Những điều do kiểu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũ đưa lại

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 90 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Những điều do kiểu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũ đưa lại

lại

Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học luôn là là vấn đề trăn trở và là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của ngành Giáo dục hiện nay. Không nằm ngoài quỹ đạo đó, Ngành Giáo dục Quận 8 cũng đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của quận nhà. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, khâu KTĐG vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Một số giáo viên ngại thay đổi, ít sáng tạo, chưa quan tâm đúng mức hay suy nghĩ còn phiến diện nên chưa mặn mà với việc đổi mới phương pháp dạy học. Nếu có, thì chỉ coi đó như một “biện pháp tình thế” trong những tiết được dự giờ, thanh tra hoặc chỉ thực hiện mang tính chất “phong trào”, qua loa, hình thức, chưa thực sự đổi mới một cách bền vững. Vì thế việc KTĐG kết quả học tập của học sinh vẫn còn nặng tính hình thức, chạy theo bệnh thành tích. Vẫn có không ít giáo viên đánh đồng giữa việc cho điểm và đánh giá học sinh và coi

điểm số là kết quả duy nhất thể hiện chất lượng và đạt được mục tiêu giáo dục. Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh chưa thật sự phát huy hết tác dụng thúc đẩy quá trình tiến bộ của học sinh, chưa phát huy việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để đánh giá đúng năng lực của mình mà có cách điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp để nâng cao kết quả.

Cách KTĐG theo kiểu cũ là một trong những nguyên nhân chưa thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học vì đa số giáo viên vẫn dạy theo kiểu “học gì thi nấy” hoặc “thi thế nào sẽ dạy và học thế ấy”. Chính cách dạy và học như vậy, vô tình đã tạo ra một thế hệ học sinh thụ động, thiếu sáng tạo và vì thế vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng học sinh học thuộc lòng, đối phó, sao chép các bài văn mẫu và việc dạy thêm, học thêm vẫn tràn lan.

Việc nhận thức chưa đầy đủ và chưa phát huy hết vai trò của việc KTĐG trong cán bộ quản lí và giáo viên phần nào đã làm giảm sự hứng thú say mê của học sinh đối với môn Ngữ văn. Do chưa phát huy hết vai trò của bộ môn đối với cuộc sống thực tế nên những năng lực thật sự cần thiết cho việc “học tập suốt đời” và vận dụng vào cuộc sống chưa được quan tâm đúng mức trong việc hình thành, rèn luyện và đánh giá. Vì thế không ít học sinh rất giỏi về kiến thức “hàn lâm” nhưng lại túng túng khi áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn hoặc chưa thấy hết mối liên hệ giữa kiến thức đã học với đời sống thực tế. Vì thế, không ít học sinh thường có tâm lí ngán, ngại hoặc chán ghét môn Ngữ văn, thậm chí một số phụ huynh cũng nhìn nhận chưa thật sự đúng về vai trò của môn văn đối với đời sống. Điều này phần nào thể hiện rõ qua số lượng rất ít học sinh chọn học chuyên Văn sau khi tốt nghiệp THCS hay tỉ lệ học sinh chọn các khối có môn Văn để thi vào các trường đại học so với các bộ môn Toán, Lý, Hóa...

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w