Quyền kiểm soát và việc bảo vệ các cổ đông thiểu số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 73)

b. Mô hình quản trị theo cơ cấu quản lý: Cơ cấu quản lý trong mô hình này được xác định theo

2.2.2.2Quyền kiểm soát và việc bảo vệ các cổ đông thiểu số

Sau khi Luật Chứng khoán ra đời, cùng với Quy chế QTCT, việc bảo vệ cổ đông thiểu số được quan tâm hơn. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số và thực hiện quyền kiểm soát của những cổ đông này vẫn là một trong những điểm đáng quan tâm đối với các Ngân hàng TMCPNY vì trước khi tham gia niêm yết, hầu hết các doanh nghiệp này đều có một cơ chế gây bất lợi cho cổ đông như còn cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng cổ phần; tập trung lợi ích và quyền kiểm soát vào tay HĐQT đồng thời là BGĐ công ty khiến cho các cổ đông thiểu số không có được một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát hoạt động của BGĐ công ty. Khi những doanh nghiệp này đăng ký niêm yết trên TTCK thì những hạn chế nêu trên đã được khắc phục phần nào.

Theo Quy định các CTCP niêm yết phải ban hành Điều lệ của công ty phù hợp với Điều lệ mẫu. Do đó, trong thời gian gần đây, những Ngân hàng TMCPNY về cơ bản đã có điều lệ phù hợp. Tuy nhiên, việc kiểm soát và bảo vệ cổ đông thông qua hạn chế tối đa hiện tượng giao dịch nội gián gần như chưa kiểm soát được. Việc nhận thức đúng đắn của các Ngân hàng TMCPNY về vấn đề này chưa tốt và gần như về phía công ty không đưa ra biện pháp gì để cải thiện tình trạng quyền lợi của cổ đông thiểu số bị xâm phạm ngoại trừ quyền bỏ phiếu gộp theo điều lệ mẫu.

Ngoài điều lệ theo điều lệ mẫu, các Ngân hàng TMCPNY phải ban hành quy chế nội bộ về QTCT.

Trong Báo cáo về môi trường kinh doanh 2012 do Ngân hàng Thế giới công bố, xếp hạng về môi trường kinh doanh, Việt nam đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư thông qua việc ban hành Luật Doanh nghiệp mới, trong đó quy định các hoạt động chính của công ty phải có sự tham gia của nhà đầu tư, đồng thời tăng cường yêu cầu công khai thông tin của công ty trong các giao dịch có các bên liên quan, và đưa ra quy định về trách nhiệm của giám đốc và thành viên HĐQT công ty trong việc bảo toàn lợi ích của cổ đông và doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần cải thiện một số lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư. Việt Nam cần phải tiến hành nhiều cải cách trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư để họ có thể tự tin hơn khi bỏ vốn đầu tư. Việt Nam nằm trong số những quốc gia bảo

vệ nhà đầu tư kém nhất (xếp thứ 165/178 nước) trước sự lạm dụng tài sản doanh nghiệp của giám đốc hay thành viên HĐQT.

Trong thời điểm TTCK sụt giảm như hiện nay, giá cổ phiếu sụt mạnh, danh mục đầu tư, kế hoạch tăng vốn và hàng loạt vấn đề về QTCT đã được đưa ra soi xét kỹ hơn tại các cuộc họp ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, tiếng nói của cổ đông nhỏ gần như có cũng như không. Qua một số kỳ ĐHĐCĐ cho thấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Điều này thể hiện rõ nét hơn ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, song số vốn nhà nước chiếm trên 50%.

Tại các cuộc họp ĐHĐCĐ, các vấn đề được thông qua chủ yếu là những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn. Một thống kê sơ bộ của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy: chỉ khoảng 8% CTCP có bổ sung nội dung mới vào Nghị quyết của ĐHĐCĐ, còn lại gần như giữ nguyên nội dung. Quan sát thực tế thời gian qua cho thấy không ít cổ đông đã bị vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình. Các cổ đông lớn (nhất là cổ đông nhà nước) hay lạm dụng quyền và thực thi quyền của mình chưa đúng với quy định của pháp luật. Những cổ đông này thường cho mình cái quyền tự quyết trong việc trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên HĐQT (điển hình là trường hợp CTCP Phân bón và hóa chất dầu khí), sử dụng tài sản của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho công ty con khác; hoặc đã sử dụng vị thế là cổ đông

đa số biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá ưu đãi khi công ty phát hành thêm cổ phần mới.

2.2.2.3 Vai trò giám sát của các bên có quyền lợi liên quan

Việc giám sát hoạt động của công ty không chỉ là trách nhiệm của chủ nợ hay những người sở hữu trái phiếu công ty mà còn là trách nhiệm của rất nhiều người, tổ chức có quan hệ hợp đồng và quan hệ xã hội với nhau. Để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, trước tiên hệ thống luật pháp liên quan đến phá sản. Luật phá sản ban hành gần nhất năm 2005 đã có hiệu lực trong một thời gian dài song cũng chưa có trường hợp nào người có liên quan yêu cầu công ty làm thủ tục phá sản theo luật và thanh lý công ty. Bên cạnh đó, bản thân các chủ nợ cũng chưa nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong việc có trách nhiệm giám sát hoạt động của công ty một cách chủ động và tích cực để buộc công ty phải thực hiện tốt cơ chế quản trị doanh nghiệp.

Thực tế về hoạt động của người có liên quan đến công ty tác động đến tình hình quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức trách nhiệm tương ứng với lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tại công ty thông qua cơ cấu lại Ban điều hành trên giác độ đơn lẻ. Bản thân những người có liên quan cũng chưa ý thức rõ và có hành động kiên quyết trong việc đưa ra kiến nghị về việc hình thành một hệ thống quản trị hợp lý, hiệu quả với công ty mặc dù họ có nhìn thấy xu hướng quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Theo đánh giá chung thì ý thức về quản trị công ty của những người liên quan đến công ty chủ yếu rơi vào các tổ chức tín dụng có mối quan hệ hợp đồng. Các đối tượng này thường có kiến thức và có mối quan hệ kinh tế gần với công ty nên thường quan tâm hơn đến tình hình của công ty vay nợ.

2.2.2.4 Chế độ CBTT của các Ngân hàng TMCP niêm yết

Cũng như các CTCP nói chung, các Ngân hàng TMCPNY chưa có thói quen kiểm toán và CBTT. Tuy nhiên, do quy định của

UBCKNN, các công ty này phải CBTT một cách thường xuyên và đầy đủ hơn, do vậy cổ đông của các công ty này có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thông tin của công ty.

Theo quy định tại Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài Chính, trong năm 2012 các Ngân hàng TMCPNY phải thực hiện nghĩa vụ CBTT bao gồm: báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu.

Về báo cáo định kỳ, các Ngân hàng TMCPNY phải CBTT về BCTC quý, báo cáo kiểm toán năm và báo cáo thường niên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 73)