• Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theoquy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công tycủa thành viên HĐQT, BKS, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giámđốc, Kế toán tr
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1
Chương 1: CÁC VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT 1
1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 1
1.1.1 Tiêu chuẩn định lượng 2
1.1.2 Tiêu chuẩn định tính 2
1.1.3 Các hình thức niêm yết 3
1.1.4 Điều kiện niêm yết chứng khoán 4
1.1.5 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về niêm yết NHTMCP 5
1.2 Các vấn đề cơ bản về quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết 10
1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết 10
1.2.2 Nội dung quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết 11
1.2.3 Mô hình quản trị công ty 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị công ty 29
1.3.1 Các nhân tố vi mô 29
Trang 21.3.2 Các nhân tố vĩ mô 30
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 34 2.1 Khái quát về các Ngân hàng TMCP niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam 34 2.2 Thực trạng quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 37
2.2.1 Thực trạng xây dựng pháp luật về quản trị công ty đối vớicác Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam 37
2.2.2 Thực trạng thực thi quản trị công ty đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 472.2.3 Thực trạng giám sát việc tuân thủ quản trị công ty đối với công ty niêm yết trên thị trướng chứng khoán Việt Nam 54
2.3 Đánh giá về tình hình thực hiện quản trị công ty đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.56
2.3.1 Những kết quả đạt được 562.3.2 Những điểm hạn chế 582.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 67
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 72
Trang 33.1 Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công
ty đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam 72
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 72 3.1.2 Định hướng tăng cường quản trị công ty đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 76
3.2 Giải pháp vi mô tăng cường quản trị công ty đối với công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam 78
3.2.1 Xác định mô hình quản trị công ty phù hợp 78
3.2.2 Tăng cường kiểm soát nội bộ 84
3.2.3 Thắt chặt kỷ cương và tăng cường giám sát từ bên ngoài.86 3.2.4 Đào tạo và phổ biến kiến thức về quản trị công ty 88
3.3 Giải pháp vĩ mô tăng cường quản trị công ty đối với công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam 90
3.3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến quản trị công ty 90
3.3.2 Thực hiện cơ chế cưỡng chế thực thi pháp luật về quản trị công ty 96
3.3.3 Thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
QTCT : Quản trị công ty
Ngân hàng TMCPNY: Ngân hàng thương mại cổ phần niêmyết
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
TTCK : Thị trường chứng khoán
SGDCK : Sàn giao dịch chứng khoán
BGĐ : Ban giám đốc
Trang 5CBTT : Công bố thông tin
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
BCTC : Báo cáo tài chính
BKS : Ban kiểm soát
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên
sự hài hòa các mối quan hệ giữa hội đồng quản trị, ban giám đốc,các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan trong doanh nghiệp,
từ đó tạo nên định hướng và sự kiểm soát quá trình phát triển củadoanh nghiệp Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt động và tăngcường khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn vốn bênngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị doanh nghiệp,tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho doanh nghiệp và nềnkinh tế Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù có sựtăng trưởng mạnh về số lượng, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệpcòn thấp, năng lực cạnh tranh yếu Một trong những nguyên nhân cơbản là năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị công ty còn hết sức hạnchế Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện và nâng cao hiệu quảquản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết trên Thịtrường Chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu
Trang 7 Chỉ ra những mặt được và hạn chế, nguyên nhân củanhững hạn chế trong việc QTCT đối với các Ngân hàng TMCPniêm yết trên TTCK Việt Nam.
Đề xuất giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quảQTCT đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK ViệtNam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: QTCT đối với các Ngân hàng TMCP
niêm yết trên TTCK Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Các Ngân hàng TMCP niêm yết trên
TTCK Việt Nam trên góc độ là cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước) từ năm 2009 đến hết năm 2013.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp,phân tích
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài đưa ra cơ sở lý luận về QTCT
Về mặt thực tiễn, phản ánh thực trạng QTCT đối với cácNgân hàng TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đưa ra một
số giải pháp thích hợp để tăng cường QTCT đối với các Ngân hàngTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam
6 Nội dung và kết cấu của đề tài
Trang 8Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đềtài được trình bày thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương I: Lý luận chung về QTCT đối với các Ngân hàngTMCP niêm yết
Chương II: Thực trạng QTCT đối với các Ngân hàng TMCPniêm yết trên TTCK Việt Nam
Chương III: Giải pháp để hoàn thiện và nâng cao QTCT đối với
các Ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Trang 9NỘI DUNG Chương 1: CÁC VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT
1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước hết, chúng ta cần hiểu niêm yết chứng khoán là việc đưacác chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thịtrường giao dịch chứng khoán tập trung Mỗi SGDCK/TTGDCK cónhững điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động antoàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động củaSGDCK/TTGDCK đó Hay nói cách khác, để có thể được niêm yếtchứng khoán tại một SGDCK/TTGDCK nào đó thì công ty xin niêmyết phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Công ty xin niêm yết chứng khoán phải đáp ứng đủ các tiêuchuẩn do SGDCK/TTGDCK đó đặt ra để có thể niêm yết và giao dịchchứng khoán của mình tại sàn giao dịch đó
- Mỗi loại chứng khoán chỉ được niêm yết tại một hoặc một sốSGDCK/TTGDCK nhất định
- Việc niêm yết chứng khoán cụ thể tại các SGDCK/TTGDCK
do Ủy ban chứng khoán thuộc Nhà nước đề nghị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định
- Để niêm yết chứng khoán trên TTCK Việt Nam, tổ chức pháthành chứng khoán phải được UBCKNN cấp giấy phép niêm yết
Trang 10Tiêu chuẩn niêm yết tại SGDCK/TTGDCK cao hay thấp phụthuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính sách phát triển thị trường
và tương quan cung cầu chứng khoán Các tiêu chuẩn để xem xétchứng khoán có được niêm yết hay không có thể được phân làm hailoại như sau:
1.1. Tiêu chuẩn định lượng
- Quy mô công ty: quy mô công ty thông thường được xác địnhthông qua ba chỉ tiêu chính: vốn cổ phần, vốn cổ đông và tổng sốchứng khoán bán ra trên thị trường
- Lợi suất chứng khoán: chỉ tiêu này có thể được quy định bằngmức tuyệt đối hay tương đối (%) Chẳng hạn như tổng số lợi tức từvốn cổ phần trong ba năm gần nhất phải nhiều hơn tiền lãi thu được
từ tiền gửi kỳ hạn một năm Lợi suất thu được từ cổ phiếu trong nămcuối cùng phải hơn một số lần tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm
- Tỷ lệ nợ: tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần phải thấp hơn mức quyđịnh
- Sự phân bổ cổ đông: cổ phiếu do cổ đông thiểu số nắm giữphải đạt một tỷ lệ tối thiểu quy định (thông thường là 25%)
1.1.2 Tiêu chuẩn định tính
Nội dung chính của tiêu chuẩn định tính được thể hiện ở khảnăng chuyển nhượng cổ phiếu nêu trong điều lệ công ty và ý kiến củakiểm toán viên về báo cáo tài chính của công ty trong ba năm gầnnhất
Trang 11Việc chào bán lần đầu tiên một chứng khoán mới phát hành gọi
là phát hành chứng khoán Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa mộtloại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi
là phát hành lần đầu ra công chúng Nếu việc phát hành đó là việcphát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thôngtrên TTCK thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung Tuy nhiên,không phải mọi đối tượng đều được phát hành chứng khoán ra côngchúng Để phát hành chứng khoán ra công chúng, các chủ thể pháthành phải hội đủ các tiêu chuẩn mà sàn giao dịch chứng khoán đó quyđịnh Tiếp theo, các chủ thể phát hành đó phải được cơ quan cấp phépniêm yết đồng ý cho phép phát hành chứng khoán mới có được quyềnphát hành chứng khoán ra công chúng
Ngân hàng TMCP niêm yết (NHTMCP NY) là Ngân hàngthương mại cổ phần (TMCP) có cổ phiếu được giao dịch tập trung tại
Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK)
1.1.3 Các hình thức niêm yết
1.1.3.1 Niêm yết lần đầu
Là việc cho phép cổ phiếu của một công ty cổ phần giao dịchlần đầu tiên trên SGDCK/TTGDCK khi công ty đó đáp ứng đượccác yêu cầu về niêm yết chứng khoán lần đầu
1.1.3.2 Đăng ký thay đổi niêm yết
Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi têngiao dịch, khối lượng cổ phiếu được niêm yết của mình trên thịtrường thông qua việc tách gộp cổ phiếu
Trang 121.1.3.3 Đăng ký niêm yết bổ sung
Một công ty niêm yết nếu được Uỷ ban chứng khoán chấpthuận sẽ được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành sau lần niêm yếtđầu tiên gọi là đăng ký niêm yết bổ sung Các cổ phiếu mới pháthành sau lần niêm yết đầu tiên chỉ với mục đích nhằm tăng vốn kinhdoanh hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thựchiện các trái quyền, thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu có khảnăng chuyển đổi sang cổ phiếu hoặc phát hành các chứng chỉ chấpnhận lưu ký
1.1.3.4 Niêm yết lại
Là việc công ty được niêm yết lại cổ phiếu của mình trênSGDCK/TTGDCK sau khi đã khắc phục các hành vi vi phạm quychế niêm yết và đủ các điều kiện để tiếp tục niêm yết trênSGDCK/TTGDCK
1.1.3.5 Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
Niêm yết toàn phần: phát sinh khi một công ty được niêmyết toàn bộ các cổ phiếu của mình trên TTCK Các cổ phiếuđược niêm yết riêng biệt trên SGDCK/ TTGDCK trong nướchoặc ở nước ngoài
Niêm yết từng phần: phát sinh trong trường hợp khi mộtcông ty chỉ niêm yết một phần trong tổng số các cổ phiếu đanglưu hành trên sở giao dịch và phần còn lại không được niêm yết
1.1.3.6 Các loại chứng khoán được niêm yết
Trang 13Chứng khoán là chứng chỉ hay bút toán ghi sổ, xác nhận cácquyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối vớitài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán bao gồm
cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán pháisinh
1.1.4 Điều kiện niêm yết chứng khoán
1.1.4.1 Điều kiện niêm yết cổ phiếu
• Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểmđăng ký niêm yết từ 80 tỷ VNĐ trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ
kế toán (niêm yết tại TTGDCK, vốn điều lệ công ty cổ phần quy định từ 10 tỷ VNĐ trở lên).
• Hoạt động kinh doanh 02 năm liền trước năm đăng kýniêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng kýniêm yết; Đối với TCTD và tổ chức tài chính phi ngân hàng, tìnhhình tài chính được đánh giá theo các quy định của cơ quan quản
lý chuyên ngành – NHNN
• Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theoquy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công tycủa thành viên HĐQT, BKS, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giámđốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
• Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty
do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ (niêm yết tại TTGDCK, cổ phiếu
có quyền biểu quyết của công ty cổ phần do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ).
Trang 14• Cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, Tổng Giám đốc, PhóTổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắmgiữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể
từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 thángtiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cánhân trên đại diện nắm giữ;
• Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy địnhtại khoản 2 Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007
1.1.4.2 Điều kiện niêm yết trái phiếu
• Là công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp nhànước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ
VNĐ trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán (niêm yết tại TTGDCK, vốn điều lệ công ty đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ VNĐ trở lên);
• Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng
ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạntrên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
• Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát
hành (Niêm yết tại TTGDCK, cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ);
• Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy địnhtại khoản 3 Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007
1.1.5 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về niêm yết NHTMCP
Trang 15Ngày 24/06/2004, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định787/2004/QĐ-NHNNVN quy định tạm thời về việc NHTMCPđăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng, là cơ sởpháp lý cho việc niêm yết các NHTMCP trên TTCK.
Khác với các doanh nghiệp xin niêm yết khác, NHTMCPmuốn niêm yết cổ phiếu trên TTCK, hồ xin niêm yết củaNHTMCP phải trải qua hai bước Trước tiên, NHTMCP phải nộp
hồ sơ xin niêm yết lên NHNN và phải được NHNN phê chuẩntrước khi nộp hồ sơ lên UBCKNN để đề nghị được niêm yết tạiTTGDCK NHNN quy định các điều kiện để NHTMCP được niêmyết Hồ sơ xin niêm yết nếu được NHNN thông qua không phảiđương nhiên được UBCKNN chấp thuận cho phép NHTMCP niêmyết trên TTGDCK mà UBCKNN tiến hành xem xét hồ sơ nhưnhững đơn vị xin niêm yết khác Như vậy, thời gian xin giấy phépniêm cũng như phát hành thêm chứng khoán của NHTMCP có thểkéo dài hơn so với các doanh nghiệp khác Trình tự xin đăng kýniêm yết của NHTMCP tại NHNN theo những bước sau:
1.1.5.1 Điều kiện đăng ký niêm yết cổ phiếu của NHTMCP
Theo quy định của NHNN, điều kiện niêm yết của NHTMCPnhư sau:
- Vốn điều lệ thực có (gồm vốn điều lệ thực góp trừ số lỗ luỹ
kế và các khoản rủi ro chưa được trích lập dự phòng) tối thiểu bằngmức vốn pháp định của NHTMCP
- Có thời gian hoạt động tối thiểu là 05 năm và hoạt động
Trang 16kinh doanh có lãi liên tục trong 2 năm gần nhất kể từ thời điểm xinniêm yết cổ phiếu.
- Tỷ lệ nợ xấu (gồm: nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ cho vayđược khoanh được thể hiện trên bảng cân đối kế toán hàng tháng,
nợ chuyển cho Công ty AMC của NHTMCP) so với tổng dư nợcho vay liên tục trong 02 năm gần nhất dưới 3%
- Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt độngngân hàng và các quy định khác của pháp luật, không bị xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng vớimức xử phạt trên 1.000.000 đồng (Một triệu đồng) trong thời gian
ít nhất 01 năm tính đến thời điểm xin đăng ký niêm yết cổ phiếu
- Tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định của Thốngđốc NHNN
- Được NHNN nước xếp loại A theo quy định về xếp loại đốivới NHTMCP, liên tục trong hai năm gần nhất kể từ thời điểm xinđăng ký niêm yết cổ phiếu
- NHTMCP có đủ hồ sơ đề nghị NHNN chấp thuận cho đăng
ký niêm yết cổ phiếu, gồm:
+ Văn bản của Chủ tịch HĐQT gửi NHNN xin đăng ký niêmyết cổ phiếu, trong đó: giải trình và cam kết đủ các điều kiện theoquy định từ mục (1) đến mục (6) kèm các tài liệu chứng minh cóliên quan
+ Nghị quyết của ĐHĐCĐ chấp thuận các nội dung trong vănbản của Chủ tịch HĐQT
Trang 17+ Danh sách cổ đông sở hữu từ 5% trở lên vốn điều lệ củangân hàng, danh sách cổ đông có ghi tên đến thời điểm xin đăng kýniêm yết cổ phiếu.
+ Cam kết chấp hành quy định pháp luật hiện hành của cácđối tượng như thành viên HĐQT, thành viên BKS, Tổng giám đốc(trong thời gian đương nhiệm và trong thời gian đang xử lý hậu quả
về vật chất theo nghị quyết của ĐHĐCĐ), cổ phiếu của cổ đôngnước ngoài, cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữtrên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu
+ Đề án niêm yết cổ phiếu, trong đó xác định thuận lợi, khókhăn và đặc biệt là các giải pháp xử lý, quản lý của ngân hàngnhằm ngăn ngừa những biến động tiêu cực đến hoạt động ngânhàng
1.1.5.2 Trình tự xin niêm yết tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- NHTMCP gửi 02 bộ hồ sơ chính lên NHNN Chi nhánh cấptỉnh (nơi NHTMCP đặt trụ sở chính) để được xem xét, giải quyết
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ bộ hồ
sơ theo quy định, NHNN Chi nhánh cấp tỉnh chịu trách nhiệmthẩm định hồ sơ, đánh giá thực trạng tài chính, tình hình hoạt độngcủa NHTMCP, trên cơ sở đó có tờ trình (kèm 01 bộ hồ sơ củaNHTMCP) đề nghị Thống đốc NHNN chấp thuận xem xét, quyếtđịnh hoặc có văn bản trả lời, hướng dẫn NHTMCP bổ sung hồ sơtheo quy định hiện hành
- Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ
Trang 18trình của NHNN Chi nhánh cấp tỉnh kèm bộ hồ sơ đầy đủ theo quyđịnh, NHNN xem xét và có công văn chấp thuận hoặc có văn bảnyêu cầu đơn vị xin niêm yết bổ túc, giải trình để đảm bảo hồ sơđúng quy định.
1.1.5.3 Trình tự thủ tục cấp phép niêm yết chứng khoán của NHTMCP
Hồ sơ xin phép niêm yết tại UBCKNN
NHTMCP nộp hồ sơ xin phép niêm yết cho UBCKNN gồm:
Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;
Công văn chấp thuận của NHNN Việt Nam;
Quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết cổphiếu;
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(hoặc giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh);
Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết đượclập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng kýniêm yết;
Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứngkhoán:
• Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổchức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính,HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông(nếu có);
• Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao
Trang 19gồm điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợinhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán,phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợtchào bán;
• Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gầnnhất theo quy định tại Điều 16 của Luật Chứng Khoán:
- Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểmtoán được chấp thuận, Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 01tháng 3 hằng năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong
hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo chưa có kiểm toán, nhưng phải cóbáo cáo tài chính được kiểm toán của hai năm trước liền kề
• Các thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch (BộTài chính ban hành mẫu Bản cáo bạch)
• Chữ ký trong Bản cáo bạch: Đối với việc chào bán cổphiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịchHĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởngcủa NHTMCP và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảolãnh phát hành (nếu có) Trường hợp ký thay phải có giấy uỷquyền;
Cam kết của cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, Tổnggiám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số
cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêmyết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;
Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
Trang 20Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBCKNNxem xét cấp hoặc từ chối cấp phép niêm yết.
1.1.5.4 Thủ tục đăng ký niêm yết tại SGDCK/TTGDCK
- SGDCK/TTGDCK hướng dẫn cụ thể quy trình đăng kýniêm yết chứng khoán tại Quy chế về niêm yết chứng khoán củaSGDCK/TTGDCK
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,SGDCK/ TTGDCK có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng
ký niêm yết Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết,SGDCK/TTGDCK phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
1.1.5.5 Thay đổi đăng ký niêm yết
Trong các trường hợp sau đây, tổ chức niêm yết phải làm thủtục thay đổi đăng ký niêm yết:
- Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hànhthêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bánquyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;
- Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập;
- Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yếtkhác trên SGDCK/ TTGDCK
Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho SGDCK/TTGDCK bao gồm:
- Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu lý dodẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan;
- Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của
Trang 21ĐHĐCĐ, thay đổi niêm yết trái phiếu của HĐQT hoặc trái phiếuchuyển đổi của ĐHĐCĐ;
- Thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theoquy định tại Quy chế về niêm yết của SGDCK/TTGDCK
Như vậy, để niêm yết trên TTCK, NHTMCP phải tiến hànhđầy đủ các trình tự thủ tục theo quy định Tiến độ niêm yết nhanhhay chậm phụ thuộc vào hồ sơ niêm yết của các ngân hàng và tiến
độ giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.2 Các vấn đề cơ bản về quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết
1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết
Trước hết, cần phân biệt rõ khái niệm Quản trị công ty(QTCT) (Corporate governance) và Quản trị kinh doanh (BusinessManagement) Quản trị kinh doanh là công tác điều hành, quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do BGĐ thực hiện.Còn QTCT là quá trình tác động của cổ đông tới hoạt động của toàncông ty nhằm đảm bảo quyền lợi của mình và xã hội Rộng hơn,QTCT phát triển đến quyền lợi của những người liên quan(stakeholders) không chỉ là cổ đông mà còn là nhân viên, kháchhàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước
Hiện tại không có một định nghĩa thống nhất về QTCT ápdụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế, các quy định về QTCT
Trang 22phần lớn phụ thuộc vào nền tảng pháp lý và quy ước của mỗi quốcgia và sự phát triển của khu vực doanh nghiệp.
Theo Quy chế QTCT áp dụng cho các công ty niêm yết của
Bộ Tài chính ban hành kem theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTCvào tháng 3 năm 2007 (Quy chế QTCT), QTCT được định nghĩa là
"hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướngđiều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của
cổ đông và những người liên quan đến công ty"
Nói chung, QTCT là một hệ thống các thiết chế, chính sách,luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát CTCP QTCT cũngbao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ CTCPnhư các cổ đông, ban giám đốc điều hành, hội đồng quản trị mà cònnhững bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lýNhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xãhội
1.2.2 Nội dung quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết
Đứng trên góc độ là cơ quan quản lý Nhà nước, việc thực hiệnQTCT đối với các Ngân hàng TMCPNY phải tuân thủ các nội dung:
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống các quy định về QTCT, bao gồmcác nội dung tối thiểu sau:
Quyền lợi và việc đối xử công bằng với cổ đông: Công typhải quan tâm đến quyền lợi của cổ đông và giúp cổ đông thực thiquyền của họ Công ty cần giúp đỡ các cổ đông thực thi quyền hạn
Trang 23của họ bằng việc truyền thông hiệu quả để các cổ đông có thể hiểu
và tham gia vào các cuộc họp ĐHĐCĐ
Quyền lợi của những người liên quan: Công ty phải cótrách nhiệm pháp lý và các quyền lợi khác đối với tất cả nhữngngười có liên quan
Vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị: HĐQT cần
có kỹ năng và hiểu biết nhất định về các lĩnh vực kinh doanh và cókhả năng xem xét và đánh giá hoạt động công ty HĐQT cũng phải
đủ người và có trình độ thích hợp để hoàn thành trách nhiệm vàquyền hạn của họ Phải có sự phân công hợp lý giữa giám đốc điềuhành và không điều hành Tốt nhất là Chủ tịch HĐQT và Giám đốcđiều hành phải là hai người khác nhau
Trách nhiệm và đạo đức: Ban lãnh đạo công ty phải raquyết định một cách trách nhiệm và đạo đức không chỉ quan trọng
để quan hệ công chúng mà còn là nhân tố cơ bản để quản lý rủi ro
và tránh việc vi phạm luật pháp Công ty phải xây dựng các quyđịnh cho các thành viên HĐQT và các giám đốc điều hành tăngcường thực thi các quyết định một cách có trách nhiệm và đạo đức
Do đó, nhiều công ty xây dựng sổ tay đạo đức và tuân thủ để giảmthiểu rủi ro cho công ty tránh vượt qua biên giới của đạo đức và luậtpháp
Công bố thông tin (CBTT) và minh bạch: Công ty cầnphải làm rõ và công khai vai trò, trách nhiệm của HĐQT và BGĐcho cổ đông Họ đồng thời cũng phải thực thi các quy trình để xác
Trang 24nhận và đảm bảo an toàn cho toàn bộ BCTC của công ty một cáchđộc lập CBTT về những vấn đề liên quan đến công ty đúng hạn vàcông bằng để đảm bảo tất cả các nhà đầu tư có thể hiểu rõ và đúngbản chất của thông tin.
Thứ hai: Trên cơ sở những quy định được thiết lập ở trên, cơquan quản lý sẽ tiến hành rà soát vẫn đề thực thi thông qua phân tíchđánh giá những tiêu chuẩn đã ban hành
Thứ ba: Trên cơ sở kết quả phân tích, các cơ quan quản lý sẽ
có những nhận định đánh giá đưa ra kết luận về hoạt động QTCTđối với các CTCP và có những chế tài xử lý thích hợp
Bộ nguyên tắc QTCT của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD) được xây dựng từ năm 1999, nó được áp dụng rộng rãi,
là chuẩn mực để các nước trong nhóm OECD và ngoài OECD ápdụng khi xây dựng các chuẩn mực về QTCT tại các nước đó Bộ cácnguyên tắc quản trị này được chia thành 6 nội dung chính, mỗi nộidung điều chỉnh một vấn đề cơ bản của QTCT:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo một cơ cấu quản trị công ty hiệu quả
Đảm bảo cơ cấu QTCT được xây dựng trên quan điểmtác động của nó tích cực đối với nền kinh tế, tính toàn vẹn của thịtrường, tạo cơ chế khuyến khích các bên tham gia thị trường, thúcđẩy thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả
Đảm bảo các yêu cầu pháp lý về hoạt động QTCT cầnphải minh bạch, có khả năng thực thi và nhất quán với quy địnhluật pháp
Trang 25 Đảm bảo phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các
cơ quan quản lý và đảm bảo phục vụ lợi ích của công chúng
Đảm bảo các cơ quan quản lý, giám sát, cưỡng chế, thựcthi có đủ thẩm quyền và nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ củamình một cách chuyên nghiệp và khách quan Đảm bảo quyết địnhcủa các cơ quan quản lý phải kịp thời, minh bạch và rõ ràng
Nguyên tắc 2: Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cổ đông
Khung pháp chế về QTCT cần bảo vệ và khuyến khích việcthực hiện quyền của các cổ đông:
Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm: quyền đượcđăng ký quyền sở hữu; quyền chuyển nhượng cổ phiếu; quyền cóđược những thông tin cơ bản liên quan đến công ty kịp thời vàthường xuyên; quyền tham gia và biểu quyết trong ĐHĐCĐ; quyềnlựa chọn và bãi nhiệm các thành viên trong HĐQT; và quyền đượcchia lợi nhuận của công ty
Cổ đông có quyền tham dự quyết định và được thôngbáo đầy đủ về các quyết định có liên quan đến những thay đổi cơbản trong công ty như: những sửa đổi trong các quy chế hoạt động,điều lệ công ty hoặc các văn bản mang tính quản lý khác của côngty; việc công ty phát hành hoặc mua thêm cổ phiếu; và các giaodịch bất thường có ảnh hưởng tới doanh thu của công ty như việcchuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần tài sản
Trang 26 Cổ đông có quyền tham dự và biểu quyết trong ĐHĐCĐ
và được thông báo các quy định về tổ chức và điều hành ĐHĐCĐ,bao gồm cả các thủ tục bầu cử
Cần công khai cơ cấu vốn và các thoả thuận mang lạicho một số cổ đông nhất định có được một mức độ kiểm soát nhấtđịnh theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần của họ
TTCK là nơi cho phép thay đổi quyền kiểm soát công tycần được phép hoạt động một cách minh bạch và có hiệu quả
Khuyến khích các cổ đông, bao gồm các nhà đầu tư có tổchức thực hiện quyền sở hữu của mình
Các nhà đầu tư có tổ chức hoạt động với vai trò uỷ thácphải công khai toàn bộ các chính sách về quản trị doanh nghiệp vàcác chính sách về bầu cử cho các nhà đầu tư, bao gồm cả các quytrình quyết định đối với việc sử dụng quyền biểu quyết của họ
Các nhà đầu tư có tổ chức hoạt động với vai trò uỷ thácphải công khai việc xử lý các xung đột và lợi ích ảnh hưởng tới việcthực hiện quyền lợi sở hữu đối với các khoản đầu tư của họ
Các cổ đông, bao gồm cả các cổ đông có tổ chức, đượcphép trao đổi với nhau về các vấn đề liên quan tới quyền lợi cơ bản
của cổ đông theo khái niệm đưa ra trong bộ nguyên tắc để tránh tình
trạng lạm dụng
Nguyên tắc 3: Đối xử công bằng với các cổ đông
Khung pháp chế về QTCT phải đảm bảo đối xử công bằng đốivới mọi cổ đông, bao gồm cả cổ đông thiểu số và cổ đông nước
Trang 27ngoài Mọi cổ đông phải có quyền được bồi thường một cách hợp lýđối với các hành vi xâm phạm quyền lợi của họ.
Mọi cổ đông sở hữu cùng loại cổ phiếu đều được đối xửnhư nhau
Nghiêm cấm các giao dịch nội gián và lạm dụng các giaodịch ngầm
Cần yêu cầu các thành viên của HĐQT và BGĐ công bốcông khai tất cả các lợi ích đáng kể có được từ các giao dịch và cáccông việc liên quan tới công ty, khi họ là đại diện của một bên thứba
Nguyên tắc 4: Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan
Khung pháp chế về QTCT cần thừa nhận quyền của các bênhữu quan theo quy định của pháp luật, hoặc theo các thoả thuậntương hỗ, đồng thời khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty
và các bên liên quan trong việc tạo ra của cải, công ăn việc làm vàđảm bảo tình hình tài chính lành mạnh cho công ty
Quyền của các bên liên quan theo quy định của phápluật, hoặc theo các thoả thuận tương hỗ đều phải được tôn trọng
Khi lợi ích của các bên liên quan được pháp luật bảo vệ,các bên hữu quan sẽ được bồi thường hợp lý trong trường hợpquyền của họ bị xâm phạm
Cơ chế khuyến khích sự tham gia những người lao độngcũng được cam kết tăng cường
Trang 28 Khi các bên liên quan tham gia vào quá trình QTCT thì
họ cần có quyền tiếp cận được với những thông tin cần thiết, có liênquan và đáng tin cậy một cách kịp thời và đều đặn
Các bên liên quan, bao gồm cả cá nhân những người laođộng và các cơ quan đại diện của họ, cũng phải được tự do liên hệvới HĐQT đối với các vấn đề vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạođức và quyền lợi của họ không bị xâm phạm khi làm điều này
Khung pháp chế về QTCT cần được bổ sung thêm cơchế có hiệu quả để xử lý vấn đề mất khả năng thanh toán và quyềncưỡng chế phải thi hành của chủ nợ
Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính công khai và minh bạch
- Khung pháp lý về QTCT cần đảm bảo rằng việc công khaicác thông tin được thực hiện một cách chính xác, kịp thời đối với tất
cả các vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm: tình hìnhtài chính, tình hình hoạt động, cơ cấu sở hữu và tình hình QTCT
- Việc CBTT phải bao gồm (nhưng không giới hạn) cácthông tin chủ yếu về: kết quả tài chính và hoạt động của công ty; cácmục tiêu của công ty; quyền sở hữu cổ phiếu và quyền biểu quyết;chế độ tiền lương, thưởng của các thành viên HĐQT và BGĐ điềuhành của công ty, cũng như các thông tin liên quan tới các thànhviên HĐQT như: trình độ, quy trình lựa chọn, các thành viên kháctrong BGĐ và liệu rằng họ có thực sự có quyền độc lập với HĐQThay không; các giao dịch với các bên liên quan; các nhân tố rủi ro
có thể dự báo trước; các vấn đề có liên quan đến người lao động và
Trang 29các bên hữu quan; chính sách và cơ chế quản trị, đặc biệt là nộidung của các điều luật và các chính sách về quản trị mà họ phải thựcthi.
Thông tin cần được chuẩn bị và công bố theo các tiêuchuẩn có chất lượng cao về kế toán, kiểm toán và chế độ CBTT tàichính và phi tài chính
Kiểm toán thường niên phải do một công ty kiểm toánđộc lập, đủ tư cách và trình độ tiến hành nhằm đưa ra cho HĐQT vàcác cổ đông các ý kiến đánh giá và sự đảm bảo khách quan từ bênngoài về cách thức lập và trình bày các BCTC và hoạt động kinhdoanh của công ty trên các phương diện chủ yếu
Kiểm toán bên ngoài phải chịu trách nhiệm đối với cổđông và có bổn phận với công ty trong việc thực hiện công việckiểm toán một cách thận trọng
Các kênh CBTT cần cung cấp cho người sử dụngphương thức tiếp cận thông tin công bằng, kịp thời và tiết kiệm
Khung pháp chế về QTCT cần được bổ sung mộtphương pháp hiệu quả được đề cập trong một điều khoản về phântích hay tư vấn bởi các nhà phân tích, môi giới, các cơ quan đánhgiá tín nhiệm và các cơ quan khác, phù hợp với quyết định của cácnhà đầu tư, không xung đột quyền lợi và có thể được dàn xếp ổnthoả thông qua các phân tích và tư vấn
Nguyên tắc 6: Trách nhiệm của Hội đồng quản trị
Trang 30Khung pháp chế về QTCT phải đảm bảo đưa ra các địnhhướng chiến lược cho công ty, đảm bảo được sự giám sát có hiệuquả đối với hoạt động quản lý do HĐQT tiến hành cũng như tráchnhiệm của HĐQT trước công ty và các cổ đông.
Các thành viên của HĐQT phải làm việc một cách mẫncán, trung thành và vì lợi ích của công ty và của các cổ đông trên cơ
sở được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết
Khi các quyết định của HĐQT có thể gây ảnh hưởngkhác nhau đến các nhóm cổ đông khác nhau thì HĐQT cần đối xửvới các cổ đông một cách công bằng
HĐQT cần phải đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức vàphải quan tâm đến lợi ích của các bên hữu quan
HĐQT cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng cơbản
Nghiên cứu và hoạch định chiến lược công ty, các kếhoạch hành động lớn, chính sách quản lý rủi ro, kế hoạch ngân sách
và các kế hoạch kinh doanh hàng năm; lập các mục tiêu hoạt động;giám sát việc thực thi cơ chế QTCT; giám sát việc sử dụng nguồnvốn, các khoản thu và chi
Giám sát tính hiệu quả của hoạt động quản trị doanhnghiệp và đưa ra những thay đổi khi cần thiết
Lựa chọn, đãi ngộ, giám sát và nếu cần thay thế các cán
bộ quản lý chủ chốt trong công ty
Trang 31 Xem xét thiết lập chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi củaHĐQT trên cơ sở đảm bảo trên cơ sở đảm bảo lợi ích dài hạn củacông ty cũng như của các cổ đông
Đảm bảo thủ tục bổ nhiệm và lựa chọn các thành viênHĐQT được minh bạch và chính thức
Theo dõi và giải quyết các xung đột về quyền lợi giữacác thành viên HĐQT, BGĐ và các cổ đông, bao gồm cả việc sửdụng không đúng mục đích các tài sản của công ty và lạm dụng cácgiao dịch với bên có liên quan
Đảm bảo tính trung thực và hợp pháp của hệ thống kếtoán và BCTC của công ty, bao gồm chế độ kiểm toán độc lập vàcác chế độ phù hợp, đặc biệt là đối với các hoạt động kiểm soát rủi
ro và quản lý kinh doanh và tài chính cho phù hợp với luật định vàcác chuẩn mực có liên quan
Giám sát quá trình CBTT và liên hệ với công chúng
HĐQT phải có quyền quyết định độc lập và khách quanđối với các vấn đề của công ty:
HĐQT cần xem xét bổ nhiệm một số lượng hợp lý cácthành viên HĐQT kiêm nhiệm (không tham gia quản lý điều hànhcông ty) có quyền đưa ra các ý kiến độc lập về những hoạt động mà
có thể xảy ra xung đột về quyền lợi Ví dụ như vấn đề đảm bảo tínhtoàn vẹn của các BCTC và phi tài chính, vấn đề xem xét các giaodịch với các bên liên quan, bổ nhiệm thành viên HĐQT và các
Trang 32Giám đốc điều hành cũng như và chế độ tiền lương, thưởng củaHĐQT.
Khi các Uỷ ban trực thuộc HĐQT được thành lập, quytrình làm việc, thành phần, uỷ nhiệm cần được xác định rõ và công
1.2.3 Mô hình quản trị công ty
1.2.3.1 Các nhân tố xác định mô hình Quản trị công ty
Việc lựa chọn mô hình QTCT phụ thuộc vào ba nhân tố: cơcấu sở hữu, hình thức huy động vốn và cơ cấu quản lý điều hànhcủa công ty Trong đó hai nhân tố chiếm vai trò chủ đạo là cơ cấu sởhữu và hình thức huy động vốn của công ty
a) Cơ cấu sở hữu
Đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành một môhình QTCT, quyết định bản chất của hệ thống QTCT Cơ cấu sởhữu bao gồm hai khía cạnh chủ yếu là mức độ tập trung quyền sởhữu và thành phần sở hữu
Mức độ tập trung quyền sở hữu: việc tập trung hay phân tán
sở hữu quyết định công ty được kiểm soát chặt chẽ bởi một nhómnhững cổ đông chính hay bởi những cổ đông nhỏ lẻ Mức độ tập
Trang 33trung quyền sở hữu trong công ty quyết định sự phân chia quyền lựcgiữa các nhà lãnh đạo và các cổ đông và cơ chế giám sát của các cổđông
Sở hữu phân tán: khi quyền sở hữu được phân bổ cho một số
lượng lớn các cổ đông nhỏ lẻ Trong cơ cấu sở hữu mang tính chấtphân tán, việc giám sát của các cổ đông đối với ban lãnh đạo công
ty có khuynh hướng yếu đi Các công ty của Anh và Mỹ thường có
cơ cấu sở hữu phân tán, việc thực thi các quyền của cổ đông và củacác chủ nợ, ngoài việc thông qua các công cụ pháp luật còn đượcthực hiện thông qua các thị trường điều hành công ty như thị trườngthâu tóm và thị trường sáp nhập
Đối với cơ cấu sở hữu mang tính chất phân tán, cơ chế chủyếu để bảo vệ các cổ đông là hành lang pháp lý Các công ty có cơcấu sở hữu phân tán thường vai trò của HĐQT rất lớn, HĐQT giữvai trò của người giám sát các hoạt động của công ty vì quyền lợicủa các cổ đông Các cổ đông có thể tham dự vào việc thảo luận,quyết định thành phần của HĐQT và việc trả thù lao cho các nhàquản lý thông qua việc bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ
Sở hữu tập trung: xảy ra khi một nhóm các cổ đông nắm trong
tay phần lớn cổ phần của công ty, các cổ đông lớn đóng một vai tròquan trọng trong việc giám sát hoạt động của ban lãnh đạo công ty
Do đó, vấn đề đặt ra đối với QTCT khi cơ cấu sở hữu mang tínhchất tập trung là làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông
Trang 34thiểu số, tránh việc các cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát lạm dụngquyền để hành động vì lợi ích của bản thân mình
Thành phần sở hữu: khía cạnh thứ hai trong cơ cấu quyền sởhữu là thành phần sở hữu, nghĩa là xác định ai là cổ đông của công
ty và cổ đông nắm quyền kiểm soát Thành phần sở hữu khác nhau
sẽ tạo ra những vấn đề liên quan đến QTCT khác nhau Một giađình hoặc một nhóm gia đình nếu có phần đầu tư đáng kể vào công
ty thì chắc chắn sẽ có mối quan tâm lớn đến việc đồng thời nắmquyền kiểm soát và sở hữu công ty Một nhà đầu tư tổ chức thì lạichỉ thường quan tâm đến lợi nhuận của công ty hơn là quyền kiểmsoát Một ngân hàng khi đóng vai trò là cổ đông lớn của một công tythường đưa ra những ưu đãi khi cung cấp các khoản vay, không cóđược những quyết định dứt khoát trong việc chấm dứt những dự ánkhông sinh lời và thanh lý công ty
b) Các hình thức huy động vốn
Hình thức huy động vốn của công ty chủ yếu tập trung vào haidạng chính là huy động vốn từ ngân hàng và huy động vốn từTTCK Đối với mỗi cách thức huy động vốn, mô hình quản trị củacông ty phải có những cơ chế phù hợp nhằm đảm bảo người cấp vốnđối với các khoản đầu tư kiểm soát được hoạt động công ty cũngnhư thực hiện tốt các quyền của mình
Huy động vốn từ ngân hàng: theo hình thức này, các ngânhàng có một số quyền kiểm soát trong công ty và vì thế họ cũng làmột nhân tố quan trọng trong QTCT Các ngân hàng có thể tác động
Trang 35tới những quyết định chính của công ty, nhất là trong việc điều hànhhoạt động kinh doanh và trong chính sách thanh toán, thông quahàng loạt các cơ chế kiểm soát của mình để đảm bảo hạn chế nguy
cơ có thể gây hại đến sự an toàn của họ
Các chủ nợ có những ảnh hưởng đáng kể đối với mô hìnhQTCT của các công ty huy động vốn từ ngân hàng, bởi vai trò củangười cho vay Người cho vay có những quyền nhất định bao gồmviệc đánh giá lại một số tài sản của công ty (tài sản thế chấp) khicông ty mất khả năng thanh toán, hạn chế các nhà điều hành công tyđầu tư vào những dự án lãi ít hoặc thực hiện những quyền khác đểđảm bảo quyền lợi của họ
Huy động vốn từ TTCK: việc huy động vốn từ thị trường đượcthực hiện dưới hai hình thức là phát hành trái phiếu công ty và pháthành cổ phiếu Trái phiếu công ty là những thoả thuận cho vay giữamột công ty phát hành và những người nắm giữ trái phiếu (trái chủ).Giống như hình thức huy động vốn từ ngân hàng, công ty phát hànhtrái phiếu có những nghĩa vụ nhất định theo hợp đồng như cam kếtthanh toán một khoản tiền được xác định trước cho người cho vay
Ở đây, vấn đề mấu chốt của QTCT là giải quyết những rắc rối phátsinh giữa ban điều hành và các cổ đông cũng như trái chủ của côngty
Đối với các công ty huy động vốn từ TTCK, mô hình QTCTđặt thị trường vào vị trí quan trọng vì công ty được điều chỉnh bởicác cơ chế thị trường nhiều hơn là bởi các luật lệ và do đó việc công
Trang 36khai hoá thông tin được coi trọng QTCT tập trung vào những vấn
đề cơ bản nhất là cơ chế ra quyết định, ngăn ngừa các hành động phipháp và không công bằng, giải trình cho các cổ đông và công khaihoá đối với tất cả những người có quyền lợi tài chính trong công ty
c) Cơ cấu quản lý của công ty
Tuy không có ảnh hưởng lớn như hai nhân tố cơ cấu sở hữu vàhình thức huy động vốn, cơ cấu quản lý cũng là một yếu tố khiếncho mỗi công ty mang một đặc thù riêng trong việc thực hiệnQTCT Cơ cấu quản lý một cấp dẫn đến mô hình QTCT một cấp.Các doanh nghiệp tại Mỹ và Anh hầu hết chỉ duy trì một bộ máylãnh đạo, đó là HĐQT Trong khi đó, mô hình QTCT hai cấp ở Đứclại xuất phát từ cơ cấu quản lý với hai cấp là BKS và BGĐ điềuhành Cơ cấu quản lý các doanh nghiệp tại mỗi nước chịu sự điềuchỉnh của hệ thống pháp luật về công ty ở nước đó Chính vì vậy,khi nhìn vào hệ thống các luật và văn bản pháp quy liên quan đếndoanh nghiệp của mỗi nước, người ta có thể thấy ngay mô hìnhQTCT của các doanh nghiệp tại nước này Cơ cấu quản lý một cấp
và hai cấp có những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình Dovậy, các mô hình QTCT dựa trên những cấu trúc quản lý nêu trêncũng kế thừa các ưu điểm và nhược điểm đó Mô hình quản lý mộtcấp với các thành viên HĐQT độc lập đôi khi gặp phải sự hạn chếtrong vai trò kiểm soát của các thành viên độc lập Trong khi đó, môhình quản lý hai cấp lại gặp một số trở ngại về vấn đề phân chiaquyền lực, do đó có thể làm giảm hiệu quả trong QTCT
Trang 371.2.3.2 Các loại mô hình quản trị công ty
Căn cứ vào các nội dung cấu thành mô hình QTCT nêu trên cóthể phân chia các mô hình QTCT theo 2 loại: Mô hình QTCT theo
cơ cấu sở hữu và mô hình QTCT theo cơ cấu quản lý
a Mô hình quản trị theo cơ cấu sở hữu: Cơ cấu sở hữutrong mô hình QTCT được xác định theo thành phần sở hữu
Mô hình người sở hữu ngoài công ty: Mô hình người sở hữungoài công ty còn gọi là mô hình Anglo-Saxon, thường được sửdụng tại các nước phương Tây, trong đó Anh và Mỹ là điển hình
Mô hình này với đặc điểm thành phần sở hữu là những người ngoàicông ty với với việc huy động vốn thông qua phát hành một sốlượng lớn cổ phiếu phổ thông trên TTCK Các nghiên cứu cho thấyviệc xác định mô hình sở hữu này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hệthống pháp lý liên quan đến công ty
Cụ thể như tại Mỹ, pháp luật có quy định cấm các ngânhàng vừa nắm giữ cổ phần trong các công ty vừa có tư cách như nhàcung cấp tài chính
Trong mô hình người sở hữu ngoài công ty, việc QTCT của cổđông có xu hướng thụ động do các cổ đông thường chỉ quan tâmđến thành quả, tức là cổ tức thay vì tìm cách cải thiện tình hình hoạtđộng của công ty Trong trường hợp công ty không đáp ứng được
kỳ vọng của họ thì họ thường chọn biện pháp bán cổ phiếu chứkhông chờ góp ý cải thiện tình hình quản trị điều hành của công tyvào kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên
Trang 38Do số lượng cổ phần trong công ty phân tán với số lượng cổđông lớn nên thông thường các cổ đông không kỳ vọng vào ý kiếncủa bản thân họ trong việc thực thi QTCT Do đó, áp lực với HĐQT
và các nhà lãnh đạo công ty trong trường hợp này chỉ là hành độngbán tháo cổ phiếu của cổ đông trong trường hợp điều hành khôngtốt Như vậy khiến cho giá trị cổ phiếu của bản thân họ cũng bị mấtgiá và rất dễ bị thâu tóm bởi nhóm cổ đông khác Để tránh tìnhtrạng này, họ buộc phải tự ràng buộc lẫn nhau thông qua việc đưa raquy chế QTCT tốt để sự điều hành không bị chệch hướng cũng nhưnhững cổ đông nhỏ lẻ nhìn vào sẽ tin tưởng để tiếp tục nắm giữ cổphần tại công ty
Trong mô hình này các nhà đầu tư cần phải biết về tình hìnhhoạt động cũng như bộ máy điều hành của công ty để có thể đưa raquyết định mua bán cổ phiếu một cách hợp lý Như vậy, biến độngcủa giá cổ phiếu thường phản ánh về tình hình hoạt động của công
ty Do vậy, kiểu mô hình này thường đòi hỏi việc CBTT rộng rãi,các nguyên tắc giao dịch nghiêm ngặt và TTCK có tính thanh khoảncao
Đặc điểm của mô hình người sở hữu ngoài công ty:
Quyền sở hữu phân tán với sự tham gia của các cổ đông
Trang 39 Vấn đề CBTT công khai, minh bạch phải được thể hiệntrong các văn bản pháp lý liên quan.
Mô hình người sở hữu trong công ty: Mô hình người sởhữu trong công ty được áp dụng điển hình tại các nước Đức vàNhật Bản Đặc trưng chủ yếu của mô hình này là có cơ cấu sở hữutập trung, thành phần sở hữu chủ yếu là các nhà đầu tư có quan hệkinh tế gần gũi và rộng rãi với công ty như các nhà cung cấp, chủ
nợ, khách hàng Ngoài ra còn có thể có trường hợp nắm giữ cổphần chéo giữa các công ty, dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau
Trong mô hình người sở hữu trong công ty, các cổ đông có thểthực thi quyền sở hữu của họ trong việc QTCT, để tăng cường sứcsống và sự hoạt động lâu dài của công ty Các cổ phần chiến lượckhông chỉ cho họ cơ hội đóng một vai trò tích cực mà còn khuyếnkhích họ vì phần đầu tư của họ rất lớn trong công ty Đây là ưuđiểm tương đối lớn để thúc đẩy QTCT theo mô hình này Ngược lại,với mô hình người sở hữu bên ngoài, việc cơ cấu cổ đông phân tánrộng làm cho khó có thể quản lý một cách hiệu quả và tạo ra ít động
cơ cho bất cứ một cổ đông nào trong việc nắm vai trò tích cực, vìhầu hết lợi ích sẽ được chia nhỏ cho tất cả các cổ đông Thôngthường, trong trường hợp công ty gặp khó khăn, các cổ đông chiếnlược này sẽ tìm giải pháp cải thiện tình hình và biện pháp thoát khỏitình trạng này thay vì bán tháo cổ phiếu hay đòi nợ Như vậy, việc
hỗ trợ công ty thoát khỏi khó khăn sẽ được thực hiện tích cực hơn vì
Trang 40công ty bị phá sản sẽ tương đồng với việc họ sẽ thiệt cả hai đường,
cổ phiếu xuống giá và các khoản nợ trở thành nợ xấu
Tuy nhiên, đối với các cổ đông nhỏ lẻ tại các công ty theo môhình quản trị này, họ sẽ phải chịu thiệt thòi hơn về mặt được tiếpnhận thông tin công bố từ công ty do công ty thường tìm cách chegiấu các thông tin xấu và thậm chí là xây dựng hệ thống thông tinmật chỉ các thành viên HĐQT hoặc các nhà quản lý được biết.Ngoài ra, do phụ thuộc nhiều vào vay nợ ngân hàng và thiếu sự tưvấn của các nhà đầu tư có tổ chức nên khối lượng các công cụ tàichính phát hành ra công chúng là rất ít Cơ chế quản lý trong môhình này chủ yếu là ngăn cấm hoạt động “đầu cơ“ chứ không tậptrung vào yêu cầu CBTT Do vậy, cơ chế quản lý thị trường vốn ở
mô hình này tương đối lỏng lẻo hơn so với mô hình người sở hữubên ngoài
Để hạn chế việc các cổ đông có thể nắm giữ lượng cổ phiếuquyền kiểm soát chi phối, tại các công ty này HĐQT và các nhàquản lý thường dùng các biện pháp như phân biệt quyền bỏ phiếu đểlàm giảm sự tham gia hiệu quả của các nhà đầu tư nhỏ, hạn chế ápdụng bỏ phiếu gộp hoặc cho chỉ cho áp dụng quyền bỏ phiếu gộpvới tỷ lệ cao, chỉ các thành viên HĐQT mới có thể đáp ứng Một sốcách khác họ cũng sử dụng để hạn chế quyền kiểm soát của các cổđông nhỏ bên ngoài là phát hành nhiều loại cổ phiếu, từ đó sẽ tăngquyền bỏ phiếu cho những đối tượng mà công ty muốn nhắm vào.Hay bằng việc đưa ra những thủ tục bỏ phiếu gây ra những trở ngại