b. Mô hình quản trị theo cơ cấu quản lý: Cơ cấu quản lý trong mô hình này được xác định theo
2.2. Thực trạng quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1.Thực trạng xây dựng pháp luật về quản trị công ty đối với các Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
Việt Nam nằm trong nhóm nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Do vậy, đặc thù cơ bản tại các nước này là các CTCP có phần vốn nhà nước chiếm chủ yếu; lượng công ty do nhà nước nắm 100% vốn chiếm tỷ trọng lớn, công ty do tư nhân nắm giữ thường ít và có mức vốn nhỏ. Bên
cạnh đó, do CTCP chủ yếu là DNNN cổ phần hóa nên có đặc thù là tập trung sở hữu với đại diện là nhà nước và số lượng cổ đông không lớn, khả năng phân tán sở hữu ra đại chúng gặp khó khăn.
Nhìn chung, các quy định về QTCT trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam cũng đã được đề cập tương đối, về cơ bản đã tạo ra được một khung pháp lý và các nguyên tắc cơ bản của QTCT, trong đó có quy định cụ thể và bắt buộc đối với Ngân hàng TMCPNY. Tuy nhiên, do QTCT còn là một vấn đề quá mới mẻ tại Việt Nam nên chưa có sự nhận thức rõ ràng về lĩnh vực này từ đó dẫn đến các văn bản pháp lý quy định về QTCT còn chưa đồng bộ và đầy đủ. Một số văn bản pháp luật còn chịu ảnh hưởng của tư duy kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Các quy định nhìn chung khá sơ sài và chưa bao quát được đối với tất cả các hình thái công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Riêng đối với các quy định về quản trị đối với Ngân hàng TMCPNY đã ban hành với yêu cầu áp dụng bắt buộc, tuy nhiên khả năng kiểm soát cũng như đánh giá mức độ tuân thủ gần như không có kể từ khi Quy chế QTCT được ban hành.
Dưới đây là một số điểm chưa bao quát hết của hệ thống Luật pháp về QTCT tại Việt Nam:
− Các quy định trong luật về vấn đề QTCT còn rất sơ sài, chưa cụ thể, mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ và bao quát. Tính chất pháp lý chuyên môn thiếu chặt chẽ; luật chưa thực sự khuyến khích tính tự chủ, độc lập, năng động trong hoạt động QTCT, chưa
tách bạch được quyền sở hữu và quyền quản lý. Hơn nữa, các quy định của luật về QTCT mang nặng tính hình thức do chưa có những cơ chế giám sát và đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp lý này. Ngoài ra, các quy định trong luật đôi lúc còn chồng chéo và mâu thuẫn do chưa có quan niệm chung, thống nhất về hệ thống pháp luật với các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật và vai trò, vị trí của mỗi yếu tố trong hệ thống. Từ đó dẫn đến cơ chế thi hành pháp luật chưa được quan tâm đúng mức.
− Hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung và QTCT nói riêng còn thiếu một số yếu tố cần thiết và quan trọng của thể chế kinh tế thị trường, chưa có luật cạnh tranh, chế độ pháp lý về sở hữu chưa xác định rõ ràng.
− Các quy định về CBTT đối với các công ty tại Việt Nam nói chung đều chưa có. Ngoại trừ các công ty đại chúng, trong đó có Ngân hàng TMCPNY, là có quy định công khai về tài chính và CBTT. Tuy nhiên, việc kiểm soát và xử lý vi phạm theo Luật đối với các công ty này còn quá nhẹ và gần như không có xử phạt thích đáng.
− Các quy định về thâu tóm, sáp nhập chưa đầy đủ và chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan tới công ty.
− Các quy định về phá sản được ban hành song chưa bao quát được các tình huống phát sinh thông thường. Trên thực tế, tổng số các công ty tuân thủ thủ tục phá sản kể từ khi Luật phá sản có hiệu lực là gần như rất ít. Do đó, về thực chất Luật phá sản ban hành
năm 2005 chưa thực sự bảo vệ quyền lời của nhà đầu tư, đặc biệt là các bên liên quan đến công ty.