Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư FDI.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 40 - 44)

1- Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế.

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp của mỗi nước. Các nhân tố đó là: Tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

Theo đánh giá tổng quát tại đại hội ban chấp hành TW Đảng khoá VIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, phần lớn các chiến lược đề ra trong chiến lược kinh tế xã hội 1991- 2000 đã được thực hiện. Tổng sản phẩm trong nước GDP sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần), tích luỹ nội bộ của nền kinh tế năm 2000 đạt 28% GDP, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực và do đó thu hút được FDI vào nền kinh tế của đất nước để đưa đất nước ngày càng phát triển.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được nền kinh tế con nhiều bất cập là rào cản thu hút FDI vào nước ta:

- Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, tích luỹ nội bộ và sức mua còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịnh chậm theo hướng CNH-HĐH gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu dầu tư còn nhiều bất cập hợp lí, tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng.

- Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố, môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kimh doanh.

- Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu như: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Trong thời gian qua tỷ giá VNĐ/USD bình quân năm của nước ta có xu hướng ngày càng tăng năm 2002 là 15280 và năm 2003 là 15536. Điều này chứng tỏ giá trị đồng tiền trong nước giảm, hàng hoá giảm.

- Về lạm phát: Luôn là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Nếu lạm pháp tăng hoặc duy trì trong thời gian dài sẽ tác động làm giảm khả năng thanh toán, từ đó làm giảm nhu cầu của khách hàng. Nếu lạm phát kéo làm cho các doanh nghiệp rất khó xác định lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư, từ đó làm cho doanh nghiệp không muốn đầu tư, kéo dài sự tri trệ khủng hoảng nền kinh tế.

Với Việt Nam nước lạm phát trong thời gian qua tương đối ổn định và hợp lý (lạm phát dưới 5%). Đây là nhân tố tác động rất tích cực đến sự phát triển của hoạt động FDI.

2- Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị- Pháp luật.

Pháp luật mỗi quốc gia là nền tảng để tạo ra môi trường kinh doanh của nước đó. Yếu tố chính trị- pháp luật có vai trò rất quan trọng, việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng và đưa vào cuộc sống là điều kiện đẩu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội cạnh tranh lành mạnh.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của các nhà đầu tư, trong những năm qua, chính phủ đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và thuận lợi hơn cho hoạt động đẩu tư. Về mặt luật pháp, chính sách, từ năm 2000 đến nay, sau khi quốc hội thông qua sửa đổi, bổ xung, một số điều luật đầu tư nước ngoài và chính phủ có các nghị định hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài, chính phủ và thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Nghị quyết 09/2001/CT- TTg ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001- 2005, nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần...

Bên cạnh đó, một số luật quan trọng có liên quan đến hiện đại hoá đẩu tư nước ngoài cũng được bổ xung và hoàn thiện: Luật đất đai, luật thương mại...

cũng được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 theo hướng giảm dần đối với người có thu nhập cao, tạo điều kiện để các doanh nghiệp giảm chi phí về lao động.

Cùng với quá trình hoàn thiện khung pháp luật trong nước, khung pháp lý song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài cũng đang tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

3-Các yếu tố văn hoá - xã hội- dân cư.

Nhân tố văn hoá xã hội và dân cư thường biến đổi hoặc thay dôit theo thời gian đôi khi khó nhậnh biết nhưng đôi khi lại quyết định những đặc tính của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tính đến khi tham gia vào thị trường đó cho dù có muốn hay không. Mặc dù yếu tố này ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Các nhân tố văn hoá xã hội và dân cư bao gồm: Quy mô dân số, cơ cấu dân số, văn hoá , lối sống, phong tục tập quán, phong cách sống, thái độ tiêu dùng, trình độ tôn giáo thẩm mỹ.

Việt Nam là nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào. Đặc biệt trong thời gian qua cho thấy rằng trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng.Số giáo viên đại học, cao đẳng tăng nhanh, đào tạo nghề đựoc mở rộng. năng lực nghiên kứu khoa học đã đựơc tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, các hoạt động văn hoá, thông tin phát triển rộng rãi và nâng cao chất lượng.

4. Yếu tố công nghệ.

Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến sự phát triển nền kinh tế của nước đó. Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều gắn vớ một công nghệ nhất định. Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản

phẩm cúng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp. khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất, trong thời đại hiện nay bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần phải có một hệ thống thu nhập, xử lý , lưu trữ, truyền các thông tin một cách chính xác đầy đủ , nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy có thể nói khoa học công nghệ là tiền đề cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên thực tế của nước ta hiện nay khoa học công nghệ chưa phát triển để khai thác các nguồn nhân lực một cách có hiệu quả thì cần phải có chi phí lớn và khoa học hiện đại, mà điều kiện nước ta chưa làm được, vì vậy cần phải thu hút FDI vào nước ta tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển.

5. Các yếu tố tự nhiên.

Việt Nam nằm trên bán đảo gần trung tâm Đông Nam Á rất thuận lợi trong việc mở rộng các quan hệ kinh tế hầu khắp các quốc gia, khí hậu gió mùa nóng ẩm, địa hình cảnh quan đa dạng và quy mô lãnh thổ không nhỏ hẹp tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế nhiều ngành, ổn định bền vững , có nhiếu sức hấo dẫn thu hút đối với các nguồn đầu tư quốc tế.

6. Yếu tố toàn cầu hoá.

Trong thời đại hiện nay, cùng vớ sự ra đời của tổ chức quốc tế, hội nhập và toàn cầu hoá đang là xu thế phát triển chung của toàn thế giới mà bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia đều muốn tìm thấy cho mình một con đường ngắn hơn để phát triển. Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợ thế so sánh của mình thực thực hiện chuyển giao công nghệ, tăng thêm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội trên cơ sở

các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Đây chính là lý do mà phần lớn các nước, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới cam kết thuc đẩy quá trình cải cách kinh tế hội nhập.

Đối với Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, chính thức là thành viên của APEC tháng 11/1998, Tham gia đàm phán để gia nhập WTO và xúc tiến ký kết hiệp định thương mại với mỹ đang là những bước đi quan trọng đầu tiên trong tiến trình hội nhập, mở ra cho Việt Nam những thị trường mới, những cơ hội mới nhằm nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tham gia các tổ chức đó cũng có nghĩa là Việt Nam phải thực hiện hàng loạt các cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan (AFTA và ASEAN 2006, APEC và WTO: 2010-2020). Điều này đem lại không ít khó khăn cho Việt Nam khi nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng non yếu, cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh, khả năng cạnh tranh thấp kém, thờ gian chuẩn bị cho hội nhập không dài. Tuy nhiên giữa cơ hội và thách thức, tụt hậu do đóng cửa thì sự lựa chọn duy nhất đúng đắn nhất vẫn là con đường hội nhập mà cơ hội đang tạo ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 40 - 44)