Những giải pháp cơ bản về chính trị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 44 - 48)

IV- Những giải pháp thúc đẩy thu hút FDI tại ViệtNam

1.1-Những giải pháp cơ bản về chính trị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả.

1- Những giải pháp cơ bản về kinh tế chính trị Kinh tế nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả.

1.1-Những giải pháp cơ bản về chính trị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả.

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả.

1.1- Những giải pháp cơ bản về chính trị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả. nước ngoài (FDI) có hiệu quả.

Đây là loại giải pháp có ý nghĩa hàng đầu trong việc thu hút đầu tư. Loại giải pháp này bao gồm:

*) Giữ vững ổn định chính trị- xã hội.

Giữ vững ồn định kinh tế chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Đây là yêu cầu rất quan trọng, bởi lẽ khi tình hình chính trị không ổn định, nhất là thể chế chính trị không ổn định (và đi liền với nó là luật pháp thay đổi) cũng có nghĩa là mục tiêu có thể thay đổi, và một khi mục tiêu đã thay đổi thì phải thay đổi cả phương thức đạt mục tiêu

đó. Sự mất ổn định chính trị thường biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau và đi liền với nó là những hiệu quả phát sinh khác làm thiệt hại đến lợi ích của các nhà đầu tư. Chẳng hạn như xung đột giữa các phe phái chính trị có thể làm tổn hại đến công trình đầu tư, ảnh hưởng đến thị trường giá cả lao động, sự mất an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các nhà đầu tư...Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng, khi tình hình chính trị mất ổn định, thậm chí có dấu hiệu mất ổn định thì các nhà đầu tư sẽ không đầu tư hoặc ngừng việc đầu tư của mình.

Tiêu chí của sự ổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự bền vững của chính phủ, mức độ tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị, sự hoạt động của các Đảng phái. Nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi, thì chính trị càng ổn định và mức độ tin cậy càng cao, càng hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắt trên thị trường đầu tư, sự ổn định chính trị có thể xem là một lợi thế so sánh cần phát huy.

Cùng với sự ổn định chính trị là chính sách ngoại giao mềm dẻo, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ với khẩu hiệu “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới vì hoà bình hợp tác và phát triển”. Chính việc mở rộng quan hệ ngoại giao là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ kinh tế, trong đó có việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong những năm qua Việt Nam đã giữ được sự ổn định chính trị mà dư luận thế giới đánh giá cao, quan hệ ngoại giao được mở rộng.

*) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng bộ máy nhà nước các

cấp quản lý đầu tư nước ngoài mạnh về mọi mặt.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng ít nhiều đến cả đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá. Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Các cấp bộ Đảng cần nắm vững đường lối của Đảng để việc thu hút đầu

tư theo đúng mục tiêu chiến lược đã vạch ra, đặc biệt không bao biện làm thay công việc của các cấp chính quyền. Đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sự lãnh đạo của Đảng phải được thể hiện ở sự định hướng chiến lược, ở việc lãnh đạo quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chính sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự ổn định chính trị và thu hút đầu tư đúng hướng của mục tiêu chiến lược. Điều đó không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà cả lâu dài. Mọi sự buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất bại.

Cùng với sự lãnh đạo của Đảng là sự tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước các cấp. Trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài phải làm việc trực tiếp với các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Mọi việc làm của Nhà nước đều có tính quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư và do đó quyết định đến hoạt động đầu tư của họ.

*) Hoàn thiện đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ.

Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết phải được thể hiện ở luật. Đối với mọi quốc gia, luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là cái mà tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều quan tâm. Cùng với luật, các văn bản cụ thể dưới luật trong hệ thống luật pháp là không kém phần quan trọng. Các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư vào một nước đều phải đụng chạm đến rất nhiều vấn đề về luật pháp và các văn bản dưới luật. Do đó, nếu không có các văn bản hướng dẫn cụ thể thì họ không hiểu ý đồ của nước chủ nhà và sẽ không thể hoạt động được.

Đối với nước ta, thủ tục đầu tư đã và đang là vấn đề gây trở ngại việc thu hút đầu tư. Trước tình hình đó, đòi hỏi cấp bách phải cải tiến thủ tục đầu tư theo hướng đơn giản hoá và thực hiện một cửa. Tuy nhiên việc thực hiện trong thực tế phải được chỉ đạo sát sao, đồng thời cần tiếp tục hoành thiện thêm.

*) Vấn đề về lao động và quyền của người lao động trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với nhà đầu tư, lao động rẻ không còn là sức hấp dẫn đối với họ, nhất là những nhà đầu tư trong những ngành mũi nhọn. Do vậy cần phải lựa chọn từng lĩnh vực để phát huy tính hấp dẫn của yếu tố lao động. Một đội ngũ có tay nghề cao, cần cù chịu khó, có ý thức tổ chức kỷ luật... mới là yếu tố hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên trong nhiều ngành, nhất là những ngành có hàm lượng lao động thủ công cao như các ngành công nghiệp trắng, lao động rẻ vẫn còn là nhân tố hấp dẫn. Vì vậy đối với nước ta cần phải phát huy cả hai khả năng đó để tạo ra tính hấp dẫn, bằng cách một mặt, quy định tiền lương tối thiểu vừa đảm bảo tái sản xuất sức lao động vừa đảm bảo có thu nhập hợp lý của nhà nước và phù hợp với mặt bằng các nước trong khu vực, đặc biệt là còn sức cạnh tranh. Mặt khác phải cải cách hệ thống giáo dục ý thức công dân, có kế hoạch đào tạo lại, trước mắt là đội ngũ lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung để có trình độ mặt bằng quốc tế và khu vực, nhằm nâng cao trình độ cạnh tranh trước mắt và lâu dài. Cần phải quy định chặt chẽ trong luật về điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, y tế... Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phải được xác định rõ trên quan điểm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, ngăn chặn những hiện tượng vi phạm lợi ích chính đáng của người lao động. Đồng thời phải đảm bảo lợi ích thoả đáng của họ trong việc tuyển dụng, trả lương, xử lý vi phạm kỷ luật, an toàn lao động theo luật định.

Như vậy, những giải pháp chính trị, xã hội, pháp luật trên đây là những

giải pháp cơ bản nhất mà bất cứ một quốc gia nào muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cần đến. Đối với nước ta những giải pháp đó đã được vận dụng và được thủ thách trong thực tế những năm qua. Thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề rất cấp bách về việc tiếp tục ổn định hệ thống chính sách, hoàn thiện hệ thống môi trường pháp luật để đáp ứng kịp đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để giải quyết

vấn đề trên, cần có sự phối hợp của các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương chứ không riêng của các cơ quan xây dựng và kiểm tra việc thi hành pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 44 - 48)