Những yếu tố quy định ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội 59 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT NHÂN QUẢ T
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có xuất
xứ rõ ràng và không trùng lặp với những công trình đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Tạ Thị Ngọc Lan
Trang 2Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
LUẬT NHÂN QUẢ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI HÀ NỘI 291.1 Thực chất ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học
Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội 291.2 Những yếu tố quy định ảnh hưởng của luật nhân quả trong
triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội 59
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ ẢNH
HƯỞNG CỦA LUẬT NHÂN QUẢ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
2.1 Thực trạng ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học
Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay 792.2 Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết
học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay 103
TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA LUẬT NHÂN QUẢ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI
3.1 Nâng cao chất lượng các hoạt động sinh hoạt chính trị, tư
3.2 Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nhằm tạo
ra môi trường lành mạnh cho đời sống tinh thần người Hà
3.3 Phát huy tính tích cực, tự giác của người Hà Nội trong xây
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
154
156
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Triết học Phật giáo ra đời ở Ấn Độ và nó đã có hàng nghìn năm tồn tại
và phát triển Tư tưởng của triết học Phật giáo có nhiều đóng góp đối vớidòng chảy lịch sử tư tưởng của nhân loại Trong đó tư tưởng về nhân quả củatriết học Phật giáo có những ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của mỗi người dânViệt Nam Tư tưởng đó giữ một vai trò quan trọng trong cách ứng xử, để mỗingười tự biết điều chỉnh những hành vi của mình trong cuộc sống Do đó, đề
tài “Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh
thần người Hà Nội hiện nay” là một vấn đề rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc Đây cũng là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách cơ bản,
hệ thống dưới góc độ triết học
Luận án tập trung làm rõ quan niệm luật nhân quả trong triết học Phậtgiáo, quan niệm về đời sống tinh thần người Hà Nội, quan niệm về ảnh hưởngcủa luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội.Những vấn đề quy định ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thầnngười Hà Nội Trên cơ sở lý luận đã xây dựng, tác giả đánh giá tình hình ảnhhưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay và vấn
đề đặt ra từ sự ảnh hưởng đó Từ cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản, đồng
bộ, khả thi phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luậtnhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, một trong những nhân
tố quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần hiện nay
2 Lý do lựa chọn đề tài
Phật giáo và những tư tưởng triết học Phật giáo đã xâm nhập vào ViệtNam từ lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần con người, xã hộinước ta Nghiên cứu về ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáođến đời sống tinh thần con người có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướngphát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó
Trang 4Hà Nội với vị trí là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hộicủa cả nước, đồng thời là nơi hội tụ cao nhất cả về nội dung tư tưởng, cũngnhư thiết chế xã hội của tổ chức Phật giáo Có thời kỳ Phật giáo trở thànhquốc giáo, hệ tư tưởng của một số triều đại phong kiến Nên Hà Nội là mộttrong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam.
Đời sống tinh thần người Hà Nội là một bộ phận của đời sống xã hội,
nó phản ánh đời sống vật chất của người Hà Nội Trong quá khứ cũng nhưhiện nay, đời sống tinh thần người Hà Nội trong cái chung của cả nước, đồngthời mang cái riêng về tính độc lập tương đối, trong đó có mối quan hệ qua lạivới các hình thái ý thức xã hội khác và ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của cáchình thái ý thức xã hội đó Sự xâm nhập của Phật giáo với nội dung luật nhânquả ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội có tác dụng răn dạy từbên trong và mang tính tự nguyện của mỗi người
Ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nộithông qua sức mạnh của Phật giáo với tính cách là hệ thống trên cả hai mặttích cực và tiêu cực Về mặt tích cực là ở những nội dung, giá trị hướng thiệncon người, để trước những cám dỗ về lợi ích cá nhân, vụ lợi, con người đượcchế ngự bởi tâm lý về “quả báo”, “báo ứng” mà tự kìm chế được Tuy nhiên,cùng với mặt tích cực, luật nhân quả còn có mặt tiêu cực là mang tính chấthướng nội, tự tu tâm, ít đi vào cải tạo xã hội hiện thực Về bản chất, nó phảnánh sự bế tắc của con người trước hiện thực bất công và kéo theo là thủ tiêuđộng lực hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội Hướng ảnh hưởng này làm chocon người tìm đến hạnh phúc ở thế giới hư ảo
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành một thủ đô vănminh, hiện đại, vấn đề xây dựng đời sống tinh thần người Hà Nội là một yêucầu quan trọng Sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, xu hướng hội nhậpquốc tế mạnh mẽ, những ảnh hưởng của luật nhân quả trong tư tưởng triết họcPhật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội đang có chiều hướng phức tạp,
Trang 5khó kiểm soát Sự tiếp nhận cũng như hành vi ứng xử theo luật nhân quả củamột số người Hà Nội đã và đang có những thái cực khác nhau; cá biệt có âmmưu lợi dụng để phục vụ cho ích cá nhân, lợi ích nhóm, nên đã làm cho đờisống tinh thần người Hà Nội ngày càng phức tạp, mất định hướng, mờ nhạtnhững giá trị truyền thống Tình hình trên có cả nguyên nhân khách quan vàchủ quan, trong đó cơ bản nhất là thiếu nghiên cứu về ảnh hưởng của luậtnhân quả; thiếu cơ sở định hướng khoa học cho phát huy ảnh hưởng tích cực
và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó Đặc biệt, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa với yêu cầu rất cao về trách nhiệm xã hội của côngdân trên thực tiễn đối với xã hội nói chung và những mặt, lĩnh vực xã hội, đờisống tinh thần nói riêng, thì nghiên cứu này càng quan trọng, cấp bách
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề: “Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết
học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay” là một việc làm
có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp phần xây dựng đời sốngtinh thần của người Hà Nội hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của luật nhân quảtrong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội, đề xuất giảipháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhânquả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận giải thực chất ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáođến đời sống tinh thần người Hà Nội
- Đánh giá tình hình ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra từ ảnh hưởngcủa luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người HàNội hiện nay
Trang 6- Đề xuất giải pháp cơ bản định hướng phát huy ảnh hưởng tích cực, hạnchế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sốngtinh thần người Hà Nội hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bản chất ảnh hưởng của luật nhân
quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu: Là ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học
Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay (người có hộ khẩu HàNội và đang sinh sống ở Hà Nội) Các số liệu chủ yếu tập trung từ 2008 - đếnnay; phạm vi khảo sát các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Đề tài dựa vào lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo…;đồng thời, kế thừa những lý luận, lý thuyết khoa học có liên quan đến đề tàiluận án và những công trình khoa học nghiên cứu về triết học Phật giáo
* Cơ sở thực tiễn: là tình hình ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết
học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, dựa trên các báocáo của các cơ quan chức năng, đơn vị trên địa bàn Hà Nội Kết quả khảo sátcủa tác giả luận án về vấn đề này
* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu như: lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; kháiquát hóa, trừu tượng hóa; điều tra xã hội học; tham khảo ý kiến chuyên gia;phương pháp phỏng vấn trực tiếp…
6 Những đóng góp mới của luận án
Góp phần làm rõ thực chất ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết họcPhật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội
Trang 7Đánh giá tình hình ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phậtgiáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.
Đề xuất những giải pháp cơ bản định hướng phát huy ảnh hưởng tíchcực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáođến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay
7 Ý nghĩa của luận án
Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc bổ sung,xây dựng các chủ trương, biện pháp về xây dựng đời sống tinh thần người HàNội trước ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo
Luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên truyềnnâng cao nhận thức, củng cố tình cảm, niềm tin cho người Hà Nội vào việcphát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng của luật nhân quảtrong triết học Phật giáo hiện nay
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; 3 chương (7 tiết); kết luận; danh mục các công trình tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 8TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến phạm trù nhân quả trong tư tưởng triết học Phật giáo
* Công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Tác giả Junjro Takakusu với công trình “Tinh hoa triết học Phật giáo” [130], đã luận giải về “Nghiệp” theo ba nhóm: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và
Ý nghiệp Trong đó tác giả chủ yếu đề cập đến biểu hiện của Ý nghiệp thôngqua nội dung chữ “Tâm” Khi bàn đến phạm trù tâm tác giả đã gián tiếp bànđến luật nhân quả, theo đó, nếu khởi tâm tạo tác, phải chịu trách nhiệm việclàm đó và sẽ chịu báo ứng Vì ý lực là một hành động ngay lập tức của tâm, dù
nó không phát biểu ra lời nói hay bộc lộ trong hành động của thân Tâm là cứđiểm căn để nhất của tất cả mọi hành động, luật duyên sinh phải đặt vào khotàng tâm ý, tức Tàng thức hay A-lại-da thức
Tác giả Kassapa Thera với công trình “Phần giản dị trong Phật giáo”
[135], đã gửi thông điệp đến với mọi người: “… Hãy cùng gieo một thứgiống, chúng ta sẽ cùng nhau gặt hái một thứ quả Nếu chúng ta gieo giốngcao thượng ắt chúng ta gặt được quả cao thượng…” Đây là cách dẫn giảiphản ánh tư tưởng triết học của Phật giáo thông qua luật nhân quả mà mọi thứ
đều được diễn ra theo quỹ đạo của nó nhất là trong mối quan hệ của “chúng
ta - cùng nhau” Phật giáo quan niệm nhân quả luôn vĩnh viễn, liên tục và
tuần hoàn, đây là một đạo lý mà con người cần phải biết để trong mọi hoàncảnh con người biết đoạn trừ việc ác và tu tập các việc thiện Nhân quả làđịnh luật tất yếu Khi xét đến thời gian nhân quả, Phật giáo chỉ ra ba khoảngthời gian: hiện báo, sinh báo và hậu báo Điều này được đặt trong mối tươngquan với nghiệp Bởi lẽ gieo nhân gặp quả nhưng con đường nhân quả khôngphải lúc nào cũng là hiện nghiệp mà có thể là ngay tức thời, đời sau hay nhiều
Trang 9đời sau Cho nên, những nghiệp mà con người đã tạo ra là không mất đi, khinào duyên hội đủ thì tự khắc tạo quả Do đó, Phật dạy con người luôn phảigiữ gìn nguyên tắc bình thường, có thể trì giới, tâm thanh tịnh thì trí tuệ sẽsáng, khi đó con người đủ năng lực chuyển đổi tất cả.
Tác giả Alexander Berzin với công trình “Giới thiệu tổng quát về
Nghiệp báo” [18], đã luận giải luật nhân quả trên tinh thần xuất phát từ
kinh nghiệm của con người, thái độ và những tác động của con người đếncuộc sống của chính mình đều thể hiện thuyết “Nghiệp báo” đúng theo luậtnhân quả Theo tác giả, cuộc sống của con người luôn trải qua những cungbậc thăng trầm vui, buồn, sướng, khổ, tất cả là Nghiệp báo, nhân quả.Tương tự như thế, chúng ta đối diện với cuộc sống của chính mình, nhữngkinh nghiệm chúng ta có được là kết quả không phải bởi một nguyên nhân
mà nó là kết quả của một khối lượng khổng lồ những nhân tố nguyên nhân
và những điều kiện (nhân duyên) Như vậy, điều này hoàn toàn phù hợpvới logic của cuộc sống và cả với khoa học, bởi vì, những gì đang diễn rakhông phải là những sự kiện cô lập mà là mọi thứ đều có liên kết với nhau
Từ đó, việc nghiên cứu giáo lý Phật giáo nhất là nghiệp báo, nhân quả có ýnghĩa thiết thực trong đời sống của con người Nghiệp báo, nhân quả nhưmột nhân tố tinh thần, nó ảnh hưởng tới thái độ của con người, có thể đưacon người đến với bến bờ hạnh phúc hay rơi vào vòng bất hạnh; xây dựnghay tàn phá; quyết định hay tự do ý chí, đều là nhân quả, nghiệp báo Do
đó, con người cần đi tìm cội nguồn của nghiệp báo, để tự chúng ta giảithoát những mê muội cho chính mình
Tác giả Uthitila với công trình “Nghiệp báo và những bài học về nghiệp
báo” [154], đã coi Nghiệp như là quy luật về “Nguyên nhân và kết quả” hay nói vắn tắt là “Nhân - Quả” Mọi thứ đến với chúng ta đều là đúng cả, nghiệp
báo luôn công bằng nên khi những điều vui vẻ, dễ chịu đến với chúng ta thì đó
Trang 10là do ta làm đúng, còn những gì đến với chúng ta bất lợi, có nghĩ nghiệp báocho chúng ta là do ta đã có những lỗi lầm Đơn giản đó là tuân theo luật nhânquả Do đó, khi có những hiểu biết nhất định về học thuyết này thì con ngườicần phải rút ra những bài học hay cho cuộc sống, cho chính những ứng xử hàngngày của mình như: Sự kiên nhẫn, sự tin tưởng, sự tự lực cánh sinh, sự kiềmchế và hiểu về sức mạnh Những hiểu biết này cần được cụ thể hóa vào việcchúng ta làm, vào lời chúng ta nói và ngay cả ý nghĩ trong đầu cũng phải thuậntheo thuyết của Nghiệp để khi nghiệp báo đúng nghĩa của nhân quả mà nên.
Nghiên cứu về luật nhân quả, tác giả Thích Thiền Tâm hướng nội
dung trả lời cho câu hỏi: “Nhân quả có thật không?” [131] Đầu tiên, tác
giả khẳng định, luật nhân quả là định luật bất biến chi phối cả sự tồn vongcủa khoa học; từng ngày, từng giờ, từng phút, từng sát-na, mọi hoạt độngcủa con người đều do luật này chi phối, chẳng qua con người không để ý,không hiểu, chỉ khi hậu quả xảy ra, con người mới chịu tin có nhân quả,nghiệp báo Nghiên cứu Phật giáo không thể không bàn đến luật nhân quả,bởi nó là trụ cột giáo lý của Đức Phật Luận giải cho giáo lý này, tác giả chỉ
ra hiện nay dù khoa học và kiến thức nhân loại đã tiến bộ vượt bậc, nhưngmột số không nhỏ vẫn tin rằng, những bất hạnh, khổ đau, những tội ác chiếntranh, hủy diệt, diệt chủng, sự thù ghét, kỳ thị chủng tộc… là do thần linh;chỉ một số nhỏ, thấm nhuần giáo lý Đức Phật mới không tin vào thuyết địnhmệnh trên thiên đình, sự hiện hữu của thần linh mà tin vào nhân quả
Trên tinh thần khẳng định quy luật chi phối toàn bộ vũ trụ này là nhân
quả, một câu hỏi khác đặt ra: “Tu có chuyển được nhân quả không” [79] Tác
giả Tịnh Không, về mặt nguyên lý thì gieo nhân nào gặt quả ấy; gieo nhânthiện gặt quả thiện; gieo nhân ác gặt quả ác Tuy nhiên, cuộc sống diễn raluôn chịu sự tác động bởi “duyên” và những “duyên” đó, có phải lúc nào conngười cũng kiểm soát và làm chủ nó được không? Chính “duyên” là cái tự
Trang 11nhiên, ngẫu nhiên không định trước, đòi hỏi con người khi đối diện với
“duyên” phải có phương pháp để ứng xử Chính sự tu tập này là cơ sở để conngười chuyển được nhân quả
* Công trình nghiên cứu ở trong nước
Tác giả Thích Viên Giác trong tác phẩm “Con đường Bồ Tát nhập thế
trong Kinh Bát Đại Nhân Giác” [47], đã từ góc độ tiếp cận của Nghiệp mà chủ
yếu đề cập đến khía cạnh Nghiệp ác để từ đó Phật giáo huấn con người tìm conđường Tu Theo tác giả, trước hết phải xác định được điều ác, điều bất thiện là
do tâm tạo chứ không phải cái từ bên ngoài phát sinh, đây là lập trường cănbản của giáo lý về Nghiệp Từ nhận thức sai lầm dẫn đến các tâm lý bất thiệnnhư tham, sân, si, mạn, nghi, tạo thành động lực cho nghiệp ác Tất cả nhữngđiều đó là do lạc thú và lạc thú từ thân, do thân mà ra Đây là một trong bacửa tạo Nghiệp mà không một con người nào không có biểu hiện qua Qua đó,Phật dạy con người phải hiểu được căn nguyên tạo bởi nghiệp ác để mà tu tập,hành đạo sao cho đúng để tránh được nghiệp ác, tạo được nghiệp và quánchiếu trên đối tượng thân, tâm, hoàn cảnh của mình Nội dung cuốn sách đềcập đến tám điều giác ngộ và nó có giá trị vô cùng to lớn, đây chính là conđường tập để thanh tịnh Tâm, Khẩu, Ý và ở đó có 6 bước để con người tu tập
Liên quan đến con đường tu tập và giải thoát khỏi Nghiệp dựa trên quy
luật nhân quả, trong cuốn “Ban mai xứ Ấn” [70], có một chuyên đề nói về con
đường “trung đạo” hay còn gọi là định lý duyên khởi đã đánh thức nhân loại tựbiết mình là “chủ nhân ông của nghiệp và thừa tự nghiệp” Đứng trên lậptrường nhân bản, Đức Phật nêu cao tinh thần tự giác của con người và đó làvấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình để đạt đến giải thoát
và giác ngộ, hướng con người đến với môi trường sống trong xã hội tiến bộ,biết sáng suốt nhìn và sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình
và cộng đồng xã hội Đó là thái độ giáo dục mang tính tích cực, sáng tạo, dân
Trang 12chủ trong tinh thần vô ngã, có giá trị xuyên suốt thời gian, có khả năng hoá giảiđược mọi căn bệnh mâu thuẫn, xung đột giữa con người với con người cũngnhư giữa con người với tự nhiên và xã hội “Con người là chủ nhân ông củaNghiệp, là thừa tự của Nghiệp Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.
Trong công trình “Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và
trong học thuyết siêu nghiệm của Kant” của Thái Kim Lan [85], tác giả, xuất
phát từ quan hệ của con người với tự nhiên và sự phản ứng của các hiệntượng tự nhiên đã đặt ra vấn đề lối sống, cách sống của con người trước tựnhiên như thế nào để được hưởng sự an lành Tác giả đã nghiên cứu sự khácbiệt và mối tương quan trong thuyết nhân quả của Kant và Phật giáo Tinhthần cơ bản được khái quát từ sự phân tích của tác giả đi đến kết luận của haidòng tư tưởng đó lại chính là vấn đề ứng xử, đạo đức
Tác giả Thích Thanh Tứ với công trình “Tu là chuyển Nghiệp” [149],
đã trình bày giáo lý Phật giáo thông qua “Nghiệp” và trong đó biểu hiện mốiquan hệ biện chứng với luật “nhân quả”, đặc biệt là sự giác ngộ về con đường
Tu tập để đi đến sự giải thoát Tinh thần đó được bắt nguồn từ sự khẳng địnhcon đường “Tu là hiền”; Lý giải “Nghiệp dẫn luân hồi trong lục đạo”; Phânbiệt rõ “Biệt nghiệp và đồng nghiệp”; Đặt vấn đề “Tu có chuyển được nhânquả hay không” nhằm luận giải mối quan hệ biện chứng giữa Nghiệp và Nhân
quả; từ đó, cho thấy con đường “Tu trước khổ sau vui” và phân biệt “Chánh
báo và y báo”; đặc biệt là lý giải tại sao con người phải biết nhẫn nhục đó là
“Hạnh nhẫn nhục” và khẳng định được không có sự “thần thông” quảng đại nào có thể hoá được “nghiệp lực” nếu như không “Tu”, cuối cùng cũng chỉ ra chính tại “Bản ngã là gốc của mọi đau khổ và bất công”.
Trong các bài thuyết pháp tác giả Thích Thiện Hoa về luân hồi, nhân
quả, đã đề cập đến “Luân hồi theo luật nhân quả qua sáu cõi” [64] Bài
thuyết pháp này giúp cho con người hiểu được, cuộc sống nơi trần gian là
Trang 13nơi để con người tu tập, mọi giá trị sống của hiện tại sẽ là nguyên nhân để
có được quả ở kiếp sau, kiếp mà con người sau khi chết đi sẽ ngự, có thể làmột trong sáu cõi: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A- Tu- La, loài người vàcõi Trời Như vậy, sự tu tập ở cuộc sống hiện tại như thế nào thì chính conngười đã tự định quả cho mình ở kiếp kế theo Hiện tượng, luân hồi đếnnay chưa được khoa học chứng minh một cách đầy đủ, thuyết phục mà vẫndựa vào cách lý giải của giáo lý đạo Phật Với cách luận giải này, tác giảcho rằng: giáo lý luân hồi, nghiệp báo theo luật nhân quả sẽ đem lại cho
con người nhiều lợi ích Thứ nhất, “đoạn kiến” sai lầm của con người, một
khi thân thể đã tiêu tan, cũng chẳng đem lại được điều gì Nhưng khi hiểuđược giáo lý luân hồi, nhân quả, con người sẽ phá được “đoạn kiến” này đểsống có nghĩa hơn, hướng cuộc sống của mình đến với những điều tốt đẹp
Thứ hai, con người còn có “thường kiến” sai lầm cho rằng, cuộc sống hiện
tại như thế nào thì sau khi chết cũng sẽ không có gì thay đổi, nên việc làmphúc hay tội cũng vậy Do đó, con người không cần phải cố gắng, số mệnhsinh ra đã an bài Khi hiểu được, luân hồi, nhân quả, con người sẽ địnhhình được không có gì tồn tại vĩnh viễn, lại càng không có gì chờ đợi sẵnchúng ta, con người sống là tạo nghiệp, nghiệp lành, ác là do chính conngười tạo, và cũng chính hiện nghiệp ấy là nhân cho quả trong tương lainghiệp, kiếp sau Cho nên, con người không thể bình thản sống trong sự anbài, định sẵn mà phải luôn tu tập, hướng thiện, mong quả kiếp sau đượclàm người, được lên cõi Trời
2 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đời sống tinh thần
Tác giả Lê Đại Nghĩa trong công trình “Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn
giáo đến đời sống tình thần quân nhân ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [114], đã chỉ ra quan niệm về đời sống tinh thần xã hội là
Trang 14“tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình,những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản ánh đời sốngvật chất xã hội và được thể hiện như một phương thức hoạt động và tồn tạitinh thần của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử” [114, tr.33] Trong côngtrình tác giả đã khẳng định tinh thần và đời sống tinh thần có tính độc lậptương đối, các lĩnh vực của đời sống tinh thần đều có sự tác động, ảnh hưởnglẫn nhau Với quan niện về đời sống tinh thần như trên tác giả cho rằng đờisống tinh thần bao trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội.
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Anh trong công trình “Ảnh hưởng của Phậtgiáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản” [8], tác giả đã đi khái quát
sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản, bằng việc đi nghiên cứu
sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản; quá trình tiếp biến Phật giáo tại NhậtBản và sự phát triển của nó Từ việc nghiên cứu đó, tác giả đã nhận diện đượcPhật giáo Nhật Bản và chỉ ra được đặc trưng chủ yếu của nó
Với sự đầu tư dày công nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được những nétđặc trưng của Phật giáo trong đời sống tinh thần người Nhật Bản trước vàtrong xã hội hiện đại ngày nay Theo đó, tác giả quan niệm đời sống tinh thần
xã hội đó là: “Đời sống tinh thần xã hội là toàn bộ những sản phẩm, nhữnghiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ, những giá trịtinh thần của con người, phản ánh đới sống vật chất xã hội và được thể hiệnnhư là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trongnhững giai đoạn phát triển lịch sử nhất định” [8, tr.90] Trong công trình này,tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của ngườiNhật Bản cả về thế giới quan và nhận thức của người Nhật Bản; Phật giáo ảnhhưởng đến đạo đức và lối sống của xã hội Nhật Bản Không những thế sự ảnhhưởng của Phật giáo còn thấm sâu trong văn hóa, nghệ thuật của xã hội Nhật
Trang 15Bản và phong tục, lễ hội của xã hội Nhật Bản trước hiện đại Trong công trìnhnày, cũng đã chỉ ra Phật giáo cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến quátrình hiện đại hóa Nhật Bản; hiện nay đang có một số khuynh hướng thế tụchóa Phật giáo ở Nhật Bản.
Tác giả Vũ Khiêu trong công trình “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con
người” đã quan niệm: “Lối sống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt
động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong nhữngđiều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên cáclĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa ngườivới người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa” [77, tr.514] Từ quan niệmnày đã khái quát được những nét đặc trưng cơ bản của lối sống, từ phươngdiện vật chất của lối sống: phương thức sản xuất vật chất và hình thái kinh tế -
xã hội đến phương diện sinh hoạt tinh thần của lối sống Lối sống được hiểuchính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, nó chịu sự quyết địnhcủa phương thức sản xuất Do đó, ở những hình thái kinh tế - xã hội khácnhau, sẽ có lối sống khác nhau
Tác giả Huỳnh Khái Vinh trong công trình “Một số vấn đề về lối sống,
đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” [156] cho thấy: lối sống, đạo đức và chuẩn giá
trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người vàmỗi nền văn hóa, gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng và mọimặt đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội Trong đó, đạo đức về cơ bảnđóng vai trò là lẽ sống; còn lối sống mà hạt nhân là các khuôn mẫu ứng xử vàthể chế xã hội mang biểu trưng văn hóa điển hình và đóng vai trò định hình,định tính văn hóa và con người Dưới sự tác động của các nhân tố chính trị,kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hộitrong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ thực trạng lối sống, đạo
Trang 16đức và chuẩn giá trị xã hội mới, tác giả đưa ra phương hướng, quan điểm vàgiải pháp xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới.
Tác giả Nguyễn Viết Chức trong công trình “Nếp sống Người Hà Nội”[27], đã đi từ khái niệm lối sống trong chủ nghĩa Mác - Lênin và vấn đề nếpsống ở Hà Nội Theo đó, tác giả khẳng định: “lối sống gắn liền với phươngthức sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội” [27, tr.16-17] Công trình này đãtrình bày nếp sống của người Hà Nội từ truyền thống của thủ đô Thăng Long,
ở thời Lý, Trần, Lê Trịnh, Nguyễn và thời Pháp thuộc; tiếp đến công trình đãlàm rõ nếp sống thủ đô từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 và trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tiếp đến tác giả làm rõ nếp sống củangười Hà Nội qua những biến đổi về phong tục, tập quán và nghi lễ trong xãhội ngày nay
3 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người
Hà Nội
Tác giả Thích Thánh Nghiêm với công trình “Áp dụng triết lý đạo Phật
để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc” [117], đã mang một
nội dung có ý nghĩa sâu xa về việc ứng dụng triết lý đạo Phật vào cuộc sống.Chính những giáo lý nhà Phật đã dạy cho con người biết sống có lòng từ bi hỷ
xả, cần phải có hiểu biết, nhìn nhận đúng bản chất thật sự của mọi việc xungquanh, tùy vào cách ứng xử mà con người mang đến cho mình sự an lạc,thảnh thơi hay bất hạnh Qua đó, tác giả đưa ra một số nội dung căn bản nhưnhững giải pháp cho con người áp dụng để cuộc sống ngày càng trở nên tốtđẹp hơn Theo tác giả:
Một là, tu trong công việc, trước tiên phải hiểu được ý nghĩa của công
việc, nghệ thuật làm việc, phương pháp ứng xử trong giao tiếp cũng như một sốnguyên tắc hợp tác đoàn thể Quan điểm tìm việc theo tinh thần “tùy thuận nhân
Trang 17duyên” để giảm bớt áp lực trong quá trình kiếm tìm công việc; lấy “cạnh tranhlành mạnh” thay cho “cạnh tranh một mất một còn”; lấy “nghệ thuật chỉnh dâyđàn” theo tinh thần trung đạo để không rơi vào cực đoan Tất cả cách tu này sẽgiúp con người cân bằng tâm lý tất sẽ đi đến sự ổn định trong công việc.
Hai là, tìm lại chính mình, được chia là bốn phần gồm: 1.“La bàn định hướng cuộc đời”; 2.“Giải thoát cho mình”; 3.“Tìm về âm thanh nội tại”; 4.“Khẳng định bản thân, trưởng thành và thể nhập vô ngã” Xuất phát từ tầm
nhìn vĩ mô, tác giả cho rằng, khi con người xác định được phương hướngđúng đắn, hòa mình vào mục tiêu chung của nhân loại, tự khắc sẽ định vịđược bản thân, không đi lệch hướng Sự trưởng thành của mỗi cá nhân chính
là sự trưởng thành của cả nhân loại, thành công của mỗi cá nhân là thành côngcủa toàn xã hội, cá nhân và tập thể có mối quan hệ qua lại, bổ trợ lẫn nhau.Đây hoàn toàn là tư tưởng biện chứng và phù hợp với thuyết nhân quả Tìmlại chính mình với bốn nội dung cơ bản trên là sự kết tinh của tâm từ mẫn, tríxuất trần giúp con người hiểu đúng bản chất của chính mình Chỉ khi conngười hiểu đúng, tự giải thoát và định tâm thì việc khẳng định bản thân,trưởng thành và đi đến kết cục là nhập thể vô ngã tức mình là chính mình thìkhông thể đổ tại khách quan
Ba là, giao tiếp bằng trái tim, trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại công
nghệ thông tin bên cạnh những giá trị tích cực thì mặt trái biểu hiện ra nằmngay trong trái tim của mỗi con người Do vậy, nói một cách khái quát nhất,Hòa Thượng đưa ra cách giao tiếp bằng trái tim, mà cụ thể là: học cách lắngnghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp; học cách khen ngợikhi phát hiện ưu điểm; mở rộng lòng từ bi và bao dung; học cách quan tâmgiúp đỡ và tinh thần hy sinh, phụng hiến Như vậy, giao tiếp bằng trái tim làphương pháp không chỉ học mà còn phải tu, rèn mới có
Trang 18Các tác giả Thích Huyền Quang và Thích Nhất Hạnh với công trình
“Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày” [124], đã khẳng định Giáo lý
đạo Phật là giáo lý khế cơ vì việc áp dụng đạo Phật vào đời sống hằng ngày làphù hợp với các điều kiện sinh hoạt tâm lý, kinh tế và xã hội chứ không phảibất biến, cố hữu với thời gian Phật giáo là một tôn giáo không bảo thủ, cótính cởi mở và khai phóng để mở rộng chân trời tương lai Tuy nhiên, tính cởi
mở, khai phóng ấy vẫn bảo đảm được truyền thống từ bi, khoan dung, vô uý
và giải thoát Trong công trình này, các tác giả muốn lý giải cho mọi ngườichân lý của nhà Phật là xuất phát từ hiện thực, con người phải tôn trọng hiệnthực và chính những hành vi, lời nói, việc làm của con người trong hiện thực
sẽ là căn nguyên lý giải cho kết quả về sau Tư tưởng này cũng chính là biểu
hiện của “Nghiệp” và “Nhân quả”
Đạo Phật được khai sáng bởi con người để phục vụ con người, cho nêngiáo lý nhà Phật chủ trương rằng, con người chịu hoàn toàn trách nhiệm về bảnthân mình và xã hội, rằng con người có thể thay đổi được bản thân và hoàncảnh xã hội theo ý mình muốn theo nguyên lý khách quan Những điều kiệnhiện tại của sự sống, những gì đã xảy ra, đang xảy ra đều do hành động tức là
“Nghiệp” (Karma) của mình tạo thành và thúc đẩy Vậy nên, con người phải tự
thắp đuốc lên mà đi, tự tìm ra con đường để mà giải thoát cho chính mình Conđường đó chính là “tu hành” Muốn tu hành chính quả thì phải hiểu rõ được
“Nghiệp”, “Nhân quả” mà ở đó có “duyên” Lời tựa của cuốn sách dẫn dắt đến
tư tưởng của Pháp sư Tịnh Không về “Nghiệp” và “Nhân quả” Nghiệp là kếtquả của những hành động tạo tác thành thói quen Mỗi khi khởi tâm động niệmđều là tạo nghiệp, vì vậy, từ vô lượng kiếp đến nay con người đã tạo ra rấtnhiều nghiệp
Tác giả Hồ Bá Thâm với công trình “Triết lý Phật giáo, khoa học hiện
đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học” [134] Tác giả đã chỉ ra ba
Trang 19khuynh hướng hiện nay: một là, chứng minh Phật học và khoa học hiện đại làtương đồng và ít liên hệ với nhận thức triết học biện chứng trong lịch sử; hai
là, chứng minh khoa học hiện đại và Phật học có sự tương đồng nhưng lại bác
bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng; ba là, nghiên cứu sự tương đồng, bổ sunggiữa khoa học hiện đại và chủ nghĩa duy vật biện chứng Nghiên cứu sâu sắc
mối quan hệ này để thấy được tinh thần của “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ
nghĩa xã hội”; tinh thần “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” và “Chủ nghĩa
xã hội là văn hóa”; “Đổi mới là văn hóa” mà ở đâu cũng thấy xuất hiện văn
hóa tâm linh, văn hóa tín ngưỡng Xã hội càng tiến bộ, càng chứng minh chonhững tư tưởng mà ở đó không gì khác ở sự hài hòa giữa triết lý Phật giáo,khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác Đó là phương thức khả dĩ, giúp conngười có được niềm tin để vượt qua sự khủng hoảng toàn cầu và sinh tháitrong thời đại của chúng ta
Tác giả Hoàng Thị Thơ với công trình “Tư duy hướng nội của Phật
giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt” [137], đã khái quát tư
tưởng của Phật giáo bắt nguồn từ sự phát triển phương thức tư duy hướng nộitruyền thống Bà La Môn giáo (Ấn Độ giáo) Nội dung của bài viết đã đưangười đọc đến với các phạm trù phổ quát như: duyên khởi, vô thường, vôngã…; đồng thời làm rõ nội dung cơ bản của học thuyết tứ diệu đế của nhàPhật để từ đó khẳng định giá trị độc đáo của tư duy Phật giáo với tư cách làmột trường phái tư duy của phương Đông Hình thức tư duy đó phản ánh tưduy hướng nội là một hình thức nhận thức đặc biệt - trực giác tức là vượt quacảm tính bản năng đơn giản và lý tình trừu tượng Và cũng chính những đặcđiểm đó, tư duy hướng nội của Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã cànglàm sâu sắc hơn tinh thần ấy thể hiện sinh động qua lối sống và tín ngưỡngcủa người Việt một cách giản dị
Trang 20Tác giả Thích Nguyên Đăng với công trình “Nghiên cứu so sánh học
thuyết về Nghiệp trong Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo” [46], đã
dẫn nhập phạm trù Nghiệp từ trong đời sống thường nhật với rất hiều cách lýgiải khác nhau và từ đó cho thấy phần ít người hiểu tường tận về Nghiệp Họcthuyết về Nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài và có nhiều tôn giáo nghiên cứu
về nó như Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo và cả Phật giáo Trong bài viết, tácgiả đã phân tích những điểm khác nhau trong quan niệm của các tôn giáo này
Như Bà La Môn giáo cho rằng Nghiệp theo nghĩa đen Rta tức là trật tự của vũ trụ, của vạn vật, và về mặt nghĩa bóng RgVeda tức là tế thần chính là hình
thức của Nghiệp Đến giai đoạn Upanisads, học thuyết về Nghiệp của Bà LaMôn giáo có liên quan đến tái sinh tức là khi con người chết đi con người cóhai con đường để về, một là về với Thượng đế, hai là về với tổ tiên, cònnhững ai không biết hai con đường này thì trở thành côn trùng, sâu bọ và rắnrết Như vậy, Nghiệp trong Bà La Môn giáo chính là một loại tiền định bởi vìngười tạo nghiệp không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào và sở hữu một
cái Ngã bất biến thường hằng.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giáo lý Nhà Phật về Nghiệp đó chính là sự
cố ý của chúng sinh tạo ra nghiệp qua thân, khẩu, ý và Phật chế định giáo lý
về nghiệp dựa trên tính chất nhân quả Qua đó, tư tưởng về Nghiệp của Phậtgiáo đã bác bỏ được tính tiền định trong Bà La Môn giáo và thuyết định mệnhtrong Kỳ Na giáo Phật nhấn mạnh rằng thuyết định mệnh và Nghiệp hoàntoàn khác nhau Theo Phật, Nghiệp là trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân
và là tiêu chí để đánh giá, xếp loại con người chứ không phải tế lễ thần linh.Liên quan đến nội dung luật nhân quả, tác giả khẳng định đây là vấn đề gắnliền với đời sống thực tế của con người, nó cũng được xem là lý do hiện hữucủa con người trong vòng sinh tử, luân hồi tái sinh Tác giả phân tích nhânquả là một định luật bù trừ mang tính khách quan, nhưng tác động của nóluôn được chi phối bởi các yếu tố tâm lý Nghiệp mang ý nghĩa thiện - ác của
Trang 21một hành động được phát sinh từ tâm mà con người phân chia thành nghiệpthiện và nghiệp bất thiện Nhân quả và Nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, hay nói khác đi, Nghiệp chính là dòng vận hành của nhân quả mà ở đótâm thức bao giờ cũng là nền tảng cho mọi sự sinh khởi và đoạn diệt
Tác giả Thái Minh Trung với công trình “Luật nhân quả trong cuộc
sống xã hội và khoa học”[144], khẳng định: khi không hiểu luật nhân quả,
con người sống trong sự sợ hãi, mê tín mù mờ Theo tác giả, chính luật nhânquả là một cuộc cách mạng về tâm linh, coi đó là nền tảng của thế giới tâmlinh và vật chất, là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian,không gian Khi hiểu luật nhân quả, con người có thể thay đổi biến cố theochiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợ cầu khẩn thần linh Luật nhân quả đơngiản, nếu muốn có quả lành thì phải tạo nhân tốt Chỉ cần hiểu được như vậy,con người sẽ tự biết tu nghiệp, tự phá tan gông cùm của sự mê tín và làm chủcuộc sống của mình Thông qua sự luận giải luật nhân quả và khái niệmkhông gian, thời gian; mối quan hệ nhân - duyên - quả; nhân quả và ThiênChúa giáo; nhân quả và y khoa; nhân quả và tâm lý học, tác giả chứng minhcho việc cần thiết hiểu luật nhân quả sẽ có chìa khóa mở cửa tự do cho cuộcđời và con người hoàn toàn làm chủ được cuộc đời mình, bình thản vượt quamọi khó khăn của cuộc sống
Tác giả Thích Thuận An “Ảnh hưởng của giáo lý nhân quả trong đời
sống văn hóa dân tộc” [2], đã khái quát giáo lý nhân quả và ảnh hưởng của nó
đến đời sống văn hóa dân tộc Với tư cách là một nhà nghiên cứu và theo đạoPhật, tác giả đã luận giải khá sâu sắc về giáo lý nhân quả cùng với những đặctính thông qua tổng tướng, biệt tướng, nghiệp quả… và phân loại nhân quả theocác lát cắt khác nhau giúp người đọc hiểu một cách hệ thống giáo lý luật nhânquả Tác giả bàn đến đời sống văn hóa dân tộc trong kho tàng văn học dân gian,trong thơ văn chữ hán nôm, trong kho tàng truyện kể dân gian, cổ tích Từ đó
Trang 22khái quát đến sự ảnh hưởng rất gần gũi của giáo lý nhân quả trong triết học Phậtgiáo Thông qua mối liên hệ ấy giúp người đọc cảm nhận được sự giản dị, đờithường trong giáo lý nhà Phật thẩm thấu vào đời sống văn hóa dân tộc Việt Namnhư một tất yếu Đồng thời, tác giả phân tích sự ảnh hưởng của giáo lý nhân quảtrong đời sống sinh hoạt xã hội để thấy được sự đồng điệu và cả sự khác biệttrong mỗi giai đoạn lịch sử Cuối cùng, tác giả khái quát toàn bộ tư tưởng, sựảnh hưởng của giáo lý nhân quả đến đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam toát lêntính nhân văn sâu sắc Tính nhân văn đó được thể hiện thông qua việc đề cao giátrị con người, giá trị của sự giác ngộ giáo lý nhân quả sẽ là cơ sở để loại bỏnhững quan niệm tiêu cực trong xã hội góp phần xây dựng đạo đức truyền thốngdân tộc Việt ngày càng đậm đà hơn…
Tác giả Tạ Chí Hồng với công trình “Ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay” [67], đã luận giải
cơ sở nghiên cứu của vấn đề xuất phát từ thực tiễn của đạo đức; từ nền vănhóa của dân tộc và từ quan điểm đấu tranh giữa chính trị và tôn giáo Việcnghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xãhội nhằm luận giải sự ràng buộc lẫn nhau giữa các phạm trù giáo lý với đạođức Phật giáo và đời sống thực tiễn của con người Luận án đã chỉ ra vị trí củavấn đề đạo đức trong tư tưởng Phật giáo Tác giả cũng khẳng định học thuyếtnhân quả, nghiệp báo là học thuyết cơ bản và có ảnh hưởng sâu sắc đến đờisống của con người
Tác giả Ngô Thị Lan Anh với công trình “Ảnh hưởng của “Tâm”
trong Phật giáo đến đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay” [6], cho rằng,
phạm trù “Tâm” trong Phật giáo có nội dung quan trọng, góp phần tạo nên giátrị văn hóa Phật giáo Triết lý về “Tâm” trong Phật giáo có ý nghĩa sâu sắc, đãảnh hưởng không nhỏ tới đời sống đạo đức của con người Việt Nam trongquá khứ cũng như trong hiện tại và có lẽ cả sau này nữa Vì vậy, ở mỗi người
Trang 23cần có cho mình những phút giây lắng đọng trong tâm hồn, đó chính là lúc đểcon người nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại những gì từ chính cuộc sống Khi
ấy, “Tâm” có lẽ mới thực sự cần thiết đối với mỗi người Cũng theo tác giảnếu mọi hành động của con người đều xuất phát từ “Tâm từ”, “Tâm bi”,
“Tâm cảm thông”, “Tâm trí tuệ” thì cuộc sống này chắc hẳn sẽ trở nên tốt đẹphơn, tình người hơn, đáng trân trọng hơn Cái “Tâm” trong Phật giáo được tỏasáng từ những giáo lý từ bi, hướng thiện, nhân từ, đức độ, bình đẳng, bác ái hướng con người tới những hành vi thiện, hành vi đạo đức, để góp phần xâydựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, an lành hơn Phật Tổ từng dạy: “Phật là tâm,tâm là Phật”
4 Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
4.1 Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, các công trình đã đi sâu làm rõ luật nhân quả trong triết học
Phật giáo Theo các tác giả, trong tư tưởng Phật giáo đã xuất phát từ vũ trụ đểgiải thích vũ trụ và cho rằng vạn vật không tuần hành, biến dịch một cách tựnhiên, vô lý mà tuân theo luật chung Quy luật chung đó là luật nhân quả.Luật nhân quả không do một đấng sáng tạo nào, không một xã hội nào đặt rađược nó là quy luật khách quan Nội dung cốt lõi của luật nhân quả khẳngđịnh: nhân nào quả ấy; trong nhân có quả, trong quả có nhân; và sự phát triển
từ nhân đến quả nhanh chậm khác nhau Nhân quả có trong thực tế, ở mọi sựvật: nhân quả trong các vật vô tri vô giác; nhân quả trong các loài thực vật;nhân quả trong các loài động vật; và nhân quả nơi con người Trong đó, nhânquả xét về phương diện tinh thần được thể hiện ở tư tưởng, hành vi, tốt hayxấu đều theo đúng quy luật “gieo nhân nào gặt quả ấy” Việc hiểu biết và áp
Trang 24dụng hợp lý luật nhân quả vào thực tiễn cuộc sống đem lại nhiều lợi ích cho
con người Một là, tránh được mê tín dị đoan, những tư tưởng sai lầm vào thần quyền; hai là, đem lại cho con người lòng tin tưởng vào chính con người; ba là, giúp con người có động lực để không chán nản, trách móc Bằng
nhiều câu chuyện kể dẫn dụ, các công trình nghiên cứu về luật nhân quảmuốn chứng minh một chân lý về giá trị của luật nhân quả, giúp con ngườiđịnh hướng gieo nhân
Tuy nhiên qua các công trình nghiên cứu cho thấy việc tiếp nhận vàlàm theo quy luật nhân quả lại được thực hiện một cách duy tâm, không bằnghành động cải tạo thực tiễn mà bằng con đường tu đạo Mặt khác, các côngtrình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến lịch sử, đặc điểm, hay những nét tinh hoacủa Phật giáo dưới góc độ tôn giáo học
Thứ hai, các công trình đã phân tích và cho rằng đời sống tinh thần của
xã hội chính là toàn bộ hiện thực của xã hội, phản ảnh cả mặt hoạt động vàkết quả của mặt hoạt động tinh thần trong xã hội Đời sống tinh thần là sựphản ánh sinh động đời sống sản xuất vật chất của xã hội Khi bàn về đờisống tinh thần các tác giả đều đi từ việc nghiên cứu ý thức xã hội vì đây làdấu hiệu để nhận biết quan trọng nhất; ý thức xã hội là cái phản ảnh tồn tại xãhội trong những giai đoạn xã hội nhất định Nên nghiên cứu đời sống tinhthần xã hội không thể tách rời vấn đề này được
Trong đời sống tinh thần cần đặc biệt chú ý đến hoạt động và quan hệtinh thần, chú ý đến vấn đề này, theo các tác giả để tránh được sự nhầm lẫngiữa đời sống tinh thần và tinh thần Thông qua hoạt động và quan hệ tinhthần, để thấy được rằng đó là những hoạt động sống đang diễn ra ở lĩnh vựcđời sống tinh thần của xã hội chứ không phải những hoạt động mang tính chấttinh thần thuần túy Nói đến đời sống tinh thần chúng ta thấy được nó có cơchế vận động riêng của nó, không giống với tinh thần Nên khi nghiên cứu đời
Trang 25sống tinh thần của xã hội chúng ta đặc biệt chú ý đến những vấn đề căn bản
về cấu trúc và nội dung để thấy được quy luật vận động riêng của nó
Thứ ba, các công trình nghiên cứu có liên quan cơ bản đều cho rằng: luật
nhân quả có một vị trí quan trọng trong giáo lý Phật giáo và nó có ảnh hưởngnhất định đến đời sống tinh thần con người Nhiều tác giả còn cho rằng luật nhânquả là một cuộc cách mạng về tâm linh, coi đó là nền tảng của thế giới tâm linh
và vật chất, là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian, khônggian Thông qua sự luận giải luật nhân quả và khái niệm không gian, thời gian;mối quan hệ nhân - duyên - quả; Một số tác giả khẳng định khi hiểu luật nhânquả, con người có thể thay đổi biến cố theo chiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợcầu khẩn thần linh Luật nhân quả đơn giản, nếu muốn có quả lành thì phải tạonhân tốt Chỉ cần hiểu được như vậy, con người sẽ tự biết tu nghiệp, tự phá tangông cùm của sự mê tín và làm chủ cuộc sống của mình Hiểu và hành theo luậtnhân quả sẽ có chìa khóa mở cửa tự do cho cuộc đời và con người hoàn toàn làmchủ được cuộc đời mình, bình thản vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống Nhưvậy, ảnh hưởng của luật nhân quả là hiện hữu trong đời sống tinh thần conngười, có mức độ ảnh hưởng nhất định đến đạo đức, đến đời sống sinh hoạt tínngưỡng một bộ phận nhân dân Sự thâm nhập vào đời sống tinh thần con người
ở góc độ rất tự nhiên, chủ yếu dưới góc độ sức mạnh tôn giáo - Phật giáo Còndưới góc độ triết học, cũng có một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng của nhânsinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống hay là đi vào một phạm trù cụ thể nhưchữ “tâm”…
4.2 Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả nhậnthấy sự ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần còn khoảng trống
đủ lớn để nghiên cứu sinh nghiên cứu, khai thác trong luận án dưới góc độchuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Trang 26Một là, chưa có công trình nào nghiên cứu, luận giải những vấn đề bản
chất, quy luật ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật Giáo đến đờisống tinh thần người Hà Nội hiện nay Do đó, đây là vấn đề cấp thiết về lýluận để tác giả nghiên cứu làm rõ thực chất ảnh hưởng của luật nhân quả đếnđời sống tinh thần người Hà Nội và những đặc điểm quy định sự ảnh hưởng
đó đến đời sống tinh thần người Hà Nội
Hai là, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về tình
hình ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra từ sự ảnh hưởng của luật nhân quảtrong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.Nghiên cứu tình hình trong mối quan hệ có tính hai mặt đó là: ảnh hưởng tíchcực và tiêu cực, chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đếnđời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay Đó là vấn đề cấp thiết để tác giảtiếp tục làm sâu sắc trong luận án
Ba là, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu
nêu trên đã đề ra các yêu cầu và biện pháp để xây dựng đời sống tinh thầncủa người dân từ ảnh hưởng của luật nhân quả
Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, có
hệ thống, chuyên sâu các giải pháp cơ bản phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chếảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinhthần người Hà Nội hiện nay Đây là một trong những nội dung cơ bản, cấpthiết, có giá trị định hướng cho việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnhhưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thầnngười Hà Nội mà tác giả đề tài luận án tập trung giải quyết
Trang 27Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT NHÂN QUẢ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN
ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI HÀ NỘI 1.1 Thực chất ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội
1.1.1 Quan niệm về luật nhân quả trong triết học Phật giáo
Phật giáo được ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI (Tr.CN), ngườisáng lập là Thích Ca Mâu Ni Sự ra đời của Phật giáo bắt nguồn từ nền tảngvăn hóa, xã hội Ấn Độ cổ đại trên 2500 năm trước đây và được xem là mộtcái nôi của nền văn minh loài người Xã hội Ấn Độ cổ đại, ngoài phân chiagiai cấp, còn có sự phân biệt đẳng cấp với nhiều tầng, bậc khác nhau, trong đó
sự thống trị của đạo Bà La Môn là cơ bản Xã hội tồn tại nhiều bất công, mâuthuẫn đan xen với nhau Các cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công rất mạnh
mẽ, nhưng đều thất bại Với khao khát được giải phóng khỏi bất công, sựthống trị, áp bức nhiều tầng bậc trước những thất bại trên hiện thực, người Ấn
Độ đã tìm đến một phương thức khác - phương thức tự giải phóng tinh thầntrong thế giới nội tâm Phật giáo ra đời, phản ánh hiện thực xã hội ấy, đồngthời đáp ứng nhu cầu tinh thần con người lúc đó Sự đón nhận của đông đảoquần chúng đối với giáo lý của tôn giáo này rất sâu sắc và nhanh chóng pháttriển Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà còn là một trường phái triết họckhông chính thống ở Ấn Độ cổ đại Do đó, với sắc thái riêng, Phật giáo đồngthời nhanh chóng lan tỏa ra nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới, đặcbiệt là châu Á, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
Luật nhân quả trong Phật giáo là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữacái phát sinh và hệ quả của chu trình vận động biến đổi vô cùng tận của mọi
sinh vật “Nhân” là nguyên nhân, “Quả” là kết quả Nhân là năng lực phát
Trang 28động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy Nhân và Quả là haitrạng thái tiếp nối nhau vô cùng tận trong chuỗi liên tục Nếu không có Nhânthì không có Quả; Quả tiếp nối của nhân, đồng thời lại trở thành nhân của quảtiếp theo và kéo theo sự vô tận Nó là cái phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng
và được hiểu như tính quy luật và gọi tắt là “luật nhân quả” Tính phổ biếncủa luật nhân quả có trong cả những vật vô tri vô giác như: nước bị lửa đốt thìnóng lên, bị gió thổi thì tạo sóng, bị lạnh thì đóng băng; nắng lâu ngày thìhạn; mưa nhiều thì lũ lụt, gió nhiều thì sinh bão… Nhân quả trong các loàithực vật như: hạt cam sinh ra cây cam, cây cam sinh ra trái cam; hạt ớt sinh racây ớt, cây ớt sinh ra trái ớt… Tổng quát lại, giống ngọt sinh ra trái ngọt,giống chua sinh ra trái chua Giống nào sinh ra trái ấy hay nhân nào quả ấy.Trong các loài động vật cũng không nằm ngoài quy luật sinh tồn do Nhân quả
mà nên: thú sinh con, con lớn lên lại sinh ra thú…
Luật nhân quả được tập trung nhiều nhất vào xã hội con người Đối vớicon người, luật nhân quả chi phối ở hai phương diện: thể chất và tinh thần Vềmặt thể chất: thân tứ đại là do bẩm thụ huyết của cha mẹ và do hoàn cảnhnuôi dưỡng Cha mẹ và hoàn cảnh nuôi dưỡng là nhân, người con trưởngthành là quả và cứ nối tiếp như thế mãi, nhân sinh quả, quả chứa nhân, khôngbao giờ dứt Về mặt tinh thần: những tư tưởng, hành vi trong quá khứ, tạo chocon người những đức tính tốt hay xấu, một nếp sống trong hiện tại Tư tưởng
và hành động quá khứ là nhân; tính tình và nếp sống hiện tại là quả và rồi lạitrở thành nhân để tạo ra những tư tưởng và hành động tiếp theo là quả Cứnhư vậy, hiện thực của con người còn được tiếp nối cả trong kiếp, nghiệp,luân hồi… Nên có thể khái quát luật nhân quả đó chính là: nhân nào quả ấy
Điều thú vị của luật nhân quả qua “duyên” Duyên được hiểu là cácđiều kiện hỗ trợ cho nhân thành quả Luật nhân quả còn thể hiện sự sâu sắchơn ở tư tưởng về: một nhân không thể sinh ra quả mà phải là một tổ hợp
Trang 29nhân, nhiều duyên mới sinh ra quả; trong nhân có quả, trong quả có nhân vàthời gian từ nhân đến quả tiếp diễn nhanh chậm khác nhau
Trong kho tàng Kinh (Sutra), Luật (Vinaya), Luận (Sastra) của Phậtgiáo tạo thành bộ thuyết giáo hoàn chỉnh từ sự ghi chép lời Phật giảng về giáo
lý gọi là Kinh Những giới luật được định ra làm khuôn phép tu tập gọi làLuật cho đến các vấn đề của Phật giáo được luận giải bởi các học giả cao tăngtổng hợp lại thành Luận Trong đó, nhiều nội dung của giáo lý, phạm trù liênquan đến luật Nhân quả như:
Phạm trù nghiệp - nghiệp báo: nghiệp (Karma) có nghĩa là hành động và
phản ứng, quá trình liên tục của nhân và quả Cuộc sống hiện tại là sản phẩmcủa ý nghĩ và hành động của chính con người trong quá khứ và trên ý nghĩa đóthì những hành vi hiện tại sẽ hình thành sự hiện hữu của mình trong tương lai.Nghiệp luôn đi liền với quả báo là sự hiện hữu của nhân quả, quả nhân, nghiệpbáo Con người sống trong mọi điều kiện, hoàn cảnh thì việc tạo nghiệp luôn là
cơ sở để cho nhân quả hình thành Gieo nghiệp tức là gieo nhân và như vậy, ởmột khía cạnh nào đó, nghiệp là nhân, đồng thời là tác nhân để sinh ra quả, và
là quả Chuỗi nhân - quả tạo thành luật và luật ấy tác động đến mọi hoạt độngcủa con người gọi là luật nhân quả
Nghiệp báo là biểu hiện của ứng nghiệp theo đúng luật nhân quả.Nghiệp tạo ra bao giờ cũng đi liền với một lực nhất định, gọi là nghiệp.Nghiệp có sức mạnh lôi kéo, thúc đẩy con người tới những nơi do mình tạo ranhân rồi sau đó phải nhận quả thì gọi là nghiệp lực Báo là đền, đáp, nên khigieo nghiệp tất sẽ có báo Tùy nghiệp con người tạo nên là lành hay dữ; tốthay xấu; thiện hay ác mà quả báo tương ứng gọi là nghiệp báo Nghiệp đượctạo từ thân, khẩu, ý, cho nên quả cũng từ đó mà ra Phật dạy con người muốn
tu tập thì phải làm sao cho cả ba con đường tạo nghiệp đó trong sạch đồnghành với nhau thì ứng nghiệp báo sẽ lành
Trang 30Nghiệp và nghiệp báo được luận giải rất phong phú, dưới nhiều lát cắtkhác nhau Nghiệp được tạo ra từ thân, khẩu, ý Nghiệp bắt nguồn từ sự vôminh tức là “không sáng suốt”, không thấy rõ được thực tướng của vạn vậtdẫn đến lầm lạc, mê đắm và cuối cùng là nghiệp do chính con người tạo ra
Phật giáo chỉ ra con đường nhận thức về nghiệp Khi sinh nghiệp(janaka kamma) cũng là khi nghiệp bắt đầu tiến trình sự sống qua mười haiduyên khởi nghiệp được gìn giữ, duy trì gọi là trì nghiệp (upatthambhakakamma) Trạng thái nghiệp biểu hiện rõ bản chất thiện - ác; xấu - tốt để hiệnhữu trong đời sống con người an vui, hưởng lạc hay khổ đau, bệnh tật Tiếptheo là chướng nghiệp (upapilaka kamma) làm trở ngại nghiệp sinh ra đangduy trì, giống như đặt ra các điều kiện bất lợi để gây ra biến cố làm chuyểnhóa trì nghiệp đi đến đoạn nghiệp (upaghātaka kamma) Đoạn nghiệp tức là
đã tiêu diệt được sinh nghiệp và trì nghiệp Ở thời kỳ đoạn nghiệp cũng có thể
là kết thúc theo đúng chu trình của luật Nhân quả Tuy nhiên, cũng có nhữngnghiệp bị sát nghiệp (upaccheda kamma) xen vào làm gián đoạn sự sống Khichưa đến cuối của đoạn nghiệp thì gọi là sai thời Điều này, phản ánh một cáirất phù hợp với hiện thực đời sống thực của con người nhất là ở thời kỳ tửnghiệp Có nghĩa là hết số để đoạn nghiệp - đúng thời (kālamarana) hay chưahết số vẫn phải đoạn nghiệp - sai thời (akālamarana)
Nghiệp còn được luận giải qua phương diện năng lực, tức biểu hiện ởsức mạnh của nghiệp đưa đến khả năng kết quả tương ứng Nó là cực trọngnghiệp (garuka kamma) Cực trọng nghiệp là loại nghiệp có sức mạnh lớnnhất Do vậy mà nghiệp thiện hay ác, lành hay dữ cũng thể hiện năng lực, sứcmạnh tương ứng Điều quan trọng nhất là quả hiện báo nên con người hoàntoàn có thể nhận thức được chính sức mạnh của nghiệp mà tu tập
Tập quán nghiệp (ācinna kamma) là loại nghiệp được hình thành từ thóiquen tuy không nặng nề, nhưng lại là loại nghiệp nguy hiểm, vì nó được hình
Trang 31thành từ thói quen cố kết tạo nên định lực thâm hậu khiến cho con người khóđoạn nghiệp Tích lũy nghiệp (katattā kamma) là nghiệp được tạo bất thường
do một duyên nào đó thoáng qua, nên nó rất nhẹ, dễ quên Nó có ảnh hưởngkhông nhỏ, bởi có thể tích tụ sinh ra trạng thái tâm lý bất thường Nếu là duyêntốt sẽ tạo nên nghiệp lành, còn duyên xấu sẽ tạo nên nghiệp xấu Cận tử nghiệp(āsanna kamma) là nghiệp được biểu hiện ở trước thời điểm lâm chung, conngười có thể rơi vào hiện tượng tái hiện nghiệp, nghiệp chướng hoặc cảnh giớitái sinh Đây cũng là thời điểm, người đang chuẩn bị ra đi hay người thân cónhững biện pháp tâm lý tác động làm cho quá trình hoàn nghiệp, sám hối đượcdiễn ra tích cực nhất Nó được hiểu như một giải pháp tu tỉnh để mong hóanghiệp, chuyển nghiệp để tác thành quả thiện, quả lành khi lìa xa trần thế Vớicách luận giải trên, cho thấy nó hợp với thực tế cuộc sống, của con người vềcuộc sống, cho nên khá hấp dẫn về mặt nhận thức, tâm lý
Bàn về nghiệp và nghiệp báo, Phật giáo đã chỉ ra cho con người hiểuđược thời gian trả quả là lúc nhân duyên đầy đủ Nó gồm: hiện báo nghiệp(ditthadhamma vedaniya kamma) tức quả ứng ngay trong thời hiện tại Có thể
là quả do nhân từ nghiệp quá khứ Có thể do nghiệp mới đủ duyên để trả quảsinh báo nghiệp (upapajja vedaniya kamma) tức là nghiệp đưa đến kết quảtrong đời tiếp sau Kế tiếp hiện tại chủ yếu là cực trọng nghiệp thuộc sinh báonghiệp Hậu báo nghiệp (aparāpari yavedaiya kamma) là nghiệp mà quả của
nó sẽ đến vào bất kỳ đời nào, còn lại đời tiếp theo mới hiện nghiệp, thì đượctính từ đời thứ ba trở đi, tùy duyên trổ quả Vô hiệu nghiệp (ahosi kamma) lànghiệp mà lực của nó không đủ mạnh để trả quả trong hiện báo, sinh báo, thìhậu báo không còn hiệu lực nữa nên trở thành vô hiệu Ví như hạt muối thảvào cốc nước còn có vị mặn, nhưng khi thả ra hồ thì không còn vị mặn nữanên không có nghĩa gì
Hệ thống giáo lý chặt chẽ, đồ sộ, thâm sâu phản ánh một cách khá đầy
đủ, toàn diện toàn bộ đời sống của con người trong tiến trình lịch sử xã hội
Trang 32Phật giáo đã cho ra đời triết lý sống không nằm ngoài Nhân - duyên - quả vànghiệp Nó là cái căn bản tạo nên bằng thuyết duyên khởi.
Phạm trù duyên - duyên khởi: Ngay từ đầu, Phật giáo đã đặt ra mục đích
giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắcvới phạm trù “duyên” Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo ra thế giới của các
“đấng tối cao”; của “Thượng đế” như vậy, bản thể của thế giới là tồn tại kháchquan Nó là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ, và muôn hình vạntrạng, nhưng lại tuân hành nghiêm ngặt theo luật nhân quả Quá trình giải thích
sự biến hóa vô thường của vạn vật ấy luôn hiện hữu qua duyên để cho nhân tạo
quả Hiểu duyên là mối liên hệ giúp nhân tạo quả, là điều kiện để giúp cho vạn
vật chuyển hóa từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai như chính nghiệp quảtheo Phật giáo Có “mười hai” mối quan hệ nhân duyên cơ bản chi phối sự biến
hóa của vạn vật theo duyên khởi hay duyên sinh trùng trùng.
Giáo lý Duyên khởi được luận giải trong Tương Ưng Bộ Kinh II do Thế Tôn định nghĩa: “Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức,
có danh sắc sinh; do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có thọ sinh; do thọ, có ái sinh; do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do hữu, có sinh sinh; do sinh, có lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sinh, hay toàn bộ khổ uẩn sinh” [153] Thực chất nội dung của giáo lý duyên khởi muốn đưa
con người đi tìm căn nguyên sinh ra nhân để tạo quả được bắt đầu từ Vô minh(Avidyā) tức si mê, ảo kiến, không hiểu biết… khiến con người hành động bấtthiện (akasala) Từ đó tạo điều kiện phát sinh hành (Sankhara) Phát sinh hành
là biểu hiện của những hành động có tác ý và có tính cách đưa đến tái sinhqua thân, khẩu, ý Hiểu Sankhāra tương tự nghiệp, nên hành cũng có tínhthiện, ác, tốt, xấu Xuất phát từ Vô minh dẫn đến hành Cả hai đều thuộc quákhứ nên để có được tái sinh tốt thì bản thân con người phải có tuệ minh sát(Vipassanà) mới thoát khỏi vô minh và không đưa đến tái sinh bất thiện Nó
Trang 33liên quan đến thức (Vinnàna) Thức nối liền quá khứ với hiện tại Thức nốikiếp đã qua đến kiếp là cái hiện tại Không có Thức thì không có chúng sinh.Thức là quả của Hành (Vipàka Vinnàna) Do Thức mà có Danh sắc Thức lànhân cho Danh sắc (Nàma-Rùpa) Thức có nghĩa hội tụ đủ Danh (những yếu
tố thuộc tâm), còn Sắc là hội đủ (yếu tố thuộc về thể xác vật chất) Từ Danh
và sắc hình thành nên Lục căn (Salàyatana) Lục căn biểu hiện ở sáu cơ quancảm giác (mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và ý) để tiếp xúc với vạn vật làm phát sinhxúc (Phassa) Khi tương tác với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác để thọ(Vedanà) hiểu xúc như nhận thức cảm tính Nhờ xúc mà con người tiếp thuđược những tác động từ ngoại cảnh vào làm phát sinh ái (Tanha) Ái là conngười biết yêu, khát vọng, mong muốn, thích thú… Ái được hiểu như là tìnhcảm, cảm xúc, chiếm đoạt cho mình những thứ mình yêu, khát vọng, mongmuốn, thích thú Nội dung này được gọi là thủ (Upàdàna) Thủ đã làm nhâncho hữu (Bhana), tức là mọi ham muốn, khát vọng, yêu thích của con người
đã được hiện hữu, tồn tại và cũng từ đây sinh ra nghiệp Tiến trình khởinghiệp (Hữu) tất phải tái sinh hậu quả dẫn đến sinh (Jàti) Sinh là cái hiện hữuđang tồn tại và có sinh ắt có tử Đến được tử tức là đã theo lẽ sinh tồn là lão
và tử (Jaràarana), già và chết
Sinh - Tử, Tử - Sinh là vòng xoáy liên hồi không ngừng và đó cũng làquy luật của tạo hóa sinh tồn, với tất cả duyên, nghiệp tiếp nối luân hồi nhưmột dòng chảy, không khởi đầu, không kết thúc, luôn chuyển hóa, vận độngtheo không gian và thời gian vô cùng, vô tận Toàn bộ những vấn đề trên phảnánh vạn vật đều chịu chi phối bởi Học thuyết Thập nhị Nhân duyên hay giáo
lý duyên khởi
Lý luận về duyên khởi cũng không nằm ngoài luật nhân quả thì đều do
vô minh sinh hành Vô Minh là nhân, Hành là quả Hành sinh Thức và như vậy,Hành lại là nhân, Thức là quả Thức sinh Danh sắc, Thức lại trở thành nhân và
Trang 34Danh sắc làm quả Cứ như vậy, Danh sắc sinh Lục nhập; Lục sinh Xúc; Xúcsinh Thọ; Thọ sinh Ái; Ái sinh Thủ; Thủ sinh Hữu,; Hữu sinh Sinh; Sinh sinhLão Tử Mọi ưu tư, phiền muộn, khổ đau của con người cũng từ không hiểubiết (Vô minh) mà Hành… Cứ như vậy, vận hành mãi của Thập nhị Nhânduyên mà không nằm ngoài sự chi phối của luật Nhân quả.
Phạm trù Luân hồi: theo chữ Phạn là “Samsāra”có nghĩa là sự chuyển
sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn biến liên tục của những kiếp sống Sự chuyểnsinh liên tục đó được biểu thị bằng hình tượng bánh xe (cakka) và được gọi làbánh xe luân hồi (Samsaracakka) Phật giáo luận giải luân hồi của muôn loàichúng sinh như một “vòng tròn sinh sinh - hóa hóa” của đời sống Vòng tròn
ấy không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và nó cứ quay mãitrong vòng trầm luân của sinh tử khổ đau cho đến khi con người biết tu tập vàđạt đến sự giải thoát Luân hồi tái sinh cũng không nằm ngoài luật nhân quả
và cũng từ Nghiệp mà nên
Trong vũ trụ vạn vật từ nhỏ như hạt bụi đến lớn như quả địa cầu đều cóluân hồi như: Đất, Nước, Lửa, Gió, Cảnh giới cho đến luân hồi của conngười Thậm chí phần thân; phần tinh thần của con người cũng theo luân hồi
Nó được diễn tả qua Đất Luân hồi Tùy theo vòng luân chuyển dài hay ngắn
mà từ đất được con người đã nhào nặn thành cái bình, cái bát… Qua quá trình
sử dụng, rồi đến vỡ lại tan vào thành cát bụi và trở lại trạng thái đất cát nhưngkhông hoàn toàn giống ban đầu Qua nhiều lần thay đổi hình dạng vì nhânduyên này hay nhân duyên khác cuối cùng cũng về trạng thái đất Đó là vòngluân hồi của đất Khi luận giải về thân xác con người cũng do “tứ đại” là: đất,nước, gió, lửa tạo nên Cả bốn yếu tố này đều có luân hồi và thân xác conngười không nằm ngoài luật luân hồi chi phối Con người còn có phần tinhthần thuộc về thọ, tưởng, hành, thức Nó chịu sự quy định của nghiệp nên quátrình luân hồi cũng còn tùy thuộc vào cảnh giới mà xoay vần trong lục đạo(sáu đường) đến khi nào giác ngộ, tu tập được mới mong giải thoát Sáu con
Trang 35đường tương ứng với sáu cảnh giới là: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A Tu La,Loài người và Cõi Trời Cách luận giải đó làm rõ tính quy định của luật Nhânquả có vai trò quan trọng trong giáo lý nhà Phật.
Phạm trù Kiếp (Kalpa): là cách gọi theo đơn vị thời gian của Ấn Độ cổ
đại Nó dùng đề chỉ một thời gian dài đối lập với Sátna (Ktana) Sátna (Ktana)chỉ một thời gian ngắn Từ “Kiếp” được dùng để chỉ khoảng thời gian dài củathế giới sa hà, nơi con người hiện hữu Trong Kinh Phật chia làm ba cấp:Kiếp nhỏ (tiểu kiếp); Kiếp trung bình (trung kiếp); Kiếp lớn (đại kiếp) Kiếptuân thủ theo luật: Thành, Trụ, Hoại, Không liên tục, luân hồi như nhân quả.Trong nhận thức của con người ứng dụng vào thực tế thì Kiếp được ứng vớiđời người Đời người dài ngắn cũng khác nhau; sướng, khổ, buồn, vui cũngkhác nhau và không tách rời luật Nhân quả
Phạm trù về Tứ diệu đế (Bốn Chân lý thánh): bao gồm Khổ đế, Tập đế,
Diệt đế và Đạo đế Đây là sự khái quát về mọi nỗi khổ đau, phiền muộn trongcuộc đời của con người Bể trầm luân ấy có biết bao nỗi khổ đau, bắt buộc conngười đi tìm nguyên nhân của mọi nỗi khổ đau đó Tất cả cái khổ của con ngườiđều do nguyên nhân: tham, sân, si Qua tham, sân, si định hướng cho con ngườitìm ra con đường giải thoát, đồng thời phải thấu hiểu thập nhị nhân duyên mà tutập để diệt khổ theo tám nguyên tắc (bát chính đạo) tất sẽ thành công
Tiếp cận và luận giải nội dung cơ bản và những vấn đề liên quan đếnluật nhân quả trong triết học Phật giáo có thể khái quát những nội dung thuộctriết học như sau:
Về thế giới quan, trong luật nhân quả thể hiện sự hỗn hợp giữa duy vật
và duy tâm Mặc dù luật nhân quả bàn nhiều về con người, tâm linh, đặc biệtgiải thích nỗi khổ; nguyên nhân - kết quả của cái khổ, nhưng ở đó dấu ấn duyvật nhiều hơn duy tâm Tính duy vật thể hiện trong sự xuất phát điểm cho toàn
bộ luật sinh thành, phát triển, chết đi của con người từ những tiền đề vật chất.Những dấu ấn duy tâm biểu hiện ở tiền kiếp, kiếp trước Điều này phản ánh sự
Trang 36bế tắc khi thực tiễn đấu tranh giải phóng khỏi áp bức trên hiện thực bị thất bại.
Có thể hiểu là lúc đầu người Ấn Độ cổ đại đã đi từ nguyên nhân hiện thực đểtiến hành đấu tranh chống áp bức, bất công và bị thất bại lớn, làm cho họkhông tin vào nguyên nhân hiện thực, mà đi tìm nguyên nhân khác Lẽ ra tiếptục phát triển nguyên nhân từ hiện thực lên thì họ lại nhụt chí và lảng tránh vàolĩnh vực tiền kiếp, làm cho thế giới quan duy vật lại đượm màu duy tâm
Về phương pháp luận, luật nhân quả thể hiện một tư duy biện chứng
sâu sắc, thậm chí còn rất “huyền diệu” mà thời cổ đại ít có học thuyết triết họcnào vượt qua Mặc dù, vẫn còn ẩn chứa những khía cạnh của siêu hình, như
“luân hồi, nhân quả có tính vòng tròn”, nhưng đã có nhiều hạt nhân về tinhthần biện chứng duy vật sâu sắc Về mối liên hệ “phổ biến” được thể hiệntrình độ khá cao Mỗi một kết quả do nhiều nguyên nhân, thậm chí còn kháiquát ở “Thập nhị nhân duyên” Khái quát này cũng có dấu ấn siêu hình (cốđịnh ở 12), nhưng rõ ràng đã thể hiện một tư duy biện chứng rất điển hình,sâu sắc Một thành tựu đáng ghi nhận trong luật nhân quả là quan niệm về
“duyên” Điều đó cho thấy, tư tưởng biện chứng của luật nhân quả đã baoquát nhân tất yếu ra quả, nhưng còn phải có duyên và duyên được hiểu như
“điều kiện” của quá trình này Đây là nội dung thể hiện trình độ phản ánh biệnchứng của quan hệ nhân quả rất cao và có giá trị trong tư tưởng triết học Phậtgiáo Tư tưởng về “vô thường” có thể được hiểu là đỉnh cao của biện chứng
về vận động Ở đó cho thấy, luật nhân quả thể hiện một tư tưởng vận độngbiện chứng rất cao Dưới góc nhìn của Phật giáo nói chung và luật nhân quảnói riêng thì không có sự vật hiện tượng nào của thế giới là bất biến, cố định
và tất cả trong vòng luân hồi, trùng trùng vô tận Tính chất chu kỳ của quátrình vận động trong nhân quả đã cho thấy những dấu hiệu của tính chấtquanh co của phát triển Trong cái hợp lý ấy cũng thể hiện hạn chế nhất định.Trong cái hạn chế, lại ẩn chứa tính hợp lý là: có thể vượt ra khỏi cái vòng
Trang 37quay có tính quy định của luân hồi Hơn thế, luật nhân quả còn thể hiện mốiliên hệ chặt chẽ nguyên nhân nỗi khổ khi khái quát con đường, cách thức vượtqua cái khổ để đến hạnh phúc qua lý thuyết về bát chính đạo
Về nhận thức luận, Phật giáo nói chung và luật nhân quả nói riêng thể
hiện rõ một tư tưởng về bản chất và vai trò của nhận thức biểu hiện ở trongcái hợp lý ấy, luật nhân quả lại thể hiện hạn chế là hướng tập trung vào nhậnthức cái khổ, nguyên nhân của cái khổ và con đường thoát khỏi cái khổ Mụcđích của nhận thức thể hiện tính nhân đạo, nhân văn, nhưng nếu nhận thứccon đường thoát khổ như quan niệm của Phật giáo thì khó có thể giúp conngười thực hiện được mục đích
Về nhân sinh quan, luật nhân quả trong triết học Phật giáo thể hiện một
tư tưởng có giá trị về nhân sinh quan sâu sắc Mặc dù có những hạn chế về conngười, đời sống con người có tính tiêu cực, quy vào cái khổ, nhưng thể hiệnmột tinh thần cách mạng, tiến bộ rất lớn Tinh thần về chống bất bình đẳng, bấtcông trong xã hội rất lớn Đó là sự phản kháng xã hội hiện thực áp bức, bấtcông, nô dịch, nhiều đẳng cấp, giai cấp và khát vọng vươn tới bình đẳng, sựgiải phóng có tính đại chúng rất cao Dù sao, luật nhân quả cũng đã thể hiện sự
cố tìm ra con đường giải thoát và chừng mực nào đó cũng đã góp phần giảiphóng con người ở mặt tinh thần trước sự quẫn bách hiện thực Trong cái hợp
lý ấy cũng cho thấy hạn chế rằng con đường ấy không thể thực hiện mục đích
cơ bản trong hiện thực Đặc biệt, luật nhân quả cũng đã thể hiện một học thuyết
có giá trị lớn về mặt đạo đức, nhân sinh quan là hướng thiện cho con người Vìthế luật nhân quả ở mặt nhân sinh quan cũng có sự lẫn lộn giữa tính nhân đạo,nhân văn, thiện với những hạn chế, tiêu cực
Về chính trị xã hội, luật nhân quả cũng thể hiện tính chất hai mặt tích
cực và tiêu cực trong lĩnh vực chính trị - xã hội Mặt tích cực là phản ánh ápbức, bất công Mặt tiêu cực là định hướng con người thui chột đấu tranh trong
Trang 38hiện thực, hướng con người đến giải phóng tâm lý, tư tưởng có tính nội tâm,không cải biến hiện thực bằng hành động thực tiễn cách mạng.
Những nội dung tư tưởng triết học Phật giáo trên đã phản ánh đúng mâuthuẫn hiện thực xã hội bất công; đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người tronglúc quẫn bách, không có đường ra; phù hợp với tâm lý của những con ngườicùng cảnh ngộ bị áp bức và nhanh chóng mở rộng phạm vi ảnh hưởng khôngchỉ đối với toàn bộ dân chúng Ấn Độ cổ đại, mà còn vượt biên giới đến cácnước khác, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
1.1.2 Quan niệm về đời sống tinh thần của người Hà Nội
Theo Từ điển Tiếng Việt đời sống được hiểu theo hai nghĩa: một là, thời gian sống trên đời; hai là, cách sống, cách sinh hoạt của con người Còn
theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam [151, tr.365] đưa ra bốn cách hiểu về đờisống, đó là: tình trạng tồn tại của sự vật; sự hoạt động của người ta trong từnglĩnh vực; phương tiện để sống; lối sống của cá nhân hay tập thể Theo đó, đờisống xã hội được hiểu là tổng hợp các hoạt động sống của con người hay mộtnhóm người và nó được phản ánh qua lối sống, điều kiện sống, cách thức laođộng sản xuất, sinh hoạt của họ Đời sống xã hội gắn liền với các hoạt độngsản xuất vật chất, sản xuất tinh thần có tính mục đích, có ý thức và tính xã hội
rõ rệt của con người, cộng đồng người, một trong những nét đặc trưng phânbiệt đời sống xã hội với đời sống của các loài vật
Cùng với sự phát triển của lịch sử, đời sống xã hội ngày càng trở nênphong phú, đa dạng tương ứng với trình độ phát triển và những hình thức hoạtđộng vật chất của con người và xã hội Đời sống xã hội biểu hiện ra một cách
cụ thể trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, giữa chúng thườngkhông thuần nhất mà có sự tác động qua lại, đan xen với nhau
Theo quan điểm duy vật lịch sử, trên bình diện chung đời sống xã hộigồm hai phương diện cơ bản: đời sống vật chất và đời sống tinh thần Đây
là hai hình thức cơ bản nhất của hoạt động sống của con người, chúng có
Trang 39quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đời sống vật chất quyết định đờisống tinh thần, còn đời sống tinh thần có tính độc lập tương đối tác độngđến đời sống vật chất
Đời sống vật chất được quyết định trực tiếp bởi phương thức sảnxuất, gắn với các điều kiện và trình độ phát triển của nền sản xuất vật chấtcủa xã hội; các quy luật kinh tế khách quan của xã hội trong sự tồn tại, pháttriển Đời sống tinh thần là một bộ phận cấu thành đời sống xã hội, nókhông chỉ phản ánh đời sống vật chất trên phương diện tinh thần, mà còn
có tính độc lập tương đối, tác động đến đời sống vật chất của xã hội và nó
có quy luật vận động nội tại riêng Sự tác động qua lại giữa tính chất, mốiliên hệ xã hội và sự phản ánh của hoạt động tinh thần đã làm xuất hiện đờisống tinh thần của con người và xã hội trong một chỉnh thể toàn vẹn cácquá trình hoạt động Đời sống tinh thần mang tính lịch sử - xã hội, có bảnchất là sự phản ánh các quá trình vật chất, hoạt động vật chất một cách tíchcực, năng động, sáng tạo của con người “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái
gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổitheo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờcũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [103, tr.625]
Tiếp cận đời sống tinh thần xã hội ở góc độ triết học với tính cách làmột mặt phản ánh đời sống vật chất, đồng thời với tính cách là một thựcthể xã hội - thực thể tinh thần Kết cấu đời sống tinh thần được hiểu theochiều dọc thành những cấp độ và theo chiều ngang thành những mặt cụ thể.Đời sống tinh thần của con người và xã hội luôn tồn tại trong nối quan hệvới tính liên tục về thời gian và tính rộng lớn về không gian Với cách tiếp
cận đó, theo tác giả đời sống tinh thần được hiểu là một hiện tượng xã hội,
gồm toàn bộ những quá trình, các hoạt động của con người và xã hội mang ý nghĩa về mặt tinh thần; phản ánh đời sống vật chất của xã hội và
Trang 40bị quy định bởi đời sống vật chất ấy trong từng giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
Với cách hiểu đó cấu trúc đời sống tinh thần của xã hội bao gồm cácyếu tố trong mối quan hệ biện chứng với nhau đó là: mặt tinh thần (ý thức
xã hội) nó phản ánh đời sống tinh thần của cả xã hội đó; mặt hoạt động(hoạt động tinh thần của cá nhân, cộng đồng) thể hiện các hoạt động tinhthần của các thành viên trong xã hội đó và của cả cộng đồng của xã hội;mặt điều kiện vật chất đảm bảo hoạt động tinh thần của con người, cónghĩa là mọi hoạt động tinh thần của con người đều dựa trên nền tảng kinh
tế - xã hội mà họ đang sống Thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần của
xã hội, nhận thấy rằng đời sống tinh thần là những hoạt động sống đangdiễn ra ở lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội đó, hoàn toàn không phải làhoạt động tinh thần thuần túy
Tiếp cận đời sống tinh thần người Hà Nội trong quan hệ với đờisống tinh thần xã hội nói chung, đồng thời có những sắc thái riêng Theo
đó, tác giả quan niệm: đời sống tinh thần của người Hà Nội là tổng thể
những mặt, yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần phản ánh đời sống vật chất của cộng đồng người Hà Nội, được hình thành, phát triển thống nhất với quá trình lịch sử Thăng Long - Hà Nội đến nay.
Đời sống tinh thần người Hà Nội là một bộ phận thuộc đời sống tinhthần xã hội Việt Nam Nó vừa mang đặc trưng của đời sống tinh thần xãhội Việt Nam, vừa thể hiện sắc thái riêng của cộng đồng người thuộc địadanh kinh đô người Việt Với tính cách là một bộ phận của đời sống tinhthần xã hội, đời sống tinh thần người Hà Nội cũng có đầy đủ những nộidung, giá trị, đặc trưng của cái chung đời sống tinh thần xã hội Việt Nam
Ở phương diện cái chung của con người Việt thì đời sống tinh thần người
Hà Nội cũng phản ánh lịch sử hình thành, phát triển dân tộc với quá trình