Hoạt động xuất nhập khẩu là quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm phán đến khâu giao nhận hàng hoá. Tất cả các khâu đều quan trọng, nó quyết định sự thành công hay không của doanh nghiệp. Ở cấp độ doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu nói riêng thì hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang về nguồn ngoại tệ lớn cho nước ta là gạo. Gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh sản xuất xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, gạo của Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế như giống lúa và chất lượng gạo chưa cao, công nghệ kỹ thuật áp dụng còn kém nên gạo xuất khẩu chưa đáp ứng hết các yêu cầu của khách hàng.
Trang 1BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THUẾ - HẢI QUAN
MECOFOOD
GVHD: ………
SVTH: TRẦN THỊ THU THẢO LỚP: ……….
CHUYÊN NGÀNH: HẢI QUAN KHÓA: … - HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Trang 2BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THUẾ - HẢI QUAN
MECOFOOD
GVHD: ………
SVTH: TRẦN THỊ THU THẢO LỚP: ……….
CHUYÊN NGÀNH: HẢI QUAN KHÓA: … - HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Trang 3Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng với các cô chú, anh chịtrong Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Công ty Đặc biệt là anhPhạm Thành Hưng ở phòng kinh doanh mặc dù công việc bận rộn nhưng vẫn hếtlòng giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và góp ý giúp em hoàn thành bài luậnvăn của mình.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chếnên không thể tránh khỏi những sai sót Mong thầy cô bỏ qua và góp ý chân thành để
em nhận ra khuyết điểm và khắc phục
Kính chúc quý thầy cô trong khoa Thuế - Hải quan cũng như Ban giám đốc và
cô chú, anh chị trong công ty cổ phần Mecofood dồi dào sức khỏe và thành côngtrong công việc cũng như cuộc sống!
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
- -
, ngày tháng năm
Trang 5TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH-MARKETING CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA THUẾ - HẢI QUAN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
(DÀNH CHO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN)
HỌ VÀ TÊN: MSSV
CHUYÊN NGÀNH: LỚP
ĐỀ TÀI:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
1 NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: .
2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN: Điểm đánh giá quá trình (40%):……/10 (điểm) Điểm bài viết KLTN (60%):………./10 (điểm) Tổng điểm: /10 (điểm) Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH-MARKETING CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA THUẾ - HẢI QUAN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
Trang 6(DÀNH CHO GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN)
HỌ VÀ TÊN: MSSV
CHUYÊN NGÀNH: LỚP
ĐỀ TÀI:
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN:
1 NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: .
2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN:
ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN: Điểm đánh giá quá trình (40%):……/10 (điểm) Điểm bài viết KLTN (60%):………./10 (điểm) Tổng điểm: /10 (điểm) Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU 5
1.1 Khái niệm 5
1.1.1 Xuất khẩu 5
1.1.2 Thị trường 5
1.1.3 Thị trường xuất khẩu 5
1.1.4 Thu mua hàng xuất khẩu 5
1.1.5 Giao nhận hàng xuất khẩu 5
1.1.6 Người giao nhận 6
1.2 Vai trò của hoạt động thu mua và giao nhận hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp 6
1.2.1 Vai trò của hoạt động thu mua hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp 6
1.2.2 Vai trò của hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp 7
1.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động thu mua và giao nhận hàng xuất khẩu 7
1.3.1 Tiêu chí đánh giá hoạt động thu mua 7
1.3.2 Tiêu chí đánh giá hoạt động giao nhận 9
1.4 Quy trình thu mua 10
1.4.1 Xác định nhu cầu mua hàng 10
1.4.2 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp 11
1.4.3 Thương lượng và đặt hàng 11
1.4.4 Thực hiện và đánh giá kết quả 12
1.5 Quy trình xuất khẩu 13
1.5.1 Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác 14
1.5.2 Đàm phán ký kết hợp đồng 14
1.5.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu 15
1.5.4 Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hóa 15
1.5.5 Kiểm tra chất lượng hàng hóa 15
1.5.6 Thuê phương tiện vận tải 16
1.5.7 Làm thủ tục hải quan 16
1.5.8 Giao hàng lên tàu 16
1.5.9 Làm thủ tục thanh toán 17
1.5.10 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 17
1.6 Các hình thức giao nhận 18
Trang 81.7 Các yếu tố tác động trong quá trình thu mua và giao nhận hàng xuất
khẩu 18
1.7.1 Bên trong doanh nghiệp 18
1.7.2 Bên ngoài doanh nghiệp 21
1.8 Sự kết hợp giữa hoạt động thu mua và giao nhận hàng xuất khẩu 26
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MECOFOOD 27
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Mecofood 27
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Mecofood 27
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Mecofood .27
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty 29
2.2.1 Chức năng 29
2.2.2 Nhiệm vụ 29
2.2.3 Quyền hạn 30
2.1 Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của công ty 30
2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh 30
2.1.2 Sản phẩm kinh doanh 30
2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban: 31
2.2.1 Cơ cấu tổ chức 31
2.2.2 Chức năng các phòng ban 33
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2013 đến quý năm 2016 36
2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 36
2.3.1 Tình hình doanh thu gạo xuất khẩu của công ty trong giai đoạn từ năm 2013 đến quý 1 năm 2016 38
2.3.1 Tình hình chi phí của gạo xuất khẩu của công ty giai đoạn từ năm 2013 đến quý 1 năm 2016 40
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MECOFOOD 42
3.1 Hoạt động thu mua gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần Mecofood 42
3.1.1 Nguồn hàng của công ty 42
3.1.2 Loại gạo thu mua 42
3.1.3 Hình thức thu mua 42
3.1.4 Mạng lưới thu mua……… 43
3.1.5 Tình hình thu mua gạo xuất khẩu 43
3.1.6 Khái quát quy trình thu mua gạo xuất khẩu của công ty 44
3.2 Hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần Mecofood 46
3.2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của công ty trong giai đoạn từ năm 2013 đến quý 1 năm 2016 46
3.2.1 Thị trường xuất khẩu gạo của công ty 49
3.2.2 Khái quát quy trình giao nhận gạo xuất khẩu của công ty 50
3.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu tại công ty cố phần Mecofood 54
Trang 93.3.2 Bên ngoài doanh nghiệp 58
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU 64
4.1 Phương hướng hoạt động năm 2016 của công ty CP Mecofood 64
4.2 Các giải pháp đối với công ty CP Mecofood nhằm hoàn thiện hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu 65
4.2.1 Về lao động 65
4.2.2 Về tài chính 66
4.2.3 Về thị trường 67
4.2.4 Về cơ sở vật chất 69
4.2.5 Về khoa học công nghệ 70
4.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan 71
4.3.1 Đối với doanh nghiệp 71
4.3.2 Đối với nhà nước 71
4.3.3 Đối với cơ quan hải quan 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHÀO 75
PHỤ LỤC 75
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BL Bill of Lading: Vận đơn đường biển
BCHTW Ban chấp hành trung ương
BVTV Bảo vệ thực vật
C/O Certificate of Origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóaCFI Cost, Insurance, Freight: Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
FCL Full Container Load: Hàng xếp đủ một container
D/P Document against Payment: Nhờ thu kèm chứng từ
FOB Free On Board: Giao lên tàu
HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points: Phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạnKLTN Khóa luận tốt nghiệp
L/C Letter of Credit: Thư tín dụng
LCL Less than Container Load: Hàng xếp không đủ một containerMecofood Mechanics Contruction and Foodstull Joint - StockCompany
QĐ HĐQT Quyết định Hội đồng quản trị
Stt Số thứ tự
TTR Telegraphic Transfer Reimbursement: Chuyển tiền bằng
điện có bồi hoàn
VFA Vietnam Food Association: Hiệp hội Lương thực Việt NamVNĐ Việt Nam đồng
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Mecofood trong 3 năm gần
36
Bảng 2.2: Doanh thu xuất khẩu gạo của Công ty CP Mecofood trong giai đoạn từnăm 2013 đến quý 1 năm 2016 38Bảng 2.3: Chi phí xuất khẩu gạo của Công ty CP Mecofood trong giai đoạn từ năm
2013 đến quý 1 năm 2016 40Bảng 3.1: Sản lượng gạo thu mua của Công ty CP Mecofood trong giai đoạn từ năm
2013 đến quý 1 năm 2016 43Bảng 3.2: Một số nhà cung cấp của Công ty CP Mecofood 45Bảng 3.3 Sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty CP Mecofood trong giai đoạn từ năm
2013 đến quý 1 năm 2016 .47Bảng 3.4: Kim ngạch gạo xuất khẩu của Công ty CP Mecofood trong giai đoạn từnăm 2013 đến quý 1 năm 2016 48Bảng 3.5: Thị trường xuất khẩu gạo của Công ty CP Mecofood trong giai đoạn từnăm 2013 đến quý 1 năm 2016 49Bảng 3.6: Giá gạo bình quân thống kê hàng năm của Công ty CP Mecofood 57
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH
Hình 1.1: Quy trình mua hàng trong doanh nghiệp 10
Hình 1.2: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu 13
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 32
Hình 3.1: Một số loại gạo thông dụng cho thị trường nội địa .56
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu gồm nhiềukhâu cơ bản, trong đó mua hàng là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy việc tổ chức tốtcông tác thu mua hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợinhuận Công tác mua hàng mang ý nghĩa quan trọng vì hàng hóa đầu vào là nguyênvật liệu cho sản xuất Nguồn nguyên vật liệu đầu vào có đảm bảo thì quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mới không bị gián đoạn, sản phẩm đạt chất lượng,đầu ra cho sản phẩm cao Nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình sản xuất vì vậymuốn đảm bảo đạt được lợi nhuận cao thì trước tiên doanh nghiệp phải đảm bảogiảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào đến mức thấp nhất Chính vì thế việc tổ chứctốt công tác thu mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp là rất quan trọng
Hiện nay, môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng mở rộng tạo điều kiệncho các doanh nghiệp phát triển, có thể tự do cạnh tranh lành mạnh Bên cạnh đó với
sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển trong công nghệ sảnxuất làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng cao hơn Muốn tồn tại và đứng vữngđược trong môi trường cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp không ngừnghoàn thiện, đổi mới công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vàtrong đó công tác thu mua nguyên liệu đầu vào là khâu đầu tiên trong sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cần được quan tâm
Bên cạnh đó đầu ra cho sản phẩm cũng không kém phần quan trọng Trongthời đại toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mối liên hệgiữa các quốc gia về kinh tế càng ngày càng gắn bó với nhau Vì vậy để đứng vữngtrên thị trường đòi hỏi các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phảităng cường hoạt động giao thương nhằm tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài, góp phầntăng thêm ngân sách cho quốc gia Nhất là khi Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chứcthế giới thì cơ hội giao thương với các quốc gia trong tổ chức ngày càng rộng rãi
Trang 14nhưng đây cũng chính là thách thức để Việt Nam phát huy hết tất cả các lợi thế củamình nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giúp cho hoạt độngngoại thương của Việt Nam phát triển
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nước ta hướng vào mục tiêu
là đẩy mạnh xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,kiềm chế lạm phát, tăng thu nhập ngân sách và cải thiện đời sống người dân
Hoạt động xuất nhập khẩu là quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vữngnghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm phán đến khâu giao nhậnhàng hoá Tất cả các khâu đều quan trọng, nó quyết định sự thành công hay khôngcủa doanh nghiệp Ở cấp độ doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh xuất khẩu nói riêng thì hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu có ý nghĩaquan trọng đối với doanh nghiệp Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực,mang về nguồn ngoại tệ lớn cho nước ta là gạo Gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu cóthế mạnh truyền thống của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh sản xuấtxuất khẩu nói riêng Tuy nhiên, gạo của Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế như giốnglúa và chất lượng gạo chưa cao, công nghệ kỹ thuật áp dụng còn kém nên gạo xuấtkhẩu chưa đáp ứng hết các yêu cầu của khách hàng
Công ty cổ phần Mecofood là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sảnxuất kinh doanh xuất khẩu gạo do đó công tác mua nguyên liệu lúa, gạo chiếm một
vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.Việc thực hiện tốtcông tác thu mua nguyên liệu đầu vào và hoạt động giao nhận sản phẩm đầu ra sẽđảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty được ổn định,không bị gián đoạn Hiện nay Công ty đã có những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của công tác thu mua lúa, gạo và hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu thế nhưngviệc hoàn thiện quá trình thu mua lúa, gạo và hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu tạiCông ty vẫn đang là một vấn đề cấp thiết
Với tầm quan trọng của việc thu mua nguyên vật liệu xuất khẩu và hoạt độnggiao nhận xuất khẩu, trên cơ sở lý luận đã được học tại trường kết hợp với cơ sở thực
Trang 15tế quan sát được tại Công ty cổ phần Mecofood cùng với sự hướng dẫn của thầy NgôHồng Giang và sự giúp đỡ của anh chị trong công ty em chọn đề tài “HOÀN THIỆNHOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MECOFOOD”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu tại công ty
cổ phần Mecofood, qua đó đánh giá điểm mạnh yếu đưa ra những đề xuất, kiến nghịgóp phần hoàn thiện hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu của công ty
3 Đối tượng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính và số liệu thống kê về tình hình thu mua và giao nhậngạo xuất khẩu của công ty cổ phần Mecofood từ năm 2013 đến quý 1 năm 2016 Cácyếu tố tác động đến quá trình thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu của công ty
Các giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu củacông ty
5 Phương pháp nghiên cứu
Về mặt không gian phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thua mua vàgiao nhận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, cụ thể là hoạt động thumua và giao nhận gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần Mecofood
Về mặt thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu về hoạt động thu mua và giao nhận củaCông ty cổ phần Mecofood trong giai đoạn từ năm 2013 đến quý 1 năm 2016
Trang 166 Kết cấu của đề tài
Trang 17CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU
1.1 Khái niệm
1.1.1 Xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ một quốc gia nhất định
ra ngoài quốc gia đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Xuất khẩu phản ánh mốiquan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới
1.1.2 Thị trường
Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua vànhững người bán bình đẳng cùng cạnh tranh Số lượng người mua, người bán nhiềuhay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ Việc xác định nên mua hay nênbán hàng hóa dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định
1.1.3 Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu là tổng thể các mối quan hệ tác động qua lại giữa cácthương nhân ở các quốc gia khác nhau nhằm mục đích mua bán hàng hóa và dịch vụ
1.1.4 Thu mua hàng xuất khẩu
Thu mua hàng xuất khẩu là hoạt động đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố đầu vào mộtcách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp vớinhu cầu của khách hàng và kế hoạch bán ra của doanh nghiệp; là các hoạt độngnghiệp vụ của các doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng vớichủ hàng bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán,thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoátại doanh nghiệp với số lượng, chất lượng đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàngphục vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất
1.1.5 Giao nhận hàng xuất khẩu
Giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thựchiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi tới nơi nhận hàng Giao nhận bao gồm việcthực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như: đóng gói,
Trang 18lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gởi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hànghoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người nhận…Như vậygiaonhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quanđến quá trình chuyên chở đó.
1.2 Vai trò của hoạt động thu mua và giao nhận hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp
1.2.1 Vai trò của hoạt động thu mua hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệpMua hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có hàng hoá trong tay và bán ra thịtrường Với chức năng mua hàng sản xuất bán thành phẩm doanh nghiệp luôn mongmuốn phấn đấu để mua được hàng hoá với chi phí thấp nhất, có thể thoả mãn và đápứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu hút khách hàng về phía mình.Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận do đó phải tính đếnmua hàng với số lượng và giá cả hợp lý tránh tình trạng hàng thừa hay thiếu đềukhông tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mua hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thịtrường Điều này thể hiện chi phí mua hàng của doanh nghiệp sẽ làm cho giá đầu vàotrên một đơn vị cao và từ đó làm cho giá bán cao
Mua hàng đảm bảo đủ lượng hàng bán ra cho khách hàng theo đúng yêu cầucủa họ Đối với doanh nghiệp khi mua hàng nếu mua phải hàng kém chất lượng, kémphẩm chất, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ không phù hợp, lỗi mốt thì khách hàng sẽkhông chấp nhận những sản phẩm đó Mà khách hàng đã không chấp nhận những sảnphẩm đó thì hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả Mục đích của doanh nghiệp là
Trang 19phải làm sao để khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm của mình để thu hútkhách hàng Mua hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, phù hợp với yêu cầukinh doanh giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy nhanhđược tốc độ lưu chuyển hàng hoá, giúp giữ chữ tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Mua hàng là một trong những khâu quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình sảnxuất, lưu thông hàng hoá, tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, nâng cao đời sống cán
bộ công nhân viên, tạo điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật của thế giới
1.2.2 Vai trò của hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu đối với doanhnghiệp
Giao nhận hàng xuất khẩu là một bộ phận nằm trong khâu lưu thông phânphối Nó là một mắc xích nối liền sản xuất và tiêu dùng Hoạt động giao nhận tạođiều kiện cho hàng hóa của doanh nghiệp lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiếtkiệm
Đặc điểm của thương mại quốc tế là người mua và người bán ở hai nước khácnhau Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng, đểhàng hóa đến được tay người mua cần phải thực hiện các công việc liên quan đến quátrình chuyên chở như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu,chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dở hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận…cáccông việc đó là giao nhận Nên giao nhận hàng hóa phục vụ đắc lực cho quá trìnhxuất nhập khẩu, là khâu quan trọng trong thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương
1.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động thu mua và giao nhận hàng xuất khẩu
1.3.1 Tiêu chí đánh giá hoạt động thu mua
Mua hàng là khâu đầu tiên và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh, là điềukiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển Để đánh giáhoạt động mua hàng có hiệu quả hay không ta dựa vào các tiêu chí: chi phí muahàng, chất lượng hàng hóa và độ an toàn cho đầu ra của hàng hóa
Trang 20a Chi phí mua hàngTrong kinh doanh những hàng hóa chất lượng ngang nhau nhưng nếu giá bánthấp hơn sẽ được khách hàng lựa chọn đầu tiên tạo điều kiện cho hàng hóa tiêu thụnhanh hơn Muốn hàng hóa bán ra với giá cả thấp hơn nhưng doanh nghiệp vẫn thuđược lợi nhuận thì doanh nghiệp phải mua hàng hóa đó với chi phí thấp nhất Chi phímua hàng không chỉ thể hiện ở giá bán mà còn thể hiện ở chổ mua hàng ở đâu, của
ai, số lượng bao nhiêu,…để chí phí giao dịch, đặt hàng, vận chuyển là thấp nhất.Doanh nghiệp nên mua hàng với số lượng lớn để được giảm giá và giảm chi phí vậnchuyển, chi phí đặt hàng và nhiều loại chi phí khác
b Chất lượng mặt hàngChất lượng mặt hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ và khả năngcạnh tranh thành công của các doanh nghiệp Hàng hóa phải có chất lượng đảm bảonhu cầu của khách hàng Hiện nay trong điều kiện cung luôn lớn hơn cầu, chất lượngcủa hàng hóa cần đáp ứng tốt nhất một nhu cầu nào đó của khách hàng và doanhnghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất hơn là chất lượng mà doanh nghiệp đạtđược cao nhất khi sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đó nhưng chưa đápứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất
c Độ an toàn cho đầu ra của hàng hóa
Độ an toàn cho đầu ra của hàng hóa: hàng hóa mua phải đủ số lượng tránh tìnhtrạng thừa hoặc thiếu làm ứ đọng hàng hóa hoặc gián đoạn kinh doanh làm ảnhhưởng đến lưu thông hàng hóa Hàng hóa phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng,doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc vào khách hàng vì khách hàng là ngườimua sản phẩm của doanh nghiệp
Các tiêu chí trên không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau Ví dụ xảy ramâu thuẫn chi phí mua hàng và chất lượng, chất lượng hàng hóa tốt thì chi phí muahàng phải cao và ngược lại; hoặc giữa chi phí mua hàng và độ an toàn cho đầu ra củahàng hóa, chi phí mua hàng thấp nhưng hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng làm cho hàng hóa bị tồn kho và ngược lại Vì vậy khi đánh giá hoạt độngmua hàng có hiệu quả hay không cần đặt chúng trong tổng thể các tiêu chí của doanhnghiệp và tùy từng trường hợp cụ thể đánh giá kết quả mua hàng của doanh nghiệp
Trang 211.3.2 Tiêu chí đánh giá hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa của doanh nghiệp lưu thôngnhanh chóng, an toàn và tiết kiệm Để đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa cóhiệu quả hay không ta dựa vào các tiêu chí chi phí giao nhận và thời gian giao nhận
a Thời gian giao nhậnThời gian giao nhận ít giúp doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí khôngđáng có, giành thời gian nghiên cứu đầu tư vào các dự án khác góp phần tăng doanhthu cho doanh nghiệp
b Chi phí giao nhậnChi phí giao nhận thấp góp phần giảm tổng chi phí xuất khẩu hàng hóa, giúptạo dựng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế
Thời gian giao nhận ít và chi phí thấp chứng tỏ hoạt động giao nhận của doanhnghiệp đạt hiệu quả góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 22Xác định nhu cầu mua hàngTìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấpThương lượng và đặt hàng
Đánh giá kết quả thu mua
Theo dõi và kiểm tra quá trình giao nhận hàng hóaPhù hợp phù hợpKhông
1.4 Quy trình thu mua
Hình 1.1: Quy trình mua hàng trong doanh nghiệp
Nguồn: Phòng kinh doanh
1.4.1 Xác định nhu cầu mua hàng
Để xác định được nhu cầu mua hàng của mình doanh nghiệp cần tìm hiểu muacái gì, số lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào
Để trả lời cho câu hỏi mua cái gì? Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tìm hiểuxem khách hàng của mình cần gì, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và làm thỏamãn nhu cầu của họ Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được kháchhàng của mình cần gì cũng như xác định được tổng lượng cung của từng khu vực,từng chủng loại để lựa chọn chủ hàng, phương thức mua hàng phù hợp, đảm bảo sốlượng, loại hàng mua, thời gian mua hàng phù hợp với kế hoạch sản xuất và bán racủa doanh nghiệp, tạo lợi nhuận hiệu quả
Số lượng hàng cần mua Để có được quyết định lượng hàng sẽ mua trong từnglần, doanh nghiệp phải dựa vào diễn biến của thị trường, tốc độ tiêu thụ sản phẩm vàxem xét lượng hàng thực tế của doanh nghiệp Tổng lượng hàng mua vào của doanhnghiệp bằng tổng các lượng hàng mua vào của từng mặt hàng
Chất lượng như thế nào? Doanh nghiệp phải đưa ra mục tiêu chất lượng đốivới hàng hóa mua vào Hàng hóa mua vào phải đáp ứng một cách tốt nhất một nhu
Trang 23cầu nào đó của khách hàng và doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất.Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến yêu cầu cơ cấu, chủng loại, mẫu mã của hàng hóa.
1.4.2 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm những nhà cung cấp bằng nhiều cách Doanhnghiệp có thể tìm thông qua: hội chợ, triển lãm, đơn thư chào hàng, chương trìnhquảng cáo của nhà cung cấp, hội nghị khách hàng,…
Trước khi ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp doanh nghiệp phải đánh giáđược khả năng của họ trong việc cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp Việc lựachọn nhà cung cấp với giá rẻ nhất cũng như với chi phí vận tải nhỏ nhất ảnh hưởngkhông nhỏ tới giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận Vì vậy việc lựa chọn nhàcung cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị
Để chọn nhà cung cấp tốt doanh nghiệp cần phải:
- Lựa chọn nhà cung cấp thích hợp bằng cách đưa ra các chỉ tiêu gắn liền vớimục tiêu mua hàng đã xác định
- Phân tích, đánh giá các nhà cung cấp đảm bảo các nhà cung cấp được chọnđạt các yêu cầu đề ra
- Quản lý nhà cung cấp được chọn đảm bảo họ luôn giao hàng đúng chấtlượng, kịp thời gian với giá cả hợp lý
- Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững
Sau khi đã thương lượng thành công, doanh nghiệp tiến hành kí kết hợp đồnghay đơn hàng bằng văn bản Doanh nghiệp tiến hành đặt hàng với các nhà cung cấp
Trang 24bằng một trong các hình thức: kí kết hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, hóa đơn bánhàng.
1.4.4 Thực hiện và đánh giá kết quả
Trong quá trình giao nhận hàng doanh nghiệp cần đôn đốc các nhà cung cấpnhanh chóng giao hàng tránh tình trạng hàng đến chậm ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Giám sát xem bên cung cấp có thực hiện đúng cácđiều kiện ghi trong hợp đồng không Hàng hóa nhập kho phải nghiệm thu cẩn thận,kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa Sau khi làm thủ tục nhập hàng hoá xongngười quản lí kho hàng kí vào biên bản nhập hàng, kho giữ một bản, kế toán giữ mộtbản, gửi một bản cho người cung cấp, đến đây quá trình thu mua kết thúc
Sau khi hợp đồng thu mua kết thúc, doanh nghiệp nên tổ chức đánh giá kết quảmua hàng Cơ sở của việc đánh giá là những mục tiêu mua hàng đã được xác địnhcũng như mục tiêu bán hàng và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp Nếu nhà cungcấp đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất kinh doanh để đầu vào được ổn định thìquyết định mua hàng của doanh nghiệp có kết quả và hiệu quả Ngược lại, nhà cungcấp không đáp ứng được thì quyết định mua hàng của doanh nghiệp là sai lầm vàdoanh nghiệp phải tìm kiếm nhà cung cấp mới và khắc phục những sai sót
Trang 25Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác
Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kí mã hiệu hàng hóa
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Thuê phương tiện vận tải
Làm thủ tục hải quanGiao hàng lên tàu
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có
Thủ tục thanh toán
Đàm phán ký kết hợp đồngĐàm phán ký kết hợp đồng
1.5 Quy trình xuất khẩu
Trong quy trình giao nhận hàng xuất khẩu gồm nhiều bước có quan hệ chặtchẽ với nhau bước trước là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo Để quy trình giaonhận hàng xuất khẩu được tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở các bước là cầnthiết Thông thường một quy trình giao nhận hàng xuất khẩu gồm một số bước sau:
Hình 1.2: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
Nguồn: www.customs.gov.vn
Trang 261.5.1 Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác
Nghiên cứu thị trường là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp nàomuốn tham gia vào thị trường nước ngoài Thị trường nước ngoài có nhiều sự khácbiệt so với thị trường trong nước cho nên đối với các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh xuất khẩu thì việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng
Khi nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp sẽ tìm hiểu về quy mô, cơ cấu, sựvận động của thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường cạnhtranh, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, môi trường văn hóa xã hội, tập quánmua hàng và những thói quen ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.Xác định mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, giao dịch với ai, phương thứcgiao dịch như thế nào từ đó lập chiến lược kinh doanh của mình
Điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm các nội dung chủ yếu:
- Xác định nhu cầu nhập khẩu của khách hàng
- Lựa chọn, điều tra và nghiên cứu thị trường xuất khẩu
- Lựa chọn đối tác giao dịch
- Lập phương án kinh doanh
1.5.2 Đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán là việc sử dụng các kỹ năng trong giao dịch nhằm thuyết phục và điđến việc chấp nhận các nội dung mà hai bên đưa ra Muốn đàm phán thành công thìkhâu chuẩn bị hết sức quan trọng như: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn
bị thông tin liên quan
Để cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn cần phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin
về thị trường, kinh tế, văn hóa, pháp luật, sự phát triển, khả năng tài chính của đốiphương
Thông thường có ba hình thức đàm phán cơ bản: đàm phán qua thư tín, đàmphán qua điện thoại và đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp Ở nước ta hiện nay haihình thức được sử dụng phổ biến nhất là đàm phán qua thư tín và đàm phán qua điệnthoại
Trang 27Sau khi các bên tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì phải thực hiệnlập và ký kết hợp đồng Việc ký kết hợp đồng là hết sức quan trọng Nội dung hợpđồng gồm:
- Số hợp đồng
- Ngày, tháng, năm và nơi kí kết hợp đồng
- Tên và địa chỉ các bên kí kết
- Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng
1.5.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Khâu này bao gồm thu mua hàng hóa, đưa vào gia công chế biến, Doanhnghiệp cần chuẩn bị hàng hóa thật tốt, đảm bảo về số lượng, chất lượng, mẫu mã,kiểu dáng,…như hợp đồng đã qui định
1.5.4 Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ ký mã hiệu hàng hóa
Doanh nghiệp cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phùhợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao Loạibao bì: hòm, bao, kiện hay bì, thùng…
Kẻ ký mã hiệu: ký mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặtngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ vàbảo quản hàng Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải rõ ràng, dễ nhận biết
1.5.5 Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Trước khi giao hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra hàng về trọng lượng, bao bì,phẩm chất, số lượng… để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp cũng như quyền lợi củakhách hàng Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa được tiến hành sau khi hàng chuẩn bịđóng gói tại cơ sở sản xuất hàng, kiểm tra tại cửa khẩu, tùy theo sự thỏa thuận củahai bên mà hàng hóa xuất khẩu sẽ do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan cóthẩm quyền kiểm tra
Trang 281.5.6 Thuê phương tiện vận tải
Tuỳ theo các thỏa thuận trong hợp đồng xuất khẩu mà doanh nghiệp hoặckhách hàng có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải Thuê phương tiện vận tải dựavào các căn cứ:
- Những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa: điều kiện cơ
sở giao hàng số lượng nhiều hay ít
- Đặc điểm hàng hóa xuất khẩu: loại hàng, nhẹ cân hay nặng cân, dàingày hay ngắn ngày,…
- Điều kiện vận tải: hàng rời hay hàng đóng trong container, hàng hóathông dụng hay đặc biệt,…
1.5.7 Làm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là một cách thức để nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu.Doanh nghiệp cần thực hiện:
- Khai báo hải quan
- Xuất trình hàng hóa để kiểm tra
- Thực hiện các quyết định của hải quan
1.5.8 Giao hàng lên tàu
Giao hàng bằng đường biển: lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vậntải để đổi lấy sơ xếp hàng Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàuđến và bốc hàng lên tàu Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổibiên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợpđồng vận chuyển Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năngchuyển nhượng được Nếu hàng hoá được giao bằng Container, khi chiếm đủ mộtContainer (FCL) chủ hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng
kê hàng trong Container Khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửahàng phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở” Sau khi đăng ký được chấp nhận chủhàng giao hàng đến ga Container cho người vận tải
Trang 291.5.9 Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu.Thanh toán đảm bảo cho doanh nghiệp xuất khẩu nhận được tiền về và khách hàngnhận được hàng hóa Có nhiều phương thức thanh toán nhưng hiện nay có haiphương thức sau được sử dụng rộng rãi đó là thanh toán bằng thư tín dụng và thanhtoán bằng phương thức nhờ thu
- Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
+ Doanh nghiệp phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng(L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khảnăng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó
+ Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc ngườimua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng
+ Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phùhợp với L/C về nội dung và hình thức
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
+ Doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngânhàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác ngay sau khi
đã giao hàng cho khách hàng
+ Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợpđồng mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóngthu hồi vốn
1.5.10 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nếu khách hàng vi phạm hợpđồng thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trườnghợp cần thiết có thể kiện ra tòa, việc khiếu kiện phải cẩn trọng, tỉ mỉ, kịp thời, dựatrên căn cứ chứng từ kèm theo Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếunại đòi bồi thường cần phải có thái độ nghiêm túc, xem xét yêu cầu của khách hàng
để giải quyết khẩn trương kịp thời
Trang 301.6 Các hình thức giao nhận
Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở hànghóa quốc tế
- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở hànghóa trong phạm vi quốc gia
Căn cứ vào tính chất giao nhận:
- Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổchức, không sử dụng giao nhận dịch vụ
- Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của tổ chức công ty chuyênkinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng
1.7 Các yếu tố tác động trong quá trình thu mua và giao nhận hàng xuất khẩu
1.7.1 Bên trong doanh nghiệp
a Nguồn nhân lựcĐội ngũ nhân viên thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu đòi hỏi phải có kiếnthức sâu rộng về gạo và giá cả thị trường; có kỹ năng đàm phán tốt; năng động, sángtạo, liên tục cập nhật tình hình biến động của thị trường và đặc biệt là phải trungthực
Một nhân viên thu mua gạo xuất khẩu cần phải hiểu rõ về sản phẩm mà mìnhcần mua Vì vậy vị trí này cần những nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyênmôn cao Khi tìm kiếm nguồn hàng hoặc nhà cung cấp giới thiệu mặt hàng mới, nhânviên thu mua phải biết được đó có phải là một thương vụ hiệu quả hay không, từ đóđưa ra điều kiện, chính sách phù hợp với nhà cung cấp Nhân viên thu mua phải dựđoán được xu hướng mua của khách hàng để tìm kiếm những mặt hàng gạo phù hợpcũng như loại bỏ những mặt hàng gạo kém hiệu quả Sau khi tìm được nguồn nguyênliệu phù hợp nhân viên mua hàng phải đàm phán, mặc cả với nhà cung cấp Đòi hỏi
họ phải là những người quyết đoán và không để cảm xúc chi phối; họ phải đưa ranhững điều kiện có lợi cho mình nhất Nhân viên thu mua gạo xuất khẩu không chỉ
Trang 31biết đi tìm nguồn hàng hay đi khảo sát giá liên tục mà còn biết cách cập nhật tin tứcthị trường Tất cả những biến động ảnh hưởng tới việc thu mua, tích trữ, đổi trả hànghóa họ phải nắm được kịp thời để có quyết định phù hợp Đối với nhân viên muahàng ngoài năng lực thì đòi hỏi họ phải đủ trung thực để vượt qua nhiều cám dỗ donhà cung cấp mang lại để ra quyết định đúng đắn có lợi cho doanh nghiệp Trên thực
tế, tuyển dụng được một nhân viên thu mua vừa có năng lực, vừa có phẩm chất làđiều vô cùng khó khăn Chọn được một nhân viên mua hàng chuyên nghiệp, chínhtrực là một trong những lợi thế cạnh tranh thực sự của doanh nghiệp
Nhân viên giao nhận gạo xuất khẩu ngoài chuyên môn cần phải giao tiếp và có
kỹ năng giải quyết vấn đề tốt Về mặt chuyên môn đòi hỏi họ phải giỏi ngoại ngữ; sửdụng thành thạo các ứng dụng tin học để phục vụ công việc; có nghiệp vụ, nắm vữngcác quy trình thủ tục xuất nhập khẩu, chứng từ,…; có khả năng soạn thảo các loạivăn bản, hợp đồng giao dịch,…; có kiến thức về phương thức thanh toán quốc tế,phương thức vận tải quốc tế, điều kiện thương mại quốc tế, các văn bản pháp lý quiđịnh liên quan đến công việc Bên cạnh đó, họ phải có khả năng giao tiếp tốt để thỏathuận đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng; có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt đểnắm bắt và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa Nhân viêngiao nhận gạo xuất khẩu cũng cần có sẵn một số tố chất như: nhanh nhẹn, linh hoạt,cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng chịu áp lực cao,…; có tinh thầnđoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp và quan trọng hơn nữa là luôn có thái độ hòa nhã, hợptác với khách hàng trong công việc; yêu cầu về sự tỉ mỉ, cẩn trọng là vô cùng quantrọng, ngoài ra phải đảm bảo được những yêu cầu về thời gian của khách hàng nângcao uy tín của công ty
b Nguồn tài chínhDoanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định, hoạtđộng thu mua hàng hóa được đẩy mạnh hơn mà còn giúp cho doanh nghiệp có khảnăng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làmgiảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Hàng hóa được kháchhàng ưa chuộng hơn, hoạt động giao nhận hàng hóa cũng diễn ra mạnh mẽ hơn
Trang 32Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thểhuy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinhdoanh Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ vềkhả năng sinh lời của doanh nghiệp …
Vốn đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động thu mua lúa,gạo nguyên liệu cũng như quá trình giao nhận gạo xuất khẩu Trong quá trình thumua lúa, gạo nguyên liệu nếu gặp khó khăn về vốn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sốlượng và chất lượng nguồn nguyên liệu mua vào từ đó cũng ảnh hưởng đến sản phẩmđầu ra, quá trình giao nhận sản phẩm xuất khẩu gặp khó khăn
c MarketingHoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí củadoanh nghiệp trên thị trường Hoạt động Marketing chính là cầu nối giữa doanhnghiệp với thị trường đồng thời cũng kết nối các hoạt động khác của doanh nghiệpvới nhau và hướng hoạt động của doanh nghiệp theo thị trường, lấy nhu cầu thịtrường và ước muốn của khách hàng là chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết địnhkinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược marketing tốt giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng,đưa sản phẩm gạo của mình đến gần khách hàng hơn và giúp cho sản phẩm củadoanh nghiệp tiêu thụ nhanh hơn Doanh nghiệp sẽ thu mua nhiều nguyên liệu lúagạo hơn để sản xuất, chế biến đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng và hoạt động giaonhận gạo xuất khẩu cũng sôi nổi hơn
Về sản phẩm: tập trung mạnh vào sản xuất các mặt hàng gạo truyền thống cóthế mạnh của công ty, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì.Ngoài các mặt hàng gạo truyền thống cần nghiên cứu thêm sản phẩm có giá trị giatăng cao
Về giá cả: công ty cần có chiến lược định giá linh hoạt cho thị trường xuấtkhẩu và thị trường nội địa Xem xét từng giai đoạn thâm nhập sản phẩm của mình đểđịnh giá bán cho phù hợp
Trang 33Về phân phối: phân phối thị trường xuất khẩu và phân phối thị trường nội địa.
Về chiêu thị: cần chủ động nắm bắt thông tin để tham gia các kỳ hội chợ triểnlãm, phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tránh bị động trong khâu tổ chức
d Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Cơ sở vật chất của doanh nghiệp có thể là hệ thống nhàxưởng, kho, bến bãi, cửa hàng, máy móc, thiết bị,…
Nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho, cửa hàng, bến bãi được bốtrí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu tiêu dùng củangười dân cao và thuận lợi về giao thông sẽ giúp cho hoạt động thu mua và giao nhậngạo xuất khẩu của doanh nghiệp thuận lợi hơn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả caohơn
1.7.2 Bên ngoài doanh nghiệp
a Nhà cung cấpNhà cung cấp của một doanh nghiệp có thể là các doanh nghiệp khác, các đơn
vị kinh doanh hoặc các cá nhân Họ cung cấp cho doanh nghiệp các nguồn vật tư cầnthiết để sản xuất ra những mặt hàng hay dịch vụ mà doanh nghiệp cần
Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo thì nguồn nguyên liệuchính để sản xuất ra sản phẩm rất được doanh nghiệp chú trọng Vì sản phẩm tạo rachất lượng như thế nào thì đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào Các nguồnnguyên liệu phải đúng chất lượng, các loại lúa, gạo nguyên liệu do doanh nghiệp mualại từ hộ nông dân, tư thương,….nên nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào họ Đó
là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể bị ép giá, bịpha tạp các loại lúa nguyên liệu, không đủ tiêu chuẩn để sản xuất ra gạo xuất khẩu
Lúa, gạo lức là nguồn nguyên liệu chính chiếm giá trị lớn trong giá trị sảnxuất ra giá thành sản phẩm Các loại nguyên liệu khác như dầu để chạy máy, vật tư,
…thì doanh nghiệp mua lại của các nhà cung ứng khác trên thị trường Hiện nay, giá
Trang 34xăng dầu biến động cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng mức ảnh hưởng khôngcao.
Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu đó các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan
hệ tốt với nhà cung cấp, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồngthời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế
b Nhu cầu tiêu dùng của khách hàngKhách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanhnghiệp Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, doanhnghiệp phải thỏa mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Từ đó đề ra chiến lượcnhằm giữ lại khách hàng hiện có và khai thác thêm khách hàng tiềm năng
Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu,thói quen làm cho số lượng gạo được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi tác động đến hoạtđộng thu mua nguyên liệu lúa, gạo của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp đánh đúng vào tâm lý của khách hàng, tổ chức các dịch vụphục vụ khách hàng thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo sẽ được nâng cao, doanhnghiệp sẽ mua nhiều nguyên liệu để sản xuất, chế biến hơn nhằm đáp ứng đủ nhu cầucủa khách hàng và hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu cũng được đẩy mạnh
c Đối thủ cạnh tranh
Số lượng các doanh nghiệp trong cùng một ngành trong nước và các nước trênthế giới tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trựctiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, tới giá bán, tốc độ thiêu thụsản phẩm,… do vậy cũng ảnh hưởng tới hoạt động thu mua và giao nhận hàng hóacủa doanh nghiệp
Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từngdoanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuậncủa từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi, doanh nghiệp sẽ mua ít hàng hóa hơn để tránh bịtồn kho nhiều và việc giao nhận cũng giảm đi Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành Do vậy,
Trang 35việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụsản phẩm của mỗi doanh nghiệp…
d Các nhân tố về mặt kinh tếCác nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định việc hìnhthành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp, đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướngphát triển của các ngành hàng
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đồng nội tệ giảm giá, lãi suấtcho vay của ngân hàng và lạm phát đều thấp thì hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đạt hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong và ngoài nước,doanh nghiệp sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu, hoạt động thu mua và giao nhậnhàng hóa của doanh nghiệp cũng được tăng cường và ngược lại
e Các nhân tố về mặt chính trị pháp luậtTình hình chính trị là một trong những nhân tố thuận lợi cho hoạt động sảnxuất kinh doanh gạo xuất khẩu của doanh nghiệp Chế độ chính trị ổn định, hệ thốngpháp luật chặt chẽ, rõ ràng chẳng hạn: các chính bảo hộ tự do mậu dịch, chính sáchtài chính, chế độ tiền lương, trợ cấp cho người lao động,…các nhân tố này ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tạo điềukiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và đạt hiệuquả cao trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu đẩy mạnh hoạt động thu mua và giaonhận gạo xuất khẩu của doanh nghiệp
f Các nhân tố về mặt tự nhiênCác nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc pháttriển hoạt động sản xuất kinh doanh gạo xuất khẩu của doanh nghiệp đặc biệt là tronghoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu
Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là vị trí địa lí, tài nguyên thiênnhiên, đất, nước, khí hậu,… Chúng quyết định khả năng trồng các giống lúa trêntừng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng đếnnăng suất và chất lượng của cây lúa
Trang 36Cây lúa là loại cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai và khí hậu.Cùng một giống lúa, nhưng khi trồng ở tỉnh này lại cho chất lượng tốt hơn khi trồng
ở tỉnh khác; khi trồng và thu hoạch trong vụ mùa Đông Xuân sẽ cho chất lượng tốt vàđồng đều hơn khi trồng trong vụ mùa Hè Thu hoặc Thu Đông
Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu sản phẩm,
mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí giao nhận hàng hóa Tài nguyên thiên nhiênphong phú tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệuđầu vào cho quá trình sản xuất gạo xuất khẩu, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường,tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh gạo xuất khẩu
Khí hậu: Các điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngtrồng lúa, chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoạt động dự trữ, bảo quản lúa gạo của doanhnghiệp Yếu tố nhiệt độ: Đây là điều kiện tự nhiên rất quan trọng có ảnh hưởng lớnđến quá trình phát triển của cây lúa Các loại lúa chỉ có thể sinh trưởng và phát triểnđược trong một khoảng nhiệt độ thích hợp
Yếu tố thủy văn: nguồn nước là một trong những điều kiện cần thiết đầu tiêncho trồng lúa Nguồn nước đủ và không biến động quá lớn: quá nhiều hay ít, là điềukiện cơ bản cho phát triển của cây lúa
Thiên tai, lũ lụt,…gây thiệt hại, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu muanguyên liệu và làm chậm quá trình giao nhận gạo xuất khẩu của doanh nghiệp
g Các nhân tố về khoa học công nghệ
Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những tiến bộ khoa học côngnghệ phát triển cùng với sự phát triển đó Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiệnnay làm doanh nghiệp có nguy cơ tụt hậu, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cải tiếncông nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh phù hợp với tiến trình phát triển hiện nay
Xét mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học công nghệ và sản phẩm, có hai loạihình công nghệ Một loại là công nghệ thâm canh nhằm nâng cao năng suất sản phẩm
và năng suất kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích Loại thứ hai là công nghệ cơ giới và tự
Trang 37động hóa nhằm nâng cao năng suất việc làm, tiết kiệm thời gian lao động trong từngkhâu, giảm bớt hao phí lao động.
Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp nói chung và trồng lúa nóiriêng có liên quan đến sự phát triển của tất cả các yếu tố, các bộ phận cấu thành lựclượng sản xuất Những nội dung chủ yếu có ý nghĩa lớn đối với phát triển nôngnghiệp là: thủy lợi hóa, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá và sinh học hoá
Thủy lợi hoá là quá trình thực hiện tổng hợp các biện pháp khai thác sử dụng
và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất và dưới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinhhoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế các tác hại của nước gây ra cho sản xuất và đờisống
Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằngcông cụ lao động cơ giới, thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực củamáy móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sảnxuất với kỹ thuật công nghệ cao
Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điệnnăng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn
Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công nghiệp hoáchất phục vụ nông nghiệp, bao gồm việc sử dụng các phương tiện hoá học vào cáchoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông thôn
Sinh học hoá nông nghiệp là quá trình nghiên cứu và áp dụng được nhữngthành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng caonăng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái
Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh gạo xuất khẩugóp phần làm tăng năng suất và chất lượng gạo xuất khẩu, giảm tối đa chi phí sảnxuất giúp hoạt động thu mua của doanh nghiệp có hiệu quả dẫn tới giá thành sảnphẩm giảm giúp cho gạo của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thịtrường trong và ngoài nước
Trang 38Nhờ có các tiến bộ kỹ thuật làm cho năng suất của ngành không ngừng đượctăng lên Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, những tiến bộ và công nghệ mớigiúp nhiều ngành tăng trưởng, công nghệ chế biến phát triển cho phép mặt hàng gạođến được nhiều thị trường hơn và chất lượng cũng được nâng lên từ đó thúc đẩy quátrình tiêu thụ sản phẩm đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động giao nhận của doanhnghiệp phát triển hơn.
1.8 Sự kết hợp giữa hoạt động thu mua và giao nhận hàng xuất khẩu
Mua hàng là khâu cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển Mua hàng tạo tiền đề vật chất chohoạt động bán hàng và giao nhận hàng hóa, hoạt động bán hàng giao nhận hàng hóa
có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động mua hàng
Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu mua hàng, hàng hóa đáp ứng được đầy đủ cácyêu cầu của khách hàng thì hoạt động giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp sẽ tiếnhành dễ dàng và thuận lợi hơn
Trang 39CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MECOFOOD
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Mecofood
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Mecofood
Tên Công ty tiếng Việt: Công ty cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thựcphẩm
Tên công ty tiếng Anh: Mechanics Contruction and Foodstull Joint –StockCompany
Tên viết tắt: MECOFOOD
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VNĐ
Tương ứng với : 8.000.000 cổ phiếu phổ thông
Trụ sở chính: 29 Nguyễn Thị Bảy, Phường 6, Thành phố Tân An, Tỉnh LongAn
Điện thoại: (84-72) 3521 212 – 3820 509
Fax: (84-72) 3521 252
Email: info@mecofood.com.vn
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế Số 1100664038
do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Long An cấp ngày 13/04/2009 (do sáp nhập Công ty
Cổ phần Nông sản và bao bì Long An vào Công ty Cổ phần Xây lắp-Cơ khí vàLương thực Thực phẩm) và đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 14/04/2010
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần MecofoodThực hiện Nghị quyết số 05/NQ/TW ngày 24/9/2001 của BCHTW khóa IX vềchủ trương tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệpNhà nước Ngày 2/4/2004 Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền Nam
đã có quyết định số 54A/QĐ.HĐQT xóa tên và thực hiện sáp nhập một số đơn vị trựcthuộc Công ty Lương Thực Long An vào xí nghiệp Xây Lắp Cơ Khí Nông Nghiệp,bao gồm: Xí nghiệp Chế biến Gạo Đặc Sản, Xí nghiệp Đầu tư Hạ tầng kinh doanh
Trang 40Địa ốc, Trạm thu mua chế biến Lương thực Bình Tịnh và Đội Vận Tải để tiến hànhxây dựng phương án cổ phần hóa.
Ngày 9/12/2004 Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn đã raquyết định số 4438/QĐ/BNN-TCCB về việc chuyển bộ phận Doanh nghiệp Nhànước Xí nghiệp Xây lắp Cơ khí Nông nghiệp thành Công ty cổ phần với tên gọi đầy
đủ là Công ty Cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm, viết tắt làMecofood
Ngày 3/2/2005 đơn vị tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty vàđược Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp giấy phép kinh doanh số 50030000vào ngày 18/02/2005 và Công ty chính thức đi vào hoạt động từ 01/3/2005 với sốvốn điều lệ ban đầu là 10 000 000 000 đồng
Đến ngày 16/4/2009 Đại hội cổ đông bất thường Công ty CP Xây lắp Cơ khí
và Lương thực Thực phẩm đã biểu quyết thống nhất việc sáp nhập Công ty CP NôngSản và Bao Bì Long An vào Công ty CP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm
và tăng vốn điều lệ lên 27 163 400 000 đồng
Năm 2011, Công ty CP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm hoạt độngvới vốn điều lệ là 35 000 000 000 đồng
Cổ phiếu của Công ty CP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm đã đượcgiao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 14/02/2011 với mã chứng khoán
là MCF
Ngày 11/11/2011, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bấtthường và thông qua Nghị quyết số 19/NQ-ĐHĐCĐ.MCF V/v Phê duyệt phương ántăng vốn điều lệ từ 35 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh vàđiều chỉnh kế hoạch năm 2011: lợi nhuận từ 15 tỷ đồng lên 16,5 tỷ đồng, chia cổ tức
từ 24% trở lên trong đó chia cổ tức bằng cổ phiếu là 22%