Vấn đề quản trị công ty trong Luật Doanh nghiệp 2005

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 60)

b. Mô hình quản trị theo cơ cấu quản lý: Cơ cấu quản lý trong mô hình này được xác định theo

2.2.1.1Vấn đề quản trị công ty trong Luật Doanh nghiệp 2005

Về cơ bản, quy định về vấn đề QTCT trong Luật Doanh nghiệp được nêu rõ và cụ thể hơn so với các luật khác. Luật doanh nghiệp đã có các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý đối với Ngân hàng TMCPNY như là ĐHĐCĐ, HĐQT và giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Luật này quy định về quyền đề cử người vào HĐQT, BKS, có những quy định thể hiện quyền dân chủ của cổ đông, quy định về quy trình và thủ tục chuẩn bị triệu tập họp, thông qua các quyết định quan trọng của công ty, về việc cung cấp thông tin tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty... Xét trên phương diện QTCT, Luật Doanh nghiệp 2005 có những điểm mới so với Luật doanh nghiệp 1999 như sau:

− Mở rộng quyền của cổ đông: Ngoài những quyền tại Luật doanh nghiệp 1999, cổ đông còn được quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông; có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ;

− Bảo vệ quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số, cụ thể:

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn có quyền yêu cầu BKS kiểm tra từng

vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Có quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ công ty khi HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá sáu tháng mà HĐQT mới chưa được bầu thay thế…

+ Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết, trước đây là 51%.

+ Quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là 51%.

+ Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là 51%.

− Nâng cao tính trách nhiệm cá nhân của cổ đông phổ thông: Cổ phần phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau: (i) Vi phạm pháp luật; (ii) Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá

nhân khác; (iii) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

− Quy định cơ chế xử lý đối với cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua

Luật doanh nghiệp 2005 quy định xử lý như sau: (i) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; (ii) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; (iii) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì số lượng tối thiểu của HĐQT là 05 người, thành viên của HĐQT không nhất thiết là cổ đông của công ty. Vì vậy, Luật quy định thêm tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên HĐQT. Như vậy, chủ tịch của HĐQT cũng không nhất thiết là cổ đông của công ty.

Quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên của BKS quy định cụ thể hơn về quyền và nhiệm vụ của BKS.

Mở rộng thẩm quyền của BKS như “Khi phát hiện có thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật này thì phải thông báo ngay bằng văn bản với HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu

quả”, “sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao”… Ngoài ra luật còn quy định về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm BKS. Khi kết thúc năm tài chính, HĐQT phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu về tình hình kinh doanh, tài chính, đánh giá công tác quản lý để nộp cho BKS…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 60)