1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của triết học phật giáo đến đời sống tinh thần của người việt

24 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • KHOA …

Nội dung

Phương Đông khu vực được xem là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại, nơi đã hình thành nên nhiều học thuyết triết học từ thời cổ đại mà tinh hoa của nó vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay và ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. Phật giáo là một trong những học thuyết triết học đó. Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, nhỡn bề ngoài nó chỉ bàn về nhân sinh, nhưng để cho những quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững chắc, trải dài hơn 2500 năm, phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vô cùng sâu sắc. Phật giáo đó đến với người Việt Nam từ rất lâu đời, vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ I do bản chất từ bi , hỷ xả , đạo Phật đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và bám rễ vững chắc trên mảnh đất này.

Trang 1

KHOA …



TIỂU LUẬN

Chủ đề: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH

THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT

Họ tên học viên:……….

Lớp:……….,

– 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

I NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 2

1.1 Vài nét về sự ra đời và tồn tại của Phật giáo 21.2 Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo 5

II SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT 12

2.2 Sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến đời sống tinh thầncủa người Việt 142.2.1 Sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến thế giới quan củangười Việt 142.2.2 Sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến nhân sinh quancủa người Việt 162.2.3 Sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến phương pháp tưduy của người Việt 172.2.4 Sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến quan niệm đạođức của người Việt 19

Trang 3

DẪN NHẬP 1.1 Lý do chọn đề tài

Phương Đông - khu vực được xem là một trong những trung tâm vănminh lớn của nhân loại, nơi đã hình thành nên nhiều học thuyết triết học từ thời

cổ đại mà tinh hoa của nó vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay và ảnh hưởngkhông nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta Phật giáo làmột trong những học thuyết triết học đó

Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát khỏi nỗi khổ muôn đời, vớicứu cánh là giải thoát, nhỡn bề ngoài nó chỉ bàn về nhân sinh, nhưng để chonhững quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững chắc, trải dài hơn 2500năm, phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vô cùng sâu sắc.Phật giáo đó đến với người Việt Nam từ rất lâu đời, vào khoảng nửa cuối thế kỷthứ I do bản chất từ bi , hỷ xả , đạo Phật đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng vàbám rễ vững chắc trên mảnh đất này

Từ khi vào Việt Nam, đạo Phật đó có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinhthần của người Việt Bởi vỡ các triết lý nhà Phật xuất phát từ tâm tư và nguyệnvọng của người dân lao động, nên số người theo đạo Phật tăng lên rất nhanhtheo thời gian Trong thời đại ngày nay, Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khácđang có nhiều vấn đề đặt ra trong mối quan hệ nội sinh, cũng như các quan hệđối ngoại giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với Nhà Nước Nhà nước đó banhành nhiều chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo, nhằm thực hiện phương

châm “tốt đời đẹp đạo” Do vậy, nghiên cứu vấn đề “Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp tổng hợp các phươngpháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt làlôgic và phân tích, tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn để thực hiện đề tài

Trang 4

Người sáng lập Phật giáo là Tất Đạt Đa (Siddhartha), họ Cồ Đàm(Gautama), lấy hiệu là Buddha (Phật), thường được gọi là Thích Ca Mâu Ni(Sakyamuni - nghĩa là nhà hiền triết của xứ “Sakya” - đây là tên do học trò tônxưng sau khi Tất Đạt Đa đắc đạo), con của vua Tịnh Phạn Vương (Suddhodana)

và hoàng hậu Đại Ma Già (Mayaba) Đức Phật được sinh ra trong vườn Lâm Tì

Ni (Lumbini) vào năm 623 TrCN ở kinh thành nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu ngày nay thuộc một phần miền Nam của nuớc Nêpan và một phần Đông Bắc củanước Ấn Độ) Tất Đạt Đa rất chăm chỉ, siêng năng học tập và đạt đến độ văn võtoàn tài, năm 19 tuổi kết hôn với Da Du Đà La (Yasodhara) và sinh ra La Hầu

-La (Rahula) Năm 29 tuổi, Ngài xuất gia đi cầu đạo nhân sinh và đến năm 35tuổi thì Ngài đắc đạo Ngài nhập Niết Bàn (tịch diệt - mất) tại Câu Thi Na Ca(Kusinagara) vào năm 544 tr.CN (các tín đồ Phật giáo thống nhất lấy năm 544tr.CN làm năm mở đầu của kỷ nguyên Phật giáo, năm 2007 là năm 2551 Phậtlịch) [1, tr.189]

Khi mới xuất gia, Tất Đạt Đa cùng với các tu sĩ Bà La Môn giáo như

A-ra-la Ca-A-ra-la-ma (AraA-ra-la KaA-ra-lama), Uất-đà-ca La-ma-tử (Udrka Ramaputta) vào núiTuyết Sơn ngồi thiền tu khổ hạnh Sau sáu năm ngồi thiền không hiệu quả, Ngàiquyết định rời núi Tuyết Sơn, xuống tắm rửa sạch sẽ ở sông Ni Liên Thuyền Na(Nairanjana), uống một bát sữa bò của cô Nan Đà (Nanda) dâng, rồi đến phátnguyện nhập thiền dưới cây pippala (ngày nay gọi là cây bồ đề) tại Già Da(Gaya) Sau 49 ngày (7 x 7), vào lúc nửa đêm, Ngài đại giác và trở thành Phật(hiện nay, nơi Tất Đạt Đa đại giác được gọi là “Bồ Đề đạo trường” và là thánhđịa Phật giáo, thuộc đất Nêpan)

Việc từ bỏ ngồi thiền của Đức Phật ở núi Tuyết Sơn chính là hành vi chối

bỏ học thuyết của Bà La Môn giáo (ngày nay trên Phật điện trong các chùa cóhình tượng núi Tuyết Sơn là để nhắc lại bước đi tu hành thất bại chứ không phải

là nơi đắc đạo của Đức Phật), hơn nữa, tư tưởng phát hiện của Ngài là “diệt”hoàn toàn trái với tư tưởng “sinh” của Bà La Môn giáo; cho nên, thể theo lờikhuyên của Phạm Thiên và Đế Thích, Ngài quyết định trực tiếp tham gia truyềngiáo Trong lần thuyết pháp thứ nhất tại Vườn Hươu (Mrgavana -Lộc Uyển) gầnthành Ba La Nại (Benares), Ngài truyền đạo cho 5 đồ đệ (sau này được gọi làNgũ tỳ kheo), 5 đồ đệ này đã từng cùng Ngài ngồi thiền tu khổ hạnh ở núi TuyếtSơn là: A Nhã Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinia), A Thấp Bà (Asvajit - AThuyết Nhị - Mã Thắng), Bạt Đề (Bhadrika), Ma Ha Nam (Mahanamakulita -

Trang 5

Ma Ha Nam Câu Lợi), Thập Lực Ca Diếp (Dasabalakasyapa) Tiếp theo sau đó,Ngài thu nạp và truyền đạo cho rất nhiều đệ tử, trong số đó có nhiều người đãtừng là tu sĩ Bà La Môn giáo nổi tiếng thời bấy giờ, cũng trong giai đoạn này đãxuất hiện 10 đệ tử nổi tiếng (Thập đại đệ tử), thường gặp trong các kinh là: Ma

Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa), Xá Lợi Phất (Sariputra), Mục Kiền Liên(Mahamaudgalyayana), Tu Bồ Đề (Subhuti), Phú Lâu Na (Purna), Ma Ha CaChiên Diên (Maha Katyayana), A Na Luật (Aniruddha), Ưu Bà Ly (Upali), ANan Đà (Ananda) và La Hầu La (Rahula)

Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, do các đồ đệ nhận thức giáo lý của Ngàikhông thống nhất nên đã diễn ra 4 lần kiết tập để chỉnh lý thống nhất

Lần kiết tập thứ nhất tiến hành ngay sau khi Phật tịch diệt, được tổ chức tạihang Thất Diệp trong thành Vương Xá (Rajagriha), có 500 tỳ kheo tham dự, doThập Lực Ca Diếp chủ trì Phần “Pháp” do A Nan Đà giới thiệu, sau này là cơ

sở của “Kinh Tạng”; phần “Giới” do Ưu Bà Ly giới thiệu, sau này là cơ sở của

“Luật Tạng” Trong lần kiết tập này, có một số Tỳ kheo tụ tập tại vườn TrúcLâm ngoại thành Vương Xá tuyên bố không đồng ý với nội dung kiết tập, sựkiện này cho thấy mầm phân liệt trong nội bộ của Phật giáo đã bộc lộ

Lần kiết tập thứ hai được tổ chức sau lần kiết tập thứ nhất khoảng 100 nămtại thành Phệ Xá Lỵ (Vesali), có 700 Tỳ kheo tham dự, do Da Xá chủ trì Nộidung là thảo luận các vấn đề do giáo đoàn đông Ấn Độ nêu ra và đề nghị nớirộng giới luật, cho phép các Tỳ kheo ăn uống, cư trú, toạ cụ thoải mái hơn, đặcbiệt là việc cho phép các Tỳ kheo nhận giữ và súc tích tiền bạc Sau lần kiết tậpnày, Phật giáo đã chia làm hai phái: Đại chúng bộ (Đại thừa) và Thượng toạ bộ(Tiểu thừa) [2, tr.190]

Lần kiết tập thứ ba được tổ chức sau lần kiết tập thứ hai khoảng 100 năm(khoảng năm 246 TrCN) tại thành Hoa Thị (Pataliputra), có 1.000 Tỳ kheo tham

dự, do vua A Dục đề xuất và Mục Kiền Liên Tử Đế Tu chủ trì Nội dung là phêphán ngoại đạo và quyết định truyền bá Phật giáo đến Srilanka cũng như các

nước thuộc Nam Á, dẫn đến hình thành Tam Tạng Pali (Kinh Tam Tạng được

viết bằng tiếng Pali, trước đó chỉ viết bằng tiếng Sanskrit)

Lần kiết tập thứ tư được tiến hành tại vùng Ca Thấp Di La (nay thuộcCatsơmia) vào thế kỷ 1 sau công nguyên theo sự đề xuất của vua Ca Nhị Sắc Ca(Kaniska), có 500 A La Hán tham dự, do Thế Hữu chủ trì Lần kiết tập này chủyếu để luận giải Kinh Tam Tạng, cả thảy 300.000 tụng với 6.600.000 câu Vua

Ca Nhị Sắc Ca đã cho khắc nội dung trên lên các tấm đồng, ròng rã 12 năm mớixong (hiện nay các tấm đồng này đã mất)

Còn có tư liệu cho rằng, lần kiết tập thứ tư được tổ chức đúng 500 năm saukhi Phật tịch diệt (năm 44 thuộc thế kỷ 1 tr.CN) tại Kê Tân (tây bắc Ấn Độ ngàynay), có 500 A La Hán và 500 Bồ Tát tham dự, do Ca Chiên Diên Tử chủ trì.Sau đó Mã Minh chấp bút biên soạn A Tì Đạt Ma Tì Bà Sa có đến 1.000.000tụng [3, tr.209]

Trang 6

Một tư liệu khác lại cho rằng, lần kiết tập thứ tư được tổ chức tại Srilankadưới triều vua Phạt Đa Ca Ma Ni A Ba Da (Vattagamani Abhaya) vào thế kỷ 1tr.CN, có 500 Tỳ kheo tham dự, mục đích là biên soạn Tam Tạng Pali.

Như vậy, riêng lần kiết tập thứ tư đã có nhiều tư liệu không thống nhất vềthời gian tổ chức, về người chủ trì và về nội dung kiết tập Điều đáng quan tâm

là qua các lần kiết tập đã cho thấy rằng, nhận thức của các Đại sư về giáo lý nhàPhật có sự khác nhau, cho nên nội dung Tam Tạng Pali không hoàn toàn thốngnhất với Tam Tạng Sanskrit cũng là điều đương nhiên Nhiều nhà nghiên cứucòn cho rằng, nội dung Tam Tạng Pali chính thống hơn Tam Tạng Sanskrit, vìthế họ thường viện dẫn văn bản Tam Tạng Pali để nghiên cứu về Phật giáonguyên thuỷ (còn được gọi là Phật giáo sơ kỳ); thậm chí có người còn cho rằngPhật giáo nguyên thuỷ hoàn toàn đồng nhất với Phật giáo Tiểu thừa

Sau các lần kiết tập này, Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ sang các nướcphương Đông như đã nêu trên Do chịu sự chi phối của văn hoá bản địa mà Phậtgiáo ở các nước này, bên cạnh những điểm chung, còn có những nét khác biệt.Ngay khi mới ra đời, Phật giáo phát triển rất thịnh vượng, số người theođạo Phật tăng lên rất nhanh Dưới thời vua Axôka (273-237 TrCN) đạo Phật trởthành quốc giáo ở Ấn Độ Trong thời kỳ này, giáo lý đạo Phật, Kinh phật và các

tổ chức Phật giáo đã được hình thành Năm 253 TrCN, một Đại hội Phật giáolần đầu tiên được triệu tập tại Pataliputơra Vào thế klỷ III TrCN, đạo Phật đãđược truyền bá rộng rãi sang Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Inđônêsia…

Bước vào chế độ Phong kiến, Phật giáo ở Ấn Độ cũng có nhiều biếnchuyển Con đường tu hành khổ hạnh mà Phật giáo chủ trương từ trước khônglôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân Để thích ứng với hoàn cảnh xã hộimới, Phật giáo đã có nhiều biến đổi Nội bộ Phật giáo bị phân hoá ra làm haigiáo phái: Đại Thừa và Tiểu Thừa “Thừa” nghĩa là cỗ xe chở người ra khỏi kiếpluân hồi Phái Đại Thừa chủ trương mở rộng cửa, tiếp nhận vào tổ chức Giáo hộitất cả những ai đồng ý với nguyên lý cơ bản của đạo Phật và tích cực truyền báPhật giáo, kể cả phụ nữ, họ phê phán các khuynh hướng và trường phái bảo thủTiểu Thừa Phái Đại Thừa thờ cái toàn thể, gồm cả vật chất lẫn tinh thần Toànthể ấy bất động thì hồn nhiên như không, nhất động thì sinh ra vạn vật; phần tinhhoa nhất trong vạn vật là một hạng người rất siêu việt, rất hoàn hảo, rất thanhtịnh, rất sáng suốt, được gọi là Phật Phật không phải là người như người đời.Phật là người tuyệt đối Phật Thích Ca là một vị trong muôn vàn vị Phật khác.Phái Đại Thừa chủ yếu thờ Phật A Di Đà (tín ngưỡng tịnh độ), tức là tin vào cõiTây Phương cực lạc và tin có Phật A Di Đà, đồng thời thờ Phật Quan Thế Âm -

vị Bồ Tát có chức năng dẫn dắt chúng sinh về Tây Phương cực lạc [4, tr.82]

A Di Đà và Quan Âm Bồ Tát là hai vị Phật được tưởng tượng ra, không cóthật nhưng lại được thờ chính tại các chùa ở Á Đông, còn Phật Thích Ca thì cóthật mà lại được thờ phụ Phật giáo Đại Thừa không những chủ trương chúngsanh bình đẳng mà còn nhấn mạnh lý tưởng của Bồ Tát, hy sinh tất cả vì chúngsinh Các vị Bồ Tát không quản ngại những khó khăn về sự khác biệt của ngônngữ, phong tục, tập quán, đã đặt lên trên hết mục đích cao cả “chúng sanh vô

Trang 7

biên thệ nguyện độ”, nghĩa là giải thoát cho vô biên, vô lượng chúng sinh,không kể xiết, không phân biệt dân tộc và quốc độ Với sự xuất hiện của pháiĐại Thừa, Phật giáo có một bước phát triển mới, vượt ra khỏi biên giới Ấn Độ.Phái Đại Thừa phát triển rất mạnh ở Miền Bắc Ấn Độ rồi tuyền qua Tây Tạng(Trung Quốc), Nhật Bản, Miền Bắc Việt Nam… Phái Đại Thừa chủ trươngkhông nhất thiết phải tu hành khổ hạnh.

Phái Tiểu Thừa (cỗ xe nhỏ) chủ trương giữ nguyên tính chất nguyên thuỷcủa đạo Phật, phải tu hành khổ hạnh, mục đích cuối cùng là thoát tục PháiTiểu Thừa phát triển rất mạnh ở Miền Nam Ấn Độ rồi tuyền qua các nướcXrilanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Miền Nam Việt Nam Phậtgiáo Tiểu Thừa còn được gọi là Phật giáo Nam Phương hay Phật giáo Pali.(do Kinh Phật được ghi bằng tiếng Pali và được dịch sang tiếng của các nướcnày từ tiếng Pali)

Năm 1193, những người Hồi giáo với tư tưởng “Thánh chiến” đã tàn sát tín

đồ Phật giáo Ấn Độ, phá huỷ các tu viện (sử sách xưa đã chép lại rằng trong thời

kỳ này có tu viện cháy đến 6 tháng mới dập tắt) Phật giáo đã bị tiêu diệt chínhngay trên đất Ấn Độ, nơi khai sinh ra nó; song thực ra, Phật giáo đã bắt đầu suyvong ở đây ngay từ thế kỷ IX Tư tưởng Triết học Phật giáo dưới hình thái ýthức xã hội là tôn giáo đã từ Ấn Độ truyền bá ra các nước chung quanh và đã trởthành hệ thống tôn giáo - triết học thế giới, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinhthần và lịch sử văn hoá của nhiều nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam.Tóm lại: Kinh Phật nói riêng, lý luận nhà Phật nói chung là thành quả tưtưởng của nhiều thế hệ Đại sư hữu danh và vô danh trải qua quá trình tồn tại vàphát triển của Phật giáo chứ không phải chỉ riêng của Thích Ca Mâu Ni, mặc dùhầu hết các kinh Phật đều mở đầu bằng sự giới thiệu Thích Ca Mâu Ni đã thuyếtpháp giảng kinh này ở đâu và với ai

Cũng như nhiều trường phái tư tưởng khác ở Ấn Độ, Phật giáo có sự thốngnhất của hai tư cách: tư cách là một tôn giáo và tư cách là một hệ tư tưởng triếthọc Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến tư cách hệ tư tưởng triếthọc của Phật giáo mà thôi

1.2 Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo

Kinh điển triết học Phật giáo rất đồ sộ, gồm ba bộ phận: Kinh tạng (chépnhững điều Phật đã thuyết pháp và được học trò ghi lại), Luật tạng (chép cácgiới luật, các nguyên tắc xây dựng cộng đồng Phật giáo mà các giáo đoàn Phậtgiáo phải tuân theo) và Luận tạng (chép các nội dung luận giải về giáo lý nhàPhật của các học giả, cao tăng Phật giáo đời sau) Kinh tạng, Luật tạng và Luậttạng được gọi chung là Tam Tạng kinh (phái Đại thừa dịch kinh gốc từ TamTạng Sanskrit, phái Tiểu thừa dịch kinh gốc từ Tam Tạng Pali)

Xuất phát từ quan niệm cho rằng cuộc đời của mỗi con người đều là “bểkhổ”, nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển, nên mục đích cuối cùngcủa Phật là tìm con đường giải thoát (Moksa) nhằm cứu vớt chúng sinh ra khỏi

bể khổ triền miên của vòng luân hồi bất tận Cứu khổ, cứu nạn và giải thoát nỗikhổ đau của nhân loại nơi trần thế là nội dung chủ yếu và là mục đích chính của

Trang 8

học thuyết triết học Phật giáo Điều này được thể hiện qua câu nói của đức

Phật: “Này các đệ tử, ta nói cho mà biết, trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra

và lý giải về nỗi khổ đau và giải thoát khỏi nỗi khổ đau, cũng như nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là vị giải thoát” [8, tr.310].

Nhìn chung, xét theo bản chất và mục đích, Phật giáo chú trọng giải quyếtnhững vấn đề thuộc nhân sinh quan - tức là quan niệm về cuộc sống của conngười với tư cách là một “chúng sinh” hiện hữu trên cõi trần gian Thế nhưng,những vấn đề nhân sinh quan Phật giáo lại không thể tách rời với những vấn đềthuộc thế giới quan triết học của học thuyết này Trong khi luận giải những vấn

đề thuộc thế giới quan và nhân sinh quan triết học, Phật giáo đã đề cập tới nhiềunội dung thuộc phạm vi của phép biện chứng - với tư cách là học thuyết triết học

về mối liên hệ phổ biến và sự vận động biến đổi của thế giới

Như vậy, những vấn đề thuộc thế giới quan, phép biện chứng và nhân sinhquan là những vấn đề thống nhất trong triết học Phật giáo, trong đó tất cả đềunhằm đến mục tiêu cao nhất là giải quyết những vấn đề của cuộc sống nhânsinh

Tư tưởng học thuyết Triết học Phật giáo thể hiện tập trung ở những phươngdiện: bản thể luận, quan điểm về nhân sinh, nhận thức luận và lý luận về đạo đức

1.2.1 Về bản thể luận

Có thể nhận thấy một cách rõ ràng là thế giới quan triết học Phật giáo vànhững tư tưởng biện chứng của nó được thể hiện thông qua một số phạm trù cơbản như: “vô ngã”, “vô thường” và “nhân quả” Liên quan đến các phạm trù cơbản này là hàng loạt các phạm trù khác như: “nhân duyên sinh”, “luân hồi”,

“nghiệp báo”, “bản ngã” (cái tôi)… Các phạm trù này bao hàm nhiều yếu tố duyvật, vô thần Triết học Phật giáo sau này (nhất là phái Đại thừa) còn có thêmnhiều phạm trù khác nữa, song xét đến cùng, đó chẳng qua chỉ là sự biến tướng

từ các phạm trù của triết học Phật giáo nguyên thuỷ mà thôi [5, tr.201]

Phật giáo quan niệm rằng không có ai sáng tạo ra vũ trụ, không thừa nhận

vũ trụ có ngày được tạo ra và có ngày bị tiêu diệt (tận thế) Vạn vật đa dạng và

vô cùng của thế giới sinh ra và tồn tại đều có nguyên nhân tự thân là do sựchuyển biến của bản thân nó, trong nó - theo quy luật nhân quả (nhân nào, quảnấy) và vũ trụ là tự tại (vốn có) Nhân quả là phạm trù tất yếu và phổ biến củamọi sự vật hiện tượng trong thế giới, dù đó là vũ trụ hay nhân sinh

Từ phạm trù nhân quả, triết học Phật giáo đưa ra quan niệm về tính đadạng, tính vô lượng của tồn tại không giới hạn Những tồn tại đó lại được phânchia thành những lớp tồn tại phân biệt nhất định với nhau mà triết học Phật giáogọi đó là “các cõi giới” Cụ thể là: thế giới vạn vật (vạn pháp) là vô thuỷ, vôchung (tồn tại trong không gian và thời gian vô tận); mỗi sự vật, hiện tượng cụthể thì có thuỷ, có chung (tồn tại trong không gian và thời gian có giới hạn) Mỗi

sự vật (pháp) cụ thể đều có sinh, có diệt theo quy luật “thành, trụ, hoại, không”;mỗi sinh vật đều theo quy luật “sinh, trụ, dị, diệt”; mỗi con người đều tuân theoquy luật “sinh, lão, bệnh, tử”

Trang 9

Phật giáo đề cập tới rất nhiều cõi giới với những đặc tính tồn tại khác nhau,trong đó “cõi hữu vi” chỉ là một trong số ấy, đó là thế giới của các sự vật hiệntượng mà các giác quan của con người có thể cảm nhận được Nói theo ngônngữ của tư duy triết học hiện đại ngày nay thì đó là thế giới các sự vật hiệntượng vật chất - vật lý Ngoài cõi giới này còn có nhiều cõi giới khác mà cácgiác quan thông thường của con người không thể trực tiếp cảm nhận được.Muốn nhận thức được các cõi giới này, con người cần phải “khai mở” nhữngnăng lực cảm nhận đặc biệt.

Trên cơ sở phạm trù nhân quả, Phật giáo đề cập đến phạm trù luân hồi.Phạm trù này tuy được vận dụng nhiều trong việc lý giải cuộc sống nhân sinh,nhưng thực ra nó là phạm trù cơ bản của những vấn đề thuộc thế giới quan triếthọc Các phạm trù nhân quả, luân hồi mặc dù đã được đề cập trước đó trong triếthọc Upanisad và cũng không chỉ triết học Phật giáo mới khai thác các phạm trùnày, thế nhưng, quan niệm của triết học Phật giáo vẫn có những điểm khác biệtnhất định Sự khác biệt này liên quan trực tiếp đến việc lý giải các phạm trù vôngã, vô thường

Các phạm trù “vô ngã”, “vô thường” là những phạm trù cơ bản của triết họcPhật giáo về thế giới Vô ngã là “không có cái tôi bất biến” (Anatman), cái đượcgọi là “một tồn tại - sắc” nào đó với một cái “danh” nhất định nào đó, thì hoàntoàn không có tự tính, nó chỉ là “giả hợp” của nhân duyên nhất định Nói cáchkhác, nó không phải là nó mà là tổng hợp của những cái không phải là nó, nhờhội đủ nhân duyên Do đó, trong cái “một” đã tất yếu bao hàm cái “đa - nhiều”,một là tất cả và tất cả cũng là một Đây là nguyên lý phổ quát của thế giới quanPhật giáo, hoàn toàn đối lập với cách nhìn siêu hình về thế giới Chính vì thế,Phật giáo cho rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta cũng như chínhbản thân ta là hoàn toàn không có thực, chỉ là ảo giả, do vô minh đem lại Thếgiới vô tình (vạn vật vô tri, vô giác) được tạo thành bởi 5 yếu tố (sắc - vật chất)là: Địa (đất, các chất khoáng); Thuỷ (nước, các chất lỏng); Hoả (lửa, các loạinhiệt); Phong (gió, không khí); Không (khoảng trống) Thế giới hữu tình - conngười, được cấu tạo do sự nhóm họp của 5 yếu tố (ngũ uẩn) là: Sắc (vật chất);Thụ (cảm giác); Tưởng (ấn tượng); Hành (tư duy nói chung); Thức (ý thức).Các yếu tố Thụ, Tưởng, Hành, Thức thuộc lĩnh vực tinh thần, được gọi chung

là “Danh” “Danh” và “Sắc” chỉ hội tụ với nhau trong một thời gian ngắn rồilại chuyển sang trạng thái khác, đây là cơ sở để khẳng định “không có cái tôi”[6, tr.145]

Từ phạm trù vô ngã, triết học Phật giáo đưa ra những nguyên lý về mốiliên hệ tất nhiên, phổ biến: “có cái này thì có cái kia, không có cái này thì không

có cái kia”, rằng một cái khởi lên thì cái khác cũng động khởi, cái này tĩnh thìcái kia cũng tĩnh Vì thế, không có cái nào tồn tại biệt lập tuyệt đối so với cáikhác, tất cả đều dung nhiếp nhau, hoà đồng nhau Mặt khác, triết học Phật giáocòn cho rằng, bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục(theo phạm trù “vô thường”) Vô thường là không “thường hằng”, là không “bấtbiến”; không bất biến tức là biến (cái luôn luôn biến đổi mới là điều không biến

Trang 10

đổi, là bất biến) Biến là biến động: sinh - biến; biến - sinh; có có - không không;nay có - mai không… tất cả đều tuân theo quy luật tất yếu và phổ biến là tồn tại

- không tồn tại, không tồn tại - tồn tại; nên không thể tìm ra nguyên nhân đầutiên và cũng không có cái gì là vĩnh hằng, bất biến Khi triết học Phật giáo đưa

ra quan niệm cho rằng, mỗi sự vật (pháp) cụ thể đều có sinh, có diệt theo quyluật “thành, trụ, hoại, không”; mỗi sinh vật đều theo quy luật “sinh, trụ, dị, diệt”;mỗi con người đều tuân theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” là muốn diễn đạt cáiquy luật vô thường của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới

Như vậy, Phật giáo đã bác bỏ sự tồn tại của Brahman (đấng sáng tạo - tồntại tuyệt đối) và Atman (ngã - ý thức thuần tuý) của thánh kinh Upanishad; vìthế, Phật giáo được coi là một trong ba trường phái không chính thống (khôngthừa nhận quyền uy của kinh Vêđa) của triết học Ấn Độ cổ, trung đại

1.2.2 Về nhân sinh quan

Xuất phát từ mục tiêu cao nhất của triết học Phật giáo, cũng như của tôngiáo Phật giáo là giải quyết những vấn đề thuộc về cuộc sống nhân sinh, chonên, việc luận giải những vấn đề thuộc thế giới quan không tách rời với việcluận giải vấn đề này - vấn đề trung tâm và trọng tâm của triết học Phật giáo.Theo lịch sử Phật giáo thì bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Phật cho các

đồ đệ là bài thuyết giảng về “Tứ diệu đế” Đây cũng là nội dung cốt lõi của nhânsinh quan Phật giáo

Phật giáo tuy bác bỏ Brahman và Atman nhưng lại tiếp thu tư tưởng và tintheo thuyết luân hồi (Samsara) và nghiệp (Karma) của thánh kinh Upanishad;mọi sự vật mất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác, quá trình thác sinh luân hồi

đó do nghiệp chi phối theo luật nhân quả Nhân và quả là một chuỗi liên tụckhông gián đoạn, không hỗn loạn - có nghĩa là “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”như đã đề cập ở trên Kết quả của nguyên nhân này sẽ là nguyên nhân của kếtquả khác Nhà Phật gọi mối quan hệ nhân quả này là nhân duyên

Nhân duyên là tất cả những điều thiện, những điều ác do vọng tâm của mỗingười tự tạo nên trong kiếp này và sẽ được hưởng quả lành hay vướng phảinghiệp chướng trong những kiếp sau Sự đau khổ của con người hay các loàichúng sanh phải gánh chịu trong kiếp này là hậu quả của việc họ đã làm trongkiếp trước Hơn nữa, có những việc làm trong kiếp này mà kiếp sau mới đượchưởng hay bị trả quả báo, tuỳ thuộc vào việc đã làm là điều lành hay điều dữ.Trạng thái chấm dứt luân hồi và nghiệp được gọi là Niết Bàn (Nivarna).Tựa theo lời dạy của đức Phật thì Niết Bàn có nghĩa là diệt mọi tử dục để thoátkhỏi mọi đau khổ bởi cảnh luân hồi, gần như đồng nghĩa với toàn phúc, vớitrạng thái thoả mãn bình tĩnh của tâm hồn khi ta không còn lo nghĩ gì về bảnthân nữa, đây là phần thưởng cao nhất cho người đã tu hành đắc đạo Khác vớiBàlamôn giáo (tôn giáo lấy Upanishad làm cơ sở), Phật giáo cho rằng luôn có sựbình đẳng giữa các chúng sinh, có nghĩa là chúng sinh nào cũng sẽ được giảithoát, được lên cõi Niết Bàn nếu tu hành đắc đạo

Để đạt được sự giải thoát, Phật nêu lên thuyết “Tứ diệu đế” (Catvariàryátyany

- nghĩa là bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người cần phải hiểu, còn

Trang 11

được gọi là “Tứ đế” hay “Tứ thánh đế”) Xét về mặt tư tưởng triết học thì có thể coi

đó là bốn luận điểm cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo, gồm:

Luận điểm thứ nhất (Khổ đế - Duhkha satya) là luận điểm khái quát về thựctrạng của đời người Theo triết học nhân sinh Phật giáo thì đời người không có

gì khác ngoài những sự “ràng buộc”, “hệ luỵ” và do đó đầy rẫy những nỗi khổđau Phật giáo cho rằng đời người là bể khổ nên “nước mắt của chúng sinh nhiềuhơn nước biển”, bể khổ của đời người được tóm lại trong tám thứ khổ gọi là

“Bát khổ” Ngoài bốn nỗi khổ căn bản: sinh, lão, bệnh, tử (sinh ra, già, ốm đau,chết chóc), còn thêm bốn nỗi khổ là:

Thụ biệt ly khổ: yêu thương nhau mà phải xa nhau thì khổ

Oán tăng hội khổ: ghét nhau mà phải ở gần với nhau thì khổ

Sở cầu bất đắc khổ: cái gì muốn mà không được thì khổ

Thủ ngũ uẩn khổ: có sự tồn tại thân xác thì khổ

Loại khổ thứ nhất thuộc về nỗi khổ của thân xác con người Loại khổ thứhai thuộc về nỗi khổ của con người với tư cách là một tồn tại xã hội - tinh thần.Điều này hoàn toàn phù hợp với quan niệm bản thể về sự hiện hữu của conngười gồm sắc và danh (vật chất và tinh thần) [7, tr.216]

Luận điểm thứ hai (Nhân đế - Tập đế - Samudaya satya) là luận điểm lýgiải về nguyên nhân của thực trạng nhân sinh (nhân duyên) Phật cho rằng mọicái khổ đều có nguyên nhân của nó và đưa ra thuyết “Thập nhị nhân duyên”,gồm:

Vô minh duyên (avidyà) Vô minh tức là không sáng suốt, không nhận thức

được thế giới Sự vật, hiện tượng đều là ảo, là giả mà lại cứ cho đó là thực Mọi

sự vật đều là do các duyên hoà hợp với nhau mà thành (duyên thành); là do sự

so sánh của nhận thức chủ quan (như to, nhỏ; dài, ngắn; cao, thấp, rộng, hẹp…)

mà có (quán đãi); là do sự phân biệt của ý thức chủ quan mà gán lên cho sự vật

mà thôi (phân biệt)

Hành duyên (Samskara) Hành ở đây là các hoạt động của ý thức con

người, là sự dao động của nội tâm con người, của khuynh hướng hoạt động vànhư vậy là đã có sự manh nha của “nghiệp”

Thức duyên (Vijnana) Tâm thức từ chỗ trong sáng, cân bằng (minh) trở nên

bị ô nhiễm, lu mờ, u tối, mất cân bằng do tác động của nghiệp Cái tâm thức đótuỳ theo nghiệp lực, oan khiên mà tìm đến các nhân duyên khác để hiện hình,thành ra một đời khác

Danh-sắc duyên (Nàmarùpa) Là sự hội tụ giữa các yếu tố vật chất (sắc) và

tinh thần “danh”, hình thành nên thể thống nhất tâm sinh lý Đối với loài hữutình thì do sự hội tụ của “danh” và “sắc” mà sinh ra “Lục căn”, tức là các cơquan cảm giác (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỵ căn, Thiệt căn, Thân căn và ý căn = thịgiác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và hoạt động của ý thức)

Lục nhập duyên (Sadàyatana) Là quá trình tiếp xúc và chịu sự tác động

của các sự vật, hiện tượng xung quanh, do “Lục căn” tiếp xúc với “Lục trần” mà

có Lục trần gồm: Sắc (các loại màu sắc), Thanh (các loại âm thanh), Hương(các loại mùi), Vị (tính chất mặn, ngọt, chua, cay, đắng… của vạn vật), Xúc

Trang 12

(tiếp xúc, gặp gỡ, va chạm…), Pháp (sự tác động của vạn pháp buộc tư duy phảihoạt động).

Xúc duyên (Spársa) Là kết quả của sự tiếp xúc, phối hợp giữa “Lục căn”,

“Lục trần” và “Thức” Đó chính là sự tác động giữa các cơ quan cảm giác củacon người với vạn vật, thông qua suy nghĩ, là cội nguồn hình thành nên cảmxúc, tình cảm

Thụ duyên (Vedanà) Là tình cảm của con người, do tiếp xúc mà nảy sinh ái

(yêu), ố (ghét), hỉ (vui), nộ (giận dữ)…

Ái duyên (Trsnà) Là sự yêu thích, ham muốn; “ái” ở đây có đề cập đến cả

sự ham muốn về nhục dục

Thủ duyên (Upàdàna) Có “ái” rồi thì có “thủ”, tức là đã yêu thích rồi thì

muốn chiếm đoạt lấy, giữ lấy cho riêng mình

Hữu duyên (Bhava) Tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải

tồn tại (hữu), hay nói cách khác là muốn thoả mãn dục vọng thì phải tồn tại, tức

là đã có hành động tạo nên “nghiệp”

Sinh duyên (Jàti) Đã có tạo nghiệp (hữu), tức là đã có nghiệp nhân thì ắt có

nghiệp quả, tức là phải sinh ra ta

Lão-Tử duyên (Jaràmarana) Đã có sinh ra ta thì tất yếu ta sẽ trải qua giai

đoạn già yếu, bệnh tật và chết đi, theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” và phải chịuđựng các nỗi khổ đau nơi trần thế

“Thập nhị nhân duyên” là những nguyên nhân (có ý nghĩa bao hàm cả kếtquả), là cái vòng luẩn quẩn gây nên “bể khổ” triền miên của kiếp người Phậtgiáo nhấn mạnh nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến khổ đau là do “vôminh” (không sáng suốt) mà ra Đây là khái niệm được lý giải tổng hợp trên haibình diện bản thể luận và nhận thức luận Các chú giải trước đây về vô minhthường nặng về nhận thức luận, nên nó thường được hiểu như là sự ngu tối, mêmuội, là thiếu sáng suốt… Có thể hiểu hai “duyên” đầu (vô minh duyên, hànhduyên) là “nhân” của thế giới trong quá khứ, năm “duyên” tiếp theo (thứcduyên, danh-sắc duyên, lục nhập duyên, xúc duyên, thụ duyên) là “quả” của thếgiới hiện tại, ba “duyên” kế tiếp (ái duyên, thủ duyên, hữu duyên) là “nhân” củathế giới hiện tại và hai “duyên” cuối (sinh duyên, lão-tử duyên) là “quả” của thếgiới tương lai Như vậy, mười hai nhân duyên bao hàm cả những thế giới trongquá khứ, hiện tại và tương lai; chúng vừa là “nhân”, vừa là “quả” của nhau,trùng hợp hai lần trong ba kiếp người [9, tr.129]

Luận điểm thứ ba (Diệt đế - Nirodha satya) là luận điểm về khả năng tiêudiệt thực trạng khổ đau của cuộc sống nhân sinh và đạt tới trạng thái hỉ, lạc ở cõiNiết Bàn nhờ sự giác ngộ cứu cánh Phật khẳng định nỗi khổ đau có thể tiêu diệtđược, có thể chấm dứt được kiếp luân hồi Khái niệm Niết Bàn theo nghĩa nhânsinh quan của triết học Phật giáo là trạng thái mà con người đã thoát khỏi nỗikhổ đau Vì thế, nếu như nguyên nhân của mọi nỗi khổ đau là dục vọng thì diệttrừ được dục vọng là diệt trừ được đau khổ, đạt đến chỗ diệt trừ hẳn điều này thìcon người được giải thoát, được hoàn toàn tự do về mọi mặt, không còn bị nô lệcho một thứ gì nữa

Ngày đăng: 05/08/2021, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w