Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
457,5 KB
Nội dung
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Lời mở đầu.
Kể từ sau khi giải phóng miền Nam năm 1975 nước ta mới thực sự bước
vào công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển nền kinh tế đất nước trong bối
cảnh nền kinh tế còn chậm phát triển khả năng tích luỹ còn thấp, việc huy
đông vốn nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Một câu hỏi đặt ra là, trong điều kiện nguồn lực có hạn, làm thế nào để
huy động đủ nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoàn thành kế hoạch
đề ra, để làm được điều đó ngoài việc cần có những chính sách huy động
nguồn lực trong nước hợp lý, Việt Nam đã tìm mọi cách để thu hút nguồn vốn
đầu tư của nước ngoài và coi đây như là một chiến lược quan trọng.
Mục tiêu của Việt Nam trong những năm tới là tiếp tục đầy mạnh công
cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nước Việt
Nam giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phấn đấu đưa GDP năm
2005 tăng gấp đôi so với đầu năm 1995 và đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,58% trong giai đoạn 2006-2010. Đạt mục tiêu này, một mặt huy động tối đa
các nguồn nội lực và sáng tạo của mọi thành phần trong nước, mặt khác tăng
cường hợp tác quốc tế và khu vực trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI).
Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ
phận quan trọng không thể tách rời của nền kinh tế. Trong những năm qua
việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện một cách có
hiệu quả tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế nên chưa phát huy một có tối
ưu nguồn vốn đó. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước nên em chọn đề tài: “ Thực trạng và những
giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.”
Bài viết của em bao gồm 3 chương:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và vai trò của nó đối với nền kinh tế.
1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 20012005.
Chương III: Những giải pháp tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2006- 2010.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết chắc chắn không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong sự đóng góp của thầy, cô và các bạn sinh viên để
bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn TS. Phạm Ngọc Linh đã hướng dẫn em hoàn
thành đề án này.
2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Chương I- Một số lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và vai trò của nó đối với nền kinh tế.
I- Khái niệm và các hình thức của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
1- Khái niệm.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc
tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều
hành sử dụng vốn.
Về thực chất FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở
chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là
hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào
lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ sản xuất và cho phép họ trực tiếp tham gia điều
hành đối trọng mà họ bỏ vốn, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như các
phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra.
- FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang
phát triển, là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI
không chỉ cung cấp nguồn vốn mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao
công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt
khác vốn FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu
hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước
đang phát triển.
2- Các hình thức của FDI.
Trong thực tiến Việt Nam hiện nay, FDI có nhiều hình thức tổ chức khác
nhau. Những hình thức được áp dụng phổ biến là:
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần
thành lập một pháp nhân mới.
- Xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng đóng góp theo một tỷ lệ
nhất định để hình thành một xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban hành
điều luật chung.
3
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao. Hình thức này đòi hỏi
cần có nguồn vốn bên ngoài và thường đầu tư cho công trình kết cấu hạ tầng.
Thông qua các hình thức này mà chính phủ nước sở tại lập nên các khu
vực ưu đãi trong lãnh thổ nước mình như: Khu chế biến, khu công nghiệp tập
trung, đặc khu công nghiệp...
II- Vai trò của vốn đầu tư FDI và tác động của nó đến tăng trưởng kình tế
Việt Nam.
1- Vai trò của vốn đâu tư FDI.
1.1.Vai trò của vốn đầu tư FDI đối với các nước chủ đầu tư.
Đối với các nước chủ đầu tư, FDI đã mang lại cho họ những lợi ích sau:
Thứ nhất: Phần lớn những nước này là những nước công nghiệp phát
triển mà tỷ suất lợi nhuận ngày càng có xu hướng giảm và kèm theo là hiện
tượng thừa tương đối tư bản ở trong nước. Do đó đầu tư ra nước ngoài giúp
họ giải quyết vấn đề dư tư bản và tăng tỷ suất lợi nhuận.
Thứ hai: FDI khắc phục được tình trạng lão hoá sản phẩm, tức là thông
qua hoạt động FDI các nước tư bản đã di chuyển một bộ phận sản xuất công
nghiệp, phần lớn là máy móc đang ở giai đoạn lão hoá sang các nước kém
phát triển hơn để sử dụng kéo dài hơn chu kỳ sống của sản phẩm.
Thứ ba: FDI giúp các nước xây dựng được thị trường cung cấp nguyên
liệu ổn định với giá phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi
dào nhưng do hạn chế về vốn, kỹ thuật và công nghệ cho nên những tài
nguyên đó chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả.
Thông qua việc khai thác ngành tài nguyên, các nước chủ đầu tư đã tận
dụng được nguồn tài nguyên đó và nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động sản
xuất nước mình như nhờ đầu tư nước ngoài mà Mỹ nhập khẩu ổn định toàn bộ
photphat, đồng, thiếc, quặng sắt, Mangan...
Thứ tư: FDI giúp các nước chủ đầu tư bành chướng sức mạnh về kinh tế
và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thông qua xây dựng nhà máy
4
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, các nước xuất khẩu vốn mở rộng
được thị trường tiêu thụ tránh được hàng dào bảo hộ mậu dịch ở các nước.
Ngoài ra, nhiều nước qua hình thức viện trợ và cho vay vốn với quy mô lớn,
lãi suất hạ mà ra điều kiện về chính trị, kinh tế trói buộc các nước đang phát
triển vào quỹ đạo điều khiển của họ.
1.2- Vai trò của vốn đầu tư FDI đối với các nước nhận đầu tư.
Hiện nay dòng chảy của tư bản quốc tế vào cả hai khu vực: Các nước
công nghiệp phát triển và các nước chậm phát triển.
Trước hết, đối với các nước tư bản phát triển chẳng hạn như Mỹ và Tây
Âu vốn FDI có ý nghĩa rất quan trọng. Theo các chuyên gia kinh tế sau khi
nghiên cứu hiện tượng Nhật đầu tư ồ ạt vào Mỹ (Từ 1951 đến 1991 là 48,6 tỷ
USD chiếm 42,2% tổng nhu cầu đầu tư của Nhật ra nước ngoài) đã đưa ra
nhận định việc đầu tư của Nhật mang lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế Mỹ hơn
là mặt hại. Những cái lợi đó là:
- Giúp Mỹ giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong đất
nước như thất nghiệp, lạm phát.
- Cứu nguy cho một số xí nghiệp trên bờ vực phá sản thông qua việc chủ đầu
tư Nhật mua lại các xí nghiệp đó.
- Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội
chi ngân sách của Mỹ.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương
mại.
- Giúp các nhà doanh nghiệp Mỹ có kinh nghiệm quản lý tiến tiến của Nhật.
Còn đối với các nước chậm phát triển, đầu tư quốc tế càng có vai trò
quan trọng trong sự phát triển đất nước. Vai trò đó thể hiện như sau:
Thứ nhất: FDI giải quyết vấn đề thiếu vốn cho các nước này. Trong giai
đoạn đầu của sự phát triển, các nước chậm và đang phát triển gặp phải vấn đề
nan giải và thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ.
Điều đó hạn chế đến quy mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật gây ra tình trạng mất
5
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thiếu hụt,
đất nước thiếu ngoại tệ. Việc thu hút nguồn vốn có thể giải quyết được vấn đề
khó khăn tích luỹ vốn thấp và bù đắp các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán
cân thanh toán.
Thứ hai: FDI góp phần giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp ở các
nước này. Thông qua việc tạo ra các xí nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô của
các đơn vị kinh tế, đẩu tư quốc tế tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng
khá lớn người lao động.
Thứ ba: FDI giúp các nước chậm và đang phát triển tiếp thu công nghệ
tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Ở
các nước này, công nghệ trong nước thường là lạc hậu do trình độ phát triển
kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học trong nước kém, các nước đang phát triển
có rất ít khả năng phát triển công nghệ mới tiên tiến, mặt khác khả năng tự
nhập khẩu công nghệ của các nước này cũng rất hạn chế, thường dưới 1% so
với GDP (Singapo năm nào cũng đạt trên 1%) những năm 80 thường dưới
2%. Trong điều kiện đó, phần lớn công nghệ mới hiện đại có được ở các nước
đang phát triển là công nghệ vào qua các kênh như viện trợ, trao đổi khoa học
công nghệ và đặc biệt là qua hợp tác đầu tư quốc tế.
Thứ tư: FDI góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá và đưa nền kinh tế tham gia ảnh hưởng phân công lao động quốc tế một
cách mạnh mẽ. Trước hết, FDI giữ một vai trò quan trọng trong việc cải tiến
cơ cấu kinh tế. Mặc dù tỷ trọng của đẩu tư trực tiếp trong tổng số vốn đầu tư ở
một số nước có thể không cao nhưng nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong đầu
tư tài sản cố định trong một số ngành quan trọng của nền kinh tế.
2- Tác động của vốn đẩu tư FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Việt Nam trong giai đoạn đầu của sự phát triển mức thu nhập còn thấp
nên khả năng tiêu dùng cũng như tích luỹ đều rất khiêm tốn. Do đó, trong giai
đoạn này, thường tồn tại khoảng cách lớn giữa đẩu tư và tiết kiệm. Hơn nữa
trong giai đoạn này, do nền công nghiệp của đất nước chưa phát triển nên
6
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
hàng hoá nếu có là hàng sơ cấp có giá trị gia tăng thấp.Ngược lại về phía nhập
khẩu, nhu cầu đòi hỏi phải nhập hàng cao cấp, gồm các máy móc kỹ thuật đắt
tiền, kỹ thuật công nghệ tiên tiến... là những có giá trị gia tăng cao. Cán cân
thương mại và cán cân thanh toán vì thế luôn luôn nằm trong tình trạng thâm
hụt nặng nề. Đây là thách thức thuộc loại khó giải quyết trong chặng đường
phát triển đầu tiên của đất nước. Để đáp lại thách thức này cần có những
chính sách vĩ mô trong nước hợp lý, hướng tới chỗ làm dịu áp lực ngoại tệ,
những nước đã tìm cách để huy động vốn nước ngoài, coi đây như một giải
pháp chiến lược quan trọng.
FDI có ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá
và xã hội. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là
nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường như được thực hiện
trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với ba lý
do: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài sản vốn, góp phần cải
thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định vĩ mô kinh tế. Hai là, các nước
đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là
một nguồn vốn quan trọng để bổ xung đầu tư trong nước nhằm thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận
công nghệ tiên tiến, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, nâng cao kỹ năng
quản lý và trình độ lao động... Tác động này được xem như là tác động tràn
của FDI, góp phần tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối
cùng là góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước
nào cũng đạt cùng một lúc hai kỳ vọng này. Một số nước thu hút dòng vốn
FDI khá lớn nhưng tác động tràn hầu như không xảy ra. Ở một tình thế khác,
vốn FDI vào một nước có thể làm tăng vốn đẩu tư cho nên kinh tế nhưng
đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường hợp trên
đều được coi là không thành công với chính sách thu hút FDI chưa tận dụng
triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Thực trạng
7
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
này khiến cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc đáng
giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam.
2.1- Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Như vậy, đối với Việt Nam trong 17 năm qua, kể từ khi ban hành luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần tích
cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, vào thắng lợi của công
cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, tăng
cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong thời gian qua, FDI đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát
triển kinh tế xã hội ở nước ta, cụ thể là:
- Đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp- chiếm tới 36,4%
giá trị sản lượng công nghiệp (tương đương với khu vực doanh nghiệp Nhà
nước); những nghành công nghiệp nhẹ như: dệt may, da giày chiếm 12,1%;
sản xuất vật liệu xây dựng, gốm thuỷ tinh 9,7%; thực phẩm đồ uống 22,5%...
và phần lớn các ngành công nghiệp cao như sản xuất điện tử, máy tính, thiết
bị văn phòng, ô tô, xe máy đều do các doanh nghiệp FDI sản xuất.
Từ những năm đầu của thập niên 90 đến nay, khu vực FDI có tốc độ tăng
giá trị sản lượng công nghiệp nhanh hơn các khu vực khác của nền kinh tế.
Bảng 1: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm.
(theo giá năm 1994) (%)
Thời kỳ
Toàn ngành
DNNN
Doanh
Doanh
nghiệp ngoài nghiệp FDI
1991- 1995
1996- 2000
2001- 2005
13,7
13,9
15,1
quốc doanh
13,4
10,6
9,8
11,6
12,1
19,8
Nguồn: Tổng cục thống kê.
23,3
22,4
15,6
- FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế: đóng góp vào GDP
của khu vực FDI ngày càng tăng.
8
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Bảng 2: Đóng góp của thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) (%)
Năm 1995
2000
2005
TPKT
Kinh tế Nhà nước
40,2
38,5
Kinh tế ngoài quốc doanh
53,5
48,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6,3
13,3
Nguồn: Tổng cục thống kê.
38,0
47,0
15,0
- Bổ xung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần quan trọng tạo tiền
đề thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Bình quân
giai đoạn 1995- 2003, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp 24,5% tổng số
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
9
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Bảng 3: Đóng góp của đầu tư nước ngoài đối với vốn đầu tư phát
triển giai đoạn 1995- 2003.
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng vốn
Khu vực
Khu vực
Khu vực
Tỷ trọng
đầu tư
kinh tế
ngoài
FDI
FDI (%)
phát triển
Nhà nước
quốc
doanh
30,34
20,0
23,39
42,9
21,8
25,00
53,6
24,5
33,93
65,0
27,8
29,16
76,9
31,5
23,88
83,6
34,6
24,41
95,0
38,5
39,24
103,3
46,5
34,00
123,0
58,1
36,40
Nguồn: Tổng cục thống kê.
72,4
87,4
108,4
117,4
131,2
145,3
136,5
193,8
217,6
32,3
28,6
31,3
24,9
18,2
16,8
24
18,5
16,8
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Khu vực đầu tư trực tiếp
nước ngoài giải quyết việc làm cho 645.000 lao động trực tiếp và 1,3 triệu lao
động gián tiếp, trong đó có khoảng 6.000 cán bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ
thuật. Cùng với giải quyết việc làm và đem lại thu nhập, trình độ tay nghề,
trình độ quản lý, trình độ khoa học- công nghệ của người lao động không
ngừng nâng cao.
- Thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường, phát triển các ngành
dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hoá, tạo ra năng suất lao động
cao.
- Đóng góp vào ngân sách khu vực FDI ngày càng tăng.
Bảng 4: Đóng góp vào ngân sách khu vực FDI.
Đơn vị: Triệu USD.
Năm
1995
195
1996
263
1997
340
1998
370
1999
271
2000
280
2001
373
2002
460
2003
500
10
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
- Thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đưa đất
nước tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, thúc đẩy mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho việc thực hiện đường lối đối
ngoại rộng mở đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước.
Bảng 5: kim nghạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI giai đoạn
1995- 2003.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất Tỷ trọng (%)
(Triệu USD)
khẩu
từ
FDI
(Triệu USD)
5448,9
336
6,2
6255,9
788
10,9
9185,0
1890
19,5
9361,0
1982
21,2
11541,4
2547
22,1
14483,0
3320
23,2
15029
3773
27,3
16705
4500
27,2
19800
6225
31,4
Nguồn: Tổng cục thống kê. Ghi chú: Không kể dầu khí.
2.2- Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mang tính
tương đối và phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng giai
đoạn phát triển khác nhau.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được thể hiện chủ yếu do
các công ty xuyên quốc gia đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty xuyên
quốc gia sẽ làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào vốn, kỹ thuật
và mạng lưới tiêu thụ hàng hoá của các công ty đa quốc gia. Do vậy càng dựa
nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các
nước công nghiệp càng lớn. Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp
nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là sự phồn vinh giả tạo, sự phồn vinh
có được bằng cái của người khác.
11
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
- Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở phần trên chúng ta đã đề cập đến một nguy cơ là chúng ta tiếp
nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển
giao những công nghệ- kỹ thuật lạc hậu hoặc các máy móc thiết bị cũ vào
Việt Nam và đánh giá nó cao hơn bình thường.
- Một trong những lo ngại lớn khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài
là các công ty xuyên quốc gia đầu tư ở Việt Nam có thể có sự can thiệt bất lợi
vào nền kinh tế chính trị của chúng ta thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau
theo kiểu “ diễn biến hoà bình”. Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực
thù địch nhằm phá hoại sự ổn định về chính trị của chúng ta luôn diễn ra dưới
mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt, thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài
chỉ là một trong hàng trăm thủ đoạn được sử dụng.
- Một ý kiến khác đưa ra là đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty
xuyên quốc gia có xu hướng đẩy các doanh nghiệp trong nước đi tới phá sản
do các công ty xuyên quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và đôi khi
còn được hưởng những chế độ ưu đãi hơn các doanh nghiệp trong nước.
- Trong một số trường hợp, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể
gây ra những tác hại như nạn ô nhiễm môi trường, do các công ty nước ngoài
bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo quy định rất chặt chẽ ở các nước
công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất
khẩu ô nhiễm môi trường sang các nước mà các biện pháp cưỡng chế, luật
bảo vệ môi trường không hữu hiệu.
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay thì không có quốc gia
nào trên thế giới có thể phát triển tách biệt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh
tế thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa là hoạt động cơ bản của quan hệ
kinh tế đối ngoại, vừa là một nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của
nước nhận vào nền kinh tế thế giới. Nhưng việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế nếu như
bên nhận đầu tư không biết sử dụng nó một cách hợp lý.
12
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
III- Một số xu hướng vận động của luồng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI hiện nay.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày động lực tăng trưởng quan trọng
đối với ngành kinh tế, cả với nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Cũng như sự
phát triển của nền kinh tế thế giới sự vận động của dòng vốn FDI chịu sự tác
động của rất nhiều nhân tố khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội
và nhân tố tự nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cùng xu hướng
quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đã khiến hoạt động đầu tư nước ngoài có
nhiều biến đổi sâu sắc. Trong những năm gần đây, FDI ngày càng được mở
rộng và tăng lên cả về quy mô lẫn hình thức, thị trường lĩnh vực đầu tư, đồng
thời thể hiện vị trí vai trò ngày càng to lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự
vận động của FDI đang thay đổi đáng kể theo những xu hướng sau:
1- Quy mô FDI không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng tổng
vốn đầu tư toàn thế giới.
Càng về cuối thập kỷ 90, tốc độ lưu chuyển FDI ngày càng cao lên tới
20% mỗi năm. Tổng FDI của thế giới năm 1998 là 636 tỷ USD, tăng 40% so
năm 1997. Năm 1999 khối lượng FDI trên toàn thế giới đạt 865 tỷ USD, tăng
36% so với năm 1998 và gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Năm 2000 tổng
FDI đạt tới mức kỷ lục khoảng 1000 tỷ USD tăng 16% so với năm 1999 và
theo dự kiến trong giai đoạn 2001- 2005 dòng FDI tiếp tục tăng. Sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, nhất là hệ thống thông tin liên lạc, giao thông cũng tạo
điều kiện thuận lợi trợ giúp các hoạt đồng FDI diễn ra thuận tiện và nhanh
chóng.
2- Dòng FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu bởi các công ty
xuyên quốc gia (TNCs) của các nước phát triển.
TNCs trở thành những chủ thể đầu tư trực tiếp kiểm soát trên 90% tổng
FDI toàn thế giới hiện nay. Chỉ 100 TNCs lớn nhất thế giới (tất cả đều thuộc
EU và Nhật ) đã chiếm 1/3 FDI toàn cầu và tổng tài sản nước ngoài của chúng
lên tới 1.400 tỷ USD, sử dụng tới 73 triệu lao động. Xu hướng bành chướng
13
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
của TNCs trong đầu tư quốc tế này đòi hỏi các quốc gia chú trọng việc thu hút
FDI từ các nước TNCs. Hiện nay các TNCs vẫn vươn dài ra các khu vực khác
nhau trên thế giới với quy mô FDI ngày càng lớn đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước
ngoài. FDI ngày nay có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược toàn cầu của các
công ty xuyên quốc gia. Trong những năm gần đây, các hình thức đầu tư chủ
yếu của TNCs là hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài.
3- Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và các nước tiếp nhận đầu tư
ngày càng cao.
Sự phát triển liên tục của nền kinh tế thế giới làm cho nguồn FDI ngày
càng mở rộng và gia tăng, nhưng đồng thời nhu cầu về FDI để phát triển ở tất
cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển cũng ngày càng dẫn đến sự
cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hut nguồn vốn này.
Các nước nhận FDI, đặc biệt là các nước vừa phục hồi sau khủng hoảng các
nền kinh tế đang chuyển đổi và các nước đang phát triển khác có xu hướng
tập trung nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư theo xu hướng
thông thoáng hơn như hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, kích thích tiêu dùng nội
địa... Nhằm hấp dẫn, “ co kéo” FDI. Không chỉ có sự cạnh tranh của các nước
tiếp nhận đầu tư, cuộc chiến tranh giữa các nước đi đầu tư cũng không kém
phần gay go quyết liệt tạo nên lợi thế cho các nước tiếp nhận đầu tư. Các nhà
FDI cũng đang ráo riết chào mời để có thế nhảy vào những lĩnh vực và thị
trường kinh doanh béo bở đặc biệt là chế tạo ôtô, công nghệ điện tử...
4- Ngày càng gia tăng tính không đồng đều trong phân bố và lưu chuyển
FDI.
FDI tập trung với mức độ và quy mô khác nhau trong mỗi nền kinh tế,
tốc độ tăng trưởng dòng FDI cũng hoàn toàn khác nhau ở mỗi nước và không
ổn định qua các năm. Các nước đang phát triển tiếp tục là các nhà đầu tư hàng
đầu thế giới, đồng thời là những địa chỉ thu hút đại bộ phận đầu tư quốc tế.
Trước những năm 90, FDI có nguồn gốc từ các nước phát triển chiếm trên
14
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
93% và hiện nay chiếm khoảng 88% tổng vốn FDI toàn thế giới, đồng thời
các nước đang phát triển cũng thu hút phần lớn vốn FDI của thế giới với nhịp
độ tăng bình quân hàng năm vài chục phần trăm trong những năm gần đây,
dẫn đến tỷ trọng FDI tập trung vào các nước này không ngừng tăng lên.
Các nước đang phát triển vẫn là lực lượng thứ yếu đối với việc thu hút
và thúc đẩy vốn FDI quốc tế. Mặc dù tăng lên về quy mô nhưng tỷ trọng FDI
vào các nước phát triển liên tục giảm do đầu tư vào các nước này có chiều
hướng chậm lại, từ chỗ chiếm 70% FDI toàn thế giới những năm 60 đã
chuyển dịch ngược lại vào đầu thập kỷ 90. Tuy vậy trong các quốc gia đang
phát triển FDI cũng phân bố không đều, từ cuối thập kỷ 80 trở lại đây 2/3 FDI
được tập trung cho 10 nước có trình độ kinh tế tương đối cao của 2 khu vực
châu Á và Mỹ La Tinh là Trung Quốc, Singapore, Maylaysia, Indonesia, Thai
Lan, Hông Kông, Đài Loan, Brazin, Argentina và Mexico; 1/3 được san sẻ
cho các nước còn lại trong đó Trung Quốc đang nổi lên là một thị trường đầu
tư sôi động nhất.
5.Tất cả các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận
đầu tư.
Mỹ là nước đầu tư lớn nhất (113 tỷ USD năm 1998 và 148 tỷ USD vào
năm 1999) đồng thời cũng là nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất thế giới (132,8 tỷ
USD năm 1998, năm 2000 là 200 tỷ USD). Năm 1998 EU đầu tư ra nước
ngoài 386 tỷ USD nhưng cũng tiếp nhận 230 tỷ USD vốn FDI và khu vực đầu
tư trực tiếp lớn nhất thế giới, 7 nước công nghiệp (G7) chiếm 4/5 tổng FDI
toàn thế giới nhưng cũng thu hút trên 2/3 vốn FDI.
6.Tính linh hoạt trong dòng chảy FDI ngày càng cao.
Chi phí vận tải và truyền thông giảm trong những năm gần đây cũng như
việc lới lỏng các hàng rào mậu dịch và đầu tư giữa các nước trên thế giới có
tác dụng như chất “bôi trơn” đẩy nhanh sự vận động đồng thời là “chỉ bảo”
cho sự vận động của FDI trong hệ thống toàn cầu. FDI có xu hướng vận động
đến những thị trường an toàn và đem lại nhiều lợi nhuận. Vào những năm 60
15
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hấp
dẫn dòng chảy FDI vào khu vực này. Đến cuối những năm 70, đầu những
năm 80, FDI có xu hướng chuyển sang khu vực Đông Nam Á, là nơi được
đánh giá có sự phát triển kinh tế năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
trên cơ sở đã có sự tương đối ổn đình về chính trị. Tuy nhiên, trong cơn bão
tài chính tiền tệ châu Á và kéo theo là sự khủng hoảng kinh tế, người ta đã
chứng kiến sự rút vốn ồ ạt của chủ đầu tư quốc tế. Đến nay, nền kinh tế các
nước Mỹ Latinh và vung Caribe bắt đầu khởi sắc, các quốc gia bị khủng
hoàng ở châu Á đang trong quá trình phục hồi với cơ sở hạ tầng tương đối tốt
cùng với việc đẩy mạnh quá trình tự do hoá kinh tế rỡ bỏ rào cản mở rộng cửa
thu hút đầu tư tạo nên những điều kiện thuận lợi hấp dẫn dòng FDI chảy vào
các quốc gia này.
7.Công nghiệp chế biến và dịch vụ là lĩnh vực thu hút đầu tư mạnh nhất.
Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học- công nghệ, các ngành và lĩnh vực có hấp dẫn không giống
nhau đối với luồng tư bản. Thực tế cho thấy xu hướng phổ biến và cũng là xu
hướng mới trong những năm gần đây là: luồng tư bản đầu tư trực tiếp nước
ngoài được tập trung phần lớn vào hai ngành dịch vụ và công nghiệp chế
biến; bởi đây là ngành có nhiều phân ngành, mà những phân ngành đó thuộc
các lĩnh vực mũi nhọn của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ như điện tử,
thông tin liên lạc, vật liệu mới... và đặc tính của hai ngành này là dễ dàng thực
hiện sự hợp tác.
IV- Kinh ngiệm thu hút vốn FDI của một số nước trong khu vực và trên
thế giới.
1.Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của các nước ASEAN.
*) Kinh nghiệm thu hút FDI của Malayxia.
Qua số liệu cho thấy sự tăng đáng kể về số lượng FDI vào Malayxia.
Nếu tính chung toàn bộ FDI vào Maylayxia thì trong giai đoạn 1960-1970
trung bình mỗi năm 200-300 triệu Ringgit (Tiền Maylaysia). Từ năm 197016
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
1980 trung bình mỗi năm 1 tỷ Ringgit chủ yếu tập trung vào các ngành dầu,
khí đốt và điện tử, năm 1982 là 3,3 tỷ Ringgit, năm 1989 4,5 tỷ Ringgit và
năm 1991 là 9,6 tỷ Ringgit. Nguyên nhân chính của sự thành công này là do:
Về pháp luật: Các đạo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban
hành và thường xuyên sửa đổi cho phù hợp để thu hút mạnh mẽ nguồn tư bản
nước ngoài như luật công ty được ban hành năm 1965 và luật bảo đảm công
nghiệp năm 1978 nhằm tạo ra trước hết một nền kinh tế và thị trường mạnh
sau nữa là bảo hộ cho các nhà đầu tư, các luật này được bổ xung các điều
khoản mới năm 1983... Để triển khai các nguyên tắc của bộ luật trên,
Maylaisia lập ra 5 cơ quan chính phủ: Uỷ ban các vấn đề về vốn, cơ quan
đăng ký các công ty, cơ quan tiếp quản và phối hợp nhằm hướng dẫn đầu tư
và bảo vệ quyền lợi của bên đối tác có vốn pháp định ít, uỷ ban đầu tư nước
ngoài và sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur.
Chính phủ Malaysia rất coi trọng vai trò tài chính, tiền tệ và thị trường
chứng khoán trong việc bảo vệ thị trường vốn và thu hút FDI. Đầu năm 1993
hội đồng bảo đảm giao dịch được thành lập cũng nhằm phát triển hơn thị
trường vốn. Maylaysia đã thành công trong việc tạo ra thể tổng hợp của hàng
loạt các chính sách và biện pháp để thu hút vốn FDI bao gồm tài chính,
thương mại, xây dựng hạ tầng cơ sở, ổn định chính trị, giáo dục và đào tạo...
Việc thuê nhân công cũng được khuyến khích gắn với đào tạo. Các công
ty có vốn đầu tư FDI có quyền đào tạo người bản xứ và thuê họ 10 năm. Nhà
cố gắng giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết và tạo ra không khí
hợp tác lành mạnh, tin cậy lẫn nhau.
Để thu hút vốn đầu tư nhà nước chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ sở
hạ tầng Maylaysia rất phát triển. Chính phủ khuyến khích sở hữu đối với
người ngoại quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu 100% cổ
phần nếu xuất khẩu được 80% sản phẩm của họ hoặc họ thực hiện các dự án
mà người địa phương không có khả năng bỏ vốn. Nhà nước bảo đảm bằng
luật pháp các hình thức sở hữu của người nước ngoài.
17
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
*) Kinh nghiệm thu hút FDI của Thái Lan.
Suốt 30 năm qua Thái Lan đã đạt được những thành tựu nổi bật về kinh
tế. Các mục tiêu đặt ra cho từng giai đoạn đều đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế luôn ở mức 7,1-8%. Thành tựu đang khích lệ này nhờ vào hàng loạt
những yếu tố trong và ngoài nước trong đó vai trò của FDI. Để triển khai và
thu hút FDI, chính phủ Thai Lan có nhiều biện pháp hữu hiệu. Các chính sách
của chính phủ được thể chế hoá trong luật khuyến khích đầu tư năm 1962 và
được bổ xung vào năm 1977 và năm 1991. Tuy nhiên mọi hoạt động đầu tư
đều do uỷ ban đầu tư tự quản lý. Sau đây ta xem xét một cách ngắn gọn các
khuyến khích FDI được ghi trong luật khuyến khích đầu tư.
- Bảo đảm chính phủ.
Không quốc hữư hoá, sự độc quyền của Nhà nước đối với việc bán sản
phẩm cùng loại nhưng do các nhà sản xuất được khuyến khích chế tạo ra; cho
phép kiểm tra xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu cho các cơ quan chính phủ
và các xí nghiệp Nhà nước.
- Các biện pháp bảo hộ.
Cấm nhập các mặt hàng có tính cạnh tranh mạn; cho phép chủ tịch Uỷ
ban đầu tư có quyền quyết định các hoạt động trợ giúp hoặc các biện pháp
giảm thuế lợi tức cho các dự án khuyến khích.
- Cho phép kiều dân Thái tiến hành các hoạt động nghiên cứu khảo sát
đầu tư và các kỹ thuật ngoại quốc làm trong các dự án được khuyến khích để
sở hữu đất đai để tiến hành các hoạt động được khuyến khích; nhận hoặc
chuyển ngoại tệ nước ngoài.
- Khuyến khích thuế.
Thuế nhập khẩu nguyên liệu thô có thể giảm đến 90%. Giảm thu nhập
thuế của bên đối tác nước ngoài trong thời hạn 3 năm đến 8 năm và nhiều
hình thức khuyến khích khác...
- Các khuyến khích thêm cho xí nghiệp xuất khẩu
18
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Để thực hiện các khuyến khích trên và thu hút FDI, chính phủ Thái Lan
đã dùng biện pháp tài chính và tiền tệ là chủ yếu là nhất quán. Thái Lan đã tạo
ra một môi trường tài chính hấp dẫn đặc biệt có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ các
luồng đầu tư từ bên ngoài vào. Chính phủ Thái cho rằng tiền tệ và tài chính là
một công cụ hữu hiệu nhất.
Có thể nói, cho đến nay có ba giai đoạn trong chiến lược, chính sách và
biện pháp tranh thủ FDI của các nước: (1) Xây dựng môi trường đầu tư, kể cả
việc hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng và ban hành các
chính sách về thuế có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài; (2 ) Đẩy mạnh
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu chính sách và môi trường đầu tư của nước mình
đến những nước có tiềm năng lớn về FDI; (3) Định ra một số ngành chiến
lược, một vài địa điểm có tính cách chiến lược cho việc phát triển lâu dài của
đất nước và cấp lãnh đạo cao nhất đứng ra tiếp thị trực tiếp đối với những
công ty đa quốc gia có khả năng FDI lớn.
Các nước thành công trong việc thu hút FDI như Thái Lan, Maylaisia đã
chuyển sang giai đoạn (3) từ lâu, còn ở Việt Nam thì giai đoạn (1) hoàn thành
chậm, giai đoạn (2) và (3) hầu như mới bắt đầu.
*) Chính sách thu hút vốn FDI của Trung Quốc.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa từng
bước khuyến khích đầu tư nước ngoài theo quy hoặch vùng lãnh thổ phù hợp
với từng giai đoạn phát triển.
Thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI do
Trung Quốc đã phát triển và mở rộng hệ thống khuyến khích đầu tư đa dạng
như: Chủ động sử dụng nguồn vốn nước ngoài hợp lý, hiệu quả; coi đầu tư
nước ngoài là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước,
chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng và hấp dẫn;
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các vùng khó khăn của
Trung Quốc (miền Trung và miền Tây). Khi đầu tư vào các khu vực khó
khăn, các nhà đầu tư sẽ được hưởng chính sách thuế ưu đãi hơn 10 năm sau
19
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
khi bắt đầu thực hiện dự án... Cụ thể: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở các nghành được khuyến khích đầu tư thì doanh nghiệp không
phải nộp thuế thu nhập trong 2 năm sau khi có lãi và chỉ nộp 50% thuế thu
nhập trong 6 năm tiếp theo. Năm 2002, các ngân hàng nước ngoài đã 175
công ty tổng số vốn là 31,1 tỷ USD, 9 công ty nước ngoài thuộc 8 quốc gia đã
mở 12 công ty tại Trung Quốc, các tổ chức tài chính thu hút vốn FDI tập
trung nhiều ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải...Thời kỳ đẩu
thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc có sự điều chỉnh chính sách thu hút
FDI hướng về xuất khẩu, nên cơ cấu FDI có sự thay đổi lớn.
Từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc liên tục trở thành nước đứng đầu về
thu hút FDI thuộc các nước đang phát triển với tổng số vốn FDI vào Trung
Quốc ngày càng tăng.Cơ cấu FDI đầu tư ở Trung Quốc cũng liên tục được cải
thiện, chính phủ Trung Quốc đã ban hành và sửa đổi văn bản hướng dẫn về
đầu tư nước ngoài đặc biệt là tập trung vào hướng dẫn đầu tư nước ngoài đối
với các ngành được khuyến khích phát triển. Trong những năm tới, Trung
Quốc còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty
xuyên quốc gia đầu tư vào các ngành công nghệ cao và xây dựng cơ sở hạ
tầng, khuyến khích các công ty này thành lập các trung tâm nghiên cứu và
phát triển, tham gia vào việc tái cơ cấu và đổi mới Nhà nước.
Trong nỗ lực thu hút đầu tư, chính phủ Trung Quốc còn đưa ra nhiều
hình thức đầu tư khác nhau như cho phép thành lập các doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài hoặc thành lập liên doanh với các doanh nghiệp của Trung
Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho phép đẩu tư gián tiếp, khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà
nước. Từ năm 1995, Trung Quốc cho phép thành lập các công ty quản lý tài
chính và từ năm 2002, Trung Quốc thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư
mới như Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp...
2.Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của các nước NICs châu Á gồm Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông.
20
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Vào những năm 1950- 1960, nền kinh tế của các nước NICs châu Á rất
là lạc hậu, phát triển mất cân đối. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ 150
USD/năm. Cả bốn nước đều nghèo về tài nguyên, khí hậu không thuận lợi.
Lợi thế hầu như chỉ dựa vào nguồn nhân lực rẻ tiền. Đến nay cả bốn nước trên
đều trở thành các nước công nghiệp mới (NICs) với tốc độ phát triển cao.Một
trong những nguyên nhân thành công là do mỗi nước tuỳ thuộc vào đặc điểm
kinh tế của mình và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thích
hợp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước NICs châu Á đã góp phần
quan trọng làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, đông
thời thay đổi cơ cấu kinh tế. Công nghiệp hoá về hướng xuất khẩu được thực
hiện trên cơ sở thu hút ngày càng đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư
nước ngoài làm chuyển biến cơ cấu công nghiệp từ sự tồn tại phổ biến các
ngành công nghiệp kỹ thuật thấp, thu hút nhiều lao động sang sự phổ biến
của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có hàm lượng vốn lớn.
Đầu tư nước ngoài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một thực tế
hiển nhiên là các nước áp dụng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đều đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các quốc gia thi hành chiến lược công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Điều dễ hiểu là chính sách bảo hộ công
nghiệp thông qua chế độ thuế quan và đã gây tâm lý ỷ lại và dẫn đến tình
trạng kém hiệu quả kinh tế của các hãng công nghiệp, khả năng cạnh tranh
của hãng là thấp. Ngược lại, dưới tác động của chiến lược xuất khẩu, các hãng
đều bình đẳng trong khuôn khổ chế độ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh,
họ phải đương đầu với thách thức cạnh tranh trên quy mô thế giới, vì vậy vấn
đề hiệu quả được đặt lên hàng đâu. Một điều tra cho thấy chỉ số hiệu quả của
hàng hoá thay thế nhập khẩu trong công nghiệp điện tử Đài Loan là 60,4%,
trong khi chỉ số phi hiệu quả hàng xuất khẩu (32,29%) thấp hơn chỉ số này ở
các hãng thay thế nhập khẩu (50,42%). Nhờ vậy mức chênh lệch giữa đầu ra
21
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
thực tế với đầu ra tiềm năng thu hẹp lại mà về nguyên tắc, số chênh lệch này
càng nhỏ, hiệu quả càng cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ, những kỹ
năng quản lý và bí quyết kỹ thuật vào các nước sở tại. Ngoài ra FDI còn tạo
công ăn việc làm cho lực lượng lao động nước sở tại và cải thiện thu nhập.
FDI ở Hông Kông đem lại gần 100.000 việc làm năm 1993. Các hãng công
nghiệp có vốn FDI ở Singapore thu hút tới gần 50% số lượng công nhân. Điều
đáng kể hơn nữa là số lao động tại các doanh nghiệp nước ngoài, nếu tỏ ra có
triển vọng, họ sẽ tiếp tục được đào tạo hoặc nâng cao nghiệp vụ nhờ vào
những thh xếp của công ty khi cần thiết.
22
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Chương II- Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn
2001- 2005.
I- Tình hình thu hút vốn FDI vào ViệtNam giai đoạn 2001- 2005.
Sau năm 1975, nước ta đã ban hành những điều lệ quy định về đầu tư
nước ngoại tại Việt Nam để điều tiết hoạt động của các dự án đầu tư chủ yếu
từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc các dự án lúc bấy giờ
dựa trên nền tảng hợp tác giúp đỡ Việt Nam khôi phục nền kinh tế bị tàn phá
sau chiến tranh.
Cùng với chính sách đổi mới đất nước, tháng 12/1987 luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam đã được ban hành. Sau 17 năm thực hiện luật đầu tư nước
ngoài đến ngày 22/9/2004 cả nước có 4.892 dự án FDI được cấp phép và còn
có hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 44,4 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 25,8 tỷ
USD. Những kết quả trên phần nào chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam
ngày càng trở nên hấp dẫn và chính sách thu hút, sử dụng vốn FDI của Việt
Nam là đúng là phù hợp. Sự gia tăng nhanh của dòng vốn FDI có tác dụng
mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế trên tất cả các phương tiện: Ổn định,
tăng trưởng, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ, mở rộng và làm vững
chắc hơn quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh và vị thế của
Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo đà và thế cho những bước tiến lớn hơn
của giai đoạn tiếp theo.
1- Tình hình cấp giấy phép đầu tư.
Điểm mới trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm gần đây
là nhiều dự án triển khai có hiệu quả đã tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô
sản xuất. Từ năm 1998 tới cuối năm 2003 đã có khoảng 2.100 lượt dự án tăng
vốn đăng ký với số vốn tăng thêm 9 tỷ USD. Riêng trong 3 năm 2001- 2003,
vốn bổ xung đạt gần 3 tỷ USD, bằng 47,6% tổng số vốn đăng ký mới.
Tình hình thực hiện dự án tính đến hết năm 2004, các dự án đầu tư nước
ngoài đã đạt tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí), xuất khẩu đạt
23
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
trên 26 tỷ USD. Trong đó riêng 3 năm 2001- 2003 doanh thu của khu vực đầu
tư nước ngoài đạt khoảng 38,8 tỷ USD và xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD.
24
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn
1988- 2003.
Năm
Số dự án Vốn đăng ký
(Triệu USD)
1988-1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
1611
325
345
275
311
371
523
754
721
Vốn thực hiện
Vốn bình quân
(Triệu USD)
một dự án
18.477
8.254
8.497,3
2.914
4.649,1
3.215
3.897.0
2.369
1.568,0
2.535
2.012,4
2.450
2.535,5
2.591
1.557,7
1.250
1.915,8
2.650
Nguồn: Tổng cục thống kê.
(Triệu USD)
11,6
26,1
13,5
14,2
5,0
5,4
4,8
2,1
2,7
2- Cơ cấu đầu tư.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu
hút FDI bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của
Việt Nam.
2.1- Cơ cấu ngành nghề.
Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp
và xây dựng với 2.885 dự án, vốn đăng ký 23.213,71 triệu USD (chiếm 66,7%
số dự án, 56,9% tổng số vốn đăng ký); nông nghiệp 596 dự án vốn đăng ký
2.898,34 triệu USD (chiếm 13,8% dự án; 7,1% vốn đăng ký); dịch vụ 843 dự
án với vốn đăng ký 14.682,7 triệu USD (chiếm 20,41% số dự án; 36% vốn
đăng ký).
25
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành đối với những dự
án còn hiệu lực giai đoạn 1988- 2003.
Ngành
Số dự án
Tổng vốn
Vốn pháp
Vốn thực
đầu tư
định
hiện
(Tr. USD)
40583,2
(Tr. USD)
16725,3
Công nghiệp
2885
(Tr. USD)
23213,7
Dầu khí
Công nghiệp
27
1174
1891,6
6105,8
1389,6
2808,8
4420,9
273,9
nhẹ
Công nghiệp
1207
9499,0
3952,1
5890,4
nặng
Công nghiệp
212
2585,0
1228,0
1779,4
thực phẩm
Xây dựng
Nông- Lâm
265
596
3132,1
2898,35
1204,6
1282,4
1860,6
1562,2
nghiệp
Nông-
lâm
500
2635,0
1159,7
1435,1
nghiệp
Thuỷ sản
Dịch vụ
GIVT- Bưu
96
843
118
263,3
14682,8
2594,5
112,7
6687,5
2034,5
6313,7
1039,3
điện
Khách
sạn-
143
3302,7
1120,8
2036,0
Du kịch
Tài
chính-
46
596,0
577,0
598,1
Ngân hàng
VH- YT- GD
Xây dựng đô
147
3
628,0
2466,7
278,9
675,2
230,2
6294,6
thị mới
Xây dựng văn
99
3460,5
1205,8
1598,5
phòng
Xây
19
895,6
403,4
524,2
dựng
KCN- KCX
26
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Dịch vụ khác
Tổng
268
738,7
391,8
4324
40794,8
16553,1
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
280,9
24601,1
2.2- Cơ cấu lãnh thổ.
Phân tích trên cơ sở thống kê số liệu cho thấy cơ cấu FDI theo lãnh thổ
không những không thực hiện được ý muốn chủ quan của Việt Nam là làm
xích lại gần nhau hơn về trình độ phát triển giữa các vùng mà trái lại còn bị
dãn xa hơn. Hầu hết các tình thành trong cả nước đều có dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung vào một số địa phương có điều kiện
thuận lợi như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa- Vũng Tàu. Những địa phương này chiếm 74,8% tổng dự án và 74,4%
tổng số vốn của cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng,
sự thuận lợi giao thông thuỷ bộ, hàng không, sự năng động trong tư duy kinh
doanh đã tạo lực hấp dẫn FDI mạnh nhất: Chiếm 57% về số dự án (1378 dự
án), 48% số vốn đăng ký (17,3 tỷ USD) và 43% về số vốn thực hiện (6,5 tỷ
USD).
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hải Dương và Hưng Yên là vùng thu hút FDI thứ hai, so với 493 dự
án (chiếm 20,5% vốn đăng ký).
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi) tuy đứng thứ ba về thu hút FDI nhưng so vơi hai vùng trên
lại quá thấp, chỉ chiếm 3% về số dự án (72 dự án) và 5,5% về số vốn đăng ký
(1,978 tỷ USD)
Cuối cùng miền Núi Trung Du Bắc Bộ và Tây Nguyên là 2 trong số sáu
vùng kinh tế có sức hút FDI kém nhất. Lý do chủ yếu là điều kiện cơ sở hạ
tầng quá yếu kém, thiếu nguồn lực có trình độ, khả năng sinh lời thấp, hoàn
27
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
vốn chậm ... Nên các nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều đắn đo e ngại trong khi
chính sách khuyến khích của Nhà nước lại chưa rõ ràng và hấp dẫn.
Bảng 8: 10 địa phương thu hút nhiều FDI giai đoạn 1988- 2004.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Địa phương
Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)
TP Hồ Chí Minh
1.382
10.877.329.369
Hà Nội
491
7.652.467.698
Đồng Nai
513
6.770.290.987
Bình Dương
773
3.599.787.227
Bà Rịa- Vũng Tàu 96
2.067.831.631
Dầu Khí
26
1.872.183.340
Hải Phòng
148
1.511.163.100
Lâm Đồng
62
872.741.462
Hải Dương
58
560.813.360
Long An
79
539.176.165
Tổng
3.628
36.323.748.339
Cả nước
4.412
41.724.603.458
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3- Hình thức đầu tư và đối tác đầu tư.
3.1- Hình thức đầu tư.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định có ba hình thức chủ yếu
là: Doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, là hình thức ký hợp đồng xây dựng- kinh
doanh- chuyển giao (BOT) với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam. Trong đó hình thức liên doanh chiếm tới 51% vốn đăng ký và 30% số
dự án, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 36% vốn đăng ký và
66% số dự án, hình thức BOT chiếm 13% vốn đăng ký và 4% số dự án.
Trong năm 2003, theo bộ kế hoạch và đầu tư có 48/61 tỉnh thành trong
cả nước thu hút 721 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 39 quốc gia và vùng
lãnh thổ với vốn đăng ký 1915,8 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm
2002; trong đó xây dựng và công nghiệp là 531 dự án với vốn đăng ký 1357
triệu USD, nông nghiệp 68 dự án với vốn đăng ký 176,8 triệu USD và dịch vụ
122 dự án với vốn đăng ký 382 triệu USD.
3.2- Đối tác đầu tư.
28
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Thời kỳ đầu khi mới thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các
công ty nhỏ thậm chí cả công ty môi giới đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn các
dự án do các công ty thuộc khu vực Đông Á Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu
thực hiện. Tính đến hết năm 2003 đã có hơn 75 nước và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam, nhưng các nhà đầu tư lớn chủ yếu đến từ các nước châu Á
như: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore. Những này
chiếm tới 60,12% số dự án và 58,41% số vốn đầu tư.
Bảng 9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước giai đoạn 1988- 2005.
Đơn vị: Triệu USD
Nước,
Số
vùng, lãnh thổ
án
dự
Tổng
VĐT
Vốn
pháp định
Vốn
đầu tư thực
hiện
Đài Loan
Singapore
Nhật Bản
Hàn
Quốc
Hồng
Kông
Tổng
1.363
366
549
959
7.642
7.443
5.938
4.879
3.217
2.798
2.693
2.067
2.889
3.419
4.131
2.425
345
3.642
1.552
1.923
5.617
48.155
21.556
25.770
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
II- Đáng giá về tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn
2001- 2005
1- Thành tựu đạt được trong giai đoạn 2001- 2005 và nguyên nhân.
Bảng 10: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
của Việt Nam đến năm 2004.
29
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều khó khăn như dòng luân
chuyển vốn bị hạn chế và phân tán bởi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
thu hút vốn, nhưng do môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện thông qua
việc sửa đổi, bổ xung các chính sách nên trong 5 năm 2001- 2005 tổng vốn
đăng ký vẫn đạt 17,9 tỷ USD, vượt 19,3% mục tiêu đề ra (mục tiêu là 15 tỷ
USD). Tổng vốn thực hiện đạt 13,6 tỷ USD so với mục tiêu đề ra là 11 tỷ
USD, tăng 12,5% so với thời kỳ trước.
Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
GDP tăng dần qua các năm, năm 2005 bằng 15% GDP.
Bảng 11: Tỷ lệ đóng góp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong GDP.(%)
2001
13,1
2002
13,9
2003
2004
14,5
14,8
Nguồn: Tổng cục thống kê.
2005
15
Trong 5 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 17%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giảm đáng kể so với con số 24% của thời kỳ
trước; tổng doanh thu không kể dầu khí đạt 76,9 tỷ USD, gấp hơn 2,5 lần so
với thời kỳ trước; giá trị xuất khẩu không kể dầu khí đạt 33,2 tỷ USD, gấp 3
30
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
lần so với thời kỳ trước và chiếm trên 30,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước; kim ngạch nhập khẩu đạt 43,3 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng kim ngạch
nhập khẩu; nộp ngân sách nhà nước khoảng 3,2 tỷ USD, gấp 2 lần so với thời
kỳ trước và bằng 4,9% tổng thu ngân sách; thu hút khoảng 86 vạn lao động
trực tiếp, tăng hơn 2 lần so với kỳ trước và số lao động gián tiếp ước tăng hơn
2 lần.
Bảng 12: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng đầu tư toàn xã hội.
Chỉ tiêu
Tổng vốn
Cơ cấu (%)
(nghìn tỷ đồng)
976
100
Tổng đầu tư
Trong đó:
(1)Vốn ngân sách từ khu vực nhà nước.
528
54,1
- Vốn NSNN
219,9
22,5
- Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.
130,2
13,3
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
178,2
18,3
(2) Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư
259,3
26,6
(3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
161,9
16,6
(4) Nguồn khác
24,4
2,7
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm đẩy
mạnh, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm
81,3%; lĩnh vực dịch vụ chiếm 13,3%, còn lại là thuộc lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp. Vùng Đông Nam Bộ chiếm tới 68%, vùng đồng bằng sông Hồng
chiếm 17%. vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 4%.
Cơ cấu đầu tư theo địa bàn trong giai đoạn 2001- 2005 cũng đã thay đổi.
Nói cách khác, đến nay tất cả các tỉnh/ thành phố của Việt Nam đều có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính chung từ năm 1988 đến hết tháng 8 năm
2005, đã có 11 địa phương đạt trên 500 triệu USD, trong đó 7 địa phương đạt
31
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
trên 1 tỷ USD, đó là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà
Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng, Dầu khí.
Cũng theo cục đầu tư nước ngoài- Bộ KHĐT, tính đến thời điểm này,
Đài Loan là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong số 71 quốc gia
và vùng lãnh thổ có đầu tư. Đài Loan có 1.363 dự án, tồng vốn đầu tư đăng ký
7.642 tỷ USD, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hông Kông.
Năm 2004, được coi là năm có nhiều diễn biến thăng trầm của dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm, mặc dù có
thêm 189 dự án mới được cấp phép với số vốn đầu tư đăng ký đạt 621,6 triệu
USD nhưng con số này vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2003 (giảm 33,7% về số
dự án và 12,4% về vốn đăng ký). Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 2004 với những
lỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư thì dòng vốn đầu
tư nước ngoài bắt đầu có những chuyển biến ngoạn mục. Từ tháng 9 năm
2004, số vốn đầu tư được cấp phép mới lại bắt đầu vướt mức cùng kỳ năm
2003. Nếu xem xét cả năm thì tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam về
căn bản có chuyển biến tích cực: tăng cả về số vốn đầu tư đăng ký mới và vốn
bổ xung từ các dự án đang hoạt động.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả năm 2004 đã có 679 dự án được cấp
phép đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 2.084 triệu USD, tăng 4,6% so với
năm 2003. Cũng trong năm 2004, có 458 lượt dự án đầu tư tăng vốn với tổng
số vốn đăng ký tăng thêm là 1.935 triệu USD tăng tới 70,5% so với năm 2003
đưa tổng số vốn đăng ký năm 2004 vượt ngưỡng 4 tỷ USD (mức cao nhất kể
từ năm 1999 trở lại đây). Với kết quả khả quan như vậy, Việt Nam đã hoàn
thành kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001- 2005
từ cuối năm 2004.
Như vậy, với kết quả của năm 2004, tính đến nay cả nước có khoảng
5.130 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 45,91 tỷ USD. Trong
đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 66,99% về số dự án và 58,28%
32
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
về số vốn đăng ký, lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,35% số dự án và 34,22% vốn
đăng ký, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 13,66% số dự án và 7,5% vốn đăng ký.
Nhận xét.
Để đạt được những thành tựu trên là do: Những năm gần đây, chính phủ
và các địa phương đã duy trì thường xuyên các cuộc đối thoại với các doanh
nghiệp nhằm lắng nghe ý kiến, nắm bắt các vấn đề phát sinh, từ đó đề ra các
biện pháp khắc phục, đồng thời sửa chữa kịp thời những quy định bất hợp lý
trong các văn bản pháp quy về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Nhiều đề án và giải pháp đã đưa ra nhằm tạo nhiều ưu đãi cho khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: tốc độ giải phóng mặt bằng nhanh,
được thuê đất với giá ưu đãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuống còn 28%, miễn thuế nhập khẩu đối
với thiết bị, máy móc, công nghệ, vật tư... Nếu nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận
để tái đầu tư thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, hoạt
động xúc tiến được quan tâm mạnh; Chính phủ cùng các địa phương đã tổ
chức nhiều đợt vận động, quảng bá đầu tư tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật
Bản.
2-Hạn chế và nguyên nhân.
+ Tính bền vững không cao.
Trong 17 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài chỉ có 6 năm 1991- 1996
là phát triển toàn diện và tăng trưởng với tốc độ cao, 11 năm còn lại phát triển
không ổn định hoặc giảm sút.
+ Cơ cấu đầu tư không hợp lý.
Tỷ lệ vốn đầu tư cho khu vực nông- lâm- thuỷ sản, cho các vùng nghèo
nhưng còn nhiều tiềm năng về đất đai và lao động còn quá ít. Trong số gần 46
tỷ USD vốn đăng ký chỉ có 1836 triệu USD đầu tư cho khu vực nông- lâmthuỷ sản, chiếm tỷ lệ 6,2%. Trong khi vốn đầu tư cho hoạt động liên doanh
đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn là 4637 triệu USD, chiếm tỷ lệ
33
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
10,12%; khách sạn nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc là 7470
triệu USD, chiếm 16,3%.
+ Quy mô các dự án giảm dần.
Vốn đăng ký một dự án thời kỳ 1991- 1996 là 14,8 triệu USD; thời kỳ
1997- 2000 là 9,39 triệu USD; thời kỳ 2001- 2004 là 2,9 triệu USD. Những
năm gần đây rất ít dự án quy mô lớn đầu tư vào Việt Nam, nên số dự án tuy
tăng nhưng số vốn đăng ký lại giảm là tình trạng phổ biến ở các địa phương.
+ Hiệu quả đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam tăng chậm.
Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực FDI có
xu hướng chậm lại so với trước và so với các khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh trong nước. Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI năm 1995 là 14,98%;
năm 2000 là 11,445; năm 2002 là 7,16%; năm 2003 là 10,44% và năm 2004
là 10,5%.
Nước ta còn tồn tại những mặt yếu kém đó là do một số nguyên nhân
sau:
- Hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ, luật đầu tư nước ngoài
mặc dù đã được điều chỉnh, sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa minh
bạch, việc thực thi luật pháp còn tuỳ tiện.
- Cơ chế quản lý còn nhiều chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà,
nhiêu khê.
- Cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá cả các dịch vụ
hỗ trợ, các loại chi phí đầu tư như: điện, nước, viễn thông, cước phí vận
chuyển háng hoá còn cao làm tăng chi phí sản xuất, hạn chế khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp FDI.
34
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Chương III- Những giải pháp tiếp tục thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam giai đoạn
2005- 2010.
I- Phương hướng phát triển và dự báo kinh tế thời kỳ 2005- 2010.
1- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2005- 2010.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20062010 là:
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển
nhanh và bền vững. Cải thiện rõ đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nâng
cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Một trong những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện mục tiêu trên là: Tăng
nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu
quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết
cấu hạ tầng. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư
nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.
2- Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế chủ yếu.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần
so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm
2006- 2010 đạt 7,5- 8%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3- 3,2%,; công
nghiệp và xây dựng tăng 10- 10,2%; dịch vụ tăng 7,7- 8,2%.
Quy mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1.530- 1.600 nghìn tỷ đồng
(theo giá hiện hành), tương đương 85- 89 tỷ USD và GDP bình quân đầu
người khoảng 950- 1.000 USD.
35
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến: Nông, lâm
và thuỷ sản khoảng 15- 16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 42- 43%; các
ngành dịch vụ khoảng 41- 42%
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14- 16%/năm.
Tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 1.850- 1.960 nghìn tỷ đồng (theo giá
năm 2005), tương đương 117- 124 tỷ USD, chiếm 37- 38%GDP.
3- Dự báo về khả năng thu hút các nguồn vốn GDI từ bên ngoài trong
thời gian tới.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự báo cũng sẽ tăng khá.
Trong 5 năm 2006- 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới
(gồm cấp mới, tăng vốn, đầu tư gián tiếp) đạt khoảng 23- 25 tỷ USD, trong đó
vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động chiếm khoảng 35%.
Về các đối tác đầu tư, bên cạnh các đối tác truyền thống như Hàn Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ... đã có thêm nhiều nhà đầu tư nổi
lên như CHND Trung Hoa...
Bảng 13: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006- 2010.
(Theo nguồn vốn)
Đơn vị: Tỷ đồng (giá năm 2005).
Chỉ tiêu
Ước TH
20012005
Vốn đầu tư
trực
Dự kiến 2006- 2010
So sánh (2006- 2010)/
(2001- 2005)
Phương án Phương án Phương án Phương án
205.000
1
252.700
2
277.500
16,6
13,7
14,2
1
1,23
2
1,35
tiếp
nước ngoài
Tỷ lệ % so
với tổng số
Bảng 14: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006- 2010.
(Giá năm 2005)
36
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Chỉ tiêu
Kế hoạch 2006- 2010
Tổng
Đơn vị
cộng
KH 2005
Vốn đầu tư Nghìn
trực
43,0
2006
44,7
2007
47,1
2008
50,2
2009
53,6
2010
57,1
252,7
14,2
13,9
13,7
13,6
13,6
13,5
13,7
tiếp tỷ
nước ngoài
đồng
So với tổng %
số
Bảng 15: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006- 2010.
(Giá hiện hành)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Vốn đầu tư Nghìn
trực
KH 2005
tỷ
43,0
2006
48,0
14,3
13,9
Kế hoạch 2006- 2010
2007 2008 2009 2010
53,5
60,0
68,0
77,0
tiếp đồng
nước ngoài
So với tổng %
13,7
13,6
13,6
13,5
số
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến cuối tháng 10- 2005, số
vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm đã đạt 4,58 tỷ USD tăng 41,7%
so với cùng kỳ năm 2004. Với đà chuyển biến tích cực này thì cả năm 2005
thu hút vốn FDI sẽ vượt 5 tỷ USD và có thể ở mức 5,2 tỷ USD, thậm chí 5,4
tỷ USD. Đây là mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính khu vực 1997 đến
nay.
Cũng theo bộ Kế hoạch và Đầu tư dự đoán, đà tăng trưởng FDI sẽ tiếp
tục khả quan trong 2006 và Bộ đã đề ra mục tiêu thu hút 5,5 tỷ USD FDI cho
năm sau. Đây là con số hoàn có thể đạt được vì môi trường đầu tư chung
trong năm tới sẽ có những bước cải thiện đột phá như: Luật đầu tư mới, Việt
Nam vào WTO và đây cũng là năm mở đầu cho kế hoạch 2006- 2010.
II-Định hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời kỳ 2005- 2010.
37
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
1- Đầu tư 3 vùng kinh tế trọng điểm.
1.1- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Phát huy thế mạnh về nguồn lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ,
giao lưu quốc tế và trong nước tương đối thuận lợi, tiến tới sử dụng hết lực
lượng lao động. Tiếp tục đầu tư vào các khu công nghiệp hiện có. Phát triển
công nghiệp với trình độ cao hiện đại trên các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, sản
xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng... kết hợp sử dụng nhiều lao động; hiện
đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ
thống cấp nước đô thị. Phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,
hình thành các vùng chuyên canh cây hoa màu, khai thác và phát triển nghề
nuôi trồng thuỷ sản. Phát huy vai trò của các trung tâm thương mại y tế, giáo
dục, đào tạo của cả nước. Phát triển mạnh du lịch trong vùng. Dành một phần
vốn đầu tư đáng kể hoàn thiện và nâng cấp chất lượng đô thị.
1.2- Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung.
Xây dựng công nghiệp lọc hoá dầu và sớm hình thành khu kinh tế Dung
Quất- Chu Lai. Thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vào các khu
công nghiệp đã được cấp giấy phép. Thâm canh cây lúa ở đồng bằng ven
biển. Phát triển chăn nuôi, trồng thuỷ sản gắn với công nghiệp đánh bắt và
chế biến hải sản. Tái tạo rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển các loại
cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, trồng rừng chắn gió. Hoàn thành việc
xây dựng các công trình lớn về cơ sở hạ tầng để gắn kết khu vực này với các
khu vực lân cận. Xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các khu công nghiệp,
đô thị; phát triển giáo dục, đào tạo, khai thác thế mạnh du lịch, văn hoá...
1.3- Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp năng
lượng, phân bón hoá chất, dầu khí, phát triển công nghiệp kỹ thuật hiện đại.
Phát triển nông lâm phủ xanh đất trống đồi trọc, sớm ổn định rừng phòng hộ
ven biển. Phát huy thế mạnh đất đai để phát triển cây công nghiệp, cây ăn
38
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
quả, cây nguyên liệu giấy. Hình thành hệ thống các trung tâm thương mại có
quy mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực.
2- Đầu tư vào Nông- Lâm- Thuỷ sản.
Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm
năng và lợi thế khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương.
Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công
nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với
thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ
ngay trên địa bàn nông thôn.
Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. Phát
triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.
3- Tiếp tục đầu tư vào các nghành công nghiệp mũi nhọn.
Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư theo chiều sâu,
đổi mới thiết bị công nghệ tiến tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các
ngành sản xuất công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh
tranh. Xây dựng có lựa chọn, có điều kiện vốn, công nghệ cao, nhất là công
nghệ thông tin viễn thông. Kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp đáp
ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu, có những biện pháp bảo hộ hợp lý, đảm
bảo công nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu
tư phát triển sản xuất với nhiều quy mô trình độ.
Tóm lại, từ những phương hướng và định hướng trên, chúng ta thấy để
có thể thực hiện được mục tiêu đặt ra thì nền kinh tế cần có một số lượng vốn
lớn. Theo dự báo, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 20062010 theo giá năm 2005 đạt khoảng 1.850- 1.960 nghìn tỷ đồng, tương đương
117- 124 tỷ USD, tăng khoảng 8%/năm; trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) dự báo cũng sẽ tăng khá, trong 5 năm 2006- 2010 tổng vốn
39
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới đạt khoảng 23- 25 tỷ USD, có như
vậy mới đảm bảo được các chỉ tiêu trên.
III- Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư FDI.
1- Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính
quyết định đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp của mỗi nước.
Các nhân tố đó là: Tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.
Theo đánh giá tổng quát tại đại hội ban chấp hành TW Đảng khoá VIII
tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, phần lớn các chiến lược đề
ra trong chiến lược kinh tế xã hội 1991- 2000 đã được thực hiện. Tổng sản
phẩm trong nước GDP sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần), tích luỹ nội bộ
của nền kinh tế năm 2000 đạt 28% GDP, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát
triển nhanh, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực và do đó thu hút
được FDI vào nền kinh tế của đất nước để đưa đất nước ngày càng phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được nền kinh tế con nhiều
bất cập là rào cản thu hút FDI vào nước ta:
- Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, tích luỹ nội bộ và
sức mua còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịnh chậm theo hướng CNH-HĐH
gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu dầu tư còn nhiều bất cập hợp lí, tình trạng
bao cấp và bảo hộ còn nặng.
- Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố, môi trường đầu tư kinh doanh còn
nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện tốt cho các thành phần kinh tế phát triển
sản xuất, kimh doanh.
- Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu
như: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Trong thời gian qua tỷ giá
VNĐ/USD bình quân năm của nước ta có xu hướng ngày càng tăng năm 2002
là 15280 và năm 2003 là 15536. Điều này chứng tỏ giá trị đồng tiền trong
nước giảm, hàng hoá giảm.
40
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
- Về lạm phát: Luôn là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp kinh
doanh. Nếu lạm pháp tăng hoặc duy trì trong thời gian dài sẽ tác động làm
giảm khả năng thanh toán, từ đó làm giảm nhu cầu của khách hàng. Nếu lạm
phát kéo làm cho các doanh nghiệp rất khó xác định lợi nhuận thu được từ
hoạt động đầu tư, từ đó làm cho doanh nghiệp không muốn đầu tư, kéo dài sự
tri trệ khủng hoảng nền kinh tế.
Với Việt Nam nước lạm phát trong thời gian qua tương đối ổn định và
hợp lý (lạm phát dưới 5%). Đây là nhân tố tác động rất tích cực đến sự phát
triển của hoạt động FDI.
2- Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị- Pháp luật.
Pháp luật mỗi quốc gia là nền tảng để tạo ra môi trường kinh doanh của
nước đó. Yếu tố chính trị- pháp luật có vai trò rất quan trọng, việc ban hành
hệ thống pháp luật có chất lượng và đưa vào cuộc sống là điều kiện đẩu tiên
đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
có cơ hội cạnh tranh lành mạnh.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế đất nước cũng nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của các nhà đầu tư,
trong những năm qua, chính phủ đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và thuận lợi hơn cho hoạt
động đẩu tư. Về mặt luật pháp, chính sách, từ năm 2000 đến nay, sau khi quốc
hội thông qua sửa đổi, bổ xung, một số điều luật đầu tư nước ngoài và chính
phủ có các nghị định hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài, chính phủ
và thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Nghị quyết
09/2001/CT- TTg ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu
quả đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001- 2005, nghị định số 38/2003/NĐ-CP
ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần...
Bên cạnh đó, một số luật quan trọng có liên quan đến hiện đại hoá đẩu tư
nước ngoài cũng được bổ xung và hoàn thiện: Luật đất đai, luật thương mại...
41
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
cũng được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 theo hướng giảm dần đối
với người có thu nhập cao, tạo điều kiện để các doanh nghiệp giảm chi phí về
lao động.
Cùng với quá trình hoàn thiện khung pháp luật trong nước, khung pháp
lý song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài cũng đang tiếp tục hoàn
thiện cho phù hợp với lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
3-Các yếu tố văn hoá - xã hội- dân cư.
Nhân tố văn hoá xã hội và dân cư thường biến đổi hoặc thay dôit theo
thời gian đôi khi khó nhậnh biết nhưng đôi khi lại quyết định những đặc tính
của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tính đến khi tham gia
vào thị trường đó cho dù có muốn hay không. Mặc dù yếu tố này ảnh hưởng
một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị kinh doanh
của mọi doanh nghiệp.
Các nhân tố văn hoá xã hội và dân cư bao gồm: Quy mô dân số, cơ cấu
dân số, văn hoá , lối sống, phong tục tập quán, phong cách sống, thái độ tiêu
dùng, trình độ tôn giáo thẩm mỹ.
Việt Nam là nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện để thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài vào. Đặc biệt trong thời gian qua cho thấy rằng trình
độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được
nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học trong cả nước, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố,
tỉnh đồng bằng.Số giáo viên đại học, cao đẳng tăng nhanh, đào tạo nghề đựoc
mở rộng. năng lực nghiên kứu khoa học đã đựơc tăng cường, ứng dụng nhiều
công nghệ tiên tiến, các hoạt động văn hoá, thông tin phát triển rộng rãi và
nâng cao chất lượng.
4. Yếu tố công nghệ.
Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến sự phát triển nền kinh tế
của nước đó. Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều gắn vớ một
công nghệ nhất định. Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản
42
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
phẩm cúng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp, từ đó tạo
ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp. khoa học công nghệ tiên tiến
sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả
nhất, trong thời đại hiện nay bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công cũng
cần phải có một hệ thống thu nhập, xử lý , lưu trữ, truyền các thông tin một
cách chính xác đầy đủ , nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh
tranh. Bên cạnh đó khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy có thể nói khoa học
công nghệ là tiền đề cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình.
Tuy nhiên thực tế của nước ta hiện nay khoa học công nghệ chưa phát
triển để khai thác các nguồn nhân lực một cách có hiệu quả thì cần phải có chi
phí lớn và khoa học hiện đại, mà điều kiện nước ta chưa làm được, vì vậy cần
phải thu hút FDI vào nước ta tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát
triển.
5. Các yếu tố tự nhiên.
Việt Nam nằm trên bán đảo gần trung tâm Đông Nam Á rất thuận lợi
trong việc mở rộng các quan hệ kinh tế hầu khắp các quốc gia, khí hậu gió
mùa nóng ẩm, địa hình cảnh quan đa dạng và quy mô lãnh thổ không nhỏ hẹp
tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế nhiều ngành, ổn định bền vững , có
nhiếu sức hấo dẫn thu hút đối với các nguồn đầu tư quốc tế.
6. Yếu tố toàn cầu hoá.
Trong thời đại hiện nay, cùng vớ sự ra đời của tổ chức quốc tế, hội nhập
và toàn cầu hoá đang là xu thế phát triển chung của toàn thế giới mà bất kỳ
một quốc gia nào khi tham gia đều muốn tìm thấy cho mình một con đường
ngắn hơn để phát triển. Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế sẽ tạo điều
kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợ thế so sánh của mình thực thực
hiện chuyển giao công nghệ, tăng thêm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài,
thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội trên cơ sở
43
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Đây chính là lý do mà
phần lớn các nước, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới cam kết thuc đẩy
quá trình cải cách kinh tế hội nhập.
Đối với Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, chính thức là thành viên
của APEC tháng 11/1998, Tham gia đàm phán để gia nhập WTO và xúc tiến
ký kết hiệp định thương mại với mỹ đang là những bước đi quan trọng đầu
tiên trong tiến trình hội nhập, mở ra cho Việt Nam những thị trường mới,
những cơ hội mới nhằm nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tham
gia các tổ chức đó cũng có nghĩa là Việt Nam phải thực hiện hàng loạt các
cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan (AFTA và ASEAN 2006,
APEC và WTO: 2010-2020). Điều này đem lại không ít khó khăn cho Việt
Nam khi nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng non yếu, cơ chế thị trường
chưa hoàn chỉnh, khả năng cạnh tranh thấp kém, thờ gian chuẩn bị cho hội
nhập không dài. Tuy nhiên giữa cơ hội và thách thức, tụt hậu do đóng cửa thì
sự lựa chọn duy nhất đúng đắn nhất vẫn là con đường hội nhập mà cơ hội
đang tạo ra.
IV- Những giải pháp thúc đẩy thu hút FDI tại Việt Nam
1- Những giải pháp cơ bản về kinh tế chính trị- Kinh tế nhằm thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả.
1.1- Những giải pháp cơ bản về chính trị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) có hiệu quả.
Đây là loại giải pháp có ý nghĩa hàng đầu trong việc thu hút đầu tư. Loại
giải pháp này bao gồm:
*) Giữ vững ổn định chính trị- xã hội.
Giữ vững ồn định kinh tế chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút
đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Đây là yêu cầu rất quan trọng, bởi lẽ khi
tình hình chính trị không ổn định, nhất là thể chế chính trị không ổn định (và
đi liền với nó là luật pháp thay đổi) cũng có nghĩa là mục tiêu có thể thay đổi,
và một khi mục tiêu đã thay đổi thì phải thay đổi cả phương thức đạt mục tiêu
44
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
đó. Sự mất ổn định chính trị thường biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau và
đi liền với nó là những hiệu quả phát sinh khác làm thiệt hại đến lợi ích của
các nhà đầu tư. Chẳng hạn như xung đột giữa các phe phái chính trị có thể
làm tổn hại đến công trình đầu tư, ảnh hưởng đến thị trường giá cả lao động,
sự mất an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các nhà
đầu tư...Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng, khi tình hình chính trị mất
ổn định, thậm chí có dấu hiệu mất ổn định thì các nhà đầu tư sẽ không đầu tư
hoặc ngừng việc đầu tư của mình.
Tiêu chí của sự ổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự bền
vững của chính phủ, mức độ tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính
trị, sự hoạt động của các Đảng phái. Nếu các điều kiện khác của môi trường
đầu tư không đổi, thì chính trị càng ổn định và mức độ tin cậy càng cao, càng
hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắt trên
thị trường đầu tư, sự ổn định chính trị có thể xem là một lợi thế so sánh cần
phát huy.
Cùng với sự ổn định chính trị là chính sách ngoại giao mềm dẻo, đảm
bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, đa dạng hoá, đa phương hoá
trong quan hệ với khẩu hiệu “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên
thế giới vì hoà bình hợp tác và phát triển”. Chính việc mở rộng quan hệ ngoại
giao là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ kinh tế, trong đó có việc thu hút đầu
tư nước ngoài.
Trong những năm qua Việt Nam đã giữ được sự ổn định chính trị mà dư
luận thế giới đánh giá cao, quan hệ ngoại giao được mở rộng.
*) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng bộ máy nhà nước các
cấp quản lý đầu tư nước ngoài mạnh về mọi mặt.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng ít nhiều đến cả đời sống kinh
tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá. Vì vậy tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước có tầm quan trọng đặc
biệt. Các cấp bộ Đảng cần nắm vững đường lối của Đảng để việc thu hút đầu
45
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
tư theo đúng mục tiêu chiến lược đã vạch ra, đặc biệt không bao biện làm thay
công việc của các cấp chính quyền. Đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, sự lãnh đạo của Đảng phải được thể hiện ở sự định hướng chiến lược, ở
việc lãnh đạo quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chính sự lãnh đạo của
Đảng là nhân tố quyết định sự ổn định chính trị và thu hút đầu tư đúng hướng
của mục tiêu chiến lược. Điều đó không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà cả lâu
dài. Mọi sự buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất
bại.
Cùng với sự lãnh đạo của Đảng là sự tăng cường hiệu lực của bộ máy
nhà nước các cấp. Trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài phải làm việc trực
tiếp với các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Mọi việc làm của
Nhà nước đều có tính quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của nhà
đầu tư và do đó quyết định đến hoạt động đầu tư của họ.
*) Hoàn thiện đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ
thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ.
Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết phải được
thể hiện ở luật. Đối với mọi quốc gia, luật đầu tư nước ngoài là một bằng
chứng cụ thể của sự mở cửa và là cái mà tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều
quan tâm. Cùng với luật, các văn bản cụ thể dưới luật trong hệ thống luật
pháp là không kém phần quan trọng. Các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư vào
một nước đều phải đụng chạm đến rất nhiều vấn đề về luật pháp và các văn
bản dưới luật. Do đó, nếu không có các văn bản hướng dẫn cụ thể thì họ
không hiểu ý đồ của nước chủ nhà và sẽ không thể hoạt động được.
Đối với nước ta, thủ tục đầu tư đã và đang là vấn đề gây trở ngại việc thu
hút đầu tư. Trước tình hình đó, đòi hỏi cấp bách phải cải tiến thủ tục đầu tư
theo hướng đơn giản hoá và thực hiện một cửa. Tuy nhiên việc thực hiện
trong thực tế phải được chỉ đạo sát sao, đồng thời cần tiếp tục hoành thiện
thêm.
46
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
*) Vấn đề về lao động và quyền của người lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với nhà đầu tư, lao động rẻ không còn là sức hấp dẫn đối với họ,
nhất là những nhà đầu tư trong những ngành mũi nhọn. Do vậy cần phải lựa
chọn từng lĩnh vực để phát huy tính hấp dẫn của yếu tố lao động. Một đội ngũ
có tay nghề cao, cần cù chịu khó, có ý thức tổ chức kỷ luật... mới là yếu tố
hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên trong nhiều ngành, nhất là những
ngành có hàm lượng lao động thủ công cao như các ngành công nghiệp trắng,
lao động rẻ vẫn còn là nhân tố hấp dẫn. Vì vậy đối với nước ta cần phải phát
huy cả hai khả năng đó để tạo ra tính hấp dẫn, bằng cách một mặt, quy định
tiền lương tối thiểu vừa đảm bảo tái sản xuất sức lao động vừa đảm bảo có thu
nhập hợp lý của nhà nước và phù hợp với mặt bằng các nước trong khu vực,
đặc biệt là còn sức cạnh tranh. Mặt khác phải cải cách hệ thống giáo dục ý
thức công dân, có kế hoạch đào tạo lại, trước mắt là đội ngũ lao động trực tiếp
làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung để có trình độ mặt bằng
quốc tế và khu vực, nhằm nâng cao trình độ cạnh tranh trước mắt và lâu dài.
Cần phải quy định chặt chẽ trong luật về điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội,
y tế... Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phải được xác định rõ
trên quan điểm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, ngăn chặn
những hiện tượng vi phạm lợi ích chính đáng của người lao động. Đồng thời
phải đảm bảo lợi ích thoả đáng của họ trong việc tuyển dụng, trả lương, xử lý
vi phạm kỷ luật, an toàn lao động theo luật định.
Như vậy, những giải pháp chính trị, xã hội, pháp luật trên đây là những
giải pháp cơ bản nhất mà bất cứ một quốc gia nào muốn thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng cần đến. Đối với nước ta những giải pháp đó đã được
vận dụng và được thủ thách trong thực tế những năm qua. Thực tế đang đặt ra
nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề rất cấp bách về việc tiếp tục ổn định
hệ thống chính sách, hoàn thiện hệ thống môi trường pháp luật để đáp ứng kịp
đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để giải quyết
47
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
vấn đề trên, cần có sự phối hợp của các ngành các cấp từ trung ương đến địa
phương chứ không riêng của các cơ quan xây dựng và kiểm tra việc thi hành
pháp luật.
1.2- Những giải pháp cơ bản về kinh tế nhằm thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài có hiệu quả.
Cùng với những giải pháp chính trị, các giải pháp kinh tế đóng vai trò
quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các giải pháp kinh tế cơ bản bao gồm:
*) Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược kinh tê mở.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế đối
ngoại. Vì vậy chỉ có thể thu hút được đối tác bên ngoài nếu như quốc gia có
chủ trương mở rộng quan hệ, nói cách khác là thực hiện chiến lược kinh tế
mở. Có thể nói đó là điều kiện tiên quyết, tuy nhiên trong điều kiện quốc tế
hoá đời sống kinh tế quốc tế như hiện nay sẽ không thể có nước nào lại tự
mình đóng cửa, không quan hệ với bên ngoài.
Để thực hiện chiến lược mở nhằm thu hút FDI có hiệu quả cần:
- Mở cửa với bên ngoài đồng thời tăng cường mở bên trong. Giữa mở
bên ngoài với mở bên trong có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau.
- Khuyến khích mọi công dân bằng nhiều hình thức thích hợp bỏ vốn vào
sản xuất kinh doanh, như mua cổ phần, lập xí nghiệp tư nhân...
- Mở cửa về thông tin trong nước và ngoài nước, đặc biệt là thông tin
kinh tế, thị trường, văn hoá, xã hội... đặc biệt là phát triển liên lạc viễn thông
quốc tế.
Ngoài ra cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
- Tiếp tục đổi mới tư duy chính trị, kinh tế đặc biệt là phải nhận thức đầy
đủ mối quan hệ độc lập dân tộc, dân chủ, với hoà bình và phát triển.
- Xây dựng năng lực nội sinh để có thể hấp thụ được những yếu tố quốc
tế, đặc biệt là năng lực khoa học công nghệ, tài nguyên và nhân lực.
*) Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ.
48
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Thị trường đầu tư mà chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài vốn là sản
phẩm của nền kinh tế thị trường hiện đại. Vì vậy cần phải có môi trường đồng
bộ để họ hoạt động và có như vậy thì họ mới hoạt động đượcMặt khác đi liền
với FDI là cả một hệ thống các quan hệ kinh tế chứa đựng trong quá trình sản
xuất. Do vậy quá trình này chỉ có thể diễn ra trôi chảy, đem lại hiệu quả nếu
như các yếu tố các khâu của nó đều có đủ điều kiện để vận động bình thường.
Trên cơ sở đó muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả, các nước
chủ nhà không thể không quan tâm đến cơ chế thị trường và việc thiết lập thị
trường đồng bộ.
Các loại thị trường cần thiết lập đối với các nhà đầu tư là thị trường sức
lao động trong đó bao gồm cả thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, vốn,
ngoại hối, chứng khoán). Nói chung là cả hai thị trường hàng hoá hữu hình và
vô hình.
Sự thiết lập kinh tế thị trường cùng với các loại thị trường là điều kiện
quan trọng trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Song vấn đề quan trọng
hơn là sự ổn định và đồng bộ của nó. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường luôn
diễn ra nếu luôn luôn diễn ra những chấn động về tỷ giá, giá cả hàng hoá, tỷ lệ
lạm phát cao và tỷ lệ tăng trưởng thấp... thì đó chính là sự biểu hiện của sự rối
loạn môi trường kinh doanh. Điều đó, đe doạ đến lợi ích của đa số các nhà
đầu tư, và như vậy, khó có thể làm cho họ yên lòng.
Đối với nước ta, từ 1987 đến nay, cơ chế thị trường đã được thiết lập,
các loại thị trường đã được hình thành, đặc biệt là thị trường tài chính đã được
triển khai từng bộ phận. Đó là bước tiến, song vẫn chỉ là bước đầu.
*) Tạo lập và lựa chọn đối tác, lựa chọn hình thức thu hút đầu tư, thực
hiện chính sách thu hút đầu tư.
a, Tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một nước nào đó trước hết là
nhằm mục đích lợi nhuận, song họ thường gặp khó khăn về nhiều mặt như
chưa quen phong tục tập quán, luật pháp, chưa khai thông các mối quan hệ
49
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
với chính quyền các cấp, chưa am hiểu thị trường. Chưa kể những trường hợp
người địa phương không muốn hợp tác vì lý do còn mặc cảm do nhà đầu tư
vốn là công dân của nước đã từng xâm lược, hoặc vì mặc cảm khi phải đi làm
thuê cho người nước ngoài... Những khó khăn đó cùng với những rủi ro có thể
xảy ra khi bỏ vốn kinh doanh ở nước ngoài dễ làm nhà đầu tư rụt rè.
Mặt khác trong hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư đều muốn giảm bớt
được vốn bỏ ra, đồng thời thường gặp những vấn đề khó khăn về xây dựng cơ
bản. Do vậy đa số các nhà đầu tư muốn tìm kiếm đối tác là công dân nước chủ
nhà để hạn chế những khó khăn đó và chia sẻ rủi ro nếu có.
b, Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả cần mở
rộng các hình thức để thu hút đầu tư.
Mở rộng hình thức chính là biện pháp thu hút được nhiều nhà đầu tư
nước ngoài. Đó cũng là thực hiện đa dạng hoá các hình thức quan hệ trên thực
tế, đồng thời cần thực hiện từ hình thức thấp đến hình thức cao. Đó cũng
chính là các bước thử nghiệm để nâng cao trình độ các đối tác trong nước và
chọn lọc các đối tác nước ngoài phù hợp.
Đối với nước ta, hình thức liên doanh đang trở thành phổ biến. Chúng ta
đang thiết lập các khu công nghiệp (trong đó có khu chế xuất) song cần làm
thí điểm để rút kinh nghiệm vì không ít nước đã thất bại.
c, Chính sách khuyến khích đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với việc tạo
lập đối tác trong nước, lựa chọn đối tác trong nước và nước ngoài, và các hình
thức thu hút vốn.
Đây thực sự là một đòn bẩy kinh tế và vai trò của các chính sách kinh tế
là ở chỗ nó quyết định trực tiếp tới mức lợi nhuận.Đối với nước ta trong
những năm vừa qua, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời, chúng ta đã có
nhiều cải tiến về chính sách thuế, giá thuê đất... song cho đến nay vẫn còn
nhiều vấn đề phải tính toán lại. Dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, giá
thuê đất, dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông còn quá cao, nhiều địa
phương và cơ sở còn tuỳ tiện nâng giá, gây sự thắc mắc, thậm chí nản lòng
50
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
một số nhà đầu tư. Trong khi đó một số nước láng giềng lại thường xuyên đưa
ra những ưu đãi.
*) Xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật.
Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học- công
nghệ thì kết cấu hạ tầng vật chất hiện đại là điều kiện tiên quyết, vì kỹ thuật
cao chỉ phát huy được trong một cơ sở hạ tầng thích hợp. Ngay cả kỹ thuật
loại II hay loại III cũng đòi hỏi một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và
hiện đại như đường giao thông sắt, bộ, hàng không, đường biển... đồng bộ,
thông tin liên lạc thuận lợi, kịp thời. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường,
khi các nguồn vốn đều vận động thông qua thị trường, sự biến động nhanh
chóng của thị trường hàng hoá, tiền tệ, tài chính kỹ thuật tác động qua lại với
nhau rất chặt chẽ, buộc các nhà đầu tư phải ứng phó kịp thời, điều đó đòi hỏi
phải có một cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại, không một nhà đầu tư
nước ngoài nào gánh chịu những thiệt hại và những chi phí trực tiếp do hạ
tầng vật chất kém gây ra. Những khoản thuế mà họ phải nộp cho nước nhận
đầu tư đã bao hàm cả những chi phí về hạ tầng vật chất kỹ thuật đó. Do đó, tư
bản nước ngoài chỉ chảy đến nơi có môi trường đầu tư thuận lợi, mà sự thuận
lợi trước hết là cơ sở hạ tầng vật chất hoàn chỉnh hiện đại.
Để nhanh chóng thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, các nước đang phát
triển thành lập các đặc khu kinh tế: Khu chế xuất, khu tự do buôn bán, khu
công nghiệp kỹ thuật cao trên những vùng đất gần những đô thị lớn, cảng biển
hoặc cảng hàng không. Trong những đặc khu việc thực hiện những chính sách
ưu đãi và sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật cao
không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nền kinh tế và sức cạnh tranh của hàng
hoá nội.Do đó, các nước đang phát triển đã coi việc tạo dựng các đặc khu này
như một hình thức có hiệu quả trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có việc hiện đại hoá kết cấu
hạ tầng.
51
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Bước vào thời kỳ chiến lược kinh tế mở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt
Nam còn yếu kém và chưa đầy đủ phù hợp với yêu cầu hoạt động chuyển giao
kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Song sau gần 20 năm khôi phục và xây dựng
Việt Nam bước đầu đã có những hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên
lạc, đặc biệt các bến cảng biển, hàng không được xây dựng và duy trì. Tuy
vậy, chúng ta cần phải tiếp tục có những giải pháp kinh tế phù hợp, nhanh
chóng kiến tạo được một cơ sở hạ tầng vật chất thích hợp để thu hút vốn và kỹ
thuật nước ngoài.
1.3- Mối quan hệ giữa các loại giải pháp.
Trong hệ thống các giải pháp có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Sự tác động đó không chỉ diễn ra giữa các loại giải pháp lớn (giải pháp kinh tế
và giải pháp chính trị) mà ngay trong từng giải pháp lớn cũng có mối liên hệ
qua lại giữa các yếu tố của cả hai loại giải pháp.
*) Về giải pháp chính trị.
Sự ổn định chính trị xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết
định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu không có sự ổn định chính trị xã
hội thì dù có tài nguyên phong phú, hệ thống pháp luật đầy đủ, chính sách ưu
đãi và các điều kiện thuận lợi khác cũng không thể tạo ra được sự chuyển dịch
tích cực của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
*) Về giải pháp kinh tế.
Các giải pháp kinh tế có ý nghĩa quyết định cuối cùng đối với việc thu
hút đầu tư, bởi vì suy cho cùng thì chính môi trường kinh tế mới có tínhquyết
định đến hoạt động kinh doanh và mức lợi nhuận- điều mà bất cứ nhà đầu tư
nào cũng quan tâm. Hoạt động đầu tư trên thực tế là hoạt động kinh doanh
trên thị trường đầu tư và thị trường hàng hoá dịch vụ, chủ thể của thị trường,
đó là các doanh nhân, đáp số cuối cùng của bài toán đầu tư mà họ phải có là
mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận mà điều này lại do môi trường kinh tế
quyết định một cách trực tiếp.
*) Mối quan hệ giữa các loại giải pháp.
52
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Các loại giải pháp chính trị, kinh tế- xã hội và pháp lý có mối quan hệ
mật thiết, tác động lẫn nhau và cùng có vai trò quyết định đến môi trường đầu
tư mà các nhà đẩu tư đều hết sức quan tâm. Không có những giải pháp chính
trị và hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thì không thể phát triển kinh tế nói
chung và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Không có
những giải pháp kinh tế thì không chủ động trong việc thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2- Những giải pháp cấp bách trước mắt nhằm thu hút có hiệu quả nguồn
vốn FDI tại Việt Nam.
2.1- Tiếp tục thực hiện chiến lược thu hút đầu tư.
Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm tranh thủ nguồn
vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế. Song cần đặc
biệt chú ý đến vấn đề cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy
sau một thời gian thu hút đầu tư nước ngoài, cơ cấu kinh tế đã trở thành vấn
đề cần giải quyết, nền kinh tế vốn đã phát triển thiếu cân đối (hiểu theo nghĩa
rộng) lại càng mất cân đối. Đây là vấn đề tất yếu xảy ra nếu nhà nước không
có sự điều chỉnh vì mỗi nhà đầu tư đều có mục tiêu riêng cũng như thế mạnh
riêng của mình nên đương nhiên họ muốn phát huy tiềm năng vốn có của họ
để khai thác có hiệu quả tiềm năng của nước chủ nhà. Do vậy cần có sự điều
chỉnh của Nhà nước.
2.2- Xây dựng và lựa chọn đối tác đầu tư.
Việc lựa chọn đối tác đầu tư là vấn đề hết sức cần thiết và có tầm quan
trọng đặc biệt. Với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức
quan hệ thì nếu luật đầu tư hấp dẫn đương nhiên sẽ có nhiều loại đối tác vào
đầu tư. Do vậy việc lựa chọn đối tác phải quán triệt hai vấn đề quan trọng sau:
Một là, lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài cần phải hướng trọng tâm lâu
dài vào các công ty xuyên quốc gia thực thụ, bởi vì đó là nơi có nguồn vốn,
nguồn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, đồng thời có mức độ tin cậy trong quan
hệ cũng cao hơn.
53
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Hai là, lựa chọ đối tác cho từng ngành, từng lĩnh vực.
2.3- Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư nước ngoài.
Thủ tục đầu tư nước ngoài cũng là vấn đề nổi cộm đang được nước ta cải
tiến từng bước. Để đảm bảo tính hấp dẫn cần kiên quyết thực hiện “ một cửa”
và quy định chặt chẽ thời gia giải quyết thủ tục. Kiên quyết xử lý và xử lý
nghiêm những trường hợp gây phiền hà, nhận ăn hối lộ.
2.4- Tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến
khích.
Kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết đối với thu hút FDI. Sự yếu kém
về kết cấu hạ tầng đã hạn chế nhiều việc thu hút đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy
trong thời gian trước mắt phải tập trung thích đáng cho công việc này, nhất là
hệ thống giao thông, cấp thoát nước khu đô thị, hệ thống nghề phụ trợ và các
trung tâm công nghiệp phụ trợ.
2.5- Vấn đề bảo vệ môi trường.
Đây là vấn đề rất lớn cần được quan tâm từ đầu, nếu không sẽ khó khắc
phục được hậu quả không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài.
2.6- Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài và đội ngũ làm công tác đầu
tư.
- Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài.
Cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài theo
phương hướng tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực.
- Về đội ngũ cán bộ.
Cần phải có chiến lược đào tạo cán bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ phải là những chuyên gia trong từng lĩnh vực, có phong cách giao
tiếp và trình độ ngoại ngữ thông thạo. Trước mắt cần gửi đi đào tạo ở các
trung tâm, viện về chuyên ngành và ngoại ngữ. Đội ngũ này cần phải được
lựa chọn qua thi tuyển. Về lâu dài, nên có kế hoạch đào tạo chuyên ngành đầu
tư nước ngoài trong trường đại học (như đại học Kinh Tế Quốc Dân) theo
chương trình mới và cơ bản hoà nhập với các nước trong khu vực và các nước
54
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
phát triển từ đó có thể chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ về lĩnh vực này của đất
nước.
2.7- Về hệ thống ngân hàng.
Cần hoàn thiện hệ thống ngân hàng và sự hoạt động của nó phải phù hợp
hoà nhập với ngân hàng các nước trong khu vực và các nước phát triển.
55
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Kết luận.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan
trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xu hướng
di chuyển luồng vốn FDI đang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Trong
khu vực châu Á- Thái Bình Dương (khu vực kinh tế năng động nhất trên thế
giới), Việt Nam có lợi thế khách quan do các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý
thuận lợi, là thành viên của ASEAN, sắp tới sẽ thực hiện “ Hiệp định ưu đãi
thuế quan- CEPT” nên sẽ huy động được nhiều vốn FDI cho đầu tư phát triển.
Với lợi thế và cũng có những bất lợi của người đi sau, Việt Nam cần phải tăng
cường hợp tác, cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng để hai bên cùng có lợi, giữ
vững độc lập chủ quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, chiến lược thu hút và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong chiến lược tổng thể tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam,
là một trong những vấn đề quan trọng. FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao
năng lực cạnh tranh... Và giải quyết nhiều vấn đề về mặt xã hội như giải quyết
tình trạng thất nghiệp, nâng cao trình độ cho người lao động... Tiến tới hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp
công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Chính sách thu hút FDI ngày càng được nới lỏng và hoàn thiện, góp
phần nâng cao hoạt động của việc huy động FDI. Tuy vậy, đây mới chỉ là
điều kiện cần cho còn thiếu điều kiện đủ là phải sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn FDI đã thu hút được. Do vậy, chúnh ta cần phải thu hút đồng bộ các giải
pháp về cơ chế, chính sách, luật pháp... và đáp ứng được các mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước đặt ra. Hơn nữa, luồng vốn đầu tư quốc tế có hai dòng
chảy tự nhiên: đó là thu hút đầu tư nước ngoài và tích cực đầu tư ra nước
ngoài.
56
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Do vậy, để nắm băt cơ hội, để công tác thu hút vốn FDI có hiệu quả trên
các khu vực kinh tế, các cấp uỷ Đảng, các cấp, các nghành có liên quan cần
chỉ đạo chặt chẽ, sáng tạo và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng đồng bộ các biện
pháp góp phần đưa Việt Nam phát triển, hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc,
sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới, đóng góp vào công cuộc
đổi mới đất nước, thúc đẩy Việt Nam hoàn thành mục tiêu chiến lược năm
2020.
Tài liệu tham khảo.
1.
Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam- Nhà xuất bản chính trị
quốc gia.
2.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt NamNhà xuất bản thống kê.
3.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá- hiện
đại hoá ở Việt Nam- Nhà xuất bản khoa học xã hội.
4.
Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010.
5.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
6.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3- 2001.
7.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 8- 2004.
8.
Tạp chí kinh tế và dự báo số 3- 2001.
9.
Tạp chí kinh tế và dự báo số 6- 2001.
10.
Tạp chí kinh tế và dự báo số 1- 2004.
11.
Tạp chí kinh tế và dự báo số 7, 8, 9- 2004.
57
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
12.
Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2003.
13.
Tạp chí thông tin khoa học ngân hàng.
14.
Những vấn đề kinh tế thế giới số 2 (70)- 2001.
58
[...]... nước tuỳ thu c vào đặc điểm kinh tế của mình và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thích hợp Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước NICs châu Á đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, đông thời thay đổi cơ cấu kinh tế Công nghiệp hoá về hướng xuất khẩu được thực hiện trên cơ sở thu hút ngày càng đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. .. đã phát triển và mở rộng hệ thống khuyến khích đầu tư đa dạng như: Chủ động sử dụng nguồn vốn nước ngoài hợp lý, hiệu quả; coi đầu tư nước ngoài là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng và hấp dẫn; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các vùng khó khăn của Trung Quốc (miền Trung và miền Tây) Khi đầu tư vào... Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mang tính tư ng đối và phụ thu c nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng giai đoạn phát triển khác nhau - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được thể hiện chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty xuyên quốc gia sẽ làm tăng sự phụ thu c... các công ty xuyên quốc gia sẽ làm tăng sự phụ thu c của nền kinh tế nước ta vào vốn, kỹ thu t và mạng lưới tiêu thụ hàng hoá của các công ty đa quốc gia Do vậy càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phụ thu c của nền kinh tế vào các nước công nghiệp càng lớn Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là sự phồn vinh giả tạo, sự phồn vinh có... triển tách biệt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế thế giới Đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa là hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại, vừa là một nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của nước nhận vào nền kinh tế thế giới Nhưng việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế nếu như bên nhận đầu tư không biết sử dụng nó một cách hợp lý 12... hướng vận động của luồng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hiện nay Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày động lực tăng trưởng quan trọng đối với ngành kinh tế, cả với nước đầu tư và nước nhận đầu tư Cũng như sự phát triển của nền kinh tế thế giới sự vận động của dòng vốn FDI chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau như kinh tế, kỹ thu t, chính trị, xã hội và nhân tố tự nhiên, cuộc khủng... Dương và Tây Bắc Âu thực hiện Tính đến hết năm 2003 đã có hơn 75 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhưng các nhà đầu tư lớn chủ yếu đến từ các nước châu Á như: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore Những này chiếm tới 60,12% số dự án và 58,41% số vốn đầu tư Bảng 9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước giai đoạn 1988- 2005 Đơn vị: Triệu USD Nước, Số vùng, lãnh thổ án dự Tổng VĐT Vốn. .. cục đầu tư nước ngoài- Bộ KHĐT, tính đến thời điểm này, Đài Loan là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư Đài Loan có 1.363 dự án, tồng vốn đầu tư đăng ký 7.642 tỷ USD, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hông Kông Năm 2004, được coi là năm có nhiều diễn biến thăng trầm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Trong 5 tháng đầu. .. NSNN 219,9 22,5 - Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước 130,2 13,3 - Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 178,2 18,3 (2) Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư 259,3 26,6 (3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 161,9 16,6 (4) Nguồn khác 24,4 2,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm đẩy mạnh, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm... 36.323.748.339 Cả nước 4.412 41.724.603.458 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3- Hình thức đầu tư và đối tác đầu tư 3.1- Hình thức đầu tư Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định có ba hình thức chủ yếu là: Doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, là hình thức ký hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT) với cơ quan Nhà nước ... Những giải pháp thúc đẩy thu hút FDI Việt Nam 1- Những giải pháp kinh tế trị- Kinh tế nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước (FDI) có hiệu 1.1- Những giải pháp trị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước. .. ÁN MÔN HỌC Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 20012005 Chương III: Những giải pháp tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 Mặc dù... hành pháp luật 1.2- Những giải pháp kinh tế nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước có hiệu Cùng với giải pháp trị, giải pháp kinh tế đóng vai trò quan trọng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước