1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐÁNH GIÁ sự hài LÕNG của KHÁCH HÀNG đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ bảo HIỂM PHI NHÂN THỌ tại CÔNG TY bảo VIỆT VĨNH LONG

131 700 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 267,88 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG Vĩnh Long, 2016 NGUYỄN THỊ NGỌC LINH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO VI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

Vĩnh Long, 2016

NGUYỄN THỊ NGỌC LINH

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

Vĩnh Long, 2016

NGUYỄN THỊ NGỌC LINH

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH LONG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS QUAN MINH NHỰT

Trang 3

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Vĩnh Long, ngày 26 tháng 03 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Linh

Trang 4

1 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệutrường Đại Học Cửu Long, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, cảm

ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS.Quan MinhNhựt đã dành nhiều thời gian trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốtthời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Công ty Bảo Việt Vĩnh Long và các kháchhàng tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt Vĩnh Long đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ,cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãđộng viên giúp đỡ, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi hoàn thành tốtkhóa học và luận văn tốt nghiệp này

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thànhluận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy và bạn bèđồng nghiệp Do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiềuhạn chế, nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhậnđược sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiệnhơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Vĩnh Long, ngày 26 tháng 03 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Linh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình viii

Danh mục các sơ đồ viii

Tóm tắt ix

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1.1

Khái niệm về dịch vụ và bản chất của dịch vụ 5

2.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ 5

2.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ 6

2.1.2

Chất lượng dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ 7

2.1.2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ 7

2.1.2.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ 11

Trang 6

2.1.2.3 Những đặc trưng cơ bản của chất lượng dịch vụ 13

2.1.3 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng 13

2.1.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 15

2.1.5 Các mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng 15

2.1.5.1 Mô hình khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch vụ 15

2.1.5.2 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL 17

2.1.5.3 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF 19

2.1.6 Khái niệm về bảo hiểm 20

2.1.6.1 Khái niệm về bảo hiểm, chất lượng dịch vụ bảo hiểm 20

2.1.6.2 Vai trò và chức năng của bảo hiểm 22

2.1.6.3 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm 23

2.1.6.4 Các nguyên tác cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm 24

2.1.6.5 Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm 26

2.1.7 Bảo hiểm phi nhân thọ 27

2.1.7.1 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ 27

2.1.7.2 Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ 27

2.1.7.3 Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ 28

2.1.7.4 Đặc điểm của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ 30

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 30

2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ từ các công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 30

2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ từ Bảo hiểm Bảo Việt Việt Nam 32 2.3 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 35

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 39

3.1.1 Đặc điểm cơ bản tỉnh Vĩnh Long 39 3.1.2 Giới

Trang 7

thiệu tổng quát về Công ty Bảo Việt Vĩnh Long 41

3.1.2.1

Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Bảo Việt Vĩnh Long 41

3.1.2.2

Chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động 42

3.1.2.3 Lĩnh vực kinh doanh 43

3.1.2.4 Cơ cấu tổ chức 44

3.1.2.5 Lao động và điều kiện lao động 47

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

3.2.1 Quy trình nghiên cứu 47

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 49

3.2.3 Thu thập và xử lý số liệu 50

3.2.3.1 Dữ liệu thứ cấp 50

3.2.3.2 Dữ liệu sơ cấp 51

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 52

3.2.4.1

Kiểm định sự tin cậy thang đo (hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha) 53

3.2.4.2

Phân tích khám phá nhân tố EFA 53

3.2.4.3

Ước lượng phương trình hồi quy 54

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH LONG 56

4.1.1 Doanh thu và tỷ lệ chi bồi thường 56

4.1.2 Hệ thống kênh phân phối 57

4.1.3 Ứng dụng khoa học công nghệ 58

4.1.4 Quy trình bồi thường, tổ chức chi bồi thường 58

4.1.5 Công tác quan hệ với khách hàng và quan hệ với công chúng 60

Trang 8

4.1.5.1 Công tác quan hệ với khách hàng 60

4.1.5.2 Công tác quan hệ công chúng 61

4.1.6 Xây dựng và phát triển thương hiệu 61

4.1.7 Kết quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người 62

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH LONG 63

4.2.1 Đặc điểm cơ bản của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm tạ Bảo Việt Vĩnh Long 63

4.2.2 Kiểm định sự tin cậy của các thang đo nghiên cứu và mô hình điều chỉnh 65 4.2.2.1 Kiểm định sự tin cậy thang đo 65

4.2.2.2 Phân tích khám phá nhân tố (EFA) 69

4.2.2.3 Kết quả phân tích hồi quy 75

4.2.3 Đánh giá mức độ hài lòng đối với nhân tố phương tiện hữu hình 78

4.2.4 Đánh giá mức độ hài lòng đối với nhân tố Sự tin cậy 79

4.2.5 Đánh giá mức độ hài lòng đối với nhân tố Sự đáp ứng 81

4.2.6 Đánh giá mức độ hài lòng đối với nhân tố Năng lực phục vụ 82

4.2.7 Đánh giá mức độ hài lòng đối với nhân tố Sự đồng cảm 83

4.3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH LONG 85

4.3.1 Nâng cao năng lực phục vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng 85 4.3.2 Nâng cao sự tin cậy và sự đồng cảm của khách hàng 86

4.3.3 Nâng cao cảm nhận của khách hàng đối với nhân tố phương tiện hữu hình 87 4.3.4 Các giải pháp khác 87

4.3.4.1

Tăng tính linh hoạt của chính sách phí bảo hiểm 87

4.3.4.2 Đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm 88

Chương 5 : KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1 KẾT LUẬN 91

Trang 9

5.2 KIẾN NGHỊ 93

5.2.1 Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước 93

5.2.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 93

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 94

Tài liệu tham khảo 95

Phục lục 1 : Bảng câu hỏi 98

Phục lục 2 : Bảng mã hóa biến 104

Phục lục 3 : Các kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 106

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 11

4.3 Những yếu tố quyết định khách hàng sử dụng dịch vụ bảo

4.15 Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân tố phương tiện

hữu hình đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm 78

4.16 Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân tố phương tiện

hữu hình đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm 79

4.17 Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân tố Sự đáp ứng

4.18 Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân tố năng lực

phục vụ đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm 82

Trang 12

4.19 Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân tố Sự đồng cảm

đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

2.2 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF (Zeithaml,

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

3.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Bảo Việt Vĩnh Long 45

Trang 13

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất

lượng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long” được tiến

hành nghiên cứu các khách hàng có tham gia bảo hiểm tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long,thời gian nghiên cứu trong năm 2014

Nghiên cứu cho thấy đạt được sự hài lòng của khách hàng đối với chấtlượng dịch vụ của mình chính là phương thức mà doanh nghiệp tồn tại Việc quantâm đến đánh giá hài lòng của khách hàng là điều cần thiết cho công ty nhằm nhận racác vấn đề trong công tác phục vụ khách hàng và trong hoạt động của công ty để cócác động tác quản lý, cải tiến năng lực phục vụ, đảm bảo năng lực cạnh tranh củamình trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay

Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, dẫnxuất từ thang đo SERVQUAL để đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chấtlượng dịch vụ bảo hiểm tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long Mẫu nghiên cứu được lấythuận tiện từ khách hàng đã và đang tham gia bảo hiểm tại công ty Bảo Việt VĩnhLong trong năm 2014 Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phỏng vấnkhách hàng để thu thập dữ liệu

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 thành phần trong thang đo SERVPERF

có mối quan hệ tuyến tính với sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ củacông ty được đánh giá không cao

Đề tài tuy còn nhiều hạn chế nhưng với kết quả đạt được phần nào giúpcác lãnh đạo của công ty nhìn rõ hơn quan điểm, thái độ và sự kỳ vọng của kháchhàng đối với chất lượng dịch vụ của công ty Bảo Việt Vĩnh Long

Trang 14

Bảo hiểm là một thị trường cho mức lợi nhuận cao và là một ngành dịch vụkhông khói bụi Nó góp phần san sẻ rủi ro cho những ai không mai mắn gặp rủi ro

về con người và tài sản Chính vì thế, bảo hiểm là một phần chỗ dựa tinh thần chomọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất Do vậy, ngànhbảo hiểm Việt Nam được rất nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước khai thác

và phát triển ngành không khói bụi mà lợi nhuận lại cao này Đặc biệt là cuộc sốngngày càng phát triển, con người có tâm lý lo sợ về sự an toàn của mình trong tươnglai Chính vì vậy cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam thì ngành Bảohiểm phi nhân thọ Việt Nam cũng phát triển không ngừng, trong đó có Bảo Việt.Hiện nay, tại tỉnh Vĩnh Long cùng với sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểmkhác nhau đã gây không ít khó khăn cho Công ty Bảo Việt Vĩnh Long Sự cạnhtranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm như Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm PJICO,Bảo hiểm PVI, Bảo Hiểm Bưu điện đã làm cho thị trường bảo hiểm bị chia sẻnhiều, phần lớn là do chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa đạt, làm ảnhhưởng đến niềm tin và lòng trung thành của khách hàng Bên cạnh đó, việc giảiquyết quyền lợi cho khách hàng cũng ảnh hướng đến lòng trung thành của họ và uytín của công ty đối với khách hàng

Tính đến 09 tháng đầu năm 2014, thị trường bảo hiểm Bảo Việt chỉ đạt 4.177 tỷ

Trang 15

đồng, đứng thứ 2 về doanh thu phí bảo hiểm gốc, sau công ty bảo hiểm PVI vớidoanh thu ước đạt 4.611 tỷ đồng Điều này cho thấy, khách hàng là một yếu tố quantrọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, vì thế cần đặt ra vấn đề kháchhàng lên hàng đầu

Nhận thức được điều đó, Bảo Việt Vĩnh Long nói riêng và Tập đoàn Bảo Việtnói chung trong thời gian qua đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệuquả, trình độ, chuyên môn, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm phục vụtốt hơn cho khách hàng Để đạt được mục tiêu quan trọng này, ngoài sự nổ lực củatoàn thể nhân viên trong công ty Bảo Việt Vĩnh Long, thì sự tham gia đóng góp ýkiến của khách hàng tham gia bảo hiểm là một yếu tố có tính quyết định hiệu quảphục vụ của công ty

Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng của kháchhàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty Bảo Việt VĩnhLong” làm đề tài nghiên cứu Với mong muốn góp phần vào việc đánh giá sự hàilòng của khách hàng, từ đó tìm giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đốivới công ty Bảo Việt Vĩnh Long nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ bảo hiểm Phi nhân thọ tại Công tyBảo Việt Vĩnh Long và đánh giá các nhân tố ảnh hướng đến sự hài lòng của kháchhàng về chất lượng dịch vụ bảo hiểm Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao

Trang 16

của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ phi nhân thọ tại công ty Bảo Việt VĩnhLong

Với các mục tiêu trên câu hỏi và giả thiết đuợc đặt ra cho nghiên cứu là:

Câu hỏi nghiên cứu:

- Những yếu tố nào ảnh huởng đến sự hài lòng của khách hàng đối vớichất luợng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long?

- Mức độ tác động của các yếu tố ảnh huởng đến sự hài lòng của kháchhàng đối với chất luợng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo Việt VĩnhLong nhu thế nào?

- Để nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất luợng dịch vụ bảohiểm phi nhân thọ tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long thì cần có những kiến nghị, đềxuất giải pháp chủ yếu nào?

Giả thiết nghiên cứu:

- Thực trạng chất luợng dịch vụ bảo hiểm của công ty Bảo Việt VĩnhLong trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, còn nhiều ý kiến của khách hàng phảnánh về chất luợng dịch vụ bảo hiểm, khách hàng chua hài lòng về chất luợng dịch vụkhi tham gia bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long

- Không có yếu tố nào ảnh huởng đến sự hài lòng về chất luợng dịch vụcủa khách hàng khi tham gia bảo hiểm tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long

- Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng theo độ tuổi, địabàn tỉnh Vĩnh Long

- Sự tin cậy, sự đồng cảm, phuơng tiện hữu hình, năng lực phục vụ, sựđáp ứng có tuơng quan với sự hài lòng của khách hàng về chất luợng dịch vụ bảohiểm tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tuợng nghiên cứu: Sự hài lòng của khách hàng về chất luợng dịch

vụ bảo hiểm tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bảo

Trang 17

hiểm phi nhân thọ

- Đối tuợng khảo sát: là các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chứcnhà nuớc, những khách hàng đã và đang sử dụng các loại hình dịch vụ bảo hiểm tạicông ty Bảo Việt Vĩnh Long

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: thực hiện nghiên cứu ở 02 loại hình dịch vụ bảo hiểm,bao gồm : bảo hiểm ôtô, nhóm bảo hiểm con người ( bảo hiểm sức khỏe toàn diện,bảo hiểm con người kết hợp)

- Về không gian, thời gian: việc thu thập dữ liệu thông qua điều tra cáckhách hàng có tham gia bảo hiểm tại công ty Bảo Việt Vĩnh Long trên địa bàn tỉnhVĩnh Long trong năm 2014

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:

Việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giúp cho Công ty nắm đượcnhững mong muốn chính đáng của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo hiểm phinhân thọ của công ty, những yếu tố chính của sự phục vụ ảnh hưởng đến sự hài lòngcủa khách hàng

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các lãnh đạo công ty có cái nhìn chi tiết vềchất lượng dịch vụ bảo hiểm của công ty và mức độ hài lòng của khách hàng tại thờiđiểm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở giúp Công ty nâng cao năng lựcquản lý, phục vụ đối với khách hàng

Qua đó, có thể xác định những yếu tố cần cải thiện nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ bảo hiểm của công ty, đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thểđối với các lãnh đạo công ty để tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ bảohiểm, nâng cao sự hài lòng cũng như thuận lợi cho công ty phát triển

Trang 18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

PGS.TS Nguyễn Văn Thanh cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao độngsáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá, phong phú hoá,khác biệt hoá, nổi trội hoá mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nétvăn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả tiềncao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn”

Theo Zeithaml & Britner (2000), “Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cáchthức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làmthỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”

Cũng theo ISO 8402, “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúcgiữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của bên cung ứng đểđáp ứng nhu cầu khách hàng”

Đối với chuyên gia Marketing Philip Kotler, “Dịch vụ là mọi biện pháp haylợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được vàkhông dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó Việc thực hiện dịch vụ có thể có vàcũng có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó”

“Dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt động hậu đài và các hoạt động phíatrước, nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau Mục đích củaviệc tương tác này là nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng theocách khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng” (Bùi NguyênHùng, 2004)

Từ các định nghĩa trên cho thấy bảo hiểm cũng là một loại hình dịch vụ phục

Trang 19

vụ trực tiếp cho những nhu cầu khác nhau của từng loại khách hàng Tùy từng thờiđiểm, từng loại hình bảo hiểm mà khách hàng tham gia sẽ được hưởng các dịch vụtương ứng với loại hình sản phẩm đó.

2.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ:

Dịch vụ là sản phẩm đặc biệt, rất khó đo lường và mô tả so với sản phẩm hữuhình Dịch vụ không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể như hàng hóa nhưng nó phục vụtrực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội Dịch vụ có những đặc tính như sau:

- Tính vô hình:

Khác với các sản phẩm cụ thể, dịch vụ mang tính chất vô hình có nghĩa là chúng

ta không thể biết được hình dáng cụ thể, khó thử được trước khi mua, khó đánh giáchất lượng Khi mua sản phẩm là vật chất cụ thể, khách hàng có thể kiểm tra bằngmắt, bằng tay, sử dụng thử trước khi quyết định mua Nhưng đối với dịch vụ thìkhách hàng chỉ có thể cảm nhận được thông qua thương hiệu, hoặc thông qua ngườithân từng sử dụng, hay chính bản thân sử dụng qua mới có thể biết được

- Tính không đồng nhất:

Dịch vụ khó thực hiện một cách đồng nhất, gần như không thể cung ứng dịch vụvới chất lượng hoàn toàn giống nhau Tùy vào thời gian, nhà cung ứng, đối tượngkhách hàng, địa điểm, lĩnh vực với cùng một dịch vụ mà có chất lượng khác nhau.Dịch vụ càng nhiều người phục vụ thì càng khó đảm bảo tính đồng đều về chấtlượng Vì vậy, việc tiêu chuẩn hóa dịch vụ rất khó vì không thể xác định được chấtlượng dịch vụ tốt hay yếu kém vào một thước đo mà phải xét nhiều yếu tố khác liênquan trong từng trường hợp cụ thể

- Tính không thể tách rời:

Đặc thù của dịch vụ là được sản xuất và tiêu thụ đồng thời cùng một lúc Nếungười đó thuê dịch vụ thì bên cung cấp dịch vụ sẽ là một phần của dịch vụ Đối vớisản phẩm hàng hóa, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, cònđối với dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo radịch vụ Bởi vì khách hàng cũng sẽ có mặt lúc dịch vụ được cung cấp nên sự tương

Trang 20

tác giữa các bên cung cấp dịch vụ và khách hàng là một tính đặc biệt của marketingdịch vụ.

- Tính không thể cất giữ:

Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp Chúng ta có thể ưu tiênthực hiện dịch vụ theo thứ tự trước sau nhưng không thể đem cất dịch vụ rồi sau đóđem ra sử dụng bởi vì dịch vụ không thể cất trữ, lưu kho rồi đem bán như hàng hóakhác Nói cách khác, dịch vụ nhạy cảm hơn các hàng hóa thông thường trước nhữngthay đổi và sự đa dạng của nhu cầu Khi nhu cầu thay đổi thì các công ty dịch vụluôn phải tìm cách để làm cung và cầu phù hợp nhau Chính vì vậy, dịch vụ là sảnphẩm được sử dụng khi tạo thành và kết thúc ngay sau đó

Berry, Wall và Carbone (2006) cho rằng khách hàng đánh giá và lựa chọ dịch vụdựa trên 03 dấu hiệu biểu hiện của nó là:

Chức năng của dịch vụ: liên quan đến chức năng của dịch vụ, tức dịch vụ

đem đến cho khách hàng cái gì? Nó biểu hiện cái khả năng và sự tin cậy của dịch vụđược cung cấp Ví dụ: cái tivi có hoạt động tốt không? Cái đồng hồ có báo đúng giờkhông?

Tính hữu hình của dịch vụ: là những thứ mà khách hàng đụng chạm, thấy,

nghe, và ngửi khi dịch vụ được cung cấp, nó không chỉ là những khía cạnh vật chấtcủa dịch vụ mà còn cả những điều kiện thuận lợi về mặt vật chất, trang thiết bị vàhình thức của nhân viên phục vụ Dấu hiệu vật chất liên quan đến cảm giác hiện hữucủa dịch vụ

Nhân tố con người: biểu hiện thái độ, hành vi và dáng vẻ bề ngoài của người

cung cấp dịch vụ như từ ngữ, giọng nói, sự nhiệt tình, ăn mặc lịch sự, gọn gàng Dấuhiệu vật chất và dấu hiệu về con người của dịch vụ thể hiện cái cách mà dịch vụđược cung cấp, thể hiện sự quan tâm, hiểu biết của doanh nghiệp trong việc đáp ứngcác mong muốn và nhu cầu của khách hàng

2.1.2 Chất lượng dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ:

2.1.2.1, Khái niệm về chất lượng dịch vụ:

Trang 21

Khác với chất lượng hàng hóa là hữu hình thì và có thể đo lường bởi các tiêuchí khách quan như: tính năng, đặc tính, độ bền Tuy nhiên chất lượng dịch vụ là vôhình là những gì mà khách hàng cảm nhận được Mỗi khách hàng có nhận thức vànhu cầu cá nhân khác nhau thì cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau.

Theo Lewis & Mitchell (1990) và Dotchin & Oakland (1994) chất lượng dịch

vụ liên quan đến khả năng dịch vụ đó đáp ứng nhu cầu hoặc kỳ vọng của kháchhàng

Advardasson, Thomasson và Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụ làdịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và là nhận thức của họ khi đã sửdụng dịch vụ

Theo Armand Feigenbaum “Chất lượng dịch vụ là quyết định của khách hàngdựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trênnhững yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được hoặc không đượcnêu ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mangtính chuyên môn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnhtranh”

Juran (1951) cho rằng chất lượng là sự phù hợp khi sử dụng Định nghĩa chấtlượng của Juran là một định nghĩa hướng vào khách hàng, chất lượng dịch vụ là chấtlượng theo cảm nhận của khách hàng, nó phản ánh tính phù hợp khi khách hàng sửdụng hay không, thích ứng với nhu cầu của khách hàng hay không Định nghĩa nàyđược chia sẻ bởi nhiều tổ chức chất lượng như tiêu chuẩn TCVN ISO 8402, 1999cũng cho rằng chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với những đặc tính, thông số

kỹ thuật phải có của nó

Crosby (1979) định nghĩa chất lượng như tính nhất quán của sản phẩm vớicác thông số kỹ thuật, chất lượng như bất cứ điều gì phù hợp với đặc điểm của sảnphẩm để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng Nghĩa là một sản phẩm được cho

là chất lượng tốt nếu nó đáp ứng được những đặc điểm mà khách hàng kỳ vọng ở nó

sẽ đáp ứng nhu cầu của họ

Trang 22

Parasuraman và cộng sự (1985, 1988) cho rằng những mong muốn của kháchhàng về dịch vụ được hình thành từ sự hiểu biết của họ về dịch vụ đó, những kinhnghiệm của họ trong quá khứ, những lời truyền miệng và quảng cáo của doanhnghiệp Như vậy có thể thấy chất lượng dịch vụ là sự phù hợp giữa kỳ vọng đáp ứngcủa dịch vụ và thực tế quá trình cung cấp dịch vụ mang lại cho khách hàng Vậndụng quan điểm của Parasuraman về chất lượng dịch vụ ta có thể thấy có ba mứcchất lượng đối với dịch vụ ở các cấp độ khác nhau:

Cấp 1: Mức bất mãn là khi dịch vụ không đáp ứng được theo kỳ vọng củakhách hàng như trước khi họ sử dụng

Cấp 2: Mức hài lòng là khi dịch vụ được đáp ứng đúng như kỳ vọng củakhách hàng trước khi họ sử dụng dịch vụ

Cấp 3: Mức thích thú là khi dịch vụ được đáp ứng vượt qua mức kỳ vọng củakhách hàng, dịch vụ đem lại nhiều lợi ích ngoài mong đợi đối với khách hàng

Các nhà nghiên cứu cho rằng đặc điểm của một dịch vụ có chất lượng tốtphải thỏa mãn các yếu tố như sau:

Tính đặc trưng của sản phẩm

Chất lượng dịch vụ là tổng thể những mặt cốt lõi nhất và tinh túy nhất kếttinh trong sản phẩm, dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ Vì vậy,dịch vụ hay sản phẩm có chất lượng cao sẽ hàm chứa nhiều “đặc trưng vượt trội”hơn so với dịch vụ cấp thấp Sự phân biệt này gắn liền với việc xác định các thuộctính vượt trội hữu hình hay vô hình của sản phẩm dịch vụ Chính nhờ những đặctrưng này mà khách hàng có thể nhận biết chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp khácvới đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, trong thực tế rất khó xác định các đặc trưng cốtlõi của dịch vụ một cách đầy đủ và chính xác Vì vậy, các đặc trưng này không cógiá trị tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối giúp cho việc nhận biết chất lượng dịch

vụ trong trường hợp vụ thể được dễ dàng hơn thôi

Tính cung ứng

Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực tiễn, chuyển giao dịch vụ đến

Trang 23

khách hàng Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ, và các cung ứngdịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu Đây là yếu tố bên trong phụthuộc vào sự biểu hiện của nhà cung cấp dịch vụ Chính vì thế, để nâng cao chấtlượng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trước tiên cần phải biết cải thiện yếu tố nội tạinày để tạo thành thế mạnh lâu dài của chính mình trong hoạt động cung cấp dịch vụcho khách hàng.

Vì thế ta có thể hiểu rằng, chất lượng dịch vụ là khả năng đáp ứng dịch vụvới sự mong đợi của khách hàng, hay nói cách khác là toàn bộ những hoạt động, lợiích tăng thêm mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và

mở rộng quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng thông qua việc tạo nên sự hài lòngcủa khách hàng

là vô ích và không có chất lượng nếu cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá

Trang 24

Tính tạo ra giá trị

Rõ ràng, chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị được tạo ra nhằm phục vụkhách hàng Dịch vụ không sản sinh ra giá trị nào hết thì được xem như là không cóchất lượng Doanh nghiệp tạo ra giá trị và khách hàng là đối tượng tiếp nhận nhữnggiá trị đó Vì vậy việc xem xét chất lượng dịch vụ hay cụ thể hơn là các giá trị đemlại cho khách hàng phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng chứ không phải củadoanh nghiệp Thông thường, khách hàng đón nhận những giá trị dịch vụ mang lại

và so sánh chúng với những gì họ mong đợi sẽ nhận được

Nói cách khác, tính giá trị của chất lượng dịch vụ cũng bị chi phối nhiều bởiyếu tố bên ngoài (khách hàng) hơn là nội tại (doanh nghiệp) Dịch vụ chất lượng cao

là dịch vụ tạo ra các giá trị không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn vượt hơnhẳn các mong muốn của khách hàng và làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật hơnđối thủ cạnh tranh Do đó, tính tạo ra giá trị là đặc điểm cơ bản và là nền tảng choviệc xây dựng và phát triển chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp

2.1.2.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ:

Do đặc điểm của dịch vụ có tính vô hình, vì vậy đánh giá chất lượng phụthuộc vào cảm nhận của khách hàng trên nhiều khía cạnh Hay nói cách khác chấtlượng dịch vụ là một khái niệm tổng hợp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau

Theo TCVN và ISO - 9000, thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp củasản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua

Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặctính riêng của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấpdịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp

Trang 25

- Chất lượng dịch vụ tồi: Dịch vụ cảm nhận dưới mức trông đợi củakhách hàng đối với dịch vụ.

Kỳ vọng (sự mong đợi) của khách hàng được tạo nên từ bốn nguồn:

- Thông tin truyền miệng

- Nhu cầu cá nhân

- Kinh nghiệm đã trải qua

- Quảng cáo, khuyếch trương

Trong 4 nguồn trên chỉ có nguồn thứ 4 là nằm trong tầm kiểm soát củacông ty

Parasuraman và cộng sự (1985) đưa ra mười khía cạnh của chất lượngdịch vụ bao gồm: (1) sự tin cậy; (2) khả năng đáp ứng; (3) năng lực phục vụ; (4) tiếpcận; (5) lịch sự; (6) thông tin; (7) tín nhiệm; (8) độ an toàn; (9) hiểu biết khách hàng

và (10) phương tiện hữu hình Các nghiên cứu tiếp theo đã rút gọn các khía cạnh này

về 05 nhân tố (Parasuraman và cộng sự, 1988; 1991) cơ bản như sau:

(1) Sự tin cậy (Reliability): Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù

hợp và đúng thời hạn ban đầu Thực hiện dịch vụ tin cậy là một trong những trôngđợi cơ bản của khách hàng

(2) Sự đáp ứng (Responsiveness): Thể hiện sự mong muốn và sẵn lòng

của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng

(3) Năng lực phục vụ (Assurance): Tính chuyên nghiệp của nhân viên

phục vụ

(4) Sự đồng cảm (Empathy): Thể hiện sự quan tâm của nhân viên đối

với khách hàng Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nổ lực tìm hiểu nhu cầucủa khách hàng

(5) Phương tiện hữu hình (Tangibles): Trang phục, ngoại hình của

nhân viên và trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

Chất lượng dịch vụ chịu tác động của các yếu tố

- Khách hàng

Trang 26

- Trình độ, năng lực, kỹ năng, và thái độ làm việc của cán bộ và côngnhân phục vụ.

- Cơ sở vật chất

- Chất lượng của quá trình thực hiện và chuyển giao dịch vụ

- Môi trường hoạt động dịch vụ

Các nghiên cứu khác đưa ra các khía cạnh khác nhau để đo lường chấtlượng dịch vụ như Lehtinen and Lehtinen (1982) cho rằng chất lượng dịch vụ phảiđược đánh giá thông qua hai khía cạnh: Một là quá trình cung cấp dịch vụ, hai là kếtquả của dịch vụ Theo Gronroos (1984), việc đánh giá chất lượng dịch vụ được dựatrên hai yếu tố: chất lượng chức năng (đó là cách dịch vụ được cung cấp) và chấtlượng kỹ thuật (đó là những gì khách hàng nhận được) Nghiên cứu của Kim vàcộng sự (2004), trong lĩnh vực viễn thông di động đo lường chất lượng dịch vụ bằngcác nhân tố như: (1) chất lượng cuộc gọi, (2) dịch vụ giá trị gia tăng, (3) cấu trúc giá,(4) hỗ trợ khách hàng, (5) máy đầu cuối và (6) tính thuận tiện

2.1.2.3 Những đặc trưng cơ bản của chất lượng dịch vụ:

Chất lượng dịch vụ là chất lượng của con người, nó được biểu hiện thôngqua các yếu tố: trình độ học vấn, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn

Chất lượng dịch vụ mang tính nhận thức là chủ yếu, khách hàng luôn đặt

ra những yêu cầu về dịch vụ thông qua những thông tin có trước khi tiêu dùng vàđánh giá nó trước khi sử dụng

Chất lượng dịch vụ thay đổi theo người bán, người mua và thời điểmthực hiện dịch vụ Điều này có nghĩa là rất khó xác định mức chất lượng đồng đềucho mỗi dịch vụ Cùng một dịch vụ nhưng khách hàng lại có cách đánh giá chấtlượng khác nhau nhà cung cấp không giống nhau, thì khách hàng có thể cảm thấykhông hài lòng

2.1.3 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng:

Sự hài lòng của khách hàng là một vấn đền quan trọng trong các tổ chức ngàynay bởi vì có rất nhiều sự thất bại hay thành công của tổ chức được xác định dựa

Trang 27

trên sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp(Hanzaee và Nasimi, 2012) Kết quả của sự hài lòng là tạo ra sự trung thành củakhách hàng và làm cho khách hàng chi nhiều tiền hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụcủa tổ chức Đồng thời khuyến khích những người khác mua và chi tiêu nhiều hơncho các sản phẩm, dịch vụ từ tổ chức Sự gia tăng mua lại sản phẩm làm giảm cáckhiếu nại Các khách hàng hài lòng ít nhạy cảm với giá, mua nhiều sản phẩm và ítchịu ảnh hưởng của các đối thủ và trung thành hơn với dịch vụ (Jahnson và cộng sự,(2001).

Theo Philip Kotier & Armstrong (2004) Những nguyên lý tiếp thị TP.HCM:

NXB Thống kê, Tr.351: “Sự hài lòng của khách hàng về một cuộc mua tùy thuộcvào công năng của sản phẩm so với những gì người mua đang kỳ vọng, Người tiêuthụ có thể mang những cấp độ hài lòng khác nhau Nếu công năng của sản phẩm yếuhơn so với kỳ vọng, khách hàng sẽ bất mãn Nếu công năng của sản phẩm khớp vớicác kỳ vọng, khách hàng đó sẽ hài lòng Nếu công năng còn cao hơn cả kỳ vọng,khách hàng sẽ hết sức hài lòng và vui mừng” Sự kỳ vọng ở đây chính là các giá trịmang lại cho khách hàng ở mức cao nhất, nó chính là khoảng cách sai biệt giữa tổnggiá trị khách hàng và tổng phí tổn của khách hàng Tổng giá trị khách hàng ở đây làtổng các giá trị về sản phẩm, dịch vụ, nhân viên và hình ảnh mà khách hàng nhậnđược Tổng các phí tổn của khách hàng là các phí tổn về tiền bạc, thời gian, công sức

và tinh thần phải có của người mua

Jamal và Kamal (2002) cho rằng sự hài lòng của khách hàng là cảm nhậnhoặc thái độ của khách hàng sau khi sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ

Theo Kano (Kano, 1984), mỗi khách hàng đều có 03 cấp độ nhu cầu: nhu cầu

cơ bản, nhu cầu biểu hiện, nhu cầu tiềm ẩn

- Nhu cầu cơ bản: không bao giờ được biểu lộ, nếu đáp ứng loại nhu cầu này

sẽ không mang đến sự hài lòng của khách hàng Ngược lại khách hàng sẽ không hàilòng

- Nhu cầu biểu hiện: là nhu cầu mà khách hàng biểu lộ sự mong muốn, chờ

Trang 28

đợi đạt được Theo ông, giữa sự hài lòng của khách hàng và sự đáp ứng được nhucầu này có mối quan hệ tuyến tính.

- Nhu cầu tiềm ẩn: đây là loại nhu cầu mà khách hàng không đòi hỏi, tuy

nhiên nếu có sự đáp ứng từ phía nhà cung ứng dịch vụ thì sự hài lòng khách hàng sẽtăng lên

Sự hài lòng là hàm số của mong đợi, cảm nhận cùng với khoảng cách giữacảm nhận và mong đợi (Oliver, 1980, dẫn theo King, 2000)

Sự hài lòng khách hàng là cơ sở của kế hoạch quản lý chất lượng toàn diện(TQM) TQM là phương pháp tiếp cận quản lý dựa trên sự tham gia của tất cả cácthành viên với mục tiêu dài hạn là làm hài lòng khách hàng (Hanzaee và Nasimi,2012)

Như vậy có thể thấy sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố quan trọng, córất nhiều cách hiểu khác nhau về nó nhưng đều có điểm chung là sự hài lòng bắtnguồn từ việc so sánh giữa kỳ vọng và việc được đáp ứng kỳ vọng đó đối với hoạtđộng tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ Trong nghiên cứu này sự hài lòng của kháchhàng được hiểu là cảm giác thỏa mãn của họ khi họ sử dụng dịch vụ đúng như mongđợi của họ

2.1.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng:

Sự hài lòng của khách hàng là ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ cảm nhận(Zeithaml và Bitner, 2000) Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng là haikhái niệm khác nhau, trong khi chất lượng dịch vụ chỉ tập trung cụ thể vào nhữngthành phần của dịch vụ, sự thỏa mãn của khách hàng là khái niệm tổng quát Nhiềunghiên cứu cho thấy giữa chất lượng dịch vụ và hài lòng khách hàng có mối quan hệmật thiết với nhau (Cronin và Taylor, 1992; Spereng, 1996) Sự hài lòng của kháchhàng được xem như là kết quả, và chất lượng dịch vụ chính là nguyên nhân

Nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau đã chứng minh được mốiquan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Chất lượng dịch vụtốt là nguyên nhân của sự hài lòng khách hàng, có ảnh hưởng gián tiếp đến lòng

Trang 29

trung thành khách hàng (Phạm Đức Kỳ, 2007), hay ảnh hưởng trực tiếp đến lòngtrung thành khách hàng (Hanzaee và Nasimi, 2012), v.v Trong nghiên cứu này, haikhái niệm chất lượng dịch vụ và sự hài lòng cũng được hiểu là hai khái niệm khácnhau Chất lượng dịch vụ tập trung vào việc đánh giá các chức năng dịch vụ cungcấp bằng các khía cạnh (nhân tố) khác nhau Sự hài lòng khách hàng được đánh giánhư một biến riêng biệt chịu ảnh hưởng của các khía cạnh của chất lượng dịch vụ.

2.1.5 Các mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng:

2.1.5.1, Mô hình khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch vụ:

Parasuraman et al (1985:1988, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003) đượcxem là những người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chitiết trong lĩnh vực tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất lượngdịch vụ

Khoảng cách 1: cách biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhàcung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó Không phải lúc nào nhà cung cấp dịch vụ cũngnhận thức đúng đắn những gì mà khách hàng mong đợi

Khoảng cách 2: là cách biệt giữa nhận thức của nhà quản lý và các tiêu chícủa dịch vụ Nó tạo ra khi các nhà cung cấp dịch vụ gặp các khó khăn, trở ngạikhách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang các tiêu chíchất lượng cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng

Khoảng cách 3: hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho kháchhàng không đúng các tiêu chí đã định

Khoảng cách 4: là cách biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà kháchhàng nhận được

Khoảng cách 5: hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chấtlượng kỳ vọng khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ

Chất lượng phục vụ phụ thuộc và khoảng cách thứ 5 và khoảng cách này lạiphụ thuộc vào 4 khoảng cách trước đó, nó được coi là thước đo thật sự về chất lượngdịch vụ

Trang 30

Mô hình chất lượng dịch vụ 5 khoảng cách được biểu diễn như sau:

Trang 31

Hình 2.1: Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ

(Parasuraman et al, 1985; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003)

2.1.5.2 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL :

Dựa vào mô hình của Gronroos (1984), Parasunaman (1985) và các cộng sự đã giới thiệu thang đoSERVQUAL là một trong những công cụ chủ yếu trong Marketing dịch vụ dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ,ông cho rằng SERVQUAL là thang đo đạt độ tin cậy và giá trị Thang đo này có thể áp dụng trong các loại hìnhdịch vụ với tính chất vô hình khác nhau như: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, các hãng hàng không,

du lịch, v.v Thang đo SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự cảm nhận bởi chính các khách hàng

sử dụng dịch vụ và bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng Mô hình gồm 10 thành phần

cơ bản, đó là:

Độ tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng

thời hạn ngay lần đầu tiên

Khả năng đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp

Trang 32

các dịch vụ cho khách hàng

Năng lực phục vụ (Competence): Nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ Khả năng phục vụ

biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu đểnắm bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ khách hàng

Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách hàng trong việc tiếp cận với

dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho kháchhàng

Lịch sự (Courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nở, tôn trọng và thân thiện với khách hàng của nhân

viên

Thông tin (Communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ

(khách hàng) hiểu biết dễ dàng và lắng nghe về những vấn đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giảiquyết khiếu nại thắc mắc

Tín nhiệm (Credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy vào

công ty Khả năng này thể hiện qua tên tuổi và tiếng tăm của công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếptrực tiếp với khách hàng

An toàn (Security): liên quan đến khả năng bảo đảm sự an toàn cho khách hàng, thể hiện qua sự an toàn

về vật chất, tài chính, cũng như bảo mật thông tin

Hiểu biết khách hàng (Understanding customer): thể hiện qua khả năng hiểu biết và nắm bắt nhu cầu của

khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng đượckhách hàng thường xuyên

- Phương tiện hữu hình (Tangibles) : thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các

trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ (dẫn theo Nguyễn Huỳnh Mai, 2013)

Mô hình này có ưu điểm bao quát mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên tất cả 10 thành phần của thang đoSERVQUAL quá phức tạp nên khó khăn trong quá trình phân tích đánh giá Vì vậy, Parasuraman cùng các cộng

sự (1988) đã hiệu chỉnh lại và hình thành mô hình mới gồm 5 thành phần cơ bản (Nguyễn Đình Thọ, 2007) Môhình mới được rút gọn còn 5 thành phần, bao gồm:

Độ tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên.

Sự đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp các

dịch vụ cho khách hàng

Trang 33

Năng lực phục vụ (Competence): Nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ Khả năng phục vụ

biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu đểnắm bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ khách hàng

Sự đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng.

Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị

phục vụ cho dịch vụ

2.1.5.3.MÔ hình chất lượng dịch vụ SERVPERF :

Thang đo SERVPERF là một biến thể của thang đo SERVQUAL, do Corin & Taylor (1992) đề xuất vớithủ tục đo đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn so với thang đo SERVQUAL Mô hình SERVPERF đo lường chấtlượng dịch vụ trên cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ thực hiện được chứ không phải là khoảng cách giữa chấtlượng kỳ vọng và chất lượng cảm nhận Do là biến thể từ thang đo SERVQUAL nên các thành phần và biến quansát của thang đo SERVPERF cũng giống như SERVQUAL Thang đo này gồm 5 thành phần:

(1) Tin cậy: thể hiện khả năng thực hiện đúng ngay từ lần đầu tiên

(2) Đáp ứng: thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời chokhách hàng

(3) Năng lực phục vụ: thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng

(4) Sự cảm thông: thể hiện sự quan tâm, chăm sóc khách hàng

(5) Phương tiện hữu hình: thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị phục

vụ cho dịch vụ

Trang 34

Hình 2.2: Mô hình SERVPERF (Zeithaml, Parasuraman & Berry,1988)

2.1.6 Khái niệm về bảo hiểm:

2.1.6.1, Khái niêm về bảo hiểm, chất lương dich vu bảo hiểm

Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù đã luôn chú ýngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra, không thể lườngtrước được như: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh tật, Những rủi ro đó thường làm cho: mất hoặc giảm thunhập, ảnh hưởng đến sức khỏe, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của tổ chức, doanhnghiệp, cá nhân Từ đó ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung Để đối phó và khắc phục nhữnghậu quả do rủi ro gây ra, từ trước đến nay nguời ta đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau như việc thành lập cáchội tương hỗ, đi vay Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, nền sản xuất ngày càng lớn và khó kiểm soát.Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia ngày càng mởrộng đã làm cho con người tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, song cũng gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sự antoàn của chính con người Đó chính là điều kiện khách quan để cho ngành bảo hiểm ra đời và ngày càng phát triểncùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế - xã hội Đã có nhiều định nghĩa về bảo hiểm, tuy

Trang 35

nhiên thật khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo để có thể phản ánh đầy đủ bản chất và bao quát hết một lĩnhvực đa dạng như bảo hiểm.

Theo Irving Pfeffer: “Bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro giữa một bên là Người được bảo hiểm và bên kia là Người nhận bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng, ít nhất là một phần nào đó những thiệt hại kinh tế mà Người được bảo hiểm bị tổn thất do xảy ra rủi ro”

Theo quan điểm xã hội: “Bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn có khả năng làm giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra Bảo hiểm là công cụ hiệu quả nhất để đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra”

Ở một tầm nhìn khái quát: “Bảo hiểm là phương cách xử lý rủi ro, nhờ có việc chuyển giao, phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực hiện qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm ”

Kinh doanh bảo hiểm là việc người nhận bảo hiểm tìm kiếm lợi ích kinh tế trên cơ sở hợp đồng bảohiểm mà theo đó, đổi lấy phí bảo hiểm, người nhận bảo hiểm cam kết thực hiện bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểmcho người được bảo hiểm khi xảy ra những rủi ro được bảo hiểm theo hợp đồng

Chất lượng của dịch vụ bảo hiểm được thể hiện thông qua hệ thống các hành động của doanh nghiệpbảo hiểm thực hiện để cải tiến các mặt hoạt động của mình nhằm tạo ra sự thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầucủa khách hàng trong suốt quá trình trước, trong và sau bán hàng Nhờ đó, khách hàng sẽ duy trì hợp đồng bảohiểm và nói về công ty một các tích cực cho những khách hàng tiềm năng khác

2.1.6.2 Vai trò và chức năng của bảo hiểm:

Bảo hiểm đã trãi qua lịch sử phát triển hàng trăm năm nay, các nghiệp vụ (sản phẩm) bảo hiểm ngàycàng phong phú, đa dạng Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng tăng, tầm hoạt động không ngừng được mởrộng, đã vượt qua lãnh thổ của mỗi quốc gia Điều này chứng tỏ bảo hiểm đóng vai trò to lớn trong đời sống kinh

tế xã hội của loài người Những vai trò tác dụng to lớn của bảo hiểm thể hiện ở những mặt sau:

Phân tán rủi ro: Quỹ bảo hiểm được hình thành từ phí bảo hiểm do những người tham gia bảo hiểm

đóng góp, được sử dụng để bồi thường, chi trả quyền lợi cho một số người không may mắn gặp rủi ro, tổn thất.Nhờ vậy những rủi ro tổn thất này nếu trước đây chỉ có một người phải gánh chịu thì nay được chia sẻ, phân táncho số đông người tham gia bảo hiểm

Bảo vệ: Một trong những vai trò quan trọng của bảo hiểm là bảo vệ Nó bảo vệ cho người mua bảo

hiểm đối phó với những ốm đau, bệnh tật, bảo vệ cho tài sản của họ khi bị thiệt hại, hư hỏng

Đề phòng hạn chế tổn thất: Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, các công ty bảo hiểm sẵn sàng

Trang 36

chấp nhận đền bù mọi chi phí khi người được bảo hiểm gặp rủi ro Tuy nhiên không ai mong muốn rủi ro xảy ra

kể cả người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm Làm thế nào để giảm được nguy cơ xuất hiện rủi ro, tổn thất?Trên thực tế, thông qua công tác giám định, xử lý tai nạn và giải quyết bồi thường, công ty bảo hiểm có thể phântích được đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn, để từ đó đề ra các biện pháp đề phòng hạn chế tổnthất, bảo vệ an toàn cho người được bảo hiểm Đây là một lợi ích rất lớn mà bảo hiểm mang lại cho xã hội

Ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm: Khi tổn thất xảy ra, toàn bộ

đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của những người không mai gặp rủi ro bị đảo lộn vì họ phải bỏ ra mộtkhoản chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả, nhiều khi chi phí này có thể vượt quá khả năng tài chính của họ.Đây là tình huống mà bất kỳ ai cũng không muốn xảy ra với mình

Tuy nhiên, không ai có thể lường truớc được những rủi ro và hậu quả của nó Nhưng nếu tham gia bảo hiểm,người được bảo hiểm chỉ phải đóng cho công ty bảo hiểm một khoản phí rất nhỏ so với số tiền mà họ nhận đượckhi có tổn thất xảy ra, với số tiền này họ có thể nhanh chóng ổn định được đời sống, sản xuất kinh doanh củamình

Tạo ra sự an tâm về mặt tinh thần cho người tham gia bảo hiểm: Bất

kỳ ai cũng mong muốn bản thân, gia đình và doanh nghiệp của mình luôn được an toàn, do vậy họ tham gia bảohiểm Khi tham gia bảo hiểm họ đã chuyển mọi rủi ro thường trực đe dọa xung quanh mình cho các công ty bảohiểm, nhờ đó tạo sự an tâm tập trung và việc phát triển sản xuất kinh doanh

Khuyến khích tiết kiệm: Các hình thức bảo hiểm nhân thọ thường khuyến khích người ta tiết kiệm để

chăm lo tuổi già, đề phòng tai nạn xảy ra đối với mình và người thân, để hoạch định những nhu cầu về tài chínhlớn trong tương lai như: xây nhà, mua xe, chu cấp các khoản chi phí cho con cái trong tương lai

Đầu tư phát triển kinh tế: Do đặc trưng của ngành bảo hiểm là tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo

hiểm, người được bảo hiểm bắt buộc phải thanh toán phí bảo hiểm Nếu trong thời hạn của hợp đồng người đượcbảo hiểm không may gặp rủi ro họ sẽ nhận được số tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm Trong thời gian thu phíđến khi thanh toán bồi thường (nếu có tổn thất xảy ra) số phí bảo hiểm này có một thời gian nhàn rỗi, vì vậy cáccông ty bảo hiểm sử dụng nó để đầu tư trở lại cho nền kinh tế quốc dân như mua trái phiếu, gửi ngân hàng, đầu tưkinh doanh vào sản xuất, bất động sản

Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Các công ty bảo hiểm ra đời và phát triển đã thu hút được

một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào các vị trí: nhân viên văn phòng, đại lý, cộng tác viên với mức thunhập khá hấp dẫn

Trang 37

Góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bảo hiểm góp phần mở rộng các mối quan

hệ kinh tế với nước ngoài Điều này được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động tái bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểmgiữa các công ty bảo hiểm của các nước với nhau

2.1.6.3 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm:

Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ, do đó sản phẩm bảo hiểm cũng có đặc điểm chung của các sảnphẩm dịch vụ như tính vô hình, tính không thể tách rời, tính không thể cất trữ được, tính không đồng nhất và tínhkhông được bảo hộ bản quyền Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm còn có đặc điểm riêng đó là: Sản phẩm không mongđợi, sản phẩm của chu trình kinh doanh đảo ngược và sản phẩm có hiệu quả xê dịch Chính vì có những đặc điểmchung và đặc điểm riêng này nên sản phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ “đặc biệt”

2.1.6.4 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

- Nguyên tắc số đông: về bản chất, hoạt động của các công ty bảo hiểm là nhận một khoản tiền (phí

bảo hiểm) từ phía người có nhu cầu bảo hiểm, để rồi công ty bảo hiểm có khả năng sẽ phải trả cho Người đượcbảo hiểm một số tiền lớn hơn gấp nhiều lần phí bảo hiểm một khi rủi ro xảy ra Để làm được điều này, hoạt độngbảo hiểm phải dựa trên nguyên tắc số đông Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ mộtnghiệp vụ bảo hiểm nào, theo đó hậu quả rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng sốtiền (phí bảo hiểm) từ rất nhiều người thông qua các công ty bảo hiểm Thông qua việc huy động đủ số phí cầnthiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm,Người bảo hiểm đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo định luật thống kê số lớn Nguyên tắc số đông bù số ít chobiết rằng: Càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ tích tụ càng lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi

ro sẽ được san sẻ cho nhiều người hơn Thông thường, một nghiệp vụ bảo hiểm chỉ có thể được triển khai khi cónhiều nhu cầu về cùng một loại rủi ro nào đó

- Nguyên tắc lựa chọn rủi ro: Hoạt động bảo hiểm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân

và tổ chức có nhu cầu Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, người được bảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầubảo hiểm Nguyên tắc lựa chọn rủi ro nhằm tránh cho người bảo hiểm phải bồi thường cho những tổn thất thấytrước mà với nhiều trường hợp như vậy chắc chắn dẫn đến phá sản, đồng thời cũng giúp cho các công ty bảo hiểm

có thể tính được các chi phí chính xác, lập được một quỹ bảo hiểm đầy đủ để đảm bảo cho công tác bồi thường.Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho Người bảo hiểm mà chính ngay Người được bảo hiểm cũng thấy công bằnghơn trong trường hợp có những rủi ro không thuần nhất (xác suất không bằng nhau) khi nguyên tắc này được ápdụng

Trang 38

- Nguyên tắc phân tán rủi ro là người nhận các rủi ro chuyển giao từ Người tham gia bảo hiểm, nhà

bảo hiểm lúc này sẽ là người đối mặt với những tổn thất rất lớn nếu rủi ro xảy ra Mặc dù quỹ bảo hiểm là mộtquỹ tài chính lớn được lập ra bởi những đóng góp của nhiều người theo nguyên tắc số đông, với tư cách là ngườitập trung và quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm có khả năng thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm Nhưng trên thực

tế, không phải lúc nào Người bảo hiểm cũng luôn đảm bảo được khả năng này, nhất là trong những trường hợpquỹ bảo hiểm tập trung còn chưa nhiều và giá trị bảo hiểm lại rất lớn hoặc trong trường hợp có tổn thất lớn liêntiếp xảy ra Để thực hiện được nguyên tắc phân tán rủi ro, các nhà bảo hiểm sử dụng hai phương thức: Đồng bảohiểm và tái bảo hiểm Nếu trong đồng bảo hiểm, nhiều nhà bảo hiểm cùng nhận bảo hiểm cho một rủi ro lớn thìtái bảo hiểm lại là phương thức trong đó một nhà bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng bớtmột phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà bảo hiểm khác

- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi người bảo hiểm nghiên

cứu để soạn thảo một hợp đồng bảo hiểm để khi phát hành, khai thác bảo hiểm và thực hiện giao dịch kinh doanhvới khách hàng Trước hết, nguyên tắc trung thực tuyệt đối đòi hỏi người bảo hiểm phải có trách nhiệm cân nhắccác điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên Chất lượng sản phẩm bảohiểm có đảm bảo hay không, giá cả có hợp lý hay không, quyền lợi của người bảo hiểm có được đảm bảo đầy đủ,công bằng hay không chủ yếu đều dựa vào sự trung thực của phía bên bảo hiểm Ngược lại nguyên tắc này cũngđặt ra yêu cầu với người tham gia bảo hiểm là phải khai báo nguy cơ rủi ro trung thực khi tham gia bảo hiểm đểgiúp cho người bảo hiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận Thêm vào đó các hành vi gian lậnnhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các thiệt hại để đòi hỏi bồi thường sẽ được xử lý theo pháp luật.Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong mỗi loại hình bảo hiểm thương mại còn có thêm các nguyên tắc khác phùhợp với đặc điểm của từng loại

- Đầu tư tài chính: Ngành kinh doanh bảo hiểm không giống như những ngành sản xuất kinh doanh

khác, khi một hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, doanh nghiệp tiến hành thu phí trước của khách hàng, sau đó,bằng cam kết của mình thông qua hợp đồng bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm đốivới khách hàng Do đó, có một khoảng thời gian “chờ” từ thời điểm nhận phí bảo hiểm đến thời điểm thanh toánbồi thường cho khách hàng Chính vì điều đó, các doanh nghiệp bảo hiểm thường có một nguồn vốn nhàn rỗi lớn

và tương đối ổn định Doanh nghiệp có thể đầu tư số tiền nhàn rỗi này vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh

tế nhằm gia tăng khả năng sinh lợi của đồng vốn Theo xu hướng chung, kết quả kinh doanh của doanh nghiệpbảo hiểm không phải chỉ là lợi nhuận của hoạt động bảo hiểm gốc mang lại, mà chủ yếu là do kết quả của hoạt

Trang 39

động đầu tư tài chính Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp bảo hiểm nào sử dụng nguồnvốn có hiệu quả và đạt mức sinh lời cao nhất sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàncông ty.

2.1.6.5 Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm

- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm “không mong đợi”: Việc xảy ra rủi ro gây tổn thất cho người

mua bảo hiểm là hoàn toàn ngẫu nhiên và không được mong muốn dù là bên bán hay bên mua Đặc tính này làmcho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn nên sản phẩm bảo hiểm thường được xếp vàonhóm sản phẩm “được bán chứ không phải được mua” Nói cách khác, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “nhucầu thụ động” chứ người tiêu dùng không chủ động tìm mua mà chỉ mua khi có các nổ lực Marketing của ngườibán

- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “chu trình kinh doanh đảo ngược”: Trong các lĩnh vực

khác, giá sản phẩm được dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm (giá cảcủa sản phẩm bảo hiểm) được xác định dựa trên tài liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương lai Do vậy, côngviệc tính toán phí cho các sản phẩm bảo hiểm rất khó khăn, nó đòi hỏi phải chính xác, vừa đảm bảo được khảnăng chi trả vừa đảm bảo được lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Sản phẩm bảo hiểm khó xác định trước hiệu quả kinh doanh:

Người bán bảo hiểm thu được phí từ người mua nhưng điều đó không có nghĩa là phải trả tiền bảo hiểm choNgười mua bảo hiểm (trừ bảo hiểm nhân thọ) Việc bồi thường có thể chỉ xảy ra sau một thời gian ngắn ngày saukhi mua bảo hiểm, cũng có thể sau một thời gian dài sau đó, thậm chí trong suốt thời hạn bảo hiểm không phải trảtiền bảo hiểm do không có rủi ro nào xảy ra Chính vì vậy khó có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của sảnphẩm bảo hiểm ngay sau khi bán mà chỉ có thể đánh giá sau một thời gian nhất định (khi hết hiệu lực bảo hiểmtheo thời hạn hợp đồng)

- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm mang tính thời vụ: Trong từng giai đoạn, từng phạm vi có

nghiệp vụ này được triển khai hay một nghiệp vụ khác được triển khai Điển hình là các nghiệp vụ bảo hiểm họcsinh được khai thác chủ yếu vào thời điểm khai giảng năm học, hay bảo hiểm cho một dự án xây dựng sẽ kết thúckhi công trình đó được đưa vào sử dụng

2.1.7 Bảo hiểm phi nhân thọ

2.1.7.1 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ

Ta có thể hiểu, Bảo hiểm phi nhân thọ là sự cam kết giữa người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm

Trang 40

mà trong đó, người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm về một số tiềnnhất định khi có các sự kiện đã định trước xảy ra, còn người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ vàđúng hạn

Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con ngườiphi nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm khác

2.1.7.2 Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ

- Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời hạn bảo hiểm

Ngày đăng: 09/06/2016, 18:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w