Thành tựu đạt được trong giai đoạn 200 2005 và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 29 - 35)

II- Đáng giá về tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào ViệtNam giai đoạn 2001-

1- Thành tựu đạt được trong giai đoạn 200 2005 và nguyên nhân.

Bảng 10: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đến năm 2004.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều khó khăn như dòng luân chuyển vốn bị hạn chế và phân tán bởi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thu hút vốn, nhưng do môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện thông qua việc sửa đổi, bổ xung các chính sách nên trong 5 năm 2001- 2005 tổng vốn đăng ký vẫn đạt 17,9 tỷ USD, vượt 19,3% mục tiêu đề ra (mục tiêu là 15 tỷ USD). Tổng vốn thực hiện đạt 13,6 tỷ USD so với mục tiêu đề ra là 11 tỷ USD, tăng 12,5% so với thời kỳ trước.

Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm, năm 2005 bằng 15% GDP.

Bảng 11: Tỷ lệ đóng góp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP.(%)

2001 2002 2003 2004 2005

13,1 13,9 14,5 14,8 15

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Trong 5 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giảm đáng kể so với con số 24% của thời kỳ trước; tổng doanh thu không kể dầu khí đạt 76,9 tỷ USD, gấp hơn 2,5 lần so với thời kỳ trước; giá trị xuất khẩu không kể dầu khí đạt 33,2 tỷ USD, gấp 3

lần so với thời kỳ trước và chiếm trên 30,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; kim ngạch nhập khẩu đạt 43,3 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng kim ngạch nhập khẩu; nộp ngân sách nhà nước khoảng 3,2 tỷ USD, gấp 2 lần so với thời kỳ trước và bằng 4,9% tổng thu ngân sách; thu hút khoảng 86 vạn lao động trực tiếp, tăng hơn 2 lần so với kỳ trước và số lao động gián tiếp ước tăng hơn 2 lần.

Bảng 12: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng đầu tư toàn xã hội.

Chỉ tiêu Tổng vốn

(nghìn tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng đầu tư Trong đó:

(1)Vốn ngân sách từ khu vực nhà nước. - Vốn NSNN

- Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước. - Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. (2) Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư (3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

(4) Nguồn khác 976 528 219,9 130,2 178,2 259,3 161,9 24,4 100 54,1 22,5 13,3 18,3 26,6 16,6 2,7 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm đẩy mạnh, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 81,3%; lĩnh vực dịch vụ chiếm 13,3%, còn lại là thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Vùng Đông Nam Bộ chiếm tới 68%, vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 17%. vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 4%.

Cơ cấu đầu tư theo địa bàn trong giai đoạn 2001- 2005 cũng đã thay đổi. Nói cách khác, đến nay tất cả các tỉnh/ thành phố của Việt Nam đều có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính chung từ năm 1988 đến hết tháng 8 năm 2005, đã có 11 địa phương đạt trên 500 triệu USD, trong đó 7 địa phương đạt

trên 1 tỷ USD, đó là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng, Dầu khí.

Cũng theo cục đầu tư nước ngoài- Bộ KHĐT, tính đến thời điểm này, Đài Loan là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư. Đài Loan có 1.363 dự án, tồng vốn đầu tư đăng ký 7.642 tỷ USD, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hông Kông.

Năm 2004, được coi là năm có nhiều diễn biến thăng trầm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm, mặc dù có thêm 189 dự án mới được cấp phép với số vốn đầu tư đăng ký đạt 621,6 triệu USD nhưng con số này vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2003 (giảm 33,7% về số dự án và 12,4% về vốn đăng ký). Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 2004 với những lỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư thì dòng vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu có những chuyển biến ngoạn mục. Từ tháng 9 năm 2004, số vốn đầu tư được cấp phép mới lại bắt đầu vướt mức cùng kỳ năm 2003. Nếu xem xét cả năm thì tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam về căn bản có chuyển biến tích cực: tăng cả về số vốn đầu tư đăng ký mới và vốn bổ xung từ các dự án đang hoạt động.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả năm 2004 đã có 679 dự án được cấp phép đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 2.084 triệu USD, tăng 4,6% so với năm 2003. Cũng trong năm 2004, có 458 lượt dự án đầu tư tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 1.935 triệu USD tăng tới 70,5% so với năm 2003 đưa tổng số vốn đăng ký năm 2004 vượt ngưỡng 4 tỷ USD (mức cao nhất kể từ năm 1999 trở lại đây). Với kết quả khả quan như vậy, Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001- 2005 từ cuối năm 2004.

Như vậy, với kết quả của năm 2004, tính đến nay cả nước có khoảng 5.130 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 45,91 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 66,99% về số dự án và 58,28%

về số vốn đăng ký, lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,35% số dự án và 34,22% vốn đăng ký, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 13,66% số dự án và 7,5% vốn đăng ký.

Nhận xét.

Để đạt được những thành tựu trên là do: Những năm gần đây, chính phủ và các địa phương đã duy trì thường xuyên các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp nhằm lắng nghe ý kiến, nắm bắt các vấn đề phát sinh, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, đồng thời sửa chữa kịp thời những quy định bất hợp lý trong các văn bản pháp quy về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Nhiều đề án và giải pháp đã đưa ra nhằm tạo nhiều ưu đãi cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: tốc độ giải phóng mặt bằng nhanh, được thuê đất với giá ưu đãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuống còn 28%, miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, công nghệ, vật tư... Nếu nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, hoạt động xúc tiến được quan tâm mạnh; Chính phủ cùng các địa phương đã tổ chức nhiều đợt vận động, quảng bá đầu tư tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

2-Hạn chế và nguyên nhân.

+ Tính bền vững không cao.

Trong 17 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài chỉ có 6 năm 1991- 1996 là phát triển toàn diện và tăng trưởng với tốc độ cao, 11 năm còn lại phát triển không ổn định hoặc giảm sút.

+ Cơ cấu đầu tư không hợp lý.

Tỷ lệ vốn đầu tư cho khu vực nông- lâm- thuỷ sản, cho các vùng nghèo nhưng còn nhiều tiềm năng về đất đai và lao động còn quá ít. Trong số gần 46 tỷ USD vốn đăng ký chỉ có 1836 triệu USD đầu tư cho khu vực nông- lâm- thuỷ sản, chiếm tỷ lệ 6,2%. Trong khi vốn đầu tư cho hoạt động liên doanh đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn là 4637 triệu USD, chiếm tỷ lệ

10,12%; khách sạn nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc là 7470 triệu USD, chiếm 16,3%.

+ Quy mô các dự án giảm dần.

Vốn đăng ký một dự án thời kỳ 1991- 1996 là 14,8 triệu USD; thời kỳ 1997- 2000 là 9,39 triệu USD; thời kỳ 2001- 2004 là 2,9 triệu USD. Những năm gần đây rất ít dự án quy mô lớn đầu tư vào Việt Nam, nên số dự án tuy tăng nhưng số vốn đăng ký lại giảm là tình trạng phổ biến ở các địa phương.

+ Hiệu quả đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam tăng chậm.

Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực FDI có xu hướng chậm lại so với trước và so với các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước. Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI năm 1995 là 14,98%; năm 2000 là 11,445; năm 2002 là 7,16%; năm 2003 là 10,44% và năm 2004 là 10,5%.

Nước ta còn tồn tại những mặt yếu kém đó là do một số nguyên nhân sau:

- Hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ, luật đầu tư nước ngoài mặc dù đã được điều chỉnh, sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa minh bạch, việc thực thi luật pháp còn tuỳ tiện.

- Cơ chế quản lý còn nhiều chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê.

- Cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá cả các dịch vụ hỗ trợ, các loại chi phí đầu tư như: điện, nước, viễn thông, cước phí vận chuyển háng hoá còn cao làm tăng chi phí sản xuất, hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI.

Chương III- Những giải pháp tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w