Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92)

b. Mô hình quản trị theo cơ cấu quản lý: Cơ cấu quản lý trong mô hình này được xác định theo

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

QTCT của các CTCP ở Việt Nam lại kém do các nguyên nhân sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân vi mô

Thứ nhất: Mô hình QTCT của các Ngân hàng TMCPNY

trên TTCK Việt Nam có nhiều nhược điểm. Mô hình QTCT hiện nay tại Việt nam là mô hình sở hữu bên trong và hầu hết các công ty đều có những yếu kém trong hoạt động quản trị. Cần đánh giá một cách khách quan rằng, nguyên nhân của sự yếu kém này không phải xuất phát từ mô hình QTCT mà chủ yếu do việc chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc QTCT. Mô hình quản trị thực chất chỉ là kết quả của mô hình phát triển kinh tế mà thôi. Song cần lưu ý rằng, mô hình QTCT cũng là một chất xúc tác giúp cho tình hình quản trị được cải thiện. Do vậy, việc chuyển đổi mô hình quản trị có thể giúp nâng cao hơn hiệu quả QTCT tại các doanh nghiệp

Thứ hai: Vai trò và trách nhiệm của người chủ sở hữu,

Trách nhiệm không rõ ràng đồng nghĩa với sự chồng chéo giữa HĐQT và BGĐ doanh nghiệp. Khi đó, tính minh bạch của những thông tin, quyết định của BGĐ công ty với cổ đông của doanh nghiệp là không rõ ràng. Điều này vô hình chung đã tạo ra lỗ hổng lớn trong cách thức quản lý doanh nghiệp.

Qua phân tích ở trên cho thấy phần lớn các trường hợp việc xâm phạm quyền lợi của cổ đông thiểu số của CTCP đều thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân đó là HĐQT của CTCP vừa là cơ quan quản lý công ty cũng vừa là người sở hữu cổ phần lớn của công ty, vì vậy quyết định của ĐHĐCĐ cũng là quyết định của các thành viên HĐQT, bởi vì thực chất các thành viên HĐQT là những cổ đông hay là đại diện cho các cổ đông lớn của công ty mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông trong công ty. Các CTCP Việt Nam hầu hết thành viên HĐQT là những cổ đông lớn vì vậy, quyền lợi của các cổ đông lớn gắn chặt với quyền lợi của thành viên HĐQT đặc biệt là vai trò của chủ tịch HĐQT. Một nguyên nhân thứ hai, đó là do các cổ đông nhỏ không liên kết lại để tạo thành nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên để có một số quyền nhất định trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bởi vì việc mua cổ phần của các cổ đông nhỏ hiện nay đặc biệt là trên SGDCK hiện nay chủ yếu nắm giữ trong một thời gian rất ngắn thông thường là không đủ thời hạn liên tục 6 tháng theo Luật định và họ chỉ đầu cơ chứ không đầu tư lâu dài dó đó họ quan

tâm chủ yếu đến lợi nhuận kiếm được còn ai tham gia quản lý công ty như thế nào thì hầu như họ chỉ biết trong chờ vào các cơ quan quản lý công ty là HĐQT hay cơ quan kiểm tra giám sát của công ty là BKS.

Thứ ba: Vai trò giám sát của các bên có quyền lợi liên

quan chưa phát huy

Ngân hàng TMCPNY trên TTCK Việt Nam chủ yếu có hai loại chủ nợ, đó là các ngân hàng thương mại và những người sở hữu trái phiếu công ty. Cũng như đối với các doanh nghiệp nói chung, vai trò giám sát của các chủ nợ đối với các Ngân hàng TMCPNY còn yếu. Luật phá sản đã ra đời nhưng hầu như chưa được áp dụng vì không một chủ nợ nào muốn yêu cầu công ty tuyên bố phá sản và thanh lý công ty. Bên cạnh đó, các chủ nợ của công ty chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò giám sát của mình đối với hoạt động của công ty nên chưa tích cực và chủ động trong việc gây những sức ép buộc công ty phải thực hiện một cơ chế QTCT tốt hơn. Ngay chính bản thân các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay cũng chưa có ý thức hoặc chưa có được một cơ chế quản trị tốt để thực hiện một cách hiệu quả chức năng này.

Thứ tư: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu QTCT.

Sự hiểu biết về QTCT trong kinh doanh rất hạn chế trong các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều giám đốc và thành viên HĐQT của doanh nghiệp, cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước chưa được đào tạo có hệ thống những kiến thức và kỹ năng về QTCT. Các công ty

chưa quen với nguyên tắc QTCT theo thông lệ quốc tế. Bản thân các cổ đông hầu hết cũng chưa nhận thức được những lợi ích của QTCT trong việc giúp HĐQT kiểm soát công ty được tốt hơn.

2.3.3.2 Nguyên nhân vĩ mô

Thứ nhất: môi trường kinh tế và môi trường pháp lý

chưa được đồng bộ, thông thoáng để có thể QTCT tốt.

Trên thực tế, có nhiều luật khác nhau chi phối vấn đề QTCT do hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều luật đan xen. Như vậy, là một vấn đề mới nhưng QTCT tại Việt Nam đã và đang trở thành một phần quan trọng không thể tách rời trong hệ thống luật của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy trên tổng thể hệ thống pháp luật của Việt Nam xét trên khía cạnh QTCT có một số những tồn tại sau:

+ Do luật và các quy định pháp lý tại Việt Nam được nhiều cơ quan Chính phủ khác nhau dự thảo nên có sự khác nhau về cơ sở pháp lý viện dẫn trong việc giải thích các khá niệm và nguyên tắc của QTCT.

+ Vấn đề QTCT đã được thể hiện ít nhiều trong các văn bản pháp luật luật quan trọng trong hệ thống luật Việt Nam như Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các văn bản pháp quy về cổ phần hoá…Tuy nhiên, các quy định trong luật về vấn đề QTCT còn chưa cụ thể, thiếu đồng bộ và không bao quát. Tính chất pháp lý chuyên môn thiếu chặt chẽ; luật chưa thực sự khuyến khích tính tự chủ, độc lập, năng động trong

hoạt động QTCT, chưa tách bạch được quyền sở hữu và quyền quản lý. Hơn nữa, các quy định của luật về QTCT mang nặng tính hình thức do chưa có những cơ chế giám sát và đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp lý này. Việc áp dụng các nguyên tắc QTCT của các Ngân hàng TMCPNY mới chỉ dừng lại ở những quy định trong Mẫu điều lệ và Quy chế QTCT, vì vậy vẫn chịu ảnh hưởng những hạn chế trong QTCT của hệ thống pháp luật hiện hành.

+ Chưa có quy định về bắt buộc công khai tài chính, CBTT đối với doanh nghiệp nói chung trừ các Ngân hàng TMCPNY trên TTCK.

QTCT các CTCP trên TTCK Việt Nam vẫn chưa bắt nhịp kịp với những thông lệ tốt nhất trong QTCT. Mặc dù Luật Doanh nghiệp quy định khá rõ về QTCT theo thông lệ quốc tế, đồng thời các Ngân hàng TMCPNY phải tuân thủ Điều lệ mẫu và Quy chế QTCT. Tuy nhiên, chưa xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể về QTCT và mức độ cưỡng chế thực thi chưa cao. Các trường hợp vi phạm hầu hết chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở.

Thứ hai: Thị trường giao dịch thay đổi quyền kiểm soát

chưa phát triển. Các vụ thâu tóm sáp nhập ở Việt Nam có một số đặc điểm:

+ Đa số các vụ thâu tóm, sáp nhập đáng kể đều có yếu tố nước ngoài. Sự hiện diện của yếu tố nước ngoài trong thâu tóm, sáp nhập của Việt Nam có thể được giải thích qua ba lý do sau. Trước

hết, doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các hoạt động thâu tóm, sáp nhập, trong khi doanh nghiệp Việt Nam còn bỡ ngỡ, nên không thể nắm thế chủ động trong hoạt động này. Thứ hai, doanh nghiệp nước ngoài mới tạo ra nguồn hàng hóa tốt cho cả cung và cầu trong thâu tóm, sáp nhập. Với tiềm lực tài chính của mình, họ mới là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD mà các doanh nghiệp trong nước không thể với tới. Mặt khác các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ muốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài nhằm khai thác những thương hiệu tên tuổi và bề dày kinh nghiệm quản lý của họ. Thứ ba, thâu tóm, sáp nhập là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả và phổ biến giúp các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa mà không phải chịu phí tổn thành lập, xây dựng thương hiệu và thị phần ban đầu.

+ Cách thức và tác nghiệp thâu tóm, sáp nhập còn sơ khai. + Cách thức xây dựng thị trường thâu tóm, sáp nhập cũng thể hiện nhiều bất cập.

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam ra đời và đã chính thức đi vào hoạt động được hơn 9 năm. Hơn một nửa thập kỷ qua, TTCK đã đạt được những thành tựu và khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như với chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.

Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000.

Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là SGDCK Tp.HCM), và ngày 20/7/2000, Trung tâm chính thức đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000. Đây là một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, đánh dấu sự ra đời chính thức

của TTCK Việt Nam. Sự trưởng thành của TTGDCK Tp.HCM được ghi nhận bằng việc nâng cấp lên thành Sở Giao dịch chứng khoán theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 11/5/2007.

Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam. Đến nay, TTGDCK Hà Nội đã được nâng cấp lên thành SGDCK HN.

Mục tiêu phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới là:

− Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt động để TTCK thật sự đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

− Gắn việc phát triển TTCK với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN và chuyển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành CTCP.

− Mở rộng phạm vi hoạt động của TTCK có tổ chức, từng bước thu hẹp TTCK tự do nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách: Đẩy mạnh triển khai thực thi Luật Chứng khoán thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn; xây dựng các văn bản về quản lý phát hành riêng lẻ của công ty đại chúng. Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với các đối tượng tham gia TTCK. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc trao đổi, cung cấp thông tin và giám sát, kiểm soát các rủi ro trên thị trường tiền tệ và TTCK.

Thứ hai, tăng cường số lượng và chất lượng cung - cầu trên TTCK

Về cung chứng khoán: Đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch cổ phần hoá DNNN 2006-2010 theo Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, gắn chào bán cổ phiếu lần đầu của DNNN cổ phần hóa với niêm yết trên TTCK theo lộ trình thích hợp. Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu đô thị, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình) và đưa vào giao dịch trên TTCK. Thực hiện bán giảm bớt phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Về cầu chứng khoán: Xây dựng cơ sở nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho TTCK; khuyến khích tham gia của các định chế đầu tư chuyên

nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư...) vào TTCK. Xây dựng và công bố lộ trình hội nhập để nhà đầu tư nước ngoài chủ động tham gia TTCK phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết WTO.

Thứ ba, tái cấu trúc TTCK: Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hệ thống giao dịch để có thể tổ chức giao dịch từ xa đối với cả hai SGDCK. Tiếp tục xây dựng hệ thống giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết theo hướng thị trường OTC tại TTGDCK Hà Nội.

Thứ tư, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian: Nâng cao năng lực của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo tiêu chí mới (quy mô vốn; QTCT; nhân lực; công nghệ; mạng lưới dịch vụ) để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới.

Thứ năm, nâng cao năng lực giám sát thị trường: Hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoạt động của UBCKNN theo quy định của Luật Chứng khoán, Quyết định 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN thuộc Bộ Tài chính và đặc biệt là năng lực giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92)