứng như sau: quan sát, phỏng vấn và viết [26, tr.48]. Cùng với cách phân chia trên, GS Lâm Quang Thiệp phân loại theo cách thực hiện, theo mục tiêu và theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá. Theo cách thực hiện việc đánh giá, có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm ba loại lớn: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết. Theo mục tiêu của việc đánh giá, có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giá trong tiến trình (formative) và đánh giá tổng kết (summative). Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá, có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn (norm- referrenced) và đánh giá theo tiêu chí (criterion-referrenced) [59, tr.16].
1.1.4.2.1 Theo cách thực hiện việc đánh giá
- Loại quan sát: Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì nó phù hợp với mọi lứa tuổi và đối tượng; có thể thực hiện theo thời điểm nhất định hoặc thường xuyên trong suốt quá trình dạy. Phương pháp này giúp giáo viên thu thập thông tin bằng cách quan sát để góp phần đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng và năng lực học tập của học sinh.
Lợi thế của phương pháp này là giúp thu thập được thông tin không chỉ về độ nắm kiến thức mà còn bao gồm cả những thông tin về kỹ năng, năng lực, sự nỗ lực trong học tập… thể hiện qua các hành vi và thái độ của người học trong một khoảng thời gian và cho thấy sự biến đổi các hành vi và thái độ đó một cách tự nhiên, từ đó, giúp giáo viên có thông tin để tác động tới học sinh, thúc đẩy sự tiến bộ ở các em.
Hạn chế của phương pháp này là mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải tổng hợp được những thông tin vừa có tính phổ quát (đánh giá toàn diện, đưa ra nhận định chung cho tất cả các đối tượng được quan sát) vừa lại có tính cụ thể (đánh giá cá biệt nhằm đo sự tiến bộ riêng của từng đối
tượng). Những kết luận về đối tượng quan sát đôi khi chưa đảm bảo tính khách quan, bởi thói quen thường hay chú trọng đến những biểu hiện tiêu cực hơn tích cực, chê trách hơn là khen ngợi và những nhận định chủ quan của giáo viên.
Với phương pháp đánh giá qua quan sát ta thường áp dụng phương pháp kiểm tra tương ứng là kiểm tra thực hành. Đó là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động thực tiễn, qua đó, thu được những thông tin về kỹ năng thực hành của học sinh. Nhiều yếu tố của bài kiểm tra thực hành không thể kiểm tra trên giấy bút được, nhưng có thể đo lường bằng công cụ và kỹ thuật quan sát. Quan sát trực tiếp, có hệ thống là kỹ thuật quan trọng để thu thập số liệu đánh giá học sinh về kỹ năng, thái độ. Đánh giá kỹ năng bao gồm đánh giá cách thức tiến hành và đánh giá sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là kiểm tra được kỹ năng thực hành của học sinh, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng, khắc phục tình trạng học tập lí thuyết xa rời thực tiễn. Hạn chế của nó là mất nhiều thời gian, đòi hỏi công tác tổ chức chuẩn bị công phu hơn các phương pháp khác.
- Loại phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin và đưa ra nhận xét đánh giá qua việc trao đổi trực tiếp (vấn đáp) hoặc qua trả lời một phiếu phỏng vấn sâu (bảng câu hỏi). Phương pháp này phù hợp vơi mọi lứa tuổi và đối tượng; có thể thực hiện theo thời điểm nhất định hoặc thường xuyên trong suốt quá trình dạy. Qua kết quả phỏng vấn, giáo viên có thể đánh giá được thực trạng học tập và thái độ học tập môn học của học sinh (nhưng lượng thông tin thu được không phong phú bằng phương pháp quan sát). Có hai dạng phỏng vấn là vấn đáp (phỏng vấn cá nhân) và phỏng vấn sâu (phỏng vấn theo nhóm).
Lợi thế của phỏng vấn sâu là giáo viên có thể phỏng vấn được nhiều đối tượng học sinh. Qua phiếu thông tin có thể đánh giá thực trạng và thái độ học tập của từng học sinh hay của tất cả các đối tượng cùng một thời điểm.
Tuy nhiên, phương pháp này là đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu trong việc thiết kế bộ câu hỏi trong phiếu phỏng vấn, và có cách thức tổ chức thu thập thông tin để đảm bảo tính khách quan.
Lợi thế của vấn đáp là có thể đánh giá sự tích cực học tập của học sinh trên các phương diện cụ thể như; cách tiếp nhận câu hỏi, cách tìm tòi và sử dụng thông tin để trả lời, cách suy nghĩ và chia sẻ suy nghĩ với người khác, cách sử dụng ngôn ngữ, thời gian suy nghĩ và trả lời, cùng những thắc mắc về những vấn đề được hỏi của học sinh. Với phương pháp đánh giá này, có thể sử dụng kiểm tra vấn đáp để nắm thông tin.
Kiểm tra vấn đáp là phương pháp tổ chức hỏi và đáp giữa giáo viên và học sinh, qua đó thu được thông tin về kết quả học tập của học sinh, được sử dụng sau khi học một hay nhiều bài, một hay nhiều chương hay kết thúc chương trình học. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học, vào cuối kỳ hoặc cuối năm học, có thể giúp giáo viên đánh giá theo ý muốn như hỏi vào những kiến thức và kỹ năng mà giáo viên quan tâm. Nó giúp giáo viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người học nhờ đó có thể thu được tín hiệu ngược một cách nhanh chóng, về mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh theo tiêu chuẩn chung, những khó khăn thiếu sót của từng cá nhân để kịp thời điều chỉnh việc giảng dạy tiếp theo, phát triển kỹ năng điễn đạt bằng ngôn ngữ nói của học sinh, tăng cường năng lực phản hồi nhanh cho các em. Ngoài ra, giáo viên còn có thể phát hiện ra những năng lực đặc biệt của học sinh để bồi dưỡng, phát huy. Hiệu quả của phương pháp này bị ảnh hưởng bởi thái độ của giáo viên khi tiến hành vấn đáp do đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả kiểm tra.
- Loại viết: Là phương pháp đánh giá qua việc thu thập thông tin từ các bài kiểm tra viết của học sinh. Phương pháp này phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng và được thực hiện theo thời điểm nhất định hoặc thường xuyên trong suốt qua trình dạy học. Phương pháp đánh giá này có hình thức kiểm tra
tương ứng là kiểm tra viết.
Phương pháp kiểm tra viết: Là cách thức học sinh làm những bài kiểm tra viết trong khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của người ra đề đối với các môn học (thường là 15 và 45 phút). Đây là hình thức kiểm tra phổ biến được sử dụng đồng thời với nhiều học sinh cùng một thời điểm, được sử dụng sau khi học xong một bài, phần, chương hay toàn bộ chương trình học. Nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ, học sinh phải diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Xét theo dạng thức của bài kiểm tra, có thể chia ra thành hai loại là kiểm tra viết dạng tự luận và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan.
Ưu điểm của phương pháp kiểm tra viết là trong một thời gian nhất định kiểm tra được toàn lớp, do đó dễ dàng thống nhất yêu cầu kiểm tra, đồng thời có thể đánh giá, đối chiếu, so sánh được trình độ giữa các học sinh với nhau. Với phương pháp này, giáo viên có thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, bao quát; việc ra đề nhẹ nhàng, không tốn nhiều công sức. Kết quả bài làm của học sinh giúp giáo viên có thể đánh giá tương đối toàn diện không chỉ ở mức độ nắm kiến thức mà còn cả kỹ năng vận dụng kiến thức vào thức tiễn. Mặt khác, bài kiểm tra viết còn giúp học sinh rèn luyện năng lực hệ thống hóa, khái quát hóa và tổng hợp hóa nội dung đã học; giúp học sinh bộc lộ khả năng suy luận, sắp xếp dữ kiện, khả năng phê phán và đưa ra những ý kiến mới qua sự biểu đạt bằng ngôn ngữ viết của mình. Dạng thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là trong khoảng thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, kết quả bài kiểm tra chỉ phụ thuộc vào khả năng của học sinh chứ không phụ thuộc vào kỹ năng chấm của giáo viên, việc chấm bài nhanh và có thể chấm bằng máy.
Hạn chế của phương pháp kiểm tra viết thể hiện ở chỗ không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên và học sinh nên giáo viên khó nắm bắt thông tin ngược một cách kịp thời. Bên cạnh đó, ở từng dạng thức kiểm tra tự luận hay
kiểm tra trắc nghiệm khách quan lại có những hạn chế riêng. Đối với kiểm tra viết dạng tự luận có hạn chế là do câu hỏi ít nên khó bao quát được nội dung của chương trình học, dễ gây thói quen học tủ, học lệch. Việc xây dựng đáp án và biểu điểm khó có thể cụ thể hóa mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng của học sinh thành các chuẩn điểm. Kết quả bài kiểm tra chịu ảnh hưởng nhiều bởi chủ quan của người chấm bài do kỹ năng, kinh nghiệm, tình trạng sức khỏe, tâm lí… và mất nhiều thời gian để chấm bài.
Hạn chế của kiểm tra trắc nghiệm khách quan là khó khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới, tức là chỉ mới kiểm tra kiến thức và kỹ năng của người học, chỉ nghiên cứu được kết quả chứ không nghiên cứu được quá trình tư duy đi đến kết quả, chỉ chú ý đến mặt định lượng mà ít chú ý đến mặt định tính do hạn chế trong kỹ thuật soạn đề của giáo viên, quá trình chuẩn bị câu hỏi khó và mất nhiều thời gian.
- Tự kiểm tra: Học sinh tự KTĐG và KTĐG lẫn nhau giúp nhận rõ mặt mạnh, mặt yếu và những tiến bộ của mình, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập, lòng tự tin, khả năng tự đánh giá trong mỗi hoạt động của bản thân.
1.1.4.2.2. Theo mục tiêu của việc đánh giá
Có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giá trong tiến trình và đánh giá tổng kết. Đánh giá trong tiến trình được sử dụng trong quá trình dạy và học để nhận được các phản hồi từ học sinh, xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, chỉ ra trở ngại và tìm cách khắc phục. Đánh giá tổng kết nhằm tổng kết những gì học viên đạt được, xếp loại học viên, lựa chọn học viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và của việc dạy của giảng viên, đề ra mục tiêu tương lai cho học viên. Hai nhóm đánh giá nêu trên được tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau. Trong giảng dạy ở nhà trường,
các đánh giá trong tiến trình thường gắn chặt với giảng viên, còn các đánh giá kết thúc thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra, và có thể tách khỏi giảng viên.
1.1.4.2.3. Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá
Có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí. - Đánh giá theo chuẩn: Là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà trên đó việc đánh giá được thực hiện.
- Đánh giá theo tiêu chí: Là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước.
Nhìn chung, mỗi phương pháp KTĐG đều có giá trị trong việc thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh mặc dù mỗi phương pháp có những ưu, khuyết điểm khác nhau. Vì thế, không có phương pháp nào là tối ưu hay hạn chế nhất. Trong quá trình dạy học, tùy theo từng bài học, từng khâu của quá trình dạy học, tùy vào mục đích của việc đánh giá, tùy đối tượng học sinh và thời gian quy định… mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc kết hợp nhiều phương pháp KTĐG khác nhau.
1.1.4.3. Hình thức kiểm tra, công cụ và phương tiện kiểm tra 1.1.4.3.1. Hình thức kiểm tra
Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh, có nhiều hình thức (kĩ thuật) và phương tiện khác nhau như: quan sát ngẫu nhiên (không theo kế hoạch), quan sát điểm (theo kế hoạch), chấm vở bài tập, bài soạn, chấm sổ ghi chép đọc tư liệu đọc thêm, tổ chức làm bài kiểm tra, thi, thực hành… Trong đó, kiểm tra và thi là những hình thức và phương tiện quan trọng nhất, liên quan trực tiếp đến đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường Việt Nam hiện nay [26, tr.26].
dạng cơ bản sau: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết [18], [26], [75].
Kiểm tra thường xuyên: Được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn học tập, không cần ôn tập và cũng không được thông báo trước, được thực hiện thông qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời trình độ nắm kiến thức của học sinh, kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học sinh ở mỗi giai đoạn dạy học. Trên cơ sở đó từng bước cố gắng tích cực tìm ra phương pháp giảng dạy và học tập tối ưu, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang bước phát riển cao hơn. Hai hình thức chủ yếu