Các yếu tố tác động đến hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần Mecofood

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MECOFOOD (Trang 66 - 76)

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MECOFOOD

3.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần Mecofood

3.3.1 Bên trong doanh nghiệp a. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Công ty được trang bị đủ kiến thức về kinh doanh, về mặt hàng,…cán bộ quản lý có trình độ cao, hiểu biết và nắm bắt nhanh nhạy những thông tin, thay đổi về cơ chế pháp lý cũng như nhu cầu thị hiếu.

Công ty có một đội ngũ nhân viên mua hàng giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc. Việc kiểm định chất lượng nguyên liệu đầu vào được đảm bảo bởi các nhân viên mua hàng của Công ty có nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng. Điều này rất quan trọng với quá trình mua hàng của Công ty vì mặt hàng mà Công ty mua là nguyên liệu lúa, gạo. Một mặt hàng mà việc thẩm định chất lượng cũng như chủng loại là rất khó khăn, cần phải có những nhân viên dầy dặn kinh nghiệm cũng như kiến thức trong nghề mới có thể làm được.

Cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu giúp hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu của công ty diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.

Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trình độ hiểu biết về nghiệp vụ, ý thức tự giác trong công việc cao, năng động, sáng tạo, luôn có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ

b. Nguồn tài chính

Tình hình tài chính lành mạnh giúp Công ty có khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh, mạnh dạn ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu và hợp đồng xuất khẩu gạo.

Có mối quan hệ tốt với ngân hàng nên tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc cung cấp tín dụng cũng như trong khâu thanh toán.

Về vốn: Với số vốn điều lệ ban đầu ngày thành lập 2004 là 10 tỷ đồng, Công ty Mecofood đã từng bước hoạt động có hiệu quả và số vốn điều lệ được gia tăng qua hàng năm như sau:

− Năm 2009: 15 tỷ

− Năm 2010: 35 tỷ

− Năm 2014: 85 tỷ Về cơ cấu vốn:

− Vốn nhà nước góp 51% tương đương 43,35 tỷ đồng

− Vốn cá nhân trong và ngoài nước: 49% tương đương 41,65 tỷ đồng.

c. Marketing

 Đối với thị trường nội địa

Duy trì chất lượng gạo ổn định để cung cấp cho hệ thống siêu thị Metro, Co- opmart, Big C và mở rộng thị phần cung cấp cho các bếp nấu xuất ăn công nghiệp phục vụ cho công nhân như nhà máy may Nhà Bè, Bouchen….

Cung cấp gạo đến tận nhà thông qua hệ thống bán lẻ trong và ngoài thành phố.

Cung ứng ủy thác cho các Công ty khác khi có nhu cầu mua hàng xuất khẩu.

Đẩy mạnh các chương trình tiếp thị quảng bá tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong lòng khách hàng thông qua việc tham gia các đợt triễn lãm, các kỳ hội chợ

thương mại….

 Đối với thị trường xuất khẩu

Tham gia và giới thiệu sản phẩm ở các diễn đàn quốc tế như Hội nghị lúa gạo quốc tế (Rice Trader) diễn ra hàng năm ở các nước, Hội chợ thực phẩm ở Dubai, Thailand, Hội chợ lúa gạo tổ chức hàng năm.

Tham gia sàn giao dịch Alibaba, B2B, Tradeindia…. Để giới thiệu sản phẩm, tìm và giao dịch với khách hàng mới.

Tham gia các đoàn xúc tiến thương mại do chính phủ tổ chức ở các nước hoặc ở Việt Nam để quảng bá thêm hình ảnh và giới thiệu sản phẩm có chất lượng cao vào các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông……

Hiện nay công tác marketing tại Công ty đã được quan tâm nhưng Công ty vẫn chưa có phòng marketing riêng mà công tác marketing là do các nhân viên phòng kinh doanh đảm nhiệm.

• Sản phẩm

− Thị trường trong nước:

Nhãn hiệu gạo “Thố cơm” với các dòng sản phẩm như: Gạo Nàng thơm, Gạo Tài Nguyên; Gạo Hương lài; Gạo Thơm Việt Mỹ; Gạo thơm Việt Đài; Gạo An Toàn;

Gạo Thông dụng; Nếp Đặc sản nổi tiếng trong nước, được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm. Sản phẩm được nhiều lần bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” qua nhiều năm liền và đạt được cúp vàng, huy chương vàng nhãn hiệu Sản phẩm đạt được Chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, “Thực phẩm chất lượng an tồn vì sức khỏe cộng đồng” do Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm – Ban tổ chức VIET NAM BEST FOOD trao tặng.

Bên cạnh đó với các dòng sản phẩm gạo an toàn, gạo thông dụng: Sản phẩm được sản xuất từ vùng lúa được trồng theo quy trình lúa sạch của Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười và được kiểm định tại Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV Phía Nam. Đã được cấp giấy chứng nhận:

Sản phẩm được sản xuất và kiểm soát chất lượng theo hệ thống quản lý an tòan thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn HACCP được TQCSI đánh giá và chứng nhận.

Hình 3.1: Một số loại gạo thông dụng cho thị trường nội địa Nguồn: Phòng kinh doanh

− Thị trường xuất khẩu:

+ Gạo trắng: Các loại gạo chủ yếu phân theo cấp tấm như 5% , 10%, 15%, 25% tấm

+ Gạo thơm: Gạo Jasmine 5% tấm. KDM 5% tấm, Gạo Nàng hoa 5%

tấm, Tấm thơm…..Marking là của khách hàng yêu cầu.

• Giá cả

Căn cứ vào giá nguyên liệu trong nước, giá sàn do hiệp hội qui định, giá trên thị trường thế giới mà Công ty định giá bán cho sản phẩm của mình.

Bảng 3.6: Giá gạo bình quân theo thống kê qua hàng năm Đơn vị tính: USD/Tấn

Năm Giá bình quân

2013 551,94

2014 501,17

2015 560,35

Quý 1/2016 431,00

Nguồn: Phòng kinh doanh

• Phân phối

Sản phẩm qua trung gian, Đại lý phân phối hay bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu , ủy thác hoặc cung ứng xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác.

d. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty đầu tư nâng cấp dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu hiện đại. Dây chuyền được khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu

đóng bao thành phẩm. Việc đầu tư này giúp Công ty giảm được chi phí sản xuất, tăng tỷ lệ thành phẩm thu hồi trong sản xuất và giảm chi phí nhân công.

Ngoài các trang thiết bị và công nghệ hiện có như: hệ thống sấy lúa, hệ thống xay xát, lau bóng, băng tải nội kho …trong 5 năm vừa qua Công ty đã trang bị và lắp đặt thêm thiết bị mới như máy tách màu Satake, dây chuyền đóng gói tự động, bồn chứa 2.000 tấn nhằm tăng năng lực chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và giải quyết các đơn hàng có số lượng lớn trong thời gian ngắn nhất.

Tổng tích lượng kho chứa: 20.000 tấn. Tổng công suất hệ thống xử lý, xát trắng, đánh bóng gạo là: 100.000 tấn/năm

Dây chuyền sản xuất hiện đại, có thể chế biến tất cả các loại gạo đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường

Hằng năm có thể thu mua, chế biến và xuất khẩu bình quân 100.000 tấn gạo/năm. Sản phẩm gạo của Công ty đến hầu hết các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ.

3.3.2 Bên ngoài doanh nghiệp a. Nhà cung cấp

Nguồn sản phẩm đầu vào chủ yếu được mua từ các nhà cung cấp trong nước.

Mỗi năm công ty có từ 20 đến 30 nhà cung cấp nguyên liệu chính, do thực hiện theo qui trình hệ thống chất lượng HACCP code: 2003, nên công ty có hướng dẫn đánh giá nhà cung ứng theo tiêu chí Công ty đưa ra như:chất lượng sản phẩm, giá cả, khả năng cung cấp, phương thức thanh toán, điều kiện bảo quản và khả năng giải quyết khó khăn.

Trong số các nhà cung cấp nguyên liệu cho Công ty, những nhà cung cấp là bạn hàng truyền thống và hợp tác lâu dài với Công ty gồm có: Thuận Phát Lộc, Thuận Thiên, Thanh Phong, Thiên Phát,…Đây là một số trong những đại lý thu mua gạo lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Giúp cho Công ty có nhiều lợi thế hơn trong việc thu mua gạo giá rẻ chất lượng cao.

Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty đều có cơ sở, nhà máy đóng trên địa bàn Long An và một số tỉnh miền Tây lân cận vì vậy nguồn nguyên liệu luôn có sẵn, hoạt động thu mua của Công ty diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, chi phí vận chuyển không đáng kể.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp, giá bán và phương thức giao dịch có thể rẻ và dễ dàng hơn nhưng về tài chính và uy tính thì không bằng so với nhà cung cấp chính hiện tại của công ty. Trong tương lai, nhà cung cấp toàn thị trường có xu hướng giảm nguồn nguyên liệu ngày càng ít hơn do sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi ngành hàng kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu mua gạo xuất khẩu của Công ty.

b. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

Khách hàng là đối tượng mà công ty phục vụ là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của công ty.

Nếu người tiêu dùng, các nhà sản xuất lương thực thực phẩm mà Công ty đang cung cấp nguyên liệu và gạo sản phẩm, các khách hàng nước ngoài ưa chuộng và tiêu thụ nhiều sản phẩm gạo của Công ty thì hoạt động thu mua cũng như hoạt động giao nhận gạo của Công ty diễn ra sôi nổi hơn và ngược lại.

c. Đối thủ cạnh tranh

• Trong nước

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo nên lượng cung lúc nào hơn cầu. Ngoài việc quy định giá sàn của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA) phần lớn các doanh nghiệp trong nước tự đàm phán và giao dịch các hợp đồng thương mại với giá cả cạnh tranh lẫn nhau. Một người mua nhưng có quá nhiều doanh nghiệp nhảy vào chào giá vì vậy thế chủ động về giá bán luôn được trao cho người mua. Vô tình đẩy các doanh nghiệp trong nước từ thế hợp tác sang thế đối đầu nhau về giá.

• Nước ngoài

+ Ấn Độ

Ấn Độ đã soán ngôi Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong năm tài khóa 2013-2014 xuất khẩu gạo đạt 10 triệu tấn, giảm 8% so với năm 2012-2013 do sản lượng và nguồn cung giảm. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã chậm lại từ tháng 4/2014 khi giá nội địa Ấn Độ ổn định trong khi chính phủ Thái Lan nỗ lực giảm giá gạo xuất khẩu để xả bán lượng gạo tồn kho.

FOA dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2016 giảm so với năm 2015. Sản lượng lúa năm 2015 của Ấn Độ giảm 2% xuống 155,407 triệu tấn so với 158,210 triệu tấn năm 2014 do sản lượng vụ 2 rabi giảm. Giá bán lẻ gạo tại Ấn Độ trong tháng 1/2016 ổn định do chương trình thu mua của chính phủ bất chấp sản lượng thu hoạch vụ chính 2015 đã bán ra thị trường.

+ Thái lan

Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan. Năng lực sản xuất của nước ta thấp hơn năng lực sản xuất của Thái Lan và giá gạo cũng rẻ hơn gạo Thái Lan. Chất lượng gạo nước ta thường thấp hơn gạo Thái Lan bởi vì không đa dạng và chất lượng xay xát không tốt. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan rất chú trọng khâu quy hoạch khu vực trồng lúa, thu hoạch và bảo quản.

Thái Lan cũng vạch ra chiến lược mới để trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bằng cách tăng sản lượng gạo và phát triển hoạt động marketing. Hiện Thái Lan đã tụt xuống vị trí thứ hai trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với 9,8 triệu tấn gạo được xuất ra thị trường thế giới trong năm 2015, con số này trong năm trước đó là 10,9 tấn. Hạn hán tại nhiều khu vực đất nông nghiệp và tình trạng giảm sức mua từ các nước châu Phi trong bối cảnh sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới dự báo giảm về kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan.

+ Các đối thủ cạnh tranh khác

Campuchia đang đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nước này dự định sẽ trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ chốt trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này chính phủ sẽ bảo lãnh rủi ro cho các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay vốn để sản xuất, chế biến và dự trữ gạo. Trong tương lai Campuchia có thể sẽ trở thành một đối thủ mạnh đối với nước ta trong xuất khẩu gạo.

d. Các nhân tố về mặt kinh tế

Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu của Công ty.

Sản phẩm chủ yếu của Mecofood là gạo, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của đời sống và bị tác động trực tiếp của nhu cầu về lương thực thực phẩm của người dân. Tuy nhiên, như mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam dần được phục hồi. Việt Nam tham gia vào nhiều sân chơi của thế giới đánh dấu bước phát triển mới cho xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, giúp Công ty phát huy thế mạnh về xuất khẩu gạo của mình. Đẩy mạnh hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu của Công ty.

Tỷ giá hối đoái: các giao dịch của Công ty chủ yếu dùng USD làm đồng trung gian, nên tỷ giá USD/VND có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của Công ty hàng năm. Tình hình tỷ giá USD/VND liên tục biến động gây tác động ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, đặc biệt là hoạt động thu mua và giao nhận gạo xuất khẩu của Công ty. Đồng Việt Nam liên tục mất giá góp phần nâng cao tỷ giá trong thời gian này, Công ty khuyến khích xuất khẩu để thu về lợi nhuận cao hơn nhờ chênh lệch tỷ giá. Hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu của Công ty được đẩy mạnh.

e. Các nhân tố về mặt chính trị pháp luật

Tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định so với các nước khác trong khu vực.

Với một Đảng lãnh đạo giảm thiểu được các cuộc đấu tranh giành quyền lực, mất ổn

định chính trị. Việt Nam đã và đang tạo được sự tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng được xem là một lợi thế của nước ta hiện nay. Để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất khẩu, luật thuế đã áp dụng thuế xuất 0% đối với các mặt hàng gạo xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung phát triển và đẩy mạnh hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu của công ty Mecofood nói riêng.

f. Các nhân tố về mặt tự nhiên

Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu từ tỉnh Long An và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, cũng như điều kiện khí hậu thuận lợi.

Tổng diện tích đất đai của cả vùng đã xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng 12%

diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%.

Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28oC, chế độ nắng cao, ít xảy ra thiên tai do khí hậu gây ra.

Nguồn nước được lấy từ 2 nguồn chính là từ sông Mekong và nước mưa. Sông Mekong chảy qua vùng đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3/830 đến 840 tỷ m3/năm tổng lượng nước mặt có trên lãnh thổ Việt Nam và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa.

Việc vùng đồng bằng sông Cửu Long hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt làm hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.

Những thuận lợi về đất đai, nguồn nước, điều kiện khí hậu,…giúp nguồn thu mua nguyên liệu của Công ty được đảm bảo. Bên cạnh đó, những thiên tai như ngập

gạo, làm hạn chế nguồn thu mua nguyên liệu của Công ty, làm kéo dài thời gian giao nhận hàng hóa của Công ty.

g. Các nhân về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống lúa mới, tăng năng suất thay thế giống ngoại nhập. Nhờ những đóng góp quan trọng của khoa học công nghệ như: giống lúa mới, quy trình sản xuất mới,… được áp dụng rộng rãi.

Nhiều công nghệ mới được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất đem lại kim ngạch xuất khẩu gạo lớn cho Công ty, giúp cho hoạt động thu mua và giao nhận của Công ty được đẩy mạnh.

Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, dân số ngày càng phát triển, vấn đề an ninh lương thực là một vấn đề hết sức chú trọng. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp là một giải pháp hết sức cần thiết.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép Công ty nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dừi, điều khiển hàng hoỏ xuất khẩu, tiết kiệm chi phớ, nõng cao hiệu quả hoạt động giao nhận gạo xuất khẩu của Công ty. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, chế biến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng gạo xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty, giúp hoạt động giao nhận gạo diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ GIAO NHẬN GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MECOFOOD (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w