Trong các vấn đề về Tin học được đưa vào giảng dạy ở chương trình bậc học phổ thông hiện nay. Khi nói đến vấn đề dạy học lập trình cho học sinh, vấn đề dạy học cho học sinh về cấu trúc rẽ nhánh một trong những vấn đề chiếm vai trò quan trọng. Bởi vì, sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để hợp lý hóa, tiết kiệm công sức lập trình, tiền đề cho việc giải quyết các bài toán lập trình. Vấn đề đặt ra là: dạy cấu trúc rẽ nhánh bằng phương pháp truy vấn là như thế nào? Đó chính là vấn đề mà bản thân em hết sức quan tâm.
Trang 1MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài.
1 Trong những năm gần đây, giáo dục đại học Việt Nam đã có những
bước chuyển biến rõ rệt, nhiều trường đại học, cao đẳng đã chuyển hẳn sangđào tạo kiểu từng bước đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Mộttrong những mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là tạo ra sự thayđổi về vị thế của người học trong quá trình dạy học, làm cho người học thực
sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học Vấn đề tích cực hóa quátrình nhận thức và quá trình học tập của người học đang được quan tâmhàng đầu trong đổi mới giáo dục hiện nay Để thực hiện mục tiêu này, nhiềuphương pháp và kỹ năng dạy học khác nhau đã được nghiên cứu và vận
dụng Trong đó, phương pháp truy vấn trong dạy học là một phương pháp
quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của dạy học
2 Trong nghiệp vụ của người giáo viên có hai vấn đề quan trọng: thứnhất là thực tiễn về tiềm năng - những kiến thức lý thuyết mà họ được học rất
cơ bản Thứ hai là thực tiễn về nghiệp vụ - giáo viên phải biết cách truyền thụkiến thức phù hợp với trình độ của học sinh Trong đó, thực tiễn thứ hai là điềuquyết định trong nghiệp vụ của người giáo viên, nó đánh giá chất lượng giảngdạy của giáo viên
2.1 Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổimới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong hoạt động học tập Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Như vậy, chúng ta có thể thấy
định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn
Trang 2đề tranh luận Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tậpthụ động
2.2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh là một quá trình lâu dài; không thể ngày một ngày hai mà đông đảogiáo viên từ bỏ được kiểu dạy học truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động đãquen thuộc từ lâu Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một sốđiều kiện, trong đó quan trọng nhất là bản thân mỗi giáo viên cần có một sự nỗlực để tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình Vì vậy, hoat độngdạy học là quá trình giáo viên điều khiển hoạt động và giao lưu của học sinh nhằmđạt được các mục tiêu dạy học
2.3 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức quan trọng,nhất là với bộ môn Tin học hiện đang được đưa vào giảng dạy ở các trườngphổ thông Là một giáo viên giảng dạy bộ môn này, theo em không phải cứ tìmđược nhiều bài toán khó, bài toán hay để giảng dạy cho học sinh Mà vấn đềđặt ra là chúng ta cần phải tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc đưa ra những bàitoán đó để giúp cho học sinh có sự hứng thú, tìm tòi sáng tạo trong quá trìnhgiải quyết học tập, từ đó biết vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thểngoài thực tế
3 Trong quá trình giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh lĩnhhội những kiến thức cơ bản Người giáo viên còn phải biết kích thích tính tíchcực, sự sáng tạo say mê học hỏi của học sinh trong việc học tập Bởi vì, việchọc tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có ý thức
về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họcsinh hoạt động để đạt các mục tiêu đó Điều này được thực hiện trong dạy họckhông chỉ đơn giản bằng việc nêu rõ mục tiêu mà quan trọng là hướng tới việchoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết
Trang 3vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huytính tích cực của người dạy
4 Tin học là một môn học mới và tương đối khó đối với học sinh THPTtrong đó môn lập trình pascal trong chương trình lớp 11 lại càng khó Để viếtđược một chương trình hoàn chỉnh thì phải thỏa mãn yêu cầu của bài toán đặt ratrên máy tính và học sinh phải có tư duy lôgic về thuật toán, khả năng sử dụngcác câu lệnh rã nhánh, lệnh lặp thành thạo, sử dụng máy tính, khai báo một cáchhợp lý
Turbo Pascal là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc, nó được dùng phổ biến ởnước ta hiện nay trong công tác giảng dạy, lập trình tính toán, đồ họa TurboPascal được dùng trong chương trình giảng dạy Tin học ở hầu hết các trường đạihọc, cao đẳng, trung học phổ thông
4.1 Trong các vấn đề về Tin học được đưa vào giảng dạy ở chương trìnhbậc học phổ thông hiện nay Khi nói đến vấn đề dạy học lập trình cho học sinh,vấn đề dạy học cho học sinh về cấu trúc rẽ nhánh một trong những vấn đề chiếmvai trò quan trọng Bởi vì, sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để hợp lý hóa, tiết kiệmcông sức lập trình, tiền đề cho việc giải quyết các bài toán lập trình Vấn đề đặt
ra là: dạy cấu trúc rẽ nhánh bằng phương pháp truy vấn là như thế nào? Đó chính
là vấn đề mà bản thân em hết sức quan tâm
4.2 Để thực hiện được điều đó, theo em chúng ta cần phải tìm tòi,nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp, kích thích được sự độc lập, tíchcực của học sinh trong học tập Trên cơ sở đó, học sinh có thể tự mình tìm rađược những ý tưởng sáng tạo vận dụng thiết thực vào cuộc sống thực tế khinhu cầu nảy sinh, khi đó các em học sinh có thể tự mình hoàn thành được ýtưởng đó
4.3 Cấu trúc rẽ nhánh là cấu trúc điều kiển hoạt động trong lập trình, đây
là một cấu trúc quan trọng trong chương trình tin học Dạy bài “cấu trúc rẽ
Trang 4nhánh” bằng phương pháp truy vấn sẽ giúp cho học sinh hiểu thế nào là cấu trúc
rẽ nhánh, câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ, câu lệnh ghép và việc sửdụng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình Khi học sinh hiểu được và sử dụng thànhthạo cấu trúc rẽ nhánh thì việc lập trình để giải những bài toán không còn khókhăn nữa Dạy bài “cấu trúc rẽ nhánh” bằng phương pháp truy vấn học sinh sẽphát huy tính tích cực chủ động đặt ra các câu hỏi thắc mắc để bản thân và bạn
bè trả lời, trong quá trình đặt câu hỏi buộc phải tư duy và suy nghĩ logic nhằmkhắc sâu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn
Với tất cả những lý do nêu trên, em quyết định chọn đề tài này
II Định hướng nghiên cứu.
1 Mục đích nghiên cứu.
Cho học sinh thực hiện và luyện tập vận dụng phương pháp truy vấn
với nội dung và mục tiêu dạy học, để học sinh có ý thức về ý nghĩa của việc sửdụng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình để học sinh có thể liên hệ, vận dụngsáng tạo vào giải quyết các vấn đề cũng như các tình huống thực tế
Vận dụng phương pháp dạy học truy vấn vào bài cấu trúc rẽ nhánh để họcsinh hiểu được thế nào là cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu vàdạng đủ và việc sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình Vận dụng cấu trúc rẽnhánh để giải quyết các bài tập trong lập trình
Sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng giáo án điện tử trong giảng dạy.Tin học lớp 11 - Chương III: Cấu trúc nhánh và lặp
Bài 9: Cấu Trúc Rẽ Nhánh
2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu phương pháp day học truy vấn các tài liệu vềphương pháp giảng dạy Từ đó, đưa ra các biện pháp có thể truy vấn các hoạtđộng cho học sinh thông qua các ví dụ cụ thể về cấu trúc rẽ nhánh.Mỗi nội dungdạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định Do đó, giáo viên
Trang 5phải biết phát hiện những hoạt động thành phần tiềm ẩn trong nội dung, chọn lựa
những hoạt động tương thích với nội dung, mục đích dạy học; cho học sinh đặt
câu hỏi và giải quyết các vấn đề thong qua đặt câu hỏi Từ đó, tạo hứng thú họctập cho học sinh trong việc sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để giải các bài toán lậptrình
- Dựa vào chương trình, sách kháo khoa giảng dạy Tin học lớp 11 để xây
dựng một giáo án cụ thể
- Khai thác phần phương pháp truy vấn để thiết kế các Slide và các phầnmềm cần thiết nhằm xây dựng kịch bản cho bài dạy cụ thể
III Phương pháp nghiên cứu.
Để hiểu rõ được nội dung tiết dạy, biết được tiết đó nằm ở vị trí nào trongchương trình, kiến thức cũ cần phải có, cần truyền thụ những nội dung nào vàtruyền thụ đến đâu?
1 Nghiên cứu lý luận dạy học
Cụ thể: Tin học lớp 11 – Tiết 11, 12- Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh
* Nội dung: Học sinh hiểu được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh, biết cách
sử dụng câu lệnh if- then dạng thiếu và dạng đủ, câu lệnh ghép vận dụng để giảicác bài toán lập trình
Trong nghiên cứu lý luận dạy học người ta dựa vào những tài liệu sẵn
có, những lý thuyết đã được khẳng định, những thành tựu của nhân loại trênnhững lĩnh vực khác nhau như Tâm lý học, Giáo dục học, Tin học, để xemxét vấn đề, tìm ra giải pháp hợp lý có sức thuyết phục vận dụng vào phươngpháp dạy học Tin học
Người ta cũng nghiên cứu cả những kết quả của bản thân chuyên ngànhphương pháp dạy học Tin học để kế thừa những cái hay, phê phán và gạt bỏnhững cái dở, bổ xung và hoàn chỉnh những nhận thức đã đạt được
Những hình thức thường dùng trong nghiên cứu lý luận là:
Trang 6- Phân tích tài liệu lý luận : Giúp chúng ta chọn đề tài, đề ra mục đích
nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xác định tư tưởng chủ đạo và đánhgiá sự kiện Khi nghiên cứu lý luận, ta cần phân tích, tổng hợp, so sánh, kháiquát để tìm ra ý mới Cái mới ở đây có thể là một lý thuyết hoàn toàn mới, nhưngcũng có thể là một cái mới đan kết với những cái cũ, có thể là một sự tổng hợpnhững nét riêng lẻ đã chứa trong cái cũ, nêu bật cái bản chất từ những cái cũ,
bổ xung, cụ thể hóa lý thuyết cũ
- So sánh quốc tế : Giúp chúng ta lựa chọn, xây dựng phương án tác động
giáo dục trên cơ sở đánh giá, so sánh tài liệu, cách làm của những bước khácnhau
- Phân tích tiên nhiệm : Thường dựa vào những yếu tố lịch sử, những
cách tiếp cận khác nhau của một lý thuyết, những cách định nghĩa khác nhaucủa một khái niệm, để dự kiến những quan niệm có thể có của học sinh về mộtkiến thức Tin học Nó cũng được dùng để kiểm nghiệm một hiện tượng, mộtquá trình có thỏa mãn những tiêu chuẩn, yêu cầu, điều kiện đặt ra hay không
2 Quan sát - điều tra
Quan sát điều tra được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục
Đó là phương pháp tri giác có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó để thulượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biếncủa hiện tượng mà ta dự định khảo sát Chúng ta quan tâm đến chất lượng củacác mối quan hệ, của các hoạt động, của tình huống Điều tra giống quan sát ởchỗ cùng dựa vào và khai thác những hiện tượng có sẵn, không chủ động gâynên những tác động sư phạm, nhưng quan sát thiên về xuất phát từ nhữngdấu hiệu bên ngoài, còn điều tra có thể khai thác những thông tin sâu kín từbên trong, chẳng hạn cho làm những bài kiểm tra rồi đánh giá
Quan sát - điều tra giúp chúng ta theo dõi hiện tượng giáo dục theotrình tự thời gian, phát hiện những biến đổi số lượng, chất lượng gây ra do tác
Trang 7động giáo dục Nó giúp ta thấy được những vấn đề thời sự cấp bách đòi hỏi phảinghiên cứu hoặc góp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu Môi trường tựnhiên là nguồn cung cấp dữ liệu trực tiếp cho ta Người nghiên cứu đến trựctiếp một nơi nào đó mà họ quan tâm để quan sát và thu thập dữ liệu, bởi vì cáchoạt động chỉ có thể hiểu tốt nhất là trong môi trường tự nhiên, trong ngữ cảnhchúng xuất hiện.
Quan sát - điều tra thực tiễn sư phạm, chẳng hạn thăm lớp dự giờ sẽgiúp chúng ta nhận thức được thực trạng dạy học Tin, phát hiện được nhữngvấn đề thời sự cấp bách cần nghiên cứu, giúp ta thu được những tài liệu sinhđộng và bổ ích cho nhiệm vụ nghiên cứu
Theo mối quan hệ giữa đối tượng quan sát - điều tra với người nghiêncứu thì có các dạng quan sát - điều tra trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo.Theo dấu hiệu về thời gian thì có quan sát - điều tra liên tục, gián đoạn
Quan sát - điều tra cần có mục đích cụ thể (chẳng hạn để thấy được hoạtđộng tích cực của học sinh trong giờ học), có nội dung cụ thể (chẳng hạn sựgây động cơ và hướng đích của giáo viên, số lượng học sinh giơ tay xin phátbiểu, số lượng câu hỏi, chất lượng câu trả lời của học sinh thể hiện sự suy nghĩsâu sắc hay hời hợt, sự tập trung chú ý thể hiện qua hướng nhìn, cử chỉ, ) và
có tiêu chuẩn đánh giá, đo lường các kết quả quan sát cụ thể (chẳng hạn một giờnhư thế nào được đánh giá là học sinh hoạt động rất tích cực, khá tích cực, kémtích cực) Các loại dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu bao gồm văn bảnghi chép các cuộc phỏng vấn, các sổ ghi chép, ảnh, băng hình, ghi âm, phiếuđiều tra, nhật ký, giúp ta dựng lại một cách đầy đủ những gì mà ta đã quan sátđược, giúp ta lý giải được vì sao họ lại nghĩ như thế, tại sao họ lại làm như vậy?
Trong khi quan sát - điều tra diễn biến thực của những hiện tượng sưphạm, có khi người ta tình cờ phát hiện ra những sự kiện, hiện tượng sư phạmmới ngoài dự kiến ban đầu
Trang 83 Tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm thực chất là đánh giá và khái quát hóa nhữngkinh nghiệm đã thu thập được trong hoạt động thực tiễn, từ đó phát hiện ranhững vấn đề cần khẳng định để đưa ra áp dụng rộng rãi hoặc cần tiếp tụcnghiên cứu hay loại bỏ Nó có nguồn gốc từ kinh nghiệm, mang tính khoahọc, được lĩnh hội, kiểm chứng từ quá trình hoạt động thực tiễn sinh động Bàihọc kinh nghiệm là sự cụ thể hóa một cách sáng tạo tư tưởng, luận điểm, lý luậngiáo dục đã đi vào cuộc sống Trong quá trình nghiên cứu tổng kết kinhnghiệm, có khi người ta khám phá ra những mối liên hệ có tính quy luật củanhững hiện tượng giáo dục
Những kinh nghiệm cần được đặc biệt chú ý là kinh nghiệm tiên tiến,kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm lặp lại nhiều lần Kinh nghiệm giáodục ở những đơn vị tiên tiến có thể được coi là dạng lý luận giáo dục đã đượckiểm chứng trong thực tiễn, trong những tình huống, điều kiện cụ thể của môitrường giáo dục Những bài học của sự thành công cần được đề cập với tư cách
là cứ liệu đối chiếu, so sánh làm rõ kinh nghiệm thành công Chúng cần đượcxem xét một cách khách quan, khoa học, biện chứng theo tính lịch sử của vấn
đề rút ra những kết luận có tính thuyết phục, có độ tin cậy cao Qua tổng kếtkinh nghiệm, chúng ta có được những bài học kinh nghiệm hàm chứa những trithức, thông tin, kỹ năng, những giải pháp, biện pháp về hướng đi và cách làmmới có giá trị, đem lại hiệu quả, chất lượng cao hơn trong điều kiện đổi mớigiáo dục của đất nước hiện nay Tổng kết kinh nghiệm phải có lý luận soi sáng,giải thích tính chất hợp lý, phù hợp với những quy luật đã được khẳng định thìmới có thể thoát khỏi những sự kiện lộn xộn, những kinh nghiệm vụn vặt, hờihợt không có tính phổ biến, mới loại bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên, đi sâuvào bản chất của sự vật, hiện tượng, đạt tới những kinh nghiệm có giá trị khoahọc đích thực Chỉ khi đó tổng kết kinh nghiệm mới thật sự là một phương pháp
Trang 9nghiên cứu khoa học hữu hiệu Những bài học kinh nghiệm, những kết luận về
lý luận giáo dục góp phần bổ xung, làm cho lý luận giáo dục được hoàn thiệnhơn, mang tính thực tiễn cao hơn, tránh được tình trạng lý luận suông Bài họckinh nghiệm giáo dục phải bảo đảm có được một sự khái quát nhất định, mangtính khoa học với tính lý luận cụ thể và đặc biệt phải mang tính thực tiễn cao
Bài học kinh nghiệm cần trình bày theo trình tự sau:
- Tên bài học kinh nghiệm
- Nêu bối cảnh xuất hiện vấn đề mà khi giải quyết dẫn đến bài họckinh nghiệm
- Những kết quả đạt được gắn với nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống biện pháp đã vận dụng đạt kết quả cao
- Đánh giá tác dụng, hiệu quả của bài học kinh nghiệm, đưa ra nhậnđịnh có tính khái quát về bài học mang tính lý luận
Tổng kết kinh nghiệm không chỉ đơn giản là trình bày lại những côngviệc đã làm và những kết quả đã đạt được Là một phương thức nghiên cứukhoa học, nó phải được tiến hành theo một quy trình nghiêm túc, thường là nhưsau:
Trang 10Liệt kê sự kiện, mô tả quá trình
Tước bỏ những yếu tố ngẫu nhiên làm bộc lộ cái bản chất
Phát hiện mối quan hệ nhân quả
Dùng lý luận soi sáng
Dùng thực nghiệm kiểm chứng
Phát hiện cần đảm bảo cả về mặt định tính và phần nào về mặt địnhlượng, tức là phải thu thập đủ về dữ liệu, tư liệu về sự kiện, việc làm, các hoạtđộng đã tiến hành đạt kết quả cao nhất Trong đó cần chú trọng đến những dữliệu, tư liệu, thông tin mà nội dung của chúng phản ánh mối quan hệ giữa kếtquả với nguyên nhân và biện pháp Những bước của quá trình phát hiện có thểlà:
- Nêu mục đích yêu cầu phát hiện
- Triển khai những hình thức phát hiện
- Thẩm định, bổ sung thông tin
- Tiến hành xử lý thông tin
Khi tiến hành xử lý thông tin phải căn cứ vào cái có thực thu được qua
Trang 11quá trình khảo sát, phát hiện thu thập được Dùng lý luận để phân tích các tưliệu, số liệu rút ra được từ thực tiễn Rút ra bài học kinh nghiệm dưới dạngkhái quát mang tính lý luận hay khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn Trongquá trình xử lý, cần áp dụng những thao tác tư duy khoa học, trừu tượng hóacác yếu tố ngẫu nhiên, tìm ra tính đặc thù, tất yếu mà chúng đã thể hiện trongbối cảnh, hoàn cảnh cụ thể
Phần cuối của sơ đồ cho thấy rõ mối liên hệ giữa tổng kết kinh nghiệmvới nghiên cứu lý luận và thực nghiệm giáo dục
4 Thực nghiệm giáo dục
Thực nghiệm giáo dục cho phép ta tạo nên những tác động sư phạm vàoquá trình dạy học và giáo dục Những tác động này xảy ra trong những điềukiện có thể khống chế, điều chỉnh, thay đổi được, ít chịu ảnh hưởng củanhững yếu tố ngẫu nhiên khác, từ đó xác định và đánh giá kết quả của nhữngtác động đó Đặc trưng của thực nghiệm giáo dục là nó không diễn ra một cách
tự phát mà là dưới sự điều khiển của nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu tổ chứcquá trình giáo dục một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, tự giác thiết lập
và thay đổi những điều kiện thực nghiệm cho phù hợp với ý đồ nghiên cứu củamình
Trong những điều kiện nhất định, thực nghiệm giáo dục cho phép takhẳng định hoặc bác bỏ một giả thuyết khoa học đã đề ra
Trong thực nghiệm giáo dục ta cần giải thích rõ kết quả, làm rõ nguyênnhân bằng lý luận hoặc bằng sự phân tích quá trình thực nghiệm
Thực nghiệm giáo dục là một phương pháp nghiên cứu rất có hiệu lực,song thực hiện nó rất công phu, rất khó khăn Khó khăn là do chúng ta thựchiện một tác động lên những con người cụ thể, kết quả thu được phụ thuộc vàonhiều yếu tố tâm lý Những kết quả thực nghiệm thường chỉ có ý nghĩa xácsuất, phải xử lý bằng phương pháp thống kê Để thống kê cho kết quả tin cậy,
Trang 12cần phải đo lường, định lượng được các dấu hiệu, đó là việc làm không dễ Vìthế ta không nên lạm dụng phương pháp thực nghiệm giáo dục Khi nghiên cứumột hiện tượng giáo dục, trước hết có thể dùng những phương pháp không đòihỏi quá nhiều công sức, ví dụ như nghiên cứu lý luận, quan sát, tổng kết kinhnghiệm Chỉ ở những chỗ các phương pháp này chưa đủ sức thuyết phục, chỉ ởmột số khâu mấu chốt, ta mới dùng thực nghiệm giáo dục
Thông thường những phương pháp được sử dụng kết hợp với nhau, làmcho kết quả thu được vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn Chẳng hạn,qua nghiên cứu lý luận, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, người ta đề xuất mộtgiả thuyết khoa học rồi đem thực nghiệm giáo dục để kiểm nghiệm Sau đó, lạidùng lý luận để phân tích kết quả, xác định nguyên nhân và khái quát hóa lênmột trình độ cao hơn, tổng quát hơn những điều đã đạt được
Trang 13NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC DẠY HỌC DỰA
- Là một biện pháp tự học trực tiếp do người học tự chủ việc gia tăngtrách nhiệm đối với việc học của mình
Trang 14- Phát triển các kĩ năng tự bộc lộ bản thân.
IBL là mô hình dạy học hiện đại hướng vào người học, đây là kiểu dạyhọc xuất phát từ nhu cầu của học sinh Học sinh được học tập trong môi trườngvui vẻ, thoải mái, hướng tới phát triển tư duy logic
Người học được lôi cuốn vào trong IBL có thể phát triển các kĩ năngnghiên cứu có giá trị và chuẩn bị cho việc học lâu dài của mình Hơn nữa, việchọc đặc biệt có thể bao gồm sự phê phán, khả năng đảm nhận khám phá độc lập,
có trách nhiệm đối với việc học, phát triển trí tuệ và trưởng thành
Mô hình dạy học dựa trên truy vấn giúp người học được cuốn hút vào cácchủ đề, nảy sinh ra các câu hỏi để khám phá, quyết định thông tin nào cần đượctìm kiếm, thu thập dữ liệu, tổng hợp sự tìm kiếm, truyền đạt sự tìm kiếm, và sau
đó lượng giá sự thành công
Dạy học dựa trên truy vấn không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt
đầu dạy một tri thức nào đó, mà phải xuyên suốt quá trình dạy học Trong đề tài này em xin đưa ra một số giải pháp dạy học dựa trên truy vấn trong việc giảng
dạy bài cấu trúc rẽ nhánh của ngôn ngữ lập trình Pascal.
Trang 15Mô hình truy vấn trong của Justice
Mô hình truy vấn trong của Justice và các cộng sự (2002) đã chỉ ra mộtchu kì trong đó người học được cuốn hút vào các chủ đề, nảy sinh ra các câu hỏi
để khám phá, quyết định thông tin nào cần được tìm kiếm, thu thập dữ liệu, tổnghợp sự tìm kiếm, truyền đạt sự tìm kiếm, và sau đó lượng giá sự thành công.
Dạy học dựa trên truy vấn thì việc đặt câu hỏi vô cùng quan trọng.Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ dùng để diễn đạt một yêu cầu, đòihỏi, một mệnh lệnh cần giải quyết Mục tiêu của câu hỏi trong dạy học lànhằm giúp cho giáo viên thực hiện việc giảng bài, định hướng, dẫn dắt hoạt
Nhận tráchnhiệm đốivới việc học Cuốn hút vào
các chủ đề vàphát triển các trithức cơ sở
Quyết định cái
gì cần phải biết
Nhận dạng tài liệu,thu thập dữ liệu
Đánh giá dữ liệu
Trang 16động học tập, luyện tập, thực hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động, khích lệ,kích thích suy nghĩ và nhằm đánh giá người học Ngữ điệu trong câu hỏithường cao và sắc, nhấn vào trọng điểm hỏi Đã có rất nhiều cách phân loạicâu hỏi khác nhau Tuy nhiên, để tiết học đạt hiệu quả việc đặt câu hỏi cầndựa trên mục tiêu của bài mà đặt câu hỏi phù hợp.
Câu hỏi mở: là câu hỏi có nhiều hướng trả lời hay nhiều đáp án chấp
nhận được Là loại câu hỏi thông dụng để đánh giá việc học Loại câu hỏinày giúp phát hiện, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, đồng thời kíchthích sự hồi tưởng để sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có trong việcnghiên cứu và tiếp nhận tri thức mới
Ví dụ 1: Để cho học sinh hiểu được rẽ nhánh là gì thì giáo viên có thể thực hiện như sau:
Giáo viên dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều việc chỉ
được thực hiện khi một điều kiện cụ thể nào đó được thỏa mãn
Giáo viên đưa ra ví dụ thực tiễn:
Ví dụ 1.1: Nếu hôm nay trời mưa thì Nam sẽ ở nhà.
Ví dụ 1.2: Nếu ngày mai trời mưa thì em sẽ nghỉ học thế dục, nếu không thì em đi ăn kem.
Giáo viên: Cô đã đưa ra hai ví dụ, vậy bạn nào có thể nêu thêm vài ví dụtrong thực tiễn
Học sinh trả lời:
- Nếu tối nay có bóng đá thì em sẽ ở nhà.
- Nếu trời mưa thì em sẽ ở nhà nếu không thì em sẽ đi xem ca nhac.
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh
Giáo viên hỏi: Các em hãy chú ý vào ví dụ 1.1 và nêu cách diễn đạt?
Học sinh sẽ suy nghĩ và phát hiện cách diễn đạt ở ví dụ 1.1 có dạngnếu thì
Trang 17Cách diễn đạt ở ví dụ 1.1 cho ta biết một việc làm cụ thể (em sẽ ở nhà) sẽđược thực hiện nếu điều kiện cụ thể (trời mưa) được thõa mãn.
Giáo viên đặt câu hỏi dạng so sánh Câu hỏi so sánh: là câu hỏi yêu cầu
so sánh, đánh giá, bình luận Loại câu hỏi này khuyến khích tư duy phêphán, bình luận, đánh giá, thúc đẩy kỹ năng tư duy bậc cao, định hướng suynghĩ vào các khái niệm và các vấn đề trọng tâm của bài học
Giáo viên hỏi: Tiếp tục chú ý vào ví dụ 1.2 xem cách diễn đạt của nó có
gì khác so với ví dụ 1.1?
Học sinh trả lời: Tương tự như ví dụ 1.1, ở ví dụ 1.2 học sinh sẽ phát hiện
ra có thêm nếu không thì ở vị dụ 1.2 thì một trong hai việc làm cụ thể (ở nhà
hoặc xem ca nhạc) chắc chắn diễn ra Tuy nhiên việc nào trong hai việc việc thựchiện trước còn tùy thuộc vào điều kiện thỏa mãn ( mưa hay không mưa)
Từ hai ví dụ 1.1 và 1.2 hoc sinh đã hiểu được thế nào là rẽ nhánh Từ đóhọc sinh sẽ thắc mắc như vậy rẽ nhánh trong tin học là như thế nào, trong lậptrình rẽ nhánh như thế nào? Từ đó học được khuyến khích bởi khám phá, nghĩa
là xuất phát từ những câu hỏi hoặc những vấn đề;
Việc phát hiện những hoạt động tương ứng với các câu hỏi tương thíchvới nội dung căn cứ một phần quan trọng vào sự hiểu biết về những hoạt độngnhằm lĩnh hội những dạng nội dung khác nhau
Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung ta cầnchú ý xem xét những dạng hoạt động khác nhau trên những bình diện khác nhau.Những dạng hoạt động sau đây cần được đặc biệt chú ý
+ Nhận dạng và hiểu biết: Từ nội dung của bài học, tiến hành hoạt động
xác định nội dung là gì, mục tiêu là gì? – đó là “nhận dạng” Từ đó tìm cách tổ chức, biểu diễn bài học (nội dung là gì – mục tiêu là gì?) Đó là “hiểu biết”
+ Những hoạt động tin học phức hợp: Ví dụ trong bài học, có những hoạt
động có tần suất xuất hiện và diễn ra cùng nhau (là những hoạt động phức hợp)
Trang 18+ Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Tin học: Biểu hiện của hoạt
động trí tuệ trong Tin học bao gồm cả thể hiện tư duy toán học như lật ngượcvấn đề, xét tính giải được, phân chia trường hợp Hoạt động trí tuệ phổ biếntrong Tin học phải kể đến các hoạt động nắm bắt được nội dung bài học, đánhgiá độ phức tạp của các thao tác, thực hiện được các thao tác đó
+ Những hoạt động trí tuệ chung: là các hoạt động trí tuệ mà mọi môn
học đều cần đến như phân tích, tổng hợp, so sánh
+ Những hoạt động ngôn ngữ: Đây là hoạt động phát biểu và diễn đạt của
học sinh, như mô tả bằng lời từ câu hỏi, biểu diễn các thao tác trong bài học
Giáo viên chốt lại: cách diễn dạt như vậy được gọi là rẽ nhánh, có haidạng rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ
Học sinh: sẽ hiểu được dạng thiếu có dạng nếu (điều kiện đúng) thì hoạtđộng
+ Dạng đủ: nếu (điều kiện đúng) thì (hoạt động 1) còn không thì (hoạtđộng 2)
Lúc đầu giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời các câu hỏi Đếnhoạt động tiếp theo giáo viên cần đặt các câu hỏi ít hơn để học sinh tự đặt cáccâu hỏi và trả lời Để đạt hiểu quả hơn giáo viên cần tổ chức cho học sinh hoạtđộng nhóm
Hoạt động nhóm mang lại kết quả tốt mà từng cá nhân không thể làmhoặc làm với hiệu quả không cao Thái độ, cảm xúc hành vi cá nhân có thể thayđổi theo chiều hướng tốt của nhóm do yêu cầu công việc Các thành viên trongnhóm sẽ hỗ trợ giúp đỡ nhau trả lời các câu hỏi, khắc phục những khó khăn Tuynhiên cần xác định rõ mục tiêu yêu cầu mà giáo viên tổ chức nhóm hiệu quảtránh việc đùng đẩy công việc, ỷ lại chỉ có một số học sinh hoạt động
Sau khi học sinh đã hiểu được khái niệm rẽ nhánh ở hoạt động tiếp theohọc sinh biết được cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh trong lập trình
Trang 19Giáo viên gợi mở: yêu cầu học sinh nêu cách giải phương trình
Học sinh hoạt động nhóm: các thành viên trong nhóm sẽ đặt các câu hỏi
để cùng nhau tìm ra hướng giải phương trình
+ Học sinh 1 hỏi: giải phương trình 2 0
bx c
ax ta làm như thế nào?+ Học sinh trả lời: đầu tiên chúng ta tính delta
Delta <0 phương trình vô nghiệmDelta >=0 phương trình có nghiệm+ Học sinh 2 hỏi: Vậy tính delta như thế nào?
+ Học sinh trả lời: delta= d2-4ac
+ Học sinh 3 hỏi: Chúng ta có cần vẽ sơ đồ khối không?
+ Học sinh trả lời: Để hiểu rõ hơn chúng ta cần vẽ sơ đồ khối
+ Học sinh 4 hỏi: Để giải phương trình này bằng pascal chúng ta làm sao?