b. Mô hình quản trị theo cơ cấu quản lý: Cơ cấu quản lý trong mô hình này được xác định theo
3.3.2 Thực hiện cơ chế cưỡng chế thực thi pháp luật về quản trị công ty
công ty
Để vấn đề QTCT đi vào thực tiễn thì ngoài việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc QTCT tốt, Chính phủ Việt Nam phải hình thành cơ chế cưỡng chế thực thi các nguyên tắc này. Việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ tốt nhất trong QTCT ở Việt Nam có thể đem lại những lợi ích đáng kể cho các công ty, cổ đông, những người có quyền lợi liên quan khác và cho cả nền kinh tế quốc dân. Những lợi ích này bao gồm:
− Nâng cao chất lượng QTCT và tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông cũng như các nhà đầu tư khác.
− Tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư và tăng khả năng của công ty trong việc tiếp cận nguồn tài trợ chi phí thấp, tăng khả năng cạnh tranh để có được nguồn vốn trong một thị trường vốn quốc tế đang trong tiến trình toàn cầu hoá ngày càng nhanh.
− Giảm đáng kể rủi ro đạo đức của các nhà quản lý công ty trong việc lạm dụng quyền lực hoặc sai phạm dẫn đến thất bại của công ty.
− Thúc đẩy việc phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là TTCK một cách an toàn, hiệu quả và ổn định.
− Thúc đẩy việc phát triển một khu vực công ty có khả năng cạnh tranh quốc tế làm động cơ cho sự tăng trưởng mạnh và bền vững nền kinh tế quốc dân.
Cưỡng chế thực thi pháp luật về QTCT là việc Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng để sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm buộc những người quản lý công ty phải tuân thủ pháp luật về QTCT, xử lý những hành vi vi phạm, bảo đảm các chuẩn mực tốt về QTCT sẽ được thực hiện. Thông qua pháp luật, Nhà nước quy định những nội dung về QTCT như là những thành viên tham gia vào tiến trình QTCT, những nguyên tắc QTCT, quyền hạn và trách nhiệm của những người thực thi QTCT. Đồng thời, thông qua các cơ quan chức năng như là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, Thanh tra, Viện kiểm sát, Toà án...Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện việc cưỡng chế thực thi những quy định của pháp luật về QTCT.
Việc cưỡng chế thực thi pháp luật về QTCT tác động đến các chủ thể quản lý của công ty, buộc các chủ thể này phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về QTCT (nếu cố tình không tuân thủ thì sẽ bị xử lý về hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật), từ đó đảm bảo cho việc thực thi các chuẩn mực cao nhất trong QTCT, hoạt động của công ty sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Như vậy, cưỡng chế thực thi pháp luật về QTCT là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến việc tuân thủ tốt các chuẩn mực về QTCT.
Trong công tác cưỡng chế thực thi pháp luật về QTCT, các biện pháp cưỡng chế thường được thực hiện chủ yếu thông qua công tác thẩm định, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp
luật về QTCT. Việc thẩm định, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước phát hiện sự không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng những quy định của pháp luật về QTCT, từ đó yêu cầu những người có trách nhiệm phải thực hiện đúng pháp luật, khắc phục những thiếu sót, sai phạm trong QTCT.
Để đặt nền móng cho việc cưỡng chế thực thi có hiệu quả luật pháp về QTCT, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện một số hoạt động sau đây:
a/ Phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc thẩm định và giám sát sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với Bộ quy tắc về QTCT
Đối với các Ngân hàng TMCPNY, UBCKNN chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện cưỡng chế thực thi QTCT đối với các Ngân hàng TMCPNY trên TTCK. Hệ thống tổ chức chức bộ máy cưỡng chế thực thi QTCT thuộc UBCKNN phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
− Là tổ chức thống nhất, có sự phân công chức năng trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc UBCKNN.
− Bộ máy, nhân sự thực thi pháp luật về QTCT phải có đầy đủ quyền hạn, thẩm quyền theo quy định.
− Cán bộ thực thi pháp luật về QTCT phải được đào tạo, có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực và cương vị mình phụ trách.
− Có sự phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành như CTCK, Hiệp hội các Ngân hàng TMCPNY, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, các tổ chức định mức tín nhiệm
Về lâu dài, UBCKNN nên thành lập một Ban chuyên trách theo dõi vấn đề QTCT tại các Ngân hàng TMCPNY. Hệ thống tổ chức trước mắt nhiệm vụ này có thể giao cho Ban Quản lý phát hành.
− Ban quản lý phát hành: Là đầu mối của UBCKNN trong việc triển khai vấn đề QTCT. Với chức năng này, Ban QLPH có trách nhiệm:
+ Chủ trì xây dựng các văn bản về QTCT, kiến nghị Lãnh đạo UBCKNN, trên cơ sở đó UBCKNN trình Bộ Tài chính để ban hành các văn bản này;
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác QTCT của các Ngân hàng TMCPNY, hệ thống chỉ tiêu này cần phải đảm bảo tính khả thi cao qua từng giai đoạn phát triển của thị trường
+ Giám sát thường xuyên, đánh giá công tác QTCT của các Ngân hàng TMCPNY theo hệ thống các chỉ tiêu nói trên, mở sổ cập nhật thông tin thường xuyên.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập báo cáo tổng hợp, đánh giá công tác QTCT đối với các Ngân hàng TMCPNY.
− Ban thanh tra
+ Theo dõi, giám sát thường xuyên công ty niêm yết theo hệ thống các chỉ tiêu nói trên, phát hiện các vi phạm, tiến hành điều tra xác minh làm rõ và kết luận các vụ việc.
+ Chấn chỉnh, xử lý khi có vi phạm.
+ Tham gia Hội đồng đánh giá Ngân hàng TMCPNY với tư cách thành viên.
− Sở giao dịch chứng khoán
+ Xây dựng quy trình giám sát trên cơ sở cụ thể hoá hệ thống các chỉ tiêu giám sát nói trên;
+ Giám sát thường xuyên trên cơ sở hàng ngày việc thực hiện QTCT của các Ngân hàng TMCPNY, mở sổ cập nhật thông tin thường xuyên, đề xuất kiến nghị khi có sự việc phát sinh;
+ Định kỳ quý năm, tổng hợp kết quả giám sát tình hình QTCT về UBCKNN.
+ Phối hợp với Ban QLPH, Ban Thanh tra trong việc xử lý vi phạm của các Ngân hàng TMCPNY.
+ Phối hợp với UBCKNN trong việc đánh giá các Ngân hàng TMCPNY vì TTGDCK có chức năng giám sát trực tiếp các Ngân hàng TMCPNY.
− Các đơn vị phối hợp tham gia công tác đánh giá
+ Các công ty chứng khoán: là đơn vị phối hợp dưới giác độ tiếp nhận các thông tin thông qua việc tiếp cận với người đầu tư là khách hàng của mình.
+ Tham khảo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước trong việc đánh giá các ngân hàng thương mại cổ phần tham gia niêm yết trên TTGDCK.
+ Tham khảo ý kiến Bộ Tài chính trong việc đánh giá các DNNN tham gia niêm yết chứng khoán trên TTCK.
b/ Xây dựng hệ thống thông tin quản trị công ty
Để thực hiện một cách có hiệu quả quá trình cưỡng chế thực thi luật pháp về QTCT, một việc làm hết sức hữu ích là xây dựng hệ thống thông tin QTCT. Hệ thống thông tin QTCT phù hợp nhất trong thời đại điện tử và tin học như ngày này có thể dưới dạng một trang thông tin điện tử do Uỷ ban Chứng khoán quản lý. Việc thành lập một trang thông tin điện tử về QTCT là một ý tưởng thực tiễn và có tính khả thi. Trang thông tin điện tử này cần bao gồm những nội dung sau: toàn bộ các văn bản pháp quy liên quan đến QTCT như Bộ quy tắc và thông lệ QTCT, các văn bản hướng dẫn thực hiện, Điều lệ công ty mẫu và các Luật liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp, các văn bản pháp quy của TTCK; báo cáo về tình hình QTCT của các doanh nghiệp niêm yết và CTCP hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế, thông tin về tình
hình QTCT của thế giới và các nước trong khu vực. Trang thông tin điện tử này cần được cập nhật một cách thường xuyên và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với cơ quan quản lý nhằm có được thông tin và các hướng dẫn một cách kịp thời. Một trang thông tin điện tử về QTCT với chất lượng cao và hàm lượng thông tin lớn có thể giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận một cách dễ dàng với những nguyên tắc và thông lệ QTCT tốt, có thể theo dõi diễn biến tình hình thực hiện QTCT của các Ngân hàng TMCPNY trên TTCK Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh đó, công chúng đầu tư có thể đánh giá mức độ thực hiện QTCT của từng doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Các cơ quan quản lý chức năng cũng có thể sử dụng trang thông tin điện tử này như là một công cụ để thực hiện chức năng giám sát và cưỡng chế thực thi của mình. Tóm lại, hệ thống thông tin QTCT và hệ thống thông tin giám sát quản lý việc tuân thủ là một biện pháp để tăng cường hiệu quả cưỡng chế thực thi luật pháp về QTCT
c/ Thành lập Hiệp hội quản trị công ty để hỗ trợ cho công tác cưỡng chế thực thi quản trị công ty
Hiện nay, tại các nước trên thế giới, các hiệp hội và các tổ chức nghề nghiệp đã hết sức phát triển, đóng vai trò to lớn trong việc cưỡng chế thực thi luật pháp về QTCT. Tại Indonesia và Philippines, các Hiệp hội QTCT đã được thành lập và hoạt động rất
hiệu quả. Đây là một kinh nghiệm mà chúng ta có thể xem xét thực hiện trong dài hạn.
Hiệp hội QTCT là một tổ chức nghề nghiệp với sự tham gia của các thành viên từ các công ty, các hiệp hội kinh doanh, phòng thương mại, các nhà chuyên môn và các thành viên từ các cơ quan quản lý nhà nước. Hội đồng này có thể do một bộ trưởng làm chủ tịch với một phó chủ tịch được bầu ra trong số thành viên của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiệp hội này được thành lập dựa trên luật hay văn bản pháp luật về QTCT và có chức năng tham mưu cho Chính phủ trong việc cưỡng chế thi hành pháp luật về hoạt động QTCT. Hiệp hội QTCT cần có sự phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và kế toán nhằm thiết lập những chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt nam dựa trên sự kết hợp và hài hoà hoá vớí các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, tạo ra cơ chế để tăng cường thực thi cưỡng chế và kiểm soát có chất lượng hoạt động QTCT của các doanh nghiệp.
Cơ chế hoạt động của Hiệp hội dựa trên các cuộc toạ đàm, đối thoại trực tiếp với các bên liên quan. Ở cấp cao nhất, Thủ tướng chủ toạ cuộc họp Hiệp hội mỗi năm một vài lần cùng với đại diện chủ chốt của các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, mỗi bộ cần tổ chức đối thoại định kỳ do bộ trưởng làm chủ toạ tạo điều kiện thảo luận cởi mở với khu vực ngoài quốc doanh về các chính sách, chương trình, hoạt động của chính phủ có ảnh hưởng đến khu vực này và
tiếp thu ý kiến phản hồi nhằm tăng cường hiệu quả của các chính sách quản lý.