Thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 137 - 141)

b. Mô hình quản trị theo cơ cấu quản lý: Cơ cấu quản lý trong mô hình này được xác định theo

3.3.3 Thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường

Cạnh tranh thị trường tạo ra sức ép để các nhà quản lý công ty hành động vì quyền lợi của cổ đông, bởi nếu không làm như vậy họ sẽ bị đào thải. Như vậy, cạnh tranh thị trường gián tiếp bảo vệ các cổ đông cũng như các chủ nợ của công ty. Ở đây cần lưu ý là đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật bằng sự sáng tạo, khả năng cũng như uy tín của công ty chứ không phải là cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép, vi phạm pháp luật.

Để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, kiến nghị Chính phủ cần rà soát lại toàn bộ hệ thống quy định, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế các hoạt động trợ cấp, bảo lãnh, loại bỏ dần sự hậu thuẫn cả trực tiếp lẫn gián tiếp và các hình thức bảo hộ bất hợp lý. Chính sách của Chính phủ là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, một “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, hiện nay chính sách này chưa được thực hiện tốt. Thực tế, các DNNN vẫn có xu hướng được ưu đãi hơn. Một số giải pháp cho vấn đề này là:

− Chú trọng hơn đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng để cho phép tất cả các loại hình doanh nghiệp, với các loại quy mô đều hoạt động có hiệu quả;

− Chống tham nhũng hối lộ giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

− Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đa dạng hoá cơ cấu sở hữu;

− Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, khích lệ đầu tư nước ngoài;

− Cần xem lại quy mô, ngành nghề kinh doanh của các tổng công ty lớn nếu cần có thể sắp xếp, cơ cấu lại các tổng công ty đó để nâng cao hiểu quả kinh doanh, lành mạnh hoá môi trường cạnh tranh. Kinh nghiệm quốc tế cũng như tại Việt Nam cho thấy, việc tổ chức nhiều công ty thành một tập đoàn với các ngành nghề kinh doanh quá lớn có thể hạn chế quy mô cạnh tranh kéo theo việc luân chuyển vốn nội bộ và trợ cấp chéo, từ đó gây nên sức ỳ, giảm hiệu quả.

KẾT LUẬN

Tăng cường QTCT đối với các Ngân hàng TMCPNY trên TTCK Việt Nam, đặc biệt là vấn đề cưỡng chế thực thi là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Về cơ bản đề tài đã đạt được một số điểm sau:

Một là, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản nhất lý luận về QTCT

Hai là, phân tích thực trạng môi trường pháp lý Việt Nam, hoạt động của các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động QTCT, việc triển khai QTCT đối với các Ngân hàng TMCPNY trên TTCK Việt Nam, trên cơ sở đó tìm ra những tồn tại, cũng như nguyên nhân tồn tại trong hoạt động QTCT.

Ba là, đề tài đã đề ra một số các giải pháp nhằm thúc đẩy QTCT phát triển.

Mặc dù đã có sự đầu tư nhiều về công sức và thời gian khảo sát, nghiên cứu, nhưng đề tài không thể tránh được thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật Doanh nghiệp năm 2005.

2. Quy chế quản trị công ty (Quyết định 12/QĐ-BTC/2007) 3. Điều lệ mẫu (Quyết định 15/QĐ-BTC/2007)

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

4. Mekong Capital (2003), “Đề nghị các thông lệ tốt trong Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam”.

5. Ngân hàng thế giới (2006), “đánh giá tình hình Quản trị công ty của Việt Nam”.

6. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), "Công ty vốn, quản lý và tranh chấp", Nhà xuất bản tri thức, Hà Nội.

7. Nick Freeman và Nguyễn Văn Làn (2006), “Quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam - bước đầu của một chặng đường dài”, International Finance Corporation (IFC), World Bank.

8. NguyenDucTan (2007), “Đi tìm mô hình quản trị công ty

theo kiểu Việt Nam”, Website:

9. “Chuẩn mực quản trị doanh nghiệp chưa được coi trọng”, http://www.newpathway.org/apm, 2008.

10. acer3610 (2007), “Hệ thống quản trị và kiểm soát xung đột trong doanh nghiệp”, Website www.saga.vn.

11. Prof.DeKeulener (2007), “Xuất xứ và mục đích của quản trị xung đột (corporate governance)”, Website www.saga.vn.

12. ndduy_84 (2008), “Corporate governance: quản trị công ty đại chúng”, Website www.saga.vn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w