Thông thường hai thuật ngữ “lao động giản đơn” và “lao động lành nghề” hay được dùng để chỉ hai khái niệm tương phản nhau. Lao động giản đơn là những lao động mà bất cứ một người nào với một sức khỏe bình thường và điều kiện lao động bình thường cũng có thể tạo ra.
Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG KỸ THUẬT VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP I. Một số khái niệm về lao động kỹ thuật: 1. Khái niệm lao động kỹ thuật và cơ sở phân loại lao động kỹ thuật. 1.1. Khái niệm LĐKT: Ngày nay thuật ngữ lao động kỹ thuật đã trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Ta có thể bắt gặp từ này rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mặt báo cũng như các kênh truyền hình. Tuy nhiên, quan niệm về nghĩa của cụm từ này rất khác nhau. Thông thường hai thuật ngữ “lao động giản đơn” và “lao động lành nghề” hay được dùng để chỉ hai khái niệm tương phản nhau. Lao động giản đơn là những lao động mà bất cứ một người nào với một sức khỏe bình thường và điều kiện lao động bình thường cũng có thể tạo ra. Hay nói cách khác, lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn cũng có thể thực hiện được một công việc nào đó. Còn lao động lành nghề là lao động đã qua đào tạo, huấn luyện, có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm tích lũy trong thực tiễn để thực hiện công việc phức tạp mà lao động giản đơn không làm được (theo từ điển Bách khoa Việt Nam). Nhưng thực chất cả lao động lành nghề và lao động giản đơn đều không phải là lao động kỹ thuật. Trong một số các nghiên cứu, thống kê lao động- việc làm hàng năm, thuật ngữ “lao động chuyên môn kỹ thuật” được sử dụng để chỉ những người lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên đến đại học và sau đại học, phần còn lại là lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Như vậy theo quan điểm này thì lao động đã qua đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 2 loại: lao động kỹ thuật mang tính thực hành (được đào tạo từ các cơ sở đào tạo nghề) và lao động chuyên môn mang tính hàn lâm ( được đào tạo theo hệ cao đẳng, đại học và sau đại học). Theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, ta xét tới vấn đề phát triển đội ngũ lao đông kỹ thuật cho ngành công nghiệp nên đối tượng nghiên cứu ở đây chỉ là lao động mang tính thực hành. Do đó, ta có thể hiểu khái niệm lao động kỹ thuật như sau: lao động kỹ thuật là lao động được đào tạo, cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hoặc là những người công nhân kỹ thuật không bằng nhưng vẫn có khả năng thực hành nghề để đáp ứng được nhu cầu của Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 1 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển thị trường lao động ở các ngành nghề khác nhau, các trình độ khác nhau nhằm tạo ra hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội. Bên cạnh đó, lao động chuyên môn lại là lao động được đào tạo theo hệ thống giáo dục mang tính hàn lâm: cao đẳng, đại học và sau đại học có nhiệm vụ đào tạo lao động chuyên môn gắn với công việc quản lý, nghiên cứu khoa học và lao động chuyên gia… Hình 1: Phân loại lao động Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 1.2. Cơ sở phân loại LĐKT: Trong chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề giai đoạn 2009- 2020 và quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề giai đoạn 2010-2020 do Chính phủ phê duyệt đã xác định cần phải xây dựng được đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đảm bảo khả năng tiếp cận và thu nhận công nghệ tiên tiến từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B Tổng số dân Dân số từ 15T trở lên Dân số dưới 15T Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động Lao động qua đào tạo Lao động không qua đào tạo Lao động kỹ thuật (hệ thực hành) Lao động chuyên môn (hệ hàn lâm) 2 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển Theo đó ta phải xây dựng được hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành hợp lý, đảm bảo lượng đầu ra đáp ứng được nhu cầu và cơ cấu lao động theo ngành nghề của thị trường. Đặc điểm đặc trưng của hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành là tính thực hành về kỹ thuật và nghề nghiệp, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và kỹ năng nghề cần thiết ở mức độ nhất định và khả năng ứng dụng kiến thức được học vào thực tế làm việc. Do đó hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đòi hỏi phải được hình thành và phát triển bắt đầu từ bậc trung học cơ sở (theo sơ đồ 2). Hiện nay hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở nước ta thực hiện các chương trình đào tạo lao động kỹ thuật theo các trình độ sau: - Bán lành nghề: đủ năng lực hành nghề để thực hiện những nhiệm vụ và kỹ năng nghề đơn giản, lặp đi lặp lại thành thông lệ hay những công nghệ và kỹ năng có thể dự đoán được. - Lành nghề: đủ năng lực hành nghề để thực hiện những nhiệm vụ và kỹ năng nghề trong phạm vi rộng đáng kể, để có thể thực hiện một số công việc và kỹ năng nghề phức tạp, không theo thông lệ với yêu cầu trách nhiệm của cá nhân người lao động, khả năng hợp tác với đồng nghiệp và làm việc theo tổ, nhóm. - Trình độ cao: đủ năng lực hành nghề để thực hiện những nhiệm vụ và kỹ năng nghề ở phạm vi rộng, có thể thực hiện một số công việc kỹ năng nghề với mức độ phức tạp cao trong những điều kiện làm việc khác nhau không theo thông lệ, với yêu cầu trách nhiệm và có sự độc lập, cũng như khả năng hướng dẫn, quản lý và giám sát công việc của người lao động khác. Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 3 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển Hình 2: Hệ thống giáo dục quốc dân Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của lao động kỹ thuật: 2.1. Tác động của công tác đào tạo nghề: Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, điều này tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập cùng các nền kinh tế phát triển khác, có thể tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước. Tuy nhiên cũng có vô số khó khăn đặt ra đối với chúng ta, đặc biệt là yêu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật để phát triển các ngành nghề hiện đại ngày càng cao. Trước hoàn cảnh đó, giải pháp cần chú trọng trước tiên chính là đổi mới công tác đào tạo nghề. Vậy thế nào là công tác đào tạo nghề? Theo tài liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học thực hành được một nghề trong xã hội. Khái niệm trên đã không dừng lại ở ý nghĩa đào tạo nghề là đào tạo về kỹ năng thực hành kỹ thuật mà còn bao hàm cả ý nghĩa giáo dục về thái độ, hành vi và kỷ luật khi tham gia lao động. Lao động kỹ thuật được đào tạo tốt có khả năng vận dụng các khiến thức được giảng dạy vào thực tiễn nhanh và hiệu quả. Bởi vậy công Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 4 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển tác đào tạo nghề được chú trọng phát triển hợp lý sẽ tạo ra nguồn lao động kỹ thuật theo kịp với nhu cầu và thực trạng phát triển của nền kinh tế xã hội. 2.2. Tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là thuộc tính của hệ thống kinh tế, thể hiện tính chất và trình độ phát triển hệ thống kinh tế của một quốc gia. Hình thức biểu hiện của cơ cấu kinh tế là tỷ trọng của các bộ phận hợp thành, còn bản chất của nó là quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và kiểu kết cấu. Mỗi trạng thái được thể hiện trước hết qua tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống, rồi thể hiện qua tính vững chắc của hệ thống và chất lượng phát triển của hệ thống kinh tế. Bởi vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô bao gồm: tỷ trọng của các phần tử cơ cấu của hệ thống (theo GDP, lao động) và các chỉ tiêu chất lượng (như năng suất lao động, tiêu hao điện năng trên một đồng GDP, tỷ lệ hộ đói nghèo, tỷ lệ người thất nghiệp…). Ở đây chỉ xét tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới góc độ chuyển dịch theo các ngành nghề cơ bản trong hệ thống kinh tế quốc dân. Khi cơ cấu các nhóm ngành thay đổi, nhu cầu lao động trong từng nhóm ngành cũng thay đổi theo.Việt Nam tham gia hội nhập, các nhóm ngành sử dụng nhiều công nghệ hiện đại có xu hướng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng kéo theo nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao cũng tăng theo. Bởi vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiền đề của chuyển dịch cơ cấu lao động. 2.3. Tác động của chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ là hoạt động tiếp thu các công nghệ hiện đại từ nước sở hữu công nghệ sang nước muốn sử dụng công nghệ đó. Đối với các quốc gia đang phát triển, do hạn chế về vốn cũng như cở sở vật chất, việc nghiên cứu ứng dụng một công nghệ mới vào sản xuất rất khó khăn. Giải pháp của các nước này thường là mua công nghệ từ các nước phát triển khác và triển khai vào trong nước. Để thích ứng với công nghệ mới được chuyển giao, làm chủ được công nghệ, xử lý hệ thống thông tin kỹ thuật, lắp đặt vận hành, bảo trì công nghệ, tổ chức sản xuất, cải tiến hoàn thiện công nghệ nhập ngoại…, các nước đang phát triển cũng yêu cầu phải có một lực lượng lao động đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật. Quá trình chuyển giao diễn ra càng nhanh và nhiều khi nhu cầu mua công nghệ của các nước đang phát triển càng cao và đặc biệt là trong xu thế thế toàn cầu hóa ngày nay. Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 5 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển Như vậy tốc độ chuyển giao công nghệ cao đã là động lực kích thích nhu cầu lao động kỹ thuật của các doanh nghiệp tăng theo tương ứng. Chuyển giao công nghệ nhanh tạo điều kiện thúc đẩy phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật trên toàn quốc nói chung và từng ngành kinh tế ứng dụng công nghệ hiện đại nói riêng. 2.4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức: Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng không thể đảo ngược của kinh tế thế giới hiện đại. Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của một nước mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác, trong đó có lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để hội nhập với kinh tế thế giới, chúng ta cần phải bắt nhịp chung với các tri thức của nhân loại. Điều này đòi hỏi các nước đang phát triển phải đổi mới hệ thống đào tạo và thực thi các chính sách ưu tiên phát triển công tác đào tạo. Bao gồm việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy… và các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ đối với giảng viên cũng như các học viên. Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động trên là tạo ra được đội ngũ lao động kỹ thuật vừa nắm vững lý thuyết, vừa có kỹ năng nghề nghiệp và có khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ. Việc đổi mới phải được thực hiện theo hướng cập nhật các tri thức khoa học- công nghệ hiện đại của khu vực và thế giới, lấy học viên làm trung tâm, tăng cường khả năng thực hành của học viên và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Toàn cầu hóa còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nước học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Đối với các nước đang phát triển, nó sẽ mở ra những cơ hội mới được giao lưu, hợp tác phát triển đào tạo với các nước phát triển có hệ thống đào tạo tiên tiến. Những cở sở đào tạo liên kết với nước ngoài hoặc chương trình cử lao động đi học tập tại nước phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật trong nước cả về số lượng cũng như chất lượng. Như vậy dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, cung và cầu lao động kỹ thuật chất lượng ngày càng tăng. 3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động kỹ thuật: Đánh giá chất lượng lao động thực chất là đánh giá trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của lao động cũng như sức khỏe của họ. Điều này lại phụ thuộc vào hoạt động giáo dục đào tạo và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Đối với lao động kỹ thuật, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lượng lao động như: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động hiệu quả, Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 6 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển thời gian lao động hiệu quả, sức khỏe người lao động, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động… 3.1. Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hóa của dân số biểu hiện mặt bằng dân trí của quốc gia đó. Trình độ văn hóa được biểu hiện thông qua quan hệ tỷ lệ như: - Số lượng người biết chữ và chưa biết chữ. - Số người có trình độ tiểu học (cấp I). - Số người có trình độ trung học cơ sở (cấp II). - Số người có trình độ trung học phổ thông (cấp III). - Số người có trình độ đại học và trên đại học,… Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào thực tiễn. Trình độ văn hóa còn quyết định tới khả năng tiếp thu và thực hành nghề trong thực tế của các lao động kỹ thuật. Các lao động có trình độ văn hóa cao hơn sẽ có nhiều khả năng và cơ hội được đào tạo chuyên sâu hơn, trở thành lao động kỹ thuật trình độ cao. Đối với đội ngũ lao động kỹ thuật, theo cấu trúc trong sơ đồ 2, các lao động đều có trình độ ở mức trung học cơ sở và trung học phổ thông. Do đó tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa ở bậc trung học cở sở với bậc trung học phổ thông sẽ phản ánh một phần chất lượng của đội ngũ lao động kỹ thuật. 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động: Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, trình độ chuyên môn được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, Người lao động có chuyên môn nhất định sẽ có khả năng chỉ đạo, quản lý công việc thuộc chuyên môn đó. Do đó trình độ chuyên môn của người lao động được đo bằng: - Tỷ lệ cán bộ qua đào tạo trung cấp. - Tỷ lệ cán bộ qua đào tạo cao đẳng và đại học. - Tỷ lệ cán bộ được đào tạo trên đại học. Trình độ kỹ thuật của người lao động được dùng để chỉ trình độ của người lao động được đào tạo ở các trường kỹ thuật, trường dạy nghề… Sau quá trình đào tạo, Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 7 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển người lao động kỹ thuật được trang bị kiến thức nhất định tùy theo đặc điểm từng ngành nghề khác nhau, những kỹ năng thực hành về công việc của ngành nghề đó. Trình độ kỹ thuật của người lao động kỹ thuật được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: - Số lao động được đào tạo và lao động phổ thông. - Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng. - Trình độ tay nghề theo bậc thợ. Trình độ chuyên môn và kỹ thuật của người lao động tuy là hai phạm trù khác nhau nhưng thường liên quan, kết hợp chặt chẽ với nhau trong phân tích chất lượng nguồn nhân lực. Chúng đồng thời biểu hiện thông qua chỉ tiêu giữa số lượng lao động được đào tạo và không được đào tạo trong từng tập thể người lao động thuộc phạm vi nghiên cứu. 3.3. Năng suất lao động hiệu quả: Năng suất lao động theo định nghĩa của tổ chức OECD là chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả làm việc trong một thời gian nhất định, xác định băng cách so sánh một bên là chỉ tiêu kết quả sản xuất (tính bằng giá trị hiện vật, quy ước là Q) và một bên là chỉ tiêu lao động làm việc (tính theo ngày hoặc thời gian làm việc: ngày công, giờ công, quy ước là L). Nói cách khác, năng suất lao động chính là tỷ số giữa sản lượng đầu ra với số lượng đầu vào được sử dụng. Thước đo sản lượng đầu ra là GDP(Gross Domestic Product) tính theo giá cố định và điều chỉnh theo lạm phát. Ba thước đo thường sử dụng nhất của lượng đầu vào là: thời gian làm việc, sức lao động và số người tham gia lao động. Theo cách định nghĩa trên ta có thể cụ thể hóa năng suất lao động thành công thức: P = GDP/ L . Một doanh nghiệp có năng suất lao động thấp cũng đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó là không cao. Do năng suất thấp nên hao phí tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ cao. Hao phí đó bao gồm hao phí về thời gian lao động, hao phí nguyên vật liệu, không khai thác được triệt để năng lực làm việc… và kết quả làm cho hiệu quả lao động thấp. Năng suất lao động là một chỉ tiêu thực tế được dùng để đánh giá chất lượng lao động kỹ thuật. Bên cạnh ý nghĩa phản ánh thực trạng hiệu quả lao động của người công nhân kỹ thuật, chỉ tiêu này cho phép so sánh với thực tế năng suất lao động giữa các vùng, miền khác nhau và với các quốc gia với nhau để đánh giá chất lượng của đội ngũ công nhân kỹ thuật nước ta. 3.4. Thời gian lao động hiệu quả: Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 8 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển Thời gian lao động hiệu quả là số giờ lao động làm việc hết công suất. Mức thời gian lao động luôn là cố định đối với từng ngành lao động cụ thể. Tuy nhiên số giờ lao động hiệu quả đối vời từng lao động lại khác nhau, điều này phụ thuộc vào năng lực làm việc, khả năng tập trung và ý thức đối với công việc của từng lao động. Năng suất lao động được đánh giá dựa trên khối lượng công việc được xử lý trong thời gian làm việc, còn thời gian lao động hiệu quả là số giờ thực tế mà người lao động làm việc hết khả năng của mình. Thời gian lao động hiệu quả được đánh giá dựa trên so sánh năng suất lao động thực tế với năng suất lao động mục tiêu. Giả thiết thời gian lao động thực tế là To h/ngày với năng suất mục tiêu là No , khi lao động làm việc đủ thời gian bắt buộc To với năng suất thực tế là N1 thì thời gian lao động hiệu quả của lao động bằng (To * N1)/ No. Do N1 khác No nên thời gian lao động bắt buộc và thời gian lao động hiệu quả là khác nhau. Ở các nước đang phát triển, thời gian lao động hiệu quả luôn nhỏ hơn thời gian lao động bắt buộc do năng suất lao động chưa cao (N1 < No). Như vậy ta có thể dựa trên tiêu chí thời gian lao động hiệu quả để đánh giá hiệu quả lao động cũng như chất lượng đội ngũ lao động của một chủ thể sản xuất kinh doanh, của một doanh nghiệp hay của cả một quốc gia. 3.5. Chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe người lao động: Sức khỏe không đơn thuần là không có bệnh tật mà còn là loại trạng thái thoải mái về tinh thần và xã hội. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố được tạo nên từ bên trong và bên ngoài, kết hợp giữa thể chất và tinh thần. Có nhiều loại chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe, tuy nhiên theo quy định của Bộ Y tế nước ta, có 3 loại chính dùng để đánh giá trạng thái sức khỏe là: A : Thể lực tốt, không có bệnh tật gì. B : Trung bình. C : yếu, không có khả năng lao động. Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn kết hợp với Bộ Quốc phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu để đánh giá: - Chỉ tiêu thể lực chung: chiều cao, cân nặng, vòng ngực. - Mắt. - Tai, mũi, họng. - Răng hàm mặt. - Nội khoa. - Ngoại khoa. Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 9 Chuyên đề thực tập Khoa: Kế hoạch & Phát triển - Thần kinh tâm thần. - Da liễu. Tuy nhiên sức khỏe người lao động hiện nay vẫn được đánh giá theo 2 chỉ tiêu cơ bản nhất là chiều cao và cân nặng. Căn cứ vào 2 chỉ tiêu trên để chia ra thành 6 trạng thái: rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém và rất kém. Sức khỏe người lao động ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động do đó quyết định nhiều tới chất lượng lao động. 3.6. Ý thức lao động và kỷ luật của người lao động: Ý thức tổ chức và kỷ luật lao động là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng lao động nói chung trong đó bao gồm cả các lao động kỹ thuật. Ý thức kỷ luật quyết định khả năng tập trung trong công việc, tinh thần tập thể, thái độ chấp hành các quy định của tổ chức và hiệu quả công việc được giải quyết. Ở các nước phát triển, ý thức tổ chức được coi là điều kiện đầu tiên quyết định hiệu quả trong công việc của người lao động. Tư tưởng một nền kinh tế với cơ cấu các ngành công nghiệp hiện đại đặt ra yêu cầu thái độ lao động nghiêm túc đã hình thành từ rất sớm trong ý thức người lao động. Do đó khối lượng công việc được giải quyết là rất lớn, tạo đà cho tăng trưởng GDP. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo ra khoảng cách tăng trưởng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. 4. Nội dung của phát triển lao động kỹ thuật chất lượng cao. 4.1. Khái niệm phát triển LĐKT. Khái niệm phát triển lao động kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực về cơ bản được quan niệm gần giống nhau. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển toàn diện và lâu dài bao gồm giáo dục, đào tạo cho con người chưa trưởng thành và đã trưởng thành, còn phát triển lao động kỹ thuật chỉ giới hạn ở giai đoạn con người đã trưởng thành thông qua hoạt động đào tạo nghề nghiệp và hoạt động nghề nghiệp (ứng dụng kiến thức được đào tạo vào thực hành nghề). Như vậy phát triển lao động kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với đào tạo lao động kỹ thuật cho người trưởng thành. Do đó ta có thể hiểu phát triển lao động kỹ thuật là không chỉ là quá trình làm biến đổi về chất lượng mà còn cả về số lượng và cơ cấu lao động kỹ thuật để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và của nền kinh tế xã hội. Quá trình đó bao gồm tất cả các khâu đào tạo nghề, phân bố và sử dụng lao động kỹ Sinh viên: Nguyễn Vân Anh Lớp: KTPT 48B 10 . trò của lao động kỹ thuật trong phát triển ngành công nghiệp: 2.1. Lao động kỹ thuật là yếu tố đầu vào thúc đẩy quá trình phát triển của ngành công nghiệp: . hàm của phát triển lao động kỹ thuật chất lượng cao. 4.2.1. Đảm bảo cung cầu lao động trên thị trường: Phát triển lao động kỹ thuật bao hàm phát triển cả