Những giải pháp cấp bách trước mắt nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 53 - 57)

IV- Những giải pháp thúc đẩy thu hút FDI tại ViệtNam

2-Những giải pháp cấp bách trước mắt nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI tại Việt Nam.

vốn FDI tại Việt Nam.

2.1- Tiếp tục thực hiện chiến lược thu hút đầu tư.

Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế. Song cần đặc biệt chú ý đến vấn đề cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy sau một thời gian thu hút đầu tư nước ngoài, cơ cấu kinh tế đã trở thành vấn đề cần giải quyết, nền kinh tế vốn đã phát triển thiếu cân đối (hiểu theo nghĩa rộng) lại càng mất cân đối. Đây là vấn đề tất yếu xảy ra nếu nhà nước không có sự điều chỉnh vì mỗi nhà đầu tư đều có mục tiêu riêng cũng như thế mạnh riêng của mình nên đương nhiên họ muốn phát huy tiềm năng vốn có của họ để khai thác có hiệu quả tiềm năng của nước chủ nhà. Do vậy cần có sự điều chỉnh của Nhà nước.

2.2- Xây dựng và lựa chọn đối tác đầu tư.

Việc lựa chọn đối tác đầu tư là vấn đề hết sức cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức quan hệ thì nếu luật đầu tư hấp dẫn đương nhiên sẽ có nhiều loại đối tác vào đầu tư. Do vậy việc lựa chọn đối tác phải quán triệt hai vấn đề quan trọng sau:

Một là, lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài cần phải hướng trọng tâm lâu dài vào các công ty xuyên quốc gia thực thụ, bởi vì đó là nơi có nguồn vốn, nguồn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, đồng thời có mức độ tin cậy trong quan hệ cũng cao hơn.

Hai là, lựa chọ đối tác cho từng ngành, từng lĩnh vực.

2.3- Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư nước ngoài.

Thủ tục đầu tư nước ngoài cũng là vấn đề nổi cộm đang được nước ta cải tiến từng bước. Để đảm bảo tính hấp dẫn cần kiên quyết thực hiện “ một cửa” và quy định chặt chẽ thời gia giải quyết thủ tục. Kiên quyết xử lý và xử lý nghiêm những trường hợp gây phiền hà, nhận ăn hối lộ.

2.4- Tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích. khích.

Kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết đối với thu hút FDI. Sự yếu kém về kết cấu hạ tầng đã hạn chế nhiều việc thu hút đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy trong thời gian trước mắt phải tập trung thích đáng cho công việc này, nhất là hệ thống giao thông, cấp thoát nước khu đô thị, hệ thống nghề phụ trợ và các trung tâm công nghiệp phụ trợ.

2.5- Vấn đề bảo vệ môi trường.

Đây là vấn đề rất lớn cần được quan tâm từ đầu, nếu không sẽ khó khắc phục được hậu quả không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài.

2.6- Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài và đội ngũ làm công tác đầu tư. tư.

- Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài.

Cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài theo phương hướng tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực.

- Về đội ngũ cán bộ.

Cần phải có chiến lược đào tạo cán bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải là những chuyên gia trong từng lĩnh vực, có phong cách giao tiếp và trình độ ngoại ngữ thông thạo. Trước mắt cần gửi đi đào tạo ở các trung tâm, viện về chuyên ngành và ngoại ngữ. Đội ngũ này cần phải được lựa chọn qua thi tuyển. Về lâu dài, nên có kế hoạch đào tạo chuyên ngành đầu tư nước ngoài trong trường đại học (như đại học Kinh Tế Quốc Dân) theo chương trình mới và cơ bản hoà nhập với các nước trong khu vực và các nước

phát triển từ đó có thể chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ về lĩnh vực này của đất nước.

2.7- Về hệ thống ngân hàng.

Cần hoàn thiện hệ thống ngân hàng và sự hoạt động của nó phải phù hợp hoà nhập với ngân hàng các nước trong khu vực và các nước phát triển.

Kết luận.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xu hướng di chuyển luồng vốn FDI đang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương (khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới), Việt Nam có lợi thế khách quan do các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, là thành viên của ASEAN, sắp tới sẽ thực hiện “ Hiệp định ưu đãi thuế quan- CEPT” nên sẽ huy động được nhiều vốn FDI cho đầu tư phát triển. Với lợi thế và cũng có những bất lợi của người đi sau, Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác, cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng để hai bên cùng có lợi, giữ vững độc lập chủ quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiện nay, chiến lược thu hút và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược tổng thể tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, là một trong những vấn đề quan trọng. FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh... Và giải quyết nhiều vấn đề về mặt xã hội như giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao trình độ cho người lao động... Tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

Chính sách thu hút FDI ngày càng được nới lỏng và hoàn thiện, góp phần nâng cao hoạt động của việc huy động FDI. Tuy vậy, đây mới chỉ là điều kiện cần cho còn thiếu điều kiện đủ là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI đã thu hút được. Do vậy, chúnh ta cần phải thu hút đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, luật pháp... và đáp ứng được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Hơn nữa, luồng vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chảy tự nhiên: đó là thu hút đầu tư nước ngoài và tích cực đầu tư ra nước ngoài.

Do vậy, để nắm băt cơ hội, để công tác thu hút vốn FDI có hiệu quả trên các khu vực kinh tế, các cấp uỷ Đảng, các cấp, các nghành có liên quan cần chỉ đạo chặt chẽ, sáng tạo và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng đồng bộ các biện pháp góp phần đưa Việt Nam phát triển, hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc, sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới, đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước, thúc đẩy Việt Nam hoàn thành mục tiêu chiến lược năm 2020.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 53 - 57)