Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
376,13 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Quý thầy cô khoa kinh tế đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Lê Thị Hồng Sơn- giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn em thực hiện tốt chuyên đề này Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về công việc kế toán trong suốt quá trình thực tập. Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và anh chị trong công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa ngày…tháng…năm SV thực tập Nguyễn Thị Hương Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – Lớp: ĐHKT7ATH Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH : bảo hiểm xã hội. BHYT : bảo hiển y tế. BHTN : bảo hiểm thất nghiệp. KPCĐ : kinh phí công đoàn. SDĐK : số dư đầu kỳ. SDCK : số dư cuối kỳ. TKĐƯ : tài khoản đối ứng. CBCNV : cán bộ công nhân viên. BTC : bộ tài chính. TSCĐ : tài sản cố định. GTGT : giá trị gia tăng. VNĐ : việt nam đồng. TK : tài khoản. QĐ : quyết định. TT : thông tư. NH&PTNT : ngân hàng và phát triển nông thôn. BH : bán hàng. CCDV : cung cấp dịch vụ. DT : doanh thu. Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ HOẰNG HÓA 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Mỗi một doanh nghiệp là một tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đó là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các lao vụ, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng của toàn xã hội. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lí, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong quá trình xác định chi phí thì tiền lương là một trong các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lí lao động trong quá trình kinh doanh vừa là tiết kiệm chi phí, hạ thấp chi phí, tăng doanh lợi ,tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương xứng với số lượng, chất lượng và kết quả mà người lao động bỏ ra. Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT, BHTN trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, khám chữa bệnh . Như vậy, tiền lương và các khoản trích theo lương là thu nhập chủ yếu của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động để họ yên tâm ổn định cuộc sống, tích cực hăng hái làm việc. Do vậy cùng với sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiền lương của công nhân viên chức và người lao động cũng không ngừng được nâng cao.Vì thế có thể nói tiền lương và các khoản trích theo lương luôn là một vấn đề thời sự cần quan tâm trong mỗi thời kì phát triển của xã hội, tiền lương và các khoản trích theo lương là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với các cách thức phân chia, với lợi ích của con người, của tổ chức kinh tế. Động lực của việc phân chia tiền lương và các khoản trích theo lương còn là cơ sở để tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng. Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn Ngày nay, vấn đế tổ chức phân phối tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động trở nên rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là các phương pháp tính toán, thanh toán về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và đi sâu vào tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa em thấy sự quan trọng trong công việc kế toán tiền lương tại Doanh nghiệp là cần thiết và không thể thiếu trong công việc hạch toán chung của Doanh nghiệp nên em quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Hoằng Hoá . Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Hoằng Hoá. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. Không gian nghiên cứu : Tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hoá Thời gian nghiên cứu : Đề tài khảo sát dữ liệu tại Công ty trong thời gian từ 01/01/2014 tới 31/12/2014 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài đã dùng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh 1.5. Kết cấu của chuyên đề. Kết cấu của chuyên đề gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa. Chương 2: Lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa. Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 2.1. Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp - Quỹ tiền lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp. Quỹ tiền lương được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận cơ bản và bộ phận biến đổi. + Bộ phận cơ bản gồm: tiền lương cấp bậc hay tiền lương do các thang bảng lương của từng ngành, từng doanh nghiệp quy định. Hệ thống thang bảng lương này do nhà nước quy định hoặc doanh nghiệp tham khảo thang bảng lương của nhà nước để thiết lập các mức lương và chế độ tiền lương . +Bộ phân biến đổi bao gồm: Các loại phụ cấp, các loại tiền thưởng bên cạnh tiền lương cơ bản. Bộ phận tiền lương cơ bản thường từ 70-75% còn từ 25 – 30% là bộ phận tiền lương biến đổi. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. - Quỹ BHXH - Quỹ BHXH đựơc hình thành từ đóng góp của người lao động và người sửa dụng lao động tham gia BHXH và hỗ trợ của nhà nước. - Quỹ BHXH được dùng để chi trả các chế độ BHXH ( ốm đau, thai sản ) BHXH: tỉ lệ trích BHXH là 26 % trên tổng quỹ lương cơ bản của doanh nghiệp. Trong đó 18 % tính vào chi phí kinh doanh còn 8% trừ vào lương của người lao động. Công ty sử dụng quỹ BHXH để cấp cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Số tiền BHXH trích được trong tháng gửi lên cơ quan BHXH thành phố Thanh Hoá quản lý. Việc chi trợ cấp BHXH của nhân viên tại công ty được thanh toán với cơ quan BHXH sau khi chi phí thực tế phát sinh. - Quỹ BHYT. Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn - BHYT: tỉ lệ trích là 4.5 % tổng quỹ lương cơ bản của doanh nghiệp. Trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1.5 % trừ vào lương của người lao động. BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách dưới hình thức mua BHYT để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của cán bộ công nhân viên trong công - Quỹ Công Đoàn Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động - Quỹ BHTN - BHTN : Quỹ BHTN được tập trung vào 3 đối tượng: người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Sự đóng góp này tạo ra sự rằng buộc giữa nghĩa vụ, trách nhiệmvà quyền lợi của các bên tham gia BHTN.Quỹ được hạch toán trên nguyên tắc hạch toán độc lập tự chủ, được bảo toàn về giá trị và tránh những rủi ro về tài chính, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu chi trả trợ cấp cho người lao động thất nghiệp. Luật BHXH quy định người lao động đóng bằng 1% quỹ lương, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công và Nhà nước hỗ trợ bằng 1% quỹ tiền lương. Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo từng tháng. 2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.2.1 Vai trò của tiền lương Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm thoả mãn nhu cầu của người lao động. Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, người lao động đi làm cốt là để cho doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ. Đồng thời đó cũng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trả cho người lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Tiền lương có vai trò như một Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn nhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động với người lao động. Nếu tiền lương trả cho người lao động không hợp lý sẽ làm cho ngưòi lao động không đảm bảo ngày công và kỉ luật lao động cũng như chất lượng lao động. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không đạt được mức tiết kiệm chi phí lao động cũng như lợi nhuận cần có được để doanh nghiệp tồn tại lúc này cả hai bên đều không có lợi. Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích người lao động tự giác và hăng say lao động. 2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốt một trong những điều kiện để quản ly tốt quỹ lương và quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảo cho công việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động đồng thời, tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm được chính xác. Chính vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. - Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ. - Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp. 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương Giờ công, ngày công lao động, năng suất lao động, cấp bậc hoặc chức danh, thang lương quy định, số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, độ tuổi, sức khỏe, trang thiết bị ký thuật đều là những nhân tố ảnh hưởng đền tiền lương cao hay thấp. -Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định. Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn Ví dụ: Một ngày công phải đủ 8 giờ. Nếu làm không đủ thì có ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm sản xuất, đến năng suất lao động và từ đó ảnh hưởng đền tiền lương của người lao động. -Ngày công: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương của người lao động, ngày công quy định trong tháng là 22 ngày. Nếu người lao động làm thay đổi tăng hoặc giảm số ngày làm việc thì tiền lương của họ cũng thay đổi theo. -Cấp bậc, chức danh: Căn cứ vào mức lương cơ bản của cấp bậc, chức vụ, chức danh mà CBCNV hưởng lương theo hệ số phụ cấp cao hay thấp theo quy định của nhà nước. Do vậy, lương của CBCNV cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. -Số lượng, chất lượng hoàn thành cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Nếu làmđược nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn và vượt mức số sản phẩm được giao thì tiền lương sẽ cao.Còn làm ít hoặc chất lượng sản phẩm ít thi tiền lương sẽ ít. -Độ tuổi và sức khỏe cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu cùng một công việc thì người lao động ở độ tuổi 30-40 có sức khỏe tốt hơn những người ở độ tuổi 50-60. -Trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Với một trang thiết bị cũ và lạc hậu thì không thể đem lại những sản phẩm có chất lượng cao và cũng không thể đem lại hiệu quả sản xuất như những trang thiết bị tiên tiến hiện đại. Do vậy ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành cũng từ đó nó ảnh hưởng tới tiền lương. 2.1.4 Các hình thức tiền lương: 2.1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian lao động. Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, tài vụ kế toán, áp dụng chủ yếu cho lao động gián tiếp, còn với lao động trực tiếp chỉ áp dụng đối với bộ phận không định mức được sản phẩm. Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn của người lao động. Điều kiện trả lương theo thời gian là phải xác định chính xác thời gian làm việc thực tế của người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng: Thang lương công nhân cơ khí, công nhân lái xe, nhân viên văn phòng…Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo nghiệp vụ chuyên môn mà Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn chia ra nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. Tiền lương thời gian được chia ra: + Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Thông thường lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong thang lương. Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất xã hội. Công thức: Số tiền lương phải trả trong tháng = Mức lương tháng theo bảng lương + Các khoản phụ cấp Các khoản phụ cấp theo lương: -Phụ cấp ngành nghề -Phụ cấp độc hại -Phụ cấp nguy hiểm -Phụ cấp khu vực + Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc trên cơ sở tiền lương tháng. Công thức: Tiền lương tuần = Tiền lương tháng 4 tuần + Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng (theo chế độ) Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, làm việc khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Tiền lương ngày = Tiền lương tháng X Số ngày làm việc trong tháng Số ngày làm việc theo chế độ + Tiền lương giờ: Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 10 [...]... TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ HOẰNG HÓA 3.1 Tổng quan về công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Năm 1991 thực hiện quyết định của Nhà Nước giải tán 3 công ty: Công ty Thương nghiệp Hoằng hoá, Công ty Vật tư huyện và Công ty Ngoại thương để thành lập công ty mới đó là Công ty Thương. .. Thương mại Hoằng hoá Công ty thương mại Hoằng Hoá đi vào hoạt động được 9 năm từ 1991 đến năm 2000 Từ tháng 9 năm 2000 thì Công ty Thương Mại Hoằng Hoá đã cổ phần hoá thành Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Hoằng hoá được thành lập theo quyết định số: 2778/QĐUB ngày 10/9/2000 của UBND tỉnh Thanh hoá Một số thông tin cơ bản về công ty: -Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Thương Mại và dịch vụ HOẰNG HÓA... liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý hênh lệch 3.2.2 Chính sách kế toán, các phương pháp kế toán doanh nghiệp áp dụng 3.2.2.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Công ty là một đơn vị kế toán Do đó tổ chức kế toán theo quy định của luật kế toán các chuẩn mực kế toán - Niên độ kế toán : Bắt... sản,hàng công nghệ phẩm, điện máy Khai thác chế biến, xuất khẩu quặng 3.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Hoằng Hoá hoạt động đa ngành nghề, kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực là thương mại dịch vụ, lĩnh vực thương mại với mảng kinh doanh xăng dầu, phân bón các loại…… Quy trình công nghệ của lĩnh vực như sau: L ĩnh vực thương. .. hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC 2.3.1 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán thanh toán với người lao động phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để kiểm tra và ghi chép vào các sổ sách kế toán Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành kèm theo quyết định của Bộ tài chính thì các chứng từ kế toán cần thiết trong kế toán. .. kế toán tiền lương và các khoản theo lương gồm: • Bảng chấm công • Bảng thanh toán lương • Bảng thanh toán tiền thưởng • Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành • Phiếu báo làm đêm thêm giờ • Hợp đồng giao khoán • Chứng từ thanh toán gồm: phiếu chi, báo nợ, hóa đơn GTGT… 2.3.2 Tài khoản sử dụng Để phản ánh tiền lương và các khoản phải thanh toán với người lao động trong doanh nghiệp kế toán sử... trích các khoản theo lương như sau: Các khoản trích theo lương 1 BHXH 2 BHYT 3 BHTN 4 KPCĐ Cộng (%) Doanh nghiệpNgười lao động (%) (%) 18 8 3 1,5 1 1 2 24 10,5 Theo BHXH VN, việc tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội đã được quy định từ năm 2006 và theo lộ trình đã được định sẵn Lộ trình này nhằm tăng tỉ lệ tham gia bảo hiểm 2.3 Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ kế toán. .. nhuận kế toán Sinh viên TH: Nguyễn Thị Hương – MSSV: 11027993-Lớp: ĐHKT7ATH Trang: 33 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn 3.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán 3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng nhiệm vụ kế toán Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán các phần hành khác Thủ quỷ Nhân viên hoạch toán ban đầu, báo sổ từ sở Ghi chú: + Quan... tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết 2.4.5 Hình thức kế toán tên máy vi tính Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: - Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay • Trình tự ghi sổ: Hàng ngày: kế toán. .. người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương Có 3 mức phụ cấp 01; 02; 03 so với mức lương tối thiểu tuỳ thuộc vào công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng Đối với doanh nghiệp, khoản phụ cấp này được tính vào đơn giá, tiền lương và hạch toán giá thành 2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo Thông . tại Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Hoằng Hoá . Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ. về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa. Sinh. sánh 1.5. Kết cấu của chuyên đề. Kết cấu của chuyên đề gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hoằng Hóa. Chương