Mô hình quản trị công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 41)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Mô hình quản trị công ty

1.2.3.1 Các nhân tố xác định mô hình Quản trị công ty

Việc lựa chọn mô hình QTCT phụ thuộc vào ba nhân tố: cơ cấu sở hữu, hình thức huy động vốn và cơ cấu quản lý điều hành

của công ty. Trong đó hai nhân tố chiếm vai trò chủ đạo là cơ cấu sở hữu và hình thức huy động vốn của công ty.

a) Cơ cấu sở hữu

Đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành một mô hình QTCT, quyết định bản chất của hệ thống QTCT. Cơ cấu sở hữu bao gồm hai khía cạnh chủ yếu là mức độ tập trung quyền sở hữu và thành phần sở hữu.

Mức độ tập trung quyền sở hữu: việc tập trung hay phân tán sở hữu quyết định công ty được kiểm soát chặt chẽ bởi một nhóm những cổ đông chính hay bởi những cổ đông nhỏ lẻ. Mức độ tập trung quyền sở hữu trong công ty quyết định sự phân chia quyền lực giữa các nhà lãnh đạo và các cổ đông và cơ chế giám sát của các cổ đông.

Sở hữu phân tán: khi quyền sở hữu được phân bổ cho một số

lượng lớn các cổ đông nhỏ lẻ. Trong cơ cấu sở hữu mang tính chất phân tán, việc giám sát của các cổ đông đối với ban lãnh đạo công ty có khuynh hướng yếu đi. Các công ty của Anh và Mỹ thường có cơ cấu sở hữu phân tán, việc thực thi các quyền của cổ đông và của các chủ nợ, ngoài việc thông qua các công cụ pháp luật còn được thực hiện thông qua các thị trường điều hành công ty như thị trường thâu tóm và thị trường sáp nhập.

Đối với cơ cấu sở hữu mang tính chất phân tán, cơ chế chủ yếu để bảo vệ các cổ đông là hành lang pháp lý. Các công ty có cơ cấu sở hữu phân tán thường vai trò của HĐQT rất lớn, HĐQT giữ

vai trò của người giám sát các hoạt động của công ty vì quyền lợi của các cổ đông. Các cổ đông có thể tham dự vào việc thảo luận, quyết định thành phần của HĐQT và việc trả thù lao cho các nhà quản lý thông qua việc bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ.

Sở hữu tập trung: xảy ra khi một nhóm các cổ đông nắm trong

tay phần lớn cổ phần của công ty, các cổ đông lớn đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động của ban lãnh đạo công ty. Do đó, vấn đề đặt ra đối với QTCT khi cơ cấu sở hữu mang tính chất tập trung là làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số, tránh việc các cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát lạm dụng quyền để hành động vì lợi ích của bản thân mình.

Thành phần sở hữu: khía cạnh thứ hai trong cơ cấu quyền sở hữu là thành phần sở hữu, nghĩa là xác định ai là cổ đông của công ty và cổ đông nắm quyền kiểm soát. Thành phần sở hữu khác nhau sẽ tạo ra những vấn đề liên quan đến QTCT khác nhau. Một gia đình hoặc một nhóm gia đình nếu có phần đầu tư đáng kể vào công ty thì chắc chắn sẽ có mối quan tâm lớn đến việc đồng thời nắm quyền kiểm soát và sở hữu công ty. Một nhà đầu tư tổ chức thì lại chỉ thường quan tâm đến lợi nhuận của công ty hơn là quyền kiểm soát. Một ngân hàng khi đóng vai trò là cổ đông lớn của một công ty thường đưa ra những ưu đãi khi cung cấp các khoản vay, không có được những quyết định dứt khoát trong việc chấm dứt những dự án không sinh lời và thanh lý công ty.

Hình thức huy động vốn của công ty chủ yếu tập trung vào hai dạng chính là huy động vốn từ ngân hàng và huy động vốn từ TTCK. Đối với mỗi cách thức huy động vốn, mô hình quản trị của công ty phải có những cơ chế phù hợp nhằm đảm bảo người cấp vốn đối với các khoản đầu tư kiểm soát được hoạt động công ty cũng như thực hiện tốt các quyền của mình.

Huy động vốn từ ngân hàng: theo hình thức này, các ngân hàng có một số quyền kiểm soát trong công ty và vì thế họ cũng là một nhân tố quan trọng trong QTCT. Các ngân hàng có thể tác động tới những quyết định chính của công ty, nhất là trong việc điều hành hoạt động kinh doanh và trong chính sách thanh toán, thông qua hàng loạt các cơ chế kiểm soát của mình để đảm bảo hạn chế nguy cơ có thể gây hại đến sự an toàn của họ.

Các chủ nợ có những ảnh hưởng đáng kể đối với mô hình QTCT của các công ty huy động vốn từ ngân hàng, bởi vai trò của người cho vay. Người cho vay có những quyền nhất định bao gồm việc đánh giá lại một số tài sản của công ty (tài sản thế chấp) khi công ty mất khả năng thanh toán, hạn chế các nhà điều hành công ty đầu tư vào những dự án lãi ít...hoặc thực hiện những quyền khác để đảm bảo quyền lợi của họ.

Huy động vốn từ TTCK: việc huy động vốn từ thị trường được thực hiện dưới hai hình thức là phát hành trái phiếu công ty và phát hành cổ phiếu. Trái phiếu công ty là những thoả thuận cho vay giữa một công ty phát hành và những người nắm giữ trái phiếu (trái chủ).

Giống như hình thức huy động vốn từ ngân hàng, công ty phát hành trái phiếu có những nghĩa vụ nhất định theo hợp đồng như cam kết thanh toán một khoản tiền được xác định trước cho người cho vay. Ở đây, vấn đề mấu chốt của QTCT là giải quyết những rắc rối phát sinh giữa ban điều hành và các cổ đông cũng như trái chủ của công ty.

Đối với các công ty huy động vốn từ TTCK, mô hình QTCT đặt thị trường vào vị trí quan trọng vì công ty được điều chỉnh bởi các cơ chế thị trường nhiều hơn là bởi các luật lệ và do đó việc công khai hoá thông tin được coi trọng. QTCT tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất là cơ chế ra quyết định, ngăn ngừa các hành động phi pháp và không công bằng, giải trình cho các cổ đông và công khai hoá đối với tất cả những người có quyền lợi tài chính trong công ty.

c) Cơ cấu quản lý của công ty

Tuy không có ảnh hưởng lớn như hai nhân tố cơ cấu sở hữu và hình thức huy động vốn, cơ cấu quản lý cũng là một yếu tố khiến cho mỗi công ty mang một đặc thù riêng trong việc thực hiện QTCT. Cơ cấu quản lý một cấp dẫn đến mô hình QTCT một cấp. Các doanh nghiệp tại Mỹ và Anh hầu hết chỉ duy trì một bộ máy lãnh đạo, đó là HĐQT. Trong khi đó, mô hình QTCT hai cấp ở Đức lại xuất phát từ cơ cấu quản lý với hai cấp là BKS và BGĐ điều hành. Cơ cấu quản lý các doanh nghiệp tại mỗi nước chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về công ty ở nước đó. Chính vì vậy, khi nhìn vào hệ thống các luật và văn bản pháp quy liên quan đến

doanh nghiệp của mỗi nước, người ta có thể thấy ngay mô hình QTCT của các doanh nghiệp tại nước này. Cơ cấu quản lý một cấp và hai cấp có những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình. Do vậy, các mô hình QTCT dựa trên những cấu trúc quản lý nêu trên cũng kế thừa các ưu điểm và nhược điểm đó. Mô hình quản lý một cấp với các thành viên HĐQT độc lập đôi khi gặp phải sự hạn chế trong vai trò kiểm soát của các thành viên độc lập. Trong khi đó, mô hình quản lý hai cấp lại gặp một số trở ngại về vấn đề phân chia quyền lực, do đó có thể làm giảm hiệu quả trong QTCT.

1.2.3.2 Các loại mô hình quản trị công ty

Căn cứ vào các nội dung cấu thành mô hình QTCT nêu trên có thể phân chia các mô hình QTCT theo 2 loại: Mô hình QTCT theo cơ cấu sở hữu và mô hình QTCT theo cơ cấu quản lý.

a. Mô hình quản trị theo cơ cấu sở hữu: Cơ cấu sở hữu trong mô hình QTCT được xác định theo thành phần sở hữu.

Mô hình người sở hữu ngoài công ty: Mô hình người sở hữu ngoài công ty còn gọi là mô hình Anglo-Saxon, thường được sử dụng tại các nước phương Tây, trong đó Anh và Mỹ là điển hình. Mô hình này với đặc điểm thành phần sở hữu là những người ngoài công ty với với việc huy động vốn thông qua phát hành một số lượng lớn cổ phiếu phổ thông trên TTCK. Các nghiên cứu cho thấy việc xác định mô hình sở hữu này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hệ thống pháp lý liên quan đến công ty.

hàng vừa nắm giữ cổ phần trong các công ty vừa có tư cách như nhà cung cấp tài chính.

Trong mô hình người sở hữu ngoài công ty, việc QTCT của cổ đông có xu hướng thụ động do các cổ đông thường chỉ quan tâm đến thành quả, tức là cổ tức thay vì tìm cách cải thiện tình hình hoạt động của công ty. Trong trường hợp công ty không đáp ứng được kỳ vọng của họ thì họ thường chọn biện pháp bán cổ phiếu chứ không chờ góp ý cải thiện tình hình quản trị điều hành của công ty vào kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên.

Do số lượng cổ phần trong công ty phân tán với số lượng cổ đông lớn nên thông thường các cổ đông không kỳ vọng vào ý kiến của bản thân họ trong việc thực thi QTCT. Do đó, áp lực với HĐQT và các nhà lãnh đạo công ty trong trường hợp này chỉ là hành động bán tháo cổ phiếu của cổ đông trong trường hợp điều hành không tốt. Như vậy khiến cho giá trị cổ phiếu của bản thân họ cũng bị mất giá và rất dễ bị thâu tóm bởi nhóm cổ đông khác. Để tránh tình trạng này, họ buộc phải tự ràng buộc lẫn nhau thông qua việc đưa ra quy chế QTCT tốt để sự điều hành không bị chệch hướng cũng như những cổ đông nhỏ lẻ nhìn vào sẽ tin tưởng để tiếp tục nắm giữ cổ phần tại công ty.

Trong mô hình này các nhà đầu tư cần phải biết về tình hình hoạt động cũng như bộ máy điều hành của công ty để có thể đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu một cách hợp lý . Như vậy, biến động của giá cổ phiếu thường phản ánh về tình hình hoạt động của công

ty. Do vậy, kiểu mô hình này thường đòi hỏi việc CBTT rộng rãi, các nguyên tắc giao dịch nghiêm ngặt và TTCK có tính thanh khoản cao.

Đặc điểm của mô hình người sở hữu ngoài công ty:

+ Quyền sở hữu phân tán với sự tham gia của các cổ đông có tổ chức lớn.

+ Các cổ đông có mối quan tâm và sự hiểu biết đáng kể về khuôn khổ luật pháp điều chỉnh hoạt động của công ty.

+ Vấn đề bảo vệ nhà đầu tư nhỏ được quan tâm hàng đầu. + Vấn đề CBTT công khai, minh bạch phải được thể hiện trong các văn bản pháp lý liên quan.

− Mô hình người sở hữu trong công ty: Mô hình người sở hữu trong công ty được áp dụng điển hình tại các nước Đức và Nhật Bản. Đặc trưng chủ yếu của mô hình này là có cơ cấu sở hữu tập trung, thành phần sở hữu chủ yếu là các nhà đầu tư có quan hệ kinh tế gần gũi và rộng rãi với công ty như các nhà cung cấp, chủ nợ, khách hàng... Ngoài ra còn có thể có trường hợp nắm giữ cổ phần chéo giữa các công ty, dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau.

Trong mô hình người sở hữu trong công ty, các cổ đông có thể thực thi quyền sở hữu của họ trong việc QTCT, để tăng cường sức sống và sự hoạt động lâu dài của công ty. Các cổ phần chiến lược không chỉ cho họ cơ hội đóng một vai trò tích cực mà còn khuyến khích họ vì phần đầu tư của họ rất lớn trong công ty. Đây là ưu

điểm tương đối lớn để thúc đẩy QTCT theo mô hình này. Ngược lại, với mô hình người sở hữu bên ngoài, việc cơ cấu cổ đông phân tán rộng làm cho khó có thể quản lý một cách hiệu quả và tạo ra ít động cơ cho bất cứ một cổ đông nào trong việc nắm vai trò tích cực, vì hầu hết lợi ích sẽ được chia nhỏ cho tất cả các cổ đông. Thông thường, trong trường hợp công ty gặp khó khăn, các cổ đông chiến lược này sẽ tìm giải pháp cải thiện tình hình và biện pháp thoát khỏi tình trạng này thay vì bán tháo cổ phiếu hay đòi nợ. Như vậy, việc hỗ trợ công ty thoát khỏi khó khăn sẽ được thực hiện tích cực hơn vì công ty bị phá sản sẽ tương đồng với việc họ sẽ thiệt cả hai đường, cổ phiếu xuống giá và các khoản nợ trở thành nợ xấu.

Tuy nhiên, đối với các cổ đông nhỏ lẻ tại các công ty theo mô hình quản trị này, họ sẽ phải chịu thiệt thòi hơn về mặt được tiếp nhận thông tin công bố từ công ty do công ty thường tìm cách che giấu các thông tin xấu và thậm chí là xây dựng hệ thống thông tin mật chỉ các thành viên HĐQT hoặc các nhà quản lý được biết. Ngoài ra, do phụ thuộc nhiều vào vay nợ ngân hàng và thiếu sự tư vấn của các nhà đầu tư có tổ chức nên khối lượng các công cụ tài chính phát hành ra công chúng là rất ít. Cơ chế quản lý trong mô hình này chủ yếu là ngăn cấm hoạt động “đầu cơ“ chứ không tập trung vào yêu cầu CBTT. Do vậy, cơ chế quản lý thị trường vốn ở mô hình này tương đối lỏng lẻo hơn so với mô hình người sở hữu bên ngoài.

Để hạn chế việc các cổ đông có thể nắm giữ lượng cổ phiếu quyền kiểm soát chi phối, tại các công ty này HĐQT và các nhà quản lý thường dùng các biện pháp như phân biệt quyền bỏ phiếu để làm giảm sự tham gia hiệu quả của các nhà đầu tư nhỏ, hạn chế áp dụng bỏ phiếu gộp hoặc cho chỉ cho áp dụng quyền bỏ phiếu gộp với tỷ lệ cao, chỉ các thành viên HĐQT mới có thể đáp ứng. Một số cách khác họ cũng sử dụng để hạn chế quyền kiểm soát của các cổ đông nhỏ bên ngoài là phát hành nhiều loại cổ phiếu, từ đó sẽ tăng quyền bỏ phiếu cho những đối tượng mà công ty muốn nhắm vào. Hay bằng việc đưa ra những thủ tục bỏ phiếu gây ra những trở ngại đối với những cổ đông nhỏ. Thậm chí, các cổ đông có thể được thông báo dự họp đầy đủ nhưng lại bị hạn chế trong việc thể hiện quan điểm của mình, chất vấn ban quản lý và các thành viên HĐQT hay tham gia vào bỏ phiếu cho những vấn đề lớn của công ty.

Có thể thấy rõ trong mô hình này là hình thức vay nợ cao kết hợp với tập trung sở hữu cổ phần vào tay một nhóm người và cộng thêm một số hình thức khác đã bảo vệ ban quản lý khỏi sức ép của các cổ đông thiểu số. Và mặc dù việc quản lý điều hành công ty nằm trong tay một nhóm nhỏ cổ đông, song chưa chắc họ sẽ cố gắng để thúc đẩy tình hình hoạt động của công ty tốt hơn, vì quyền lợi của cổ đông nhiều hơn mà thậm chí là ngược lại, họ có thể tìm cách để công ty đi theo hướng có lợi cho họ hoặc đẩy lợi nhuận của công ty vào các nhà phân phối, các công ty do họ chi phối hoặc thành lập.

Mô hình này gần tương tự như mô hình người sở hữu bên trong với việc thành phần sở hữu được xác định cụ thể là những thành viên có quan hệ ruột thịt hoặc Nhà nước là đại diện phần vốn chi phối kiểm soát công ty. Mô hình này tồn tại chủ yếu tại các nước châu Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w