Do vậy cùng với sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh, tiền lương của công nhân viên chức và người lao động cũng không ngừngđược nâng cao.Vì thế có thể nói tiền lương và
Trang 1KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty cổ phầnThương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tạicông ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về côngviệc kế toán trong suốt quá trình thực tập.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em khôngtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bìnhcủa quý thầy cô và anh chị trong công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa
Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa ngày…tháng…năm
SV thực tập
Nguyễn Thị Hương
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2015
Giảng viên
Trang 4NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2015
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : bảo hiểm xã hội
BHYT : bảo hiển y tế
BHTN : bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ : kinh phí công đoàn
SDĐK : số dư đầu kỳ
SDCK : số dư cuối kỳ
TKĐƯ : tài khoản đối ứng
CBCNV : cán bộ công nhân viên
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: hạch toán kế toán tiền lương 17
Sơ đồ 2.2: hạch toán các khoản trích theo lương 18
Sơ đồ 3.1 : Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 25
Sơ đồ 3.2 : Mô hình tổ chức phòng kế toán 31
Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 33
Sơ đồ 3.4: Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 37
Trang 7MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Kết cấu của chuyên đề 2
CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
2.1 Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 3
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp 3
2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 4
2.1.2.1 Vai trò của tiền lương 4
2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 5
2.1.4 Các hình thức tiền lương: 6
2.1.4.1 Hình thức trả lương theo thời gian lao động 6
2.1.4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 8
2.1.4.3 Nguyên tắc tính trả lương 11
2.1.4.4 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: 12
2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH và Nghị định 191/2014/NĐ-CP 13
2.3 Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ kế toán hiện hành Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC 15
2.3.1 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 15
2.3.2 Tài khoản sử dụng 15
2.3.3 Phương pháp hạch toán 17
2.4 Sổ sách kế toán 18
Trang 82.4.1 Hình thức nhật ký chung : 18
2.4.2 Hình thức nhât ký chứng từ: 19
2.4.3 Nhật ký sổ cái : 20
2.4.4 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ : 21
2.4.5 Hình thức kế toán tên máy vi tính 22
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ HOẰNG HÓA 23
3.1 Tổng quan về công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa 23
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
3.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa 24
3.1.3 Tình hình tổ chức của doanh nghiệp 24
3.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 24
3.1.3.2 Chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong công ty 25
3.1.4 Đánh giá tình hình tài chính, lao động của công ty 26
3.1.4.1: Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn 26
3.1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2012-2014) 28
3.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán 31
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng nhiệm vụ kế toán 31
3.2.2 Chính sách kế toán, các phương pháp kế toán doanh nghiệp áp dụng 32
3.2.2.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 32
3.2.2.2 Hình thức sổ kế toán tại công ty 32
3.3 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – dịch vụ Hoằng Hóa 34
3.3.1 Các hình thức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – dịch vụ Hoằng Hóa 34
3.3.1.1 Trả lương theo thời gian 34
3.3.1.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 34
3.3.2 Thực trạng kế toán tại công ty cổ phần Thương mại – dịch vụ Hoằng Hóa.36 3.3.2.1 Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 36
Trang 93.3.2.2 Tài khoản sử dụng 37
3.3.3 Hạch toán kế toán chi tiết tiền lương tại công ty CP TMại – Dv Hhoá 38
3.3.3.1 Hạch toán kế toán tiền lương theo thời gian lao động 38
3.3.3.2 Hạch toán kế toán tiền lương theo sản phẩm 46
3.3.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 55
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ HOẰNG HÓA 73
4.1 Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 73
4.1.1 Ưu điểm 73
4.1.2 Hạn chế 74
4.2 Các giải pháp hoàn thiện 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 10CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Mỗi một doanh nghiệp là một tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân Đó
là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các lao vụ, dịch
vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng của toàn xã hội
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tài chính,
có vai trò tích cực trong việc quản lí, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Trong quá trình xác định chi phí thì tiền lương là một trong các yếu tố cấuthành giá thành sản phẩm Sử dụng hợp lí lao động trong quá trình kinh doanh vừa làtiết kiệm chi phí, hạ thấp chi phí, tăng doanh lợi ,tăng khả năng cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thầncho cán bộ công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp
Tiền lương là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động tươngxứng với số lượng, chất lượng và kết quả mà người lao động bỏ ra
Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹBHXH, BHYT, BHTN trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, khámchữa bệnh
Như vậy, tiền lương và các khoản trích theo lương là thu nhập chủ yếu củacán bộ, công nhân viên chức và người lao động để họ yên tâm ổn định cuộc sống, tíchcực hăng hái làm việc Do vậy cùng với sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh, tiền lương của công nhân viên chức và người lao động cũng không ngừngđược nâng cao.Vì thế có thể nói tiền lương và các khoản trích theo lương luôn là mộtvấn đề thời sự cần quan tâm trong mỗi thời kì phát triển của xã hội, tiền lương và cáckhoản trích theo lương là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với các cách thức phânchia, với lợi ích của con người, của tổ chức kinh tế Động lực của việc phân chia tiềnlương và các khoản trích theo lương còn là cơ sở để tái sản xuất giản đơn cũng như táisản xuất mở rộng
Ngày nay, vấn đế tổ chức phân phối tiền lương và các khoản trích theo lương chongười lao động trở nên rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường Đặc biệt là cácphương pháp tính toán, thanh toán về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và đi sâu vào tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần
Trang 11Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa em thấy sự quan trọng trong công việc kế toán tiềnlương tại Doanh nghiệp là cần thiết và không thể thiếu trong công việc hạch toán
chung của Doanh nghiệp nên em quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán tiền
lương và các khoản trich theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Hoằng Hoá
Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Hoằng Hoá
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài đã dùng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
1.5 Kết cấu của chuyên đề.
Kết cấu của chuyên đề gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa
Chương 2: Lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtrong doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương
Trang 12CHƯƠNG 2:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp
- Quỹ tiền lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao
động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp Quỹtiền lương được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận cơ bản và bộ phận biến đổi
+ Bộ phận cơ bản gồm: tiền lương cấp bậc hay tiền lương do các thang bảng
lương của từng ngành, từng doanh nghiệp quy định Hệ thống thang bảng lương này
do nhà nước quy định hoặc doanh nghiệp tham khảo thang bảng lương của nhà nước
để thiết lập các mức lương và chế độ tiền lương
+Bộ phân biến đổi bao gồm: Các loại phụ cấp, các loại tiền thưởng bên cạnh tiền
lương cơ bản Bộ phận tiền lương cơ bản thường từ 70-75% còn từ 25 – 30% là bộphận tiền lương biến đổi
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm củatoàn xã hội đối với người lao động
- Quỹ BHXH
- Quỹ BHXH đựơc hình thành từ đóng góp của người lao động và người sửa
dụng lao động tham gia BHXH và hỗ trợ của nhà nước
- Quỹ BHXH được dùng để chi trả các chế độ BHXH ( ốm đau, thai sản )BHXH: tỉ lệ trích BHXH là 26 % trên tổng quỹ lương cơ bản của doanh nghiệp.Trong đó 18 % tính vào chi phí kinh doanh còn 8% trừ vào lương của người lao động.Công ty sử dụng quỹ BHXH để cấp cho các trường hợp người lao động ốm đau, thaisản, tai nạn lao động Số tiền BHXH trích được trong tháng gửi lên cơ quan BHXHthành phố Thanh Hoá quản lý Việc chi trợ cấp BHXH của nhân viên tại công ty đượcthanh toán với cơ quan BHXH sau khi chi phí thực tế phát sinh
- Quỹ BHYT.
Trang 13đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1.5 % trừ vào lương của người laođộng BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách dưới hình thức mua BHYT để phục
vụ cho công tác khám chữa bệnh của cán bộ công nhân viên trong công
- Quỹ Công Đoàn
Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹlương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằmchăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt độngcủa công đoàn tại doanh nghiệp
Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàntrên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chiphí kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động Toàn bộ số kinh phí công đoàntrích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanhnghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp Kinh phí công đoànđược trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo,bảo vệ quyền lợi cho người lao động
- Quỹ BHTN
- BHTN : Quỹ BHTN được tập trung vào 3 đối tượng: người sử dụng lao động,người lao động và Nhà nước Sự đóng góp này tạo ra sự rằng buộc giữa nghĩa vụ, tráchnhiệmvà quyền lợi của các bên tham gia BHTN.Quỹ được hạch toán trên nguyên tắchạch toán độc lập tự chủ, được bảo toàn về giá trị và tránh những rủi ro về tài chính, cónhư vậy mới đáp ứng được nhu cầu chi trả trợ cấp cho người lao động thất nghiệp.Luật BHXH quy định người lao động đóng bằng 1% quỹ lương, người sử dụng laođộng đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công và Nhà nước hỗ trợ bằng 1% quỹ tiềnlương Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo từng tháng
2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.2.1 Vai trò của tiền lương
Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm thoả mãn nhu cầu của người lao động
Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, người lao động đi làmcốt là để cho doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc sốngtối thiểu cho họ Đồng thời đó cũng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trả cho ngườilao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp Tiền lương có vai trò như mộtnhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động với người lao động Nếu tiền lương trả cho
Trang 14người lao động không hợp lý sẽ làm cho ngưòi lao động không đảm bảo ngày công và
kỉ luật lao động cũng như chất lượng lao động Lúc đó doanh nghiệp sẽ không đạtđược mức tiết kiệm chi phí lao động cũng như lợi nhuận cần có được để doanh nghiệptồn tại lúc này cả hai bên đều không có lợi Vì vậy việc trả lương cho người lao độngcần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thíchngười lao động tự giác và hăng say lao động
2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốtmột trong những điều kiện để quản ly tốt quỹ lương và quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảocho công việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụngkhuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động đồng thời, tạo điều kiệntính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sảnphẩm được chính xác Chính vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngphải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng,thời gian và kết quả lao động
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ,đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toánlao động, tiền lương theo đúng chế độ
- Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoảntrích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng laođộng
- Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương,
đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
Giờ công, ngày công lao động, năng suất lao động, cấp bậc hoặc chức danh,thang lương quy định, số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, độ tuổi, sức khỏe,trang thiết bị ký thuật đều là những nhân tố ảnh hưởng đền tiền lương cao hay thấp
-Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định
Ví dụ: Một ngày công phải đủ 8 giờ Nếu làm không đủ thì có ảnh hưởng rất lớnđến sản phẩm sản xuất, đến năng suất lao động và từ đó ảnh hưởng đền tiền lương củangười lao động
Trang 15-Ngày công: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương của người lao động,ngày công quy định trong tháng là 22 ngày Nếu người lao động làm thay đổi tănghoặc giảm số ngày làm việc thì tiền lương của họ cũng thay đổi theo.
-Cấp bậc, chức danh: Căn cứ vào mức lương cơ bản của cấp bậc, chức vụ, chứcdanh mà CBCNV hưởng lương theo hệ số phụ cấp cao hay thấp theo quy định của nhànước Do vậy, lương của CBCNV cũng bị ảnh hưởng rất nhiều
-Số lượng, chất lượng hoàn thành cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương Nếulàmđược nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn và vượt mức số sản phẩmđược giao thì tiền lương sẽ cao.Còn làm ít hoặc chất lượng sản phẩm ít thi tiền lương
sẽ ít
-Độ tuổi và sức khỏe cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương Nếu cùng mộtcông việc thì người lao động ở độ tuổi 30-40 có sức khỏe tốt hơn những người ở độtuổi 50-60
-Trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương Vớimột trang thiết bị cũ và lạc hậu thì không thể đem lại những sản phẩm có chất lượngcao và cũng không thể đem lại hiệu quả sản xuất như những trang thiết bị tiên tiến hiệnđại Do vậy ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành cũng từ đó nóảnh hưởng tới tiền lương
2.1.4 Các hình thức tiền lương:
2.1.4.1 Hình thức trả lương theo thời gian lao động.
Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị,
tổ chức lao động, tài vụ kế toán, áp dụng chủ yếu cho lao động gián tiếp, còn với laođộng trực tiếp chỉ áp dụng đối với bộ phận không định mức được sản phẩm Trả lươngtheo thời gian là hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề
và theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn của người lao động
Điều kiện trả lương theo thời gian là phải xác định chính xác thời gian làm việcthực tế của người lao động Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề
cụ thể có một thang lương riêng: Thang lương công nhân cơ khí, công nhân lái xe,nhân viên văn phòng…Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo nghiệp vụ chuyên môn màchia ra nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định Tiền lươngthời gian được chia ra:
+ Tiền lương tháng:
Trang 16Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động Thông thườnglương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong thang lương.
Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản
lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không cótính chất xã hội
Công thức:
Số tiền lương phải
Mức lương tháng theo bảng lương +
Các khoản phụ cấp
Các khoản phụ cấp theo lương:
-Phụ cấp ngành nghề
-Phụ cấp độc hại
-Phụ cấp nguy hiểm
-Phụ cấp khu vực
+ Tiền lương tuần:
Là tiền lương trả cho một tuần làm việc trên cơ sở tiền lương tháng
Công thức:
Tiền lương tuần = Tiền lương tháng 4 tuần
+ Tiền lương ngày:
Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy
tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng (theo chế độ)
Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởnglương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, làm việckhác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH
Tiền lương ngày =
Tiền lương tháng
X Số ngày làm việc
trong tháng
Số ngày làm việc theo chế độ
+ Tiền lương giờ:
Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiềnlương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của luật lao động (không quá 8h/ngày)
Lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời
Trang 17gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm, thường là những công việc mang lạikết quả trong thời gian ngắn và đòi hỏi chất lượng cao.
Ngoài ra còn có lương công nhật: Là mức lương do sự thoả thuận giữa người sửdụng lao động và người lao động, thường áp dụng cho những lao động theo thời vụ vàkhông thường xuyên
Như vậy, ta thấy rằng tiền lương thời gian giản đơn căn cứ vào số lượng thờigian làm việc thực tế nhân (x) với mức tiền lương của một đơn vị thời gian Tiềnlương thời gian giản đơn không phát huy đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì
nó còn mang tính bình quân chưa chú ý đến kết quả và chất lượng, công tác thực tế củangười lao động, nên nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động thực tế của họ Đểkhắc phục phần nào hạn chế đó nên kết hợp với chế độ tiền thưởng để khuyến khíchngười làm việc
Công thức:
Số tiền lương phải trả
Tiền lương theo thời gian + Tiền thưởng
2.1.4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng vàchất lượng công việc đã hoàn thành Hình thức này đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyêntắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, động viênkhuyến khích người lao động hăng say lao động sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm.Trong việc trả lương theo sản phẩm, vấn đề quan trọng là phải xây dựng các địnhmức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từngloại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý Điều kiện để thực hiện tính lương theosản phẩm:
- Xây dựng được các định mức kinh tế – kỹ thuật
- Xây dựng được đơn giá tiền lương
- Phải tổ chức hạch toán ban đầu sao cho xác định được kết quả của từng ngườihoặc từng nhóm lao động
- Doanh nghiệp phải cố gắng bố trí đầy đủ việc làm cho người lao động
- Doanh nghiệp phải có hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ
Tuỳ theo tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp để vận dụng hình thức trả lươngtheo sản phẩm, cụ thể :
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
Trang 18Tiền lương phải
trả cho người
lao động
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao độnglàm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thực phẩm, bảo dưỡng máy móc…Tuy lao độngcủa họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suấtlao động trực tiếp nên có thể căn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp mà lao độnggián tiếp phục vụ để tính lương sản phẩm cho lao động gián tiếp Tiền lương của laođộng gián tiếp phụ thuộc vào thái độ và trình độ của lao động trực tiếp Vì vậy khôngkhuyến khích họ nâng cao chất lượng công việc mà chỉ khuyến khích lao động giántiếp quan tâm đến việc phục vụ lao động trực tiếp
+Trả lương theo sản phẩm có thưởng, phạt:
Theo hình thức này ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp người lao độngcòn được thưởng tiền về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động,tiết kiệm vật tư Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật
tư hoặc không đảm bảo ngày công quy định thì có thể bị phạt
Cách tính:
Tiền lương = Tiền lương theo
+ Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ xây dựng các đơn giá tiền lương tươngứng với các mức sản lượng khác nhau theo nguyên tắc: Đơn giá tiền lương ở mức sảnlượng cao lớn hơn (>) đơn giá tiền lương ở mức sản lượng thấp
Trang 19Như vậy, theo hình thức này tiền lương bao gồm 2 phần:
- Căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động, tính tiền lương trả theo sảnphẩm trong định mức
- Căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức lao động để tính thêm tiền lươngvượt định mức cho người lao động theo tỷ lệ luỹ tiến Tỷ lệ hoàn thành vượt định mứccàng cao thì luỹ tiến càng nhiều
Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăngnhanh năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng cần thiết để đẩynhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ hoặc áp dụng trongtrường hợp doanh nghiệp phải thực hiện gấp một đơn hàng nào đó
Tuy nhiên, sử dụng hình thức trả lương này làm tăng khoản mục chi phí nhâncông trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Dễ xẩy ra khả năng tốc độ tăng tiềnlương bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động Vì vậy, khi không cầnthiết thì chuyển sang các chế độ trả lương bình thường Khi áp dụng hình thức này cầnchú ý: Phải xác định chính xác mức khởi điểm và phải đảm bảo mối quan hệ hợp lýgiữa tỷ lệ tăng lên của đơn giá trên biểu luỹ tiến, hình thức này sử dụng phần lớn trongdoanh nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm có phân cấp mức độ hoàn thành của sản phẩm
Hình thức trả lương khoán
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho từng người lao động theo khốilượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành Hình thức này áp dụng cho nhữngcông việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộkhối lượng công việc cho cả nhóm hoàn thành trong thời gian nhất định, áp dụng chonhững công nhân khi làm việc đột xuất như: sửa chữa, tháo lắp nhanh một số thiết bị
để đưa vào sản xuất…
Hình thức này bao gồm:
- Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là hình thức trả lương theosản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm hoàn thànhđến công việc cuối cùng Hình thức này áp dụng cho những doanh nghiệp mà quá trìnhsản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích người lao động quantâm đến chất lượng sản phẩm
- Trả lương khoán quỹ lương: Đây là dạng đặc biệt của tiền lương trả theo sảnphẩm được sử dụng trả lương cho những người làm việc tại các phòng, ban của doanh
Trang 20nghiệp Theo hình thức này căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng, bandoanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức độhoàn thành công việc được giao cho từng phòng, ban Tiền lương thực tế của từngnhân viên ngoài việc phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng, ban mình còn phụthuộc vào số lượng nhân viên của phòng, ban đó.
- Trả lương khoán thu nhập: Tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh hình thành quỹ lương để phân chia cho người lao động thì phải trả lương cho cảmột tập thể lao động đó Sau đó mới chia cho từng người, tiền công có thể được chiadựa vào các yếu tố sau:
% Dựa vào cấp bậc kỹ thuật và cấp bậc công việc
% Dựa vào cấp bậc kỹ thuật, cấp bậc công việc kết hợp với bình cộng điểm
% Dựa trên cơ sở số điểm để tính mức tương ứng từng điểm (áp dụng khikhông thể thực hiện việc trả lương theo sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoànthành thường không phụ thuộc vào sức khoẻ và thái độ lao động của từng người)
Khi áp dụng hình thức này tiền lương thực tế của người lao động chỉ xác địnhđược chính xác khi kết thúc kỳ hạch toán Vì vậy, việc trả lương cho người lao độngthực chất là phân phối thu nhập
Ưu điểm: Người lao động biết trước khối lượng tiền lương họ sẽ nhận được saukhi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành Do đó họ chủ động trong việc sắpxếp tiến hành công việc của mình từ đó tranh thủ thời giạn hoàn thành công việc đượcgiao, còn người giao khoán thì yên tâm về thời gian hoàn thành
Nhược điểm: Để đảm bảo thời gian hoàn thành dễ có hiện tượng làm bừa, làm
ẩu, không đảm bảo chất lượng Do đó công tác nghiệm thu sản phẩm phải đảm bảomột cách chặt chẽ
2.1.4.3 Nguyên tắc tính trả lương
Theo điều 55 Bộ luật lao động: Tiền lương của người lao động do người laođộng và người sử dụng lao động thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theonăng suất, chất lượng và hiệu quả công việc
Mức lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do nhànước quy định
Làm công việc gì, chức vụ gì, hưởng lương theo công việc chức vụ đó thôngqua hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể Đối với công nhân và nhân viên
Trang 21trực tiếp sản xuất kinh doanh, cơ sở xếp lương là cấp bậc kỹ thuật Đối với người phục
vụ quản lý doanh nghiệp là tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo mức độ phức tạp
về quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc trả lương phải theo kết quả sản xuấtkinh doanh và doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện theo các quy định của nhà nướctheo pháp luật lao động hiện hành
2.1.4.4 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương:
Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiềnthưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ xung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắcphân phối theo lao động Trong cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền lương cótính ổn định, thường xuyên còn tiền thưởng chỉ là phần thêm và phụ thuộc vào các chỉtiêu thưởng, kết quả sản xuất kinh doanh, chế độ tiền thưởng phải được coi là biệnpháp quản lý khuyến khích sản xuất kinh doanh không đơn thuần là sự phân phối lạilợi nhuận của doanh nghiệp Để đảm bảo tính khách quan, tích cực trong việc thựchiện chế độ tiền thưởng cần có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở ngay
từ khi xây dựng cơ chế tiền thưởng tại doanh nghiệp
+ Đối tượng xét thưởng:
- Lao động có thời gian làm việc từ một năm
- Lao động có đóng góp lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp+ Mức thưởng:
Mức thưởng một năm không lớn hơn một tháng lương theo quy định
- Căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động đối với lao động thể hiện quanăng suất, chất lượng công việc
- Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp, người có thâm niên công táclâu hơn thì được thưởng nhiều hơn
- Căn cứ vào việc chấp hành nội quy kỷ luật của doanh nghiệp
Chế độ phụ cấp của doanh nghiệp
Trang 22Trong đó:
30% với công việc không thường xuyên làm việc về ban đêm
40% với những công việc thường xuyên làm việc theo ca
+ Phụ cấp trách nhiệm :
Nhằm bù đắp cho những người trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyênmôn nghiệp vụ vừa kiêm công tác quản lý, không thuộc chức vụ lãnh đạo được bổnhiệm hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác địnhtrong mức lương Có 3 mức phụ cấp 01; 02; 03 so với mức lương tối thiểu tuỳ thuộcvào công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳlương hàng tháng Đối với doanh nghiệp, khoản phụ cấp này được tính vào đơn giá,tiền lương và hạch toán giá thành
2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH và Nghị định 191/2014/NĐ-CP
- Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH
Thông tư này hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối vớingười lao động làm việc theo hợp đồng lao động và viên chức quản lý do các doanhnghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức
có thuê mướn lao động trả lương, bao gồm:
1.Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số182/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mứclương tối thiểu vùng) như sau:
a) Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địabàn thuộc vùng I
b) Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa
Trang 23sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động,nhưng phải bảo đảm mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đàotạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủthời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc côngviệc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyđịnh.
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động dodoanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng doChính phủ quy định
- Nghị định 191/2014/NĐ-CP
Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 191/2014/NĐ-CP củaChính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc, đốitượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau:
Từ ngày 01/01/2014 mức đóng bảo hiểm xã hội có sự điều chỉnh tăng thêm 2%
Cụ thể tỷ lệ trích các khoản theo lương như sau:
Trang 24Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp
2.3 Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ
kế toán hiện hành Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC
2.3.1 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán thanh toán với người lao động phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợppháp để kiểm tra và ghi chép vào các sổ sách kế toán Theo chế độ chứng từ kế toánquy định ban hành kèm theo quyết định của Bộ tài chính thì các chứng từ kế toán cầnthiết trong kế toán tiền lương và các khoản theo lương gồm:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương
Bảng thanh toán tiền thưởng
Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành
Phiếu báo làm đêm thêm giờ
TK 3341 – Phải trả công nhân viên
TK 3348 – Phải trả người lao động khác
Trang 262.3.3 Phương pháp hạch toán.
Phương pháp kế toán tiền lương được hệ thống hóa qua sơ đồ sau:
TK 111,112 TK 334 TK 622, 627 Xuất quỹ trả lương cho CNV Lương phải trả cho CNTTSX
và CN PX
TK 338(3383,3384,3389) TK 353
Các khoản khấu trừ vào lương Tiền thưởng phải trả CNV
từ quỹ khen thưởng phúc lợi
K/c lương CNV đi vắng chưa lĩnh
Sơ đồ 2.1: hạch toán kế toán tiền lương
Trang 27Sổ nhật ký chung là sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời
gian.Số liệu trên nhật ký sổ cái được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái
p tín
h và
o ch
i phí
Trang 28Hằng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báocáo tài chính Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảngcân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổNhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
2.4.2 Hình thức nhât ký chứng từ:
Là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinhbên có của TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đốiứng bên nợ
- Hàng ngày: căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan
+ Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mangtính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
Trang 29phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký Chứng từ có liên quan.
+ Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiếtthì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vàoNhật ký - Chứng từ
- Cuối tháng: khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trựctiếp vào Sổ Cái
+ Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghitrực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từngtài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Hằng ngày : Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hếtxác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệucủa mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên mộtdòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lậpcho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phátsinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày
- Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi
Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng: Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu
Trang 30của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần
Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các thángtrước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối thángnày Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kếtoán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cáiphải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợcủa tất cả các Tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, sốphát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá
sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dưcuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổđược kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
Hằng ngày : căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng : phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
Trang 31phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ,Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lậpBảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đượclập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh
Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằngTổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư
Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từngtài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tươngứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
2.4.5 Hình thức kế toán tên máy vi tính.
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:
- Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổcủa hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày: kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liênquan
Cuối tháng : (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theothông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệugiữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghibằng tay
Trang 32CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI – DỊCH VỤ HOẰNG HÓA.
3.1 Tổng quan về công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Năm 1991 thực hiện quyết định của Nhà Nước giải tán 3 công ty: Công tyThương nghiệp Hoằng hoá, Công ty Vật tư huyện và Công ty Ngoại thương để thànhlập công ty mới đó là Công ty Thương mại Hoằng hoá Công ty thương mại HoằngHoá đi vào hoạt động được 9 năm từ 1991 đến năm 2000 Từ tháng 9 năm 2000 thìCông ty Thương Mại Hoằng Hoá đã cổ phần hoá thành Công ty cổ phần Thương mại -Dịch vụ Hoằng hoá được thành lập theo quyết định số: 2778/QĐUB ngày 10/9/2000của UBND tỉnh Thanh hoá
Một số thông tin cơ bản về công ty:
-Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Thương Mại và dịch vụ HOẰNG HÓA -Trụ sở chính: Thị trấn Bút Sơn - huyện HOẰNG HÓA, tỉnh Thanh Hóa
Ngoài ra công ty còn có 6 cửa hàng đặt rải rác trong huyện
Cửa hàng số 1: Được đặt tại thị trấn Bút sơn
Cửa hàng số 2: Được đặt tại xã Hoằng Trung
Cửa hàng số 3: Được đặt tại xã Hoằng Ngọc
Cửa hàng số 4: Được đặt tại xã Hoằng Phụ
Cửa hàng số 5: Được đặt tại xã Hoằng Xuân
Cửa hàng số 6: Được đặt tại thị trấn Bút Sơn
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh số: 2603000014 cấp ngày 08/09/2000 do Sở KH&ĐT
Trang 33Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề sau:
Kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh phân bón, hàng nông sản,hàng công nghệ phẩm, điện máy
Khai thác chế biến, xuất khẩu quặng
3.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa.
Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Hoằng Hoá hoạt động đa ngành nghề, kinhdoanh chủ yếu trên lĩnh vực là thương mại dịch vụ, lĩnh vực thương mại với mảngkinh doanh xăng dầu, phân bón các loại…… Quy trình công nghệ của lĩnh vực nhưsau:
Lĩnh vực thương mại dịch vụ:
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Hoằng Hoá)
3.1.3 Tình hình tổ chức của doanh nghiệp.
3.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty.
Hàng hoá mua về
(Xăng dầu , phân
Các nghiệp vụ tác nghiệp kinh doanh
Bán buôn
Bán lẻ
Trang 34Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ghi chú:
* Quan hệ chỉ điều hành:
* Quan hệ phối hợp công tác:
Sơ đồ 3.1 : Mô hình tổ chức bộ máy của công ty.
3.1.3.2 Chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong công ty.
Đại hội cổ đông: Là cơ quan có quền quyết định cao nhất trong công ty Quyết
định một số nội dung chủ yếu như; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đượcquyền chào bán của từng loại, quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần,
Phòng tổ chức
Phòng sản xuất kinh doanh
Cửa hàng, đại
lí bán phân
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Bộ phận thu mua nguyên vật liệu
Phân xưởng chế biến nguyên liệu
Trang 35quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty…
Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm
vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo những kế hoạch,nhiệm vụ đề ra
Ban giám đốc: Chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước công ty về các mục tiêu kế hoạchđược giao
Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cho Cổ đông để kiểm soát mọi mặt quản trị,
kinh doanh, điều hành của công ty, ban kiểm soát gồm có 3 người do hội đồng cổ đôngbầu bằng hình thức bỏ phiếu kín Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ sau:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh trong việc ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính
- Thẩm định báo cáo hàng năm của công ty
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điềuhành hoạt động kinh doanh của công ty
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát những công việc
đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công nhân cho các cửa hàng, các công trường Đảmbảo công tác kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động
Phòng kế toán: Chịu sự điều hành của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
Công ty Có trách nhiệm thực hiện các công việc kế toán của công ty, tham mưu choBan giám đốc trong lĩnh vực tài chính nhằm giúp cho việc sản xuất kinh doanh hiệuquả hơn Lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sảnxuất kinh doanh, huy động nguồn vốn sản xuất hiện có vào sản xuất kinh doanh
Phòng sản xuất kinh doanh: Chức năng xây dựng chiến lược, triển khai thực
hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tổ chức tìm hiểuphát triển mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và đối tác chiến lược mang tínhlâu dài, kiểm tra kiểm soát việc mua bán hàng hóa đảm bảo đúng chất lượng, quy cách,chủng loại và xuất xứ rõ ràng …
3.1.4 Đánh giá tình hình tài chính, lao động của công ty
3.1.4.1: Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
Trang 36Bảng so sánh tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2013-2014
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tương đối Tuyệt đối
Trang 37đã tăng lượng mặt tồn quỹ từ 252.489.450 đ trong năm 2013 tăng lên 263.187.689 đtrong năm 2014, tức là tăng lên 10.698.239 đ tương ứng với 4,2% Bên cạnh lượng tiềnmặt tồn quỹ tăng cho thấy Công ty đã sử dụng vốn không tốt , gây lãng phí về vốnkhông đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2014 tăng so với năm 2012 là1.976.058.164 đồng tương ứng với 40,62% và nợ phải trả năm 2014 tăng so với năm
2013 là 1.150.101.973 đồng tương ứng với 11,72% do đó làm tổng nguồn vốn của công
ty năm 2014 tăng so với năm 2013 là 3.126.160.137đồng tương ứng với 21,29 % Bêncạnh đó các khoản phải thu năm 2014 tăng so với năm 2013 là 74.101.825 đồng tươngứng với 4.3 % cho thấy năm 2014 công ty bị chiếm dụng vốn ít , vì vậy công ty phải ítphải đi vay bên ngoài để bù đắp vào Mặt khác do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăngcao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả nên công ty đã chủ động được trong tài chính Sốlượng lao động năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là 5 lao động tương ứng với 9,1
% điều đó chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh
3.1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2012-2014)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2012 - 2014 như sau:
Trang 38STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
2013/2012
So sánh 2014/2013
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 75.480.670 106.450.180 +29,09%
7 Chi phí hoạt động tài chính
trong đó: chi phí lãi vay
22 706.827.377 780.170.455 804.780.900 +9,4% +3,05%
23 706.827.377 780.170.455 804.780.900 +9,4% +3,05%
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 1.372.171.721 1.468.790.765 1.785.788.936 +6,58% +17,75%
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Trang 39Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công tytăng dần theo từng năm, năm 2012 doanh thu là 73.605.671.718đ, năm 2013 doanhthu là 88.715.678.150đ tăng 17,03% so với năm 2012, năm 2014 doanh thu là99.325.160.420đ tăng 10,68% so với năm 2013 Đồng nghĩa với việc doanh thu thuầncũng tăng, năm 2013 tăng 16,99% so với năm 2012, năm 2014 tăng 10,71% so vớinăm 2013 Điều này chứng tỏ nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực môi trường ngày cànglớn.
Tổng giá vốn hàng bán năm 2013 là 86.150.540.154đ tăng 17,3% so với năm
2012, như vậy tốc độ tăng giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng doanh thu (17,03%)đây là một biểu hiện cho thấy ảnh hưởng của lạm phát Năm 2014 tổng giá vốn hàngbán là 96.450.480.120đ ứng với tỷ lệ tăng là 10,86%, có thể thấy năm 2014 tỷ lệ tănggiá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (10,71%) chứng tỏ công tykinh doanh hiệu quả Điều này còn thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận gộp của công
ty, nếu như năm 2013 lợi nhuận gộp tăng 6,24% thì năm 2014 lợi nhuận gộp lại tăng11,87% so với năm 2013
Về chi phí hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm thì tăng rất mạnh, năm
2012 chi phí này là 706.827.377đ đến năm 2013 chi phí cho hoạt động tài chính chủyếu là chi phí lãi va y tăng lên 9,4% Năm 2014 chi phí lãi vay là 804.780.900đ tăng3,05%so với năm 2013, cộng với sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp (năm
2013 tăng 6,58% so với năm 2012, năm 2014 tăng 17,75% so với năm 2013) làm chomức tăng của tổng lợi nhuận kế toán thấp hơn rất nhiều so với mức tăng của doanh thuthuần
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng tương đối nhanh, cụ thể lànăm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.372.171.721đ, năm 2013 chi phí này là1.468.790.765đ tăng lên 6,58% so với năm 2012, năm 2014 chi phí quản lý doanhnghiệp là 1.785.788.936đ, tăng 17,75% so với năm 2013 Như vậy, qua sự phân tíchnày ta thấy chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên rất nhanh, sự tăng lêncủa chi phí này là một trong những nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận của công
ty, do đó công ty cần tìm ra biện pháp để giảm thiểu hợp lý chi phí này
Mặc dù tổng lợi nhuận kế toán tăng nhưng đồng thời chi phí thuế TNDN nộpcho Nhà nước cũng tăng và mức tăng của chi phí thuế TNDN bằng mức tăng của lợinhuận kế toán
Trang 403.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán.
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng nhiệm vụ kế toán.
Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của công ty
Ghi chú:
+ Quan hệ chỉ đạo điều hành:
+ Quan hệ phối hợp công tác:
+ Quan hệ báo sổ:
Sơ đồ 3.2 : Mô hình tổ chức phòng kế toán
* Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng:
Thực hiện giám sát tài chính tại đơn vị kế toán, tổ chức toàn bộ công tác kếtoán, thống kê, tài chính ở doanh nghiệp đồng thời thực hiện việc kiểm tra, giám sáttoàn bộ hoạt động tài chính ở doanh nghiệp, giúp việc tham mưu cho ban giám đốctrong lĩnh vực kế toán tài chính…
* Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tổng hợp:
Thực hiện các công tác kế toán cuối kỳ, giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phầnhành và ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo nội bộ và cho bên ngoài đơn vị theo định kỳbáo cáo hoặc yêu cầu đột xuất…
* Chức năng, nhiệm vụ của kế toán phàn hành:
Có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh mọi thông tin kế toán, thực hiện sựkiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp đối tượng kế toán phần hành được đảm
Kế toán tổng hợp phần hành khác Kế toán các Thủ quỷ
Nhân viên hoạch toán ban đầu, báo sổ từ sở
Kế toán trưởng