Phương hướng phát triển và dự báo kinh tế thời kỳ 2005 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 35 - 40)

1- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2005- 2010.

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010 là:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Cải thiện rõ đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện mục tiêu trên là: Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.

2- Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế chủ yếu.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2006- 2010 đạt 7,5- 8%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3- 3,2%,; công nghiệp và xây dựng tăng 10- 10,2%; dịch vụ tăng 7,7- 8,2%.

Quy mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1.530- 1.600 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành), tương đương 85- 89 tỷ USD và GDP bình quân đầu người khoảng 950- 1.000 USD.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến: Nông, lâm và thuỷ sản khoảng 15- 16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 42- 43%; các ngành dịch vụ khoảng 41- 42%

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14- 16%/năm.

Tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 1.850- 1.960 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương 117- 124 tỷ USD, chiếm 37- 38%GDP.

3- Dự báo về khả năng thu hút các nguồn vốn GDI từ bên ngoài trong thời gian tới. thời gian tới.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự báo cũng sẽ tăng khá. Trong 5 năm 2006- 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới (gồm cấp mới, tăng vốn, đầu tư gián tiếp) đạt khoảng 23- 25 tỷ USD, trong đó vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động chiếm khoảng 35%.

Về các đối tác đầu tư, bên cạnh các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ... đã có thêm nhiều nhà đầu tư nổi lên như CHND Trung Hoa...

Bảng 13: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006- 2010. (Theo nguồn vốn)

Đơn vị: Tỷ đồng (giá năm 2005).

Chỉ tiêu Ước TH 2001- 2005 Dự kiến 2006- 2010 So sánh (2006- 2010)/ (2001- 2005) Phương án 1 Phương án 2 Phương án 1 Phương án 2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 205.000 252.700 277.500 1,23 1,35 Tỷ lệ % so với tổng số 16,6 13,7 14,2

Bảng 14: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006- 2010.

Chỉ tiêu Đơn vị KH 2005 Kế hoạch 2006- 2010 Tổng cộng 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nghìn tỷ đồng 43,0 44,7 47,1 50,2 53,6 57,1 252,7 So với tổng số % 14,2 13,9 13,7 13,6 13,6 13,5 13,7

Bảng 15: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006- 2010.

(Giá hiện hành)

Chỉ tiêu Đơn vị KH 2005 Kế hoạch 2006- 2010

2006 2007 2008 2009 2010Vốn đầu tư Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nghìn tỷ đồng 43,0 48,0 53,5 60,0 68,0 77,0 So với tổng số % 14,3 13,9 13,7 13,6 13,6 13,5

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến cuối tháng 10- 2005, số vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm đã đạt 4,58 tỷ USD tăng 41,7% so với cùng kỳ năm 2004. Với đà chuyển biến tích cực này thì cả năm 2005 thu hút vốn FDI sẽ vượt 5 tỷ USD và có thể ở mức 5,2 tỷ USD, thậm chí 5,4 tỷ USD. Đây là mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính khu vực 1997 đến nay.

Cũng theo bộ Kế hoạch và Đầu tư dự đoán, đà tăng trưởng FDI sẽ tiếp tục khả quan trong 2006 và Bộ đã đề ra mục tiêu thu hút 5,5 tỷ USD FDI cho năm sau. Đây là con số hoàn có thể đạt được vì môi trường đầu tư chung trong năm tới sẽ có những bước cải thiện đột phá như: Luật đầu tư mới, Việt Nam vào WTO và đây cũng là năm mở đầu cho kế hoạch 2006- 2010.

1- Đầu tư 3 vùng kinh tế trọng điểm.

1.1- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phát huy thế mạnh về nguồn lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao lưu quốc tế và trong nước tương đối thuận lợi, tiến tới sử dụng hết lực lượng lao động. Tiếp tục đầu tư vào các khu công nghiệp hiện có. Phát triển công nghiệp với trình độ cao hiện đại trên các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng... kết hợp sử dụng nhiều lao động; hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp nước đô thị. Phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh cây hoa màu, khai thác và phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Phát huy vai trò của các trung tâm thương mại y tế, giáo dục, đào tạo của cả nước. Phát triển mạnh du lịch trong vùng. Dành một phần vốn đầu tư đáng kể hoàn thiện và nâng cấp chất lượng đô thị.

1.2- Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. miền Trung.

Xây dựng công nghiệp lọc hoá dầu và sớm hình thành khu kinh tế Dung Quất- Chu Lai. Thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vào các khu công nghiệp đã được cấp giấy phép. Thâm canh cây lúa ở đồng bằng ven biển. Phát triển chăn nuôi, trồng thuỷ sản gắn với công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản. Tái tạo rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, trồng rừng chắn gió. Hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về cơ sở hạ tầng để gắn kết khu vực này với các khu vực lân cận. Xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các khu công nghiệp, đô thị; phát triển giáo dục, đào tạo, khai thác thế mạnh du lịch, văn hoá...

1.3- Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp năng lượng, phân bón hoá chất, dầu khí, phát triển công nghiệp kỹ thuật hiện đại. Phát triển nông lâm phủ xanh đất trống đồi trọc, sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển. Phát huy thế mạnh đất đai để phát triển cây công nghiệp, cây ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả, cây nguyên liệu giấy. Hình thành hệ thống các trung tâm thương mại có quy mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực.

2- Đầu tư vào Nông- Lâm- Thuỷ sản.

Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn.

Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.

3- Tiếp tục đầu tư vào các nghành công nghiệp mũi nhọn.

Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiến tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Xây dựng có lựa chọn, có điều kiện vốn, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin viễn thông. Kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu, có những biện pháp bảo hộ hợp lý, đảm bảo công nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất với nhiều quy mô trình độ.

Tóm lại, từ những phương hướng và định hướng trên, chúng ta thấy để có thể thực hiện được mục tiêu đặt ra thì nền kinh tế cần có một số lượng vốn lớn. Theo dự báo, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006- 2010 theo giá năm 2005 đạt khoảng 1.850- 1.960 nghìn tỷ đồng, tương đương 117- 124 tỷ USD, tăng khoảng 8%/năm; trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự báo cũng sẽ tăng khá, trong 5 năm 2006- 2010 tổng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới đạt khoảng 23- 25 tỷ USD, có như vậy mới đảm bảo được các chỉ tiêu trên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 35 - 40)