1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần vĩnh hoàn

170 214 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Một số khác cho rằng, phạm trù hiệu quả kinhdoanh được áp dụng đối với tất cả các hoạt động lao động thuộclĩnh vực sản xuất và phi sản xuất, hoặc hiệu quả kinh doanh chỉ ápdụng đối với k

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nếu tất cả các doanh nghiệp sản xuất ra lượng hàng hóa vô tận

để thỏa mãn mọi nhu cầu của con người với nguồn lực của mình là

vô hạn thì chắn chắn chúng ta không phải bận tâm nhiều Nhưngtrên thực tế thì không phải như vậy, nhu cầu của con người vẫnngày càng phong phú, đa dạng và luôn thay đổi theo thời gian, cònnguồn lực thì càng trở nên khan hiếm Như vậy, khó khăn củadoanh nghiệp là dựa vào hạn chế, khan khiếm cần phải tìm chomình loại hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của thị trường Do đó, việc sửdụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp đang

là vấn đề được quan tâm

Nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu long, Đồng tháp cónguồn tài nguyên thủy sản vô cùng phong phú, đa dạng Các doanhnghiệp xuất khẩu thủy sản đang trên đà phát triển, đã góp một phầnquan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà,góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đấtnước và sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Thực tế hiện naymặc dù có các hiệp hội về xuất khẩu thủy sản giữa các doanh nghiệptrong nước, tuy nhiên bên trong mỗi doanh nghiệp đều có sự cạnhtranh lẫn nhau rất khóc liệt Điều đó dẫn đến lãng phí và cạn kiệtnguồn thiên nhiên, gây ra trình trạng lãng phí, làm giảm hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp Hơn bao giờ hết hiệu quả kinhdoanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy

1

Trang 2

sản cần được chú trọng hơn nữa trong giai đoạn hội nhập nền kinh

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinhdoanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của nền sản xuất xã hội, từ

đó làm rõ một số vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Vĩnh Hoàn;

- Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, nghiêncứu một cách toàn diện, sâu sắc những đặc điểm thực tế về tình hìnhphân tích hiệu quả kinh doanh trong công ty Trên cơ sở đó xâydựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quảkinh doanh của công ty;

- Luận văn đã nêu sự cần thiết phải phân tích hiệu quả kinhdoanh trong Công ty Cổ phần Vĩnh hoàn, nói rõ quan điểm hoànthiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong Công ty Cổ phần Vĩnhhoàn;

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinhdoanh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

Cổ phần Vĩnh Hoàn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

Trang 3

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận vềhiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh, cùng vớithực trạng và phương pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả kinhdoanh trong Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong ngành thủysản, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu cá da trơn Số liệuminh họa được lấy tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Về thời gian, sốliệu được sử dụng để nghiên cứu, phân tích thuộc giai đoạn 2008 –

2010, đề ra các giải pháp cho giai đoạn tiếp sau

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trên cơ cở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, quán triệt các quan điểm, định hướng phát triển của Đảng vàNhà nước đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sảnnói riêng Để thực hiện được đề tài luận văn đã sử dụng tổng hợpnhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp điềutra, phân tích, hệ thống hóa; phương pháp tổng hợp, phương phápthực chứng để đối chiếu, trình bày, đánh giá các vấn đề có liên quanđến hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Từ đó, nêu lên ý kiến của bản thân mình

- Xây dựng nội dung, phương pháp và chỉ tiêu phân tích

3

Trang 4

hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản;

- Xem xét, đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnhhưởng tới việc phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệpkhai thác khoáng sản;

- Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong phân tích hiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp Từ đó, đề xuất những giảipháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm và nâng caohiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sảnViệt Nam;

6 Kết cấu của đề tài

Với tên đề tài: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinhdoanh tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, ngoài phần mở đầu, kếtluận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,… luận văn được kếtcấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanhtrong các doanh nghiệp;

Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Vĩnh hoàn;

Chương 3: Giải pháp hoàn tiện phân tích hiệu quả kinh doanhtại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

4

Trang 5

1.1.1 Quan điểm về hiệu quả kinh doanh

Vấn đề hiệu quả kinh doanh đã được các nhà kinh tế học trênthế giới đi sâu nghiên cứu từ những năm 1930, đặc biệt nó được tậptrung nghiên cứu trong những năm 1960 Thế nào là quá trình sảnxuất kinh doanh có hiệu quả? Những biểu hiện của hiệu quả kinhdoanh là gì? v.v Đó là những nội dung được đặt ra cho nhiều nhàkhoa học, nhà quản lý và điều hành sản xuất quan tâm nghiên cứu

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá

có liên quan trực tiếp tới các phạm trù và các quy luật kinh tếkhác Hiệu quả kinh doanh cũng là mối quan tâm hàng đầu của cácnhà quản lý, các cơ sở sản xuất kinh doanh, bởi vì nó là tiêu chuẩn, làthước đo của mọi hoạt động Khi bàn về vấn đề này, một số nhà kinh

tế học cho rằng hiệu quả kinh doanh chỉ nên nghiên cứu áp dụng đốivới lĩnh vực sản xuất Một số khác cho rằng, phạm trù hiệu quả kinhdoanh được áp dụng đối với tất cả các hoạt động lao động thuộclĩnh vực sản xuất và phi sản xuất, hoặc hiệu quả kinh doanh chỉ ápdụng đối với khu vực sản xuất nhưng ảnh hưởng của nó còn gây tácdụng đến hao phí lao động và mức phát triển lĩnh vực phi sản xuất.Nhiều nước trên thế giới đã đặt mục tiêu kinh tế trực tiếp của hệthống quản lý là nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội Theo

1

Trang 6

chúng tôi, phạm trù hiệu quả kinh doanh được nghiên cứu áp dụngđối với bất kỳ một quá trình lao động sản xuất nào.

Qua nội dung được trình bày khái quát ở trên, chúng ta nhậnthấy rằng hiện nay vẫn còn khá nhiều các quan điểm khác nhaukhi bàn về hiệu quả

2

Trang 7

kinh doanh Mỗi một quan điểm đều đưa ra những lý lẽ nhấtđịnh về hiệu quả kinh doanh, có thể kể ra một số trường phái quanđiểm về hiệu quả kinh doanh chủ yếu sau:

Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh phải là một đại lượng so sánh: sosánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa đầu ra với đầu vào, so sánhgiữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được, … Kếtquả kinh doanh thu được phải là một kết quả tốt, kết quả có ích Kếtquả đó có thể là một đại lược vật chất được tạo ra do có sự chi phí haymức độ được thỏa mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định Về mặtđịnh lượng, hiệu quả kinh doanh được thể hiện thông qua mối tươngquan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được theo định hướng tăng kếtquả và giảm chi phí

Trong bản dự thảo phương pháp tính hệ thống chỉ tiêu hiệu quảkinh doanh của Viện nghiên cứu khoa học thuộc Ủy ban kế hoạch Nhànước Cộng hòa Liên bang Nga đã xem hiệu quả kinh doanh là tốc độtăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội Như vậy, theo quanđiểm này thì hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quảsản xuất hoặc nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó

Đại diện cho trường phái thuộc quan điểm này cũng được kểđến là nhà kinh tế học người Anh Adam Smith và nhà kinh tế họcngười Pháp Ogiephric Theo đó hiệu quả - kết quả đạt được trong hoạtđộng kinh tế là doanh thu tiêu thụ hàng hoá Ông đã đồng nhất hiệuquả với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, do đó không đánh giáchính xác hiệu quả kinh doanh

Rõ ràng các quan điểm trên là chưa hợp lý Kết quả sản xuất cóthể tăng lên do tăng chi phí đầu tư hoặc mở rộng việc sử dụng cácnguồn dự trữ Nếu như kết quả sản xuất kinh doanh tăng do việc mở

3

Trang 8

rộng chi phí các nguồn sản xuất thì theo quan điểm này rất khó lýgiải Hơn nữa, nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thìtheo quan điểm này chúng ta lại có cùng một hiệu quả kinh tế nênkhông thể phân biệt được kỳ kinh doanh nào có hiệu quả hơn Nhưvậy, việc chọn năm gốc để so sánh sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả sosánh.

Ở nước ta, nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu quả kinh doanhcũng thống nhất với quan điểm này Chẳng hạn, có tác giả chorằng: “Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh được xem xéttrong mối tương quan giữa một bên là kết quả thu được và một bên làchi phí bỏ ra” Hay trong một công trình nghiên cứu khác có tác giảcho rằng: “Hiệu quả của một quá trình nào đó theo nghĩa chung nhất

là quan hệ tỷ lệ giữa kết quả với những điều kiện, nhân tố chi phí vậtchất sử dụng để đạt được kết quả theo mục đích của quá trình đó”

Ưu điểm của các quan điểm này là đã phản ánh được mối quan hệ bảnchất của hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí, songnhược điểm ở đây là họ chỉ mới đề cập đến chi phí thực tế mà bỏ quamối liên hệ tới nguồn lực của chi phí đó

Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh còn được xét theo quan hệ sosánh tương đối giữa kết quả đạt được bổ sung và chi phí tiêu hao bổsung Lúc này, hiệu quả kinh doanh được định nghĩa là: Hiệu quả kinhdoanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăngthêm của chi phí Quan điểm này mới chỉ dừng lại ở mức độ xem xét

sự bù đắp chi phí bỏ ra tăng thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh.Như vậy, nhìn theo góc độ nghiên cứu của Mác - Lênin các sự vậthiện tượng đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhauchứ không tồn tại một cách riêng lẻ Hơn nữa, sản xuất kinh doanh làmột quá trình mà trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên hệ mật thiết

4

Trang 9

với các yếu tố sẵn có, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên quátrình sản xuất kinh doanh và làm thay đổi kết quả kinh doanh Nhưvậy, phân tích hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải xem xét sự vậnđộng của tổng thể bao gồm yếu tố sẵn có và yếu tố tăng thêm chứkhông giống như quan điểm này chỉ xét đến yếu tố tăng thêm khi phântích hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai, hiệu quả kinh doanh phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.

Quan điểm này được thể hiện qua từ điển Kinh tế Anh - Việt, họcho rằng: Hiệu quả (efficiency) là mối tương quan giữa đầu vào củacác yếu tố khan hiếm với đầu ra của hàng hóa, dịch vụ; mối quan hệnày có thể đo lường theo hiện vật được gọi là hiệu quả kỹ thuật(technical efficiency) hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế(economic efficiency) Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ

sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực khan hiếm

Với các khái niệm được trình bày nêu trên, hiệu quả kinh doanhtheo quan điểm này thể hiện việc đánh giá sự tiết kiệm, hay lãng phícủa quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thể xác địnhđược Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra nên sử dụng như thế nào đểđược xem là hợp lý vẫn đang còn là một tiêu chuẩn mang tính chấttrừu tượng, bản thân doanh nghiệp cũng rất khó lượng hóa được vì nóchỉ mới dừng lại ở khả năng vận dụng nguồn lực đầu vào chứ khôngxét trong mối vận động tương quan của các yếu tố đầu ra

Thứ ba, hiệu quả kinh doanh là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Đây chính là quan điểm của GS.TS Ngô Đình Giao Ông chorằng tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp

5

Trang 10

hướng đến, do đó khi nghiên cứu hiệu quả kinh doanh chúng tacũng đã nhận thấy vai trò rất quan trọng của tổ chức và quản lý họatđộng kinh doanh, có nghĩa là để đánh giá hiệu quả kinh doanh cũngcần phải nói tới hiệu quả của hoạt động quản lý Hiệu quả của hoạtđộng quản lý là tỷ lệ giữa kết quả có ích của hoạt động quản lý vớikhối lượng các nguồn đã sử dụng hay đã hao phí để đạt được kết quả

đó Việc hình thành và thực hiện hiệu quả có ích của hoạt động quản

lý diễn ra như một quá trình lâu dài, đôi khi kéo dài trong nhiều năm

Vì vậy, quá trình quản lý có thể được chia thành những giai đoạn, thaotác riêng biệt, đồng thời cũng có thể chia thành những giai đoạn trunggian (bộ phận) và những kết quả cuối cùng có liên hệ lẫn nhau của cơquan quản lý nói chung và giữa các khâu quản lý nói riêng Việc đánhgiá tổng quát hiệu quả của hoạt động quản lý biểu hiện ở kết quả cuốicùng các hoạt động của chủ thể quản lý (doanh nghiệp, Bộ ngành,vùng) Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động quản lý là kết quả tổng hợpcủa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả chính trị

Thứ tư, hiệu quả kinh doanh còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải thể hiện cả về mặt định tính và định lượng.

Nếu xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinhdoanh khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn thìhiệu quả càng cao và ngược lại Song khi đánh giá về mặt định tính,mức độ hiệu quả kinh tế cao phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độquản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp và sự gắn

bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với nhữngyêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội Hai mặt định lượng và địnhtính của phạm trù hiệu quả có quan hệ chặt chẽ với nhau, có nghĩa

là trong những biểu hiện về định lượng phải nhằm đạt được những

6

Trang 11

mục tiêu chính trị - xã hội nhất định Nếu đánh giá hiệu quả củadoanh nghiệp theo quan điểm này, tức là chỉ khi nào đạt được kết quảcao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được gọi là hiệu quả.Song trên thực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất và chi phí nào

là thấp nhất là rất khó

Về mặt hình thức, hiệu quả kinh doanh được biểu hiện qua cáccấp độ khác nhau, từ thấp đến cao, phản ánh trình độ sử dụng chi phíhay sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh Biểu hiệnđầu tiên của hiệu quả kinh doanh là hiệu suất (hay năng suất –productivity), tiếp đến là hiệu năng (efficiency) và cuối cùng là hiệuquả (effeet) sử dụng chi phí, sử dụng yếu tố đầu vào của kinh doanh

Hiệu suất hay năng suất sử dụng chi phí đầu vào, sử dụng các

yếu tố đầu vào phản ánh cường độ hoạt động của doanh nghiệp, chobiết tương quan giữ kết quả sản xuất đầu ra với lượng chi phí hay yếu

tố đầu vào được sử dụng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Kết quả thu được trên một đơn vị chi phí hay một đơn vị yếu tố đầuvào càng lớn, hiệu suất hay năng suất sử dụng chi phí, sử dụng cácyếu tố đầu vào càng cao và ngược lại

Hiệu năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào hay hiệunăng hoạt động phản ánh khả năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu

tố đầu vào hay khả năng tiến hành từng hoạt động (mua, bán, thanhtoán …) mà doanh nghiệp có thể đạt được Hiệu năng sử dụng hayhiệu năng hoạt động được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh tốc độquay vòng (số vòng quay) của các yếu tố đầu vào hay số vòng quaycủa từng hoạt động và thời gian của một vòng quay củ từng đốitượng Số vòng quay của từng đối tượng (chi phí yếu tố đầu vào, hoạtđộng) càng lớn, thời gian của một vòng quay của từng đối tượng càngngắn, hiệu năng sử dụng hay hiệu năng hoạt động càng cao và ngược

7

Trang 12

Hiệu quả sử dụng chi phí đầu vào, sử dụng các yếu tố đầu vào

phản ánh khả năng sinh lợi hoạt động của doanh nghiệp Thông quahiệu quả sử dụng chi phí đầu vào, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầuvào, các nhà quản lý nắm được lượng lợi nhuận mang lại trên mộtđơn vị yếu tố đầu vào hoặc lượng lợi nhuận mang lại trên một đơn vịđầu ra phản ánh kết quả sản xuất Khả năng sinh lợi của một doanhnghiệp càng lớn, hiệu quả sử dụng chi phí đầu vào, hiệu quả sử dụngcác yếu tố đầu vào càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao

và ngược lại Việc tạo ra lượng lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị chiphí hay một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra phảnánh kết quả sản xuất thể hiện tương quan so sánh giữa tổng lợi nhuậnthu được với tổng chi phí bỏ ra hay với tổng yếu tố đầu vào sử dụnghoặc tổng kết quả sản xuất thu được mang lại

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh qua các hình thức biểu hiện,cần lưu ý rằng: Hiệu suất và hiệu năng sử dụng chi phí đầu vào, sửdụng các yếu tố đầu vào là cơ sở, là điều kiện tiền đề bảo đảm chokinh doanh có hiệu quả chứ bản thân hiệu suất và hiệu năng chưa phải

là hiệu quả Doanh nghiệp đạt được hiệu suất và hiệu năng cao chưachắc đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao nếu như hiệu quả sử dụngchi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thấp Vì thế, có thểkhẳng định rằng: doanh nghiệp chỉ đạt hiệu quả kinh doanh cao nếunhư hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vàocao

Thứ năm, hiệu quả của doanh nghiệp là sự gắn kết giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội.

Trong cuộc Hội thảo Khoa học Quốc tế tại Maxcơva, nhà kinh

tế học người Đức P.Tiblack cho rằng: “Vấn đề hiệu quả kinh tế trongsản xuất phải được nhìn nhận một cách toàn diện hơn, nó không chỉ

8

Trang 13

nói lên sự tăng trưởng kinh tế trong mỗi thời kỳ mà còn nói lênmục tiêu của hệ thống có được thực hiện hay không” Cũng trongcuộc hội thảo này, giáo sư Xing Xao của Trung Quốc phát biểu:

“Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong công nghiệpnói riêng là những phạm trù phức tạp chúng phản ánh

trình độ sử dụng các loại chi phí khác nhau cho sản xuất đểtạo ra những kết quả mong muốn đáp ứng những mục tiêu kinh tế -

xã hội nào đó” [46] So với các quan điểm đã trình bày ở trên thìquan điểm này có ưu điểm hơn cả Nó không những phản ánh đượcmối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kếtquả sản xuất với chi phí sản xuất, mà còn biểu hiện sự tương quan vềlượng và chất giữa kết quả - chi phí, và nó được biểu hiện cụ thể dướidạng tổng hợp nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau trong quá trình sảnxuất

Quan điểm này cũng được thể hiện rõ theo tinh thần của Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta là: “Lấy suấtsinh lời tiền vốn là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiệncác chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quảcủa doanh nghiệp” Cùng với việc nền kinh tế nước ta chuyển sanghoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản

lý kinh tế bằng các chính sách định hướng vĩ mô thông qua các công

cụ là hệ thống luật pháp hành chính và luật pháp kinh tế nhằm đạtđược mục tiêu chung của toàn xã hội Lúc này, các doanh nghiệp làcác chủ thể sản xuất, tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luậtcho phép, có toàn quyền quyết định đường đi cho mình và bìnhđẳng với nhau trên thị trường

Chính vào thời điểm cạnh tranh “nóng hổi” này, vấn đề hiệuquả kinh doanh đã thực sự trở thành mối quan tâm xuyên suốt của mỗi

9

Trang 14

doanh nghiệp khi tiến hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mình Ngòai ra, điểm khác biệt của quan điểm này khibàn về hiệu quả là nó toát lên bản chất phát triển xã hội theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đó là, lấy kết quả thực hiện cácchính sách xã hội được xem là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả củadoanh nghiệp Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đượcđánh giá lồng ghép giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội.

Xuất phát từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinhdoanh nói chung của các nhà kinh tế học, cũng như căn cứ vàonhững điểm nổi bật khi đánh giá hiệu quả kinh doanh nói riêng, mỗidoanh nghiệp cần nhận thức rõ chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khicác yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đều được sử dụng có hiệuquả Mặt khác, nếu xem xét các quan điểm về hiệu quả kinh doanhđược nếu ở trên thì hầu hết đều nặng về góc độ định tính, chưa xácđịnh rõ những yếu tố tạo nên giá trị hiệu quả cho doanh nghiệp Từ đó,

chúng tôi cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng và tận dụng triệt để các nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp để đạt được tổng kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xem là tối ưu nhất khi tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

Mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất

là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra thunhập về tiêu thụ hàng hóa, đủ bù đắp chi phí đã chi ra để sản xuấtlượng hàng hóa ấy Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏiquá trình sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo bù đắp chi phí, vừa cótích lũy để tái sản xuất mở rộng Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh và phấn đấu

10

Trang 15

nâng cao hiệu quả sản xuất, và điều này được xem như là mục tiêu

cơ bản của mỗi doanh nghiệp Căn cứ trên nhu cầu và định hướngphát triển phát triển của tương lai, toàn bộ nền kinh tế đang dần dịchchuyển theo chiều sâu của quá trình đầu tư, và thước đo hiệu quảcàng khẳng định vị trí quan trọng của mình khi đánh giá hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Kết quả của quá trình phân tích nói chung và phân tích hiệu quảkinh doanh nói riêng sẽ thông tin về tình hình sử dụng nguồn lực tạicác cơ sở, ngành và xã hội đang diễn ra như thế nào, ra sao, để từ đó

có những biện pháp sử dụng tốt hơn các nguồn lực nhằm đạt được hiệuquả kinh tế cao hơn Vì vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh phải đượcxem là một yêu cầu thường xuyên và có ý nghĩa quan trọng đối vớimỗi cơ sở sản xuất, mỗi ngành, mỗi địa phương và toàn xã hội

Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ các sự vật,hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của

sự vật hiện tượng đó, Phân tích hiệu quả kinh doanh là một trongnhững nội dung cơ bản trong phân tích quá trình kinh doanh của cácdoanh nghiệp Nhà phân tích không chỉ đơn thuần đánh giá tình hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua các chỉtiêu, mà còn phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất và đánh giá thực chấtquá trình tăng, giảm của các chỉ tiêu này trong kỳ nhằm xác địnhnhững ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp; chỉ tiêu phân tích có phù hợp với xu thế biến đổi không,

Bản thân hoạt động kinh doanh đã là một hoạt động kiếm lời; bởivậy, mối quan tâm thường trực của các nhà đầu tư là không ngừngnâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách thu được nhiều lợi nhuận Do

11

Trang 16

đó, nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh là xác định trạng thái biếnđổi của lợi nhuận ở hình thức tuyệt đối và tương đối Lợi nhuận đượcxác định theo số tuyệt đối là tổng số lợi nhuận - tuy nhiên, cần chú ýkhi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp vì tổng số lợi nhuận tuyệt đối thu được ở mỗi doanh nghiệpkhông chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp màcòn liên quan đến môi trường kinh tế, chính sách vĩ mô của nhà nước,nguồn nguyên liệu sử dụng, Lợi nhuận được xem là chỉ tiêu kinh tếtổng hợp, phản ánh mặt lượng của hiệu quả, nhưng lại chưa phản ánhchính xác chất lượng hiệu quả kinh doanh cũng như các tiềm lựcnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hơnnữa, thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp cũng không thể phát hiệnđược mình đang tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực đầu tư như thế nào.

Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cáchchính xác chúng cần phải xác định tỷ suất lợi nhuận của doanhnghiệp

Bên cạnh quan điểm căn cứ vào lợi nhuận để đánh giá hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp thì có quan điểm khác cho rằng: Phântích hiệu quả kinh doanh là phân tích tốc độ luân chuyển của tài sảnngắn hạn [49] Về thực chất, tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn

là một trong những nội dung phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn, và được xem là một mặt biểu hiện của hiệu quả kinh doanh Tuynhiên, do tầm quan trọng của tài sản ngắn hạn trong các doanhnghiệp và việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn sẽảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhưhiệu quả kinh doanh, nên phân tích tốc độ luân chuyển của tài sảnngắn hạn cũng chỉ là một trong những nội dung khi phân tích hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp mà thôi

12

Trang 17

1.1.3 Ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh

Bức tranh toàn cảnh sau quá trình phân tích hiệu quả kinh doanhchính là điều mà mỗi doanh nghiệp mong muốn được nhìn thấy Haynói cách khác, nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh không phải làtừng chỉ tiêu riêng lẻ mà ở đó là sự kết hợp tổng hoà của một nhómchỉ tiêu phân tích Để có thể tạo nên được tính xâu chuỗi, hệ thống cácchỉ tiêu đến đối tượng phân tích cũng như các nhân tố ảnh hưởng, nộidung phân tích hiệu quả kinh doanh nên phân tích trên các góc độkhác nhau mới có thể phản ánh được tất cả các bộ phận chi phí thamgia vào quá trình kinh doanh Cho nên, khi phân tích hiệu quả kinhdoanh nội dung của nó có thể được tập trung theo hai hướng cơ bảnsau:

- Thứ nhất, đánh giá kết quả thu được trên một đơn vị chi phíhay yếu tố đầu vào Nội dung phân tích này có thể xác định qua cácchỉ tiêu sức sản xuất, sức sinh lời;

- Thứ hai, xác định mức hao phí chi phí hay yếu tố đầu vào để

có một đơn vị kết quả: Nếu sử dụng cách thức phân tích nghịch đảonày so với ở trên thì doanh nghiệp lại xem xét để tạo ra một đồng kếtquả cần có bao nhiêu đồng chi phí, tức là doanh nghiệp phân tích hiệuquả bằng cách xác định suất hao phí

1.2 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh:

1.2.1 Đánh giá khái quát về hiệu quả kinh doanh

1.2.1.1 Chỉ tiêu đánh giá

Để có những nhận định, đánh giá sơ bộ, ban đầu về hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần có những thông tin kháiquát phản ánh hiệu quả kinh doanh Đây là những thông tin thể hiện rõnét nhất, tập trung nhất hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp màcác nhà quản lý có thể dễ dàng thu thập được Về mặt lý luận cũng như

13

Trang 18

thực tiễn, có khá nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khái quáthiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, kinh doanh là hoạt động kiếm lời, hoạtđộng sinh lợi nên các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hay khả n ăngsinh lợi được sử dụng phổ biến Vì thế, để đánh giá khái quát hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉtiêu sau:

- Sức sinh lợi của vốn đầu tư: Là chỉ tiêu phản ánh một đơn vịvốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sauthuế Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu vì họmuốn biết số lợi nhuận mà họ thực sự thu được là bao nhiêu khi đầu tưgóp vốn vào công ty Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư vàngược lại, sức sinh lợi vốn đầu tư của chủ sở hữu càng nhỏ, hiệu quả

kinh doanh càng thấp Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn đầu tư” được xác định theo công thức:

Sức sinh lợi của vốn

Lợi nhuận sauthuế

Vốn đầu tư bìnhquân

Trong đó, số vốn đầu tư bình quân của chủ sở hữu được xác địnhnhư sau:

Trang 19

Riêng đối với các công ty cổ phần, do trong số vốn góp (vốn đầutư) của chủ sở hữu có một bộ phận cổ phần ưu đãi cổ tức (là số cổ phần

có mức chi trả cổ tức cố đinh, không phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh) nên khi xác định chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn đầu tư” cần loạitrừ số cổ phần ưu đãi cổ tức khỏi số vốn đầu tư Đồng thời, số cổ tứcchi trả cho số cổ phần ưu đãi cũng được loại trừ khỏi bộ phận lợi nhuậnsau thuế trước khi xác định chỉ tiêu này Do vậy, chỉ tiêu này trong cáccông ty cổ phần được gọi là “Sức sinh lợi của vốn cổ phần thường” vàđược những người tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp quan tâmhàng đầu vì nó cho họ biết sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận từ sự đầu tưnày Chỉ tiêu Sức sinh lợi của vốn cổ phần thường phản ánh một đơn vịvốn cổ phần thường mà các chủ sở hữu đầu tư đem lại mấy đơn vị lợinhuận sau thuế và được xác định theo công thức:

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức chi trả cho cổ

phiếu ưu đãi Vốn cổ phần thường bình quân

Vốn cổ phần

thường bình quân

của chủ sở hữu =

Số vốn cổphần thường củachủ sở hữu hiện có

đầu kỳ

+ thường của chủ sở hữuSố vốn cổ phần

hiện có cuối kỳ 2

-Vốn cổ phần ưuđãi hiện có đầu kỳ(hoặc cuối kỳ)

Vốn cổ phần

ưu đãi đầu kỳ (hoặc =ưu đại đang lưu hành đầu Số lượng cố phiếu cổ phiếu Mệnh giá

15

Trang 20

cuối kỳ) kỳ (hoặc cuối kỳ)

Số lượng cổ phiếu ưu đãi lưu hành được xác định căn cứ vào chỉtiêu 22 “Vốn chủ sở hữu” (Chi tiết 22 “cổ phiếu”, dòng “Số lượng cổphiếu đang lưu hành”, chi tiết “Cổ phiế ưu đãi”, cột tương ứng “đầunăm”, “cuối năm”) trên thuyết minh báo cáo tài chính

- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu10 là chỉ tiêu phản ánh một đơn vịvốn chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế và được xác địnhtheo công thức:

Sức sinh lợi của vốn

Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữubình quân

Lưu ý rằng, vốn chủ sở hữu trong công thức xác định ROE phải làvốn chủ sở hữu bình quân bởi vì từ số (Lợi nhuận sau thuế) là kết quảcủa cả kỳ kinh doanh Trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu tham giavào kinh doanh thường xuyên biến động; do vậy, vốn chủ sở hữukhông thế lấy trị số tại một thời điểm để đại diện cho toàn bộ vốn chủ

sở hữu tham gia vào kinh doanh trong kỳ mà phải sử dụng trị giá bìnhquân vốn chủ sở hữu của cả kỳ kinh doanh

Trị số của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” càng caocàng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu và dovậy, càng hấp dẫn các nhà đầu tư Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấynăng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp

lý giữa vốn chủ sở hữu với nợ phải trả để vừa bảo đảm an ninh tàichính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mìnhtrong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh Cùng vớichỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn đầu tư”, chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn

16

Trang 21

chủ sở hữu” phản ánh khá rõ nét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

vì suy cho cùng, kinh doanh là hoạt động kiếm lời, do vậy, mục đíchcuối cùng của các nhà đầu tư là đem lại lợi nhuận cao nhất trên đồngvốn của mình

Số vốn chủ sở hữu bình quân trong công thức xác định ROE được xác định như sau:

Sức sinh lợi của doanh thu:

“Sức sinh lợi của doanh thu” còn được gọi dưới các tên khácnhau như “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”, “Hệ số doanh lợi – doanhthu”, “Hệ số lãi ròng” hay “Tỷ suất lợi nhuận ròng” (nếu tính theo đơn

vị %) … Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấyđơn vị lợi nhuận sau thuế Trị số của chỉ tiêu này càng cao, hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêunày càng thấp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp

Trong phân tích kinh doanh, chỉ tiêu ROS được sử dụng như mộtchỉ tiêu bổ sung để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp bên cạnh chỉ tiêu ROE Chỉ tiêu được xác định theo công thức:

Sức sinh lợi của doanh

Lợi nhuận sauthuế

Doanh thu thuần

“Doanh thu thuần” ở đây chính là doanh thu thuần hoạt động kinhdoanh, bao gồm doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh

17

Trang 22

thu thuần hoạt động tài chính Trong trường hợp doanh thu thuần hoạtđộng tài chính không đáng kể, có thể sử dụng doanh thu thuần bánhàng và cung cấp dịch vụ để tính toán Vì thế, trong phân tích tài chính,khi sử dụng thuật ngữ “Doanh thu thuần”, cần thiết đó chính là doanhthu thuần hoạt động kinh doanh.

Sức sinh lợi kinh tế của tài sản:

Khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản được thể hiện qua chỉ tiêu

“Sức sinh lợi kinh tế của tài sản” Chỉ tiêu này cho biết: 1 đơn vị tài sảnbình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế

và lãi vay Trị số của chỉ tiêu “Sức sinh lợi kinh tế của tài sản” cànglớn, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Sức sinh lợi kinh tế

của tài sản =

Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay Tài sản bình quân

Sở dĩ tên gọi của chỉ tiêu này là “Sức sinh lợi kinh tế của tài sản”bởi vì tử số của công thức xác định theo lợi nhuận trước thuế và lãivay; do vậy, trị số của chỉ tiêu tính ra không phụ thuộc vào chi phí lãivay, tức là không phụ thuộc vào cấu trúc nguồn vốn hay cấu trúc tàichính của doanh nghiệp

Lãi cơ bản trên cổ phiếu:

“Lãi cơ bản trên cổ phiếu” còn được gọi bằng các tên khác nhau như “Lãi cơ bản trên 1

cổ phiếu thường”, “Lợi nhuận bình quân 1 cổ phiếu thường đang lưu hành”, “Sức sinh lợi của

cổ phiếu thường” … là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà 1 cổ phiếu thường có được trong

kỳ Chỉ tiêu này được sử dụng trong các công ty cổ phần và được xác định như sau:

18

Trang 23

cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu thường bình quân đang lưu

hành

- Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu:

“Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu” là chỉ tiêu phảnánh tỷ lệ hay mức cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu thường so với lợinhuận thu được trên mỗi cổ phiếu Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn,chứng tỏ cổ tức chi trả càng cao, số lợi nhuận giữ lại hoặc phân phốicho các lĩnh vực khác càng thấp và ngược lại

thường

Mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu:

“Mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu” là chỉ tiêu phản ánh mức cổ tứcchi trả cho mỗi cổ phiếu thường Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn,chứng tỏ số tiền mà các cổ đông thu được từ đầu tư cổ phiếu càng cao

và ngược lại

Mức cổ tứctrên mỗi cổ phiếu =

Tổng số cổ tức chi trả cho cổphiếu thường

Số lượng cổ phiếu thường bình

quân lưu hành

Mức cổ tức so với giá thị trường cổ phiếu:

“Mức cổ tức so với giá thị trường cổ phiếu” phản ánh một đồngthị giá cổ phiếu đem lại cho chủ sở hữu (cổ đông) mấy đồng cổ tức Trị

19

Trang 24

giá của chỉ tiêu càng lớn, mức hiệu quả đầu tư của cổ đông càng cao vàngược lại.

thường

- Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu:

“Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu” phản ánh một đơn vị lợinhuận mà mỗi cổ phiếu thu được tương ứng với mấy đơn vị giá cổphiếu trên thị trường Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường càng cao

- Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ sách:

“Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ sách” là chi tiêu phản ánh một đơn vị giá trị sổ sách của chủ sở hữu tương ứng với mấy đơn vị giá thị trường Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ giá trị đồng vốn của chủ đầu tư trên thị trường càng cao và ngược lại.

Hệ số giá thịtrường so với giá trị

sổ sách

=

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu

thườngGiá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu

Trang 25

tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp giảm, kéo theo hiệu quả kinhdoanh giảm.

Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không chỉ dừng lại

ở việc đánh giá khái quát khả năng sinh lợi mà phải xem xét tình hìnhtăng trưởng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Tình hình tăngtrưởng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng được xem xét cả vềtốc độ, xu hướng và nhịp độ tăng trưởng Bằng cách sử dụng phươngpháp so sánh bằng số tương đối định gốc trên các chỉ tiêu “Sức sinh lợicủa vốn chủ”, “Sức sinh lợi kinh tế của tài sản” và “Sức sinh lợi củadoanh thu thuần”, các nhà phân tích xác định tốc độ tăng trưởng theothời gian về khả năng sinh lợi cỉa doanh nghiệp so với một kỳ gốc cốđịnh

1.2.2 Phân tích hiệu quả dưới gốc dộ sử dụng tài sản

Tài sản là một loại tư liệu sản xuất thiết yếu và cốt lõi của

21

Trang 26

mọi hoạt động trong DN Bởi vậy khi xem xét tình hình tài chính của

DN, một trong những nội dung quan trọng là đo lường hiệu quả sửdụng của tài sản Tài sản trong mỗi DN có nhiều loại khác nhaunhưng trước hết, cần xem xét hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản qua

ba chỉ tiêu sau

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ (tháng, quý, năm) một đồngtài sản tại DN đã tạo được ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêunày càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của DN càng tốt và

là tiền đề để cải thiện lợi nhuận Trong đó, tài sản bình quân được tínhtheo công thức 1.10

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ kinh doanh thì một đồng tàisản tại DN đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận trướcthuế - LNTT hoặc lợi nhuận sau thuế - LNST) Cũng giống như chỉtiêu trên, trị số càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng của tài sản càng cao

và ngược lại

của tài sản = Doanh thu thuần hay lợi nhuận (1.46)

Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với hai chỉ tiêu trước, tức làtrong một kỳ để có được một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuậnthì phải bỏ ra bao nhiêu đồng tổng tài sản Chỉ tiêu này càng thấp,hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại

22

Trang 27

Khi xem xét hiệu quả sử dụng của tài sản thì không thể không

đề cập cập đến TSCĐ, là một loại tài sản đặc thù và chiếm tỷ trọnglớn trong TSDH ở các DN Khi phân tích các chỉ tiêu được dùng nhưsau

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận (LNTT hay LNST) Nếu trị số sức sinh lời của tài sản càng lớnthì hiệu quả sử dụng của TSCĐ càng cao và ngược lại

của TSCĐ = Doanh thu thuần hay lợi nhuận (1.50)

Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với hai chỉ tiêu trước, cụ thểtrong một kỳ để có một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thì phải

bỏ ra bao nhiêu đồng TSCĐ Trị số của chỉ tiêu càng thấp thể hiệnhiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại

23

Trang 28

Trong đó, TSCĐ phải được tính theo giá trị còn lại qua côngthức sau: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Hao mònlũy kế TSCĐ (1.51)

1.2.3 phân tích hiệu quả kinh doanh dưới gốc độ sử dụng nguồn vốn

1.2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới sử dụng vốn chủ sở hữu

Mục tiêu hàng đầu của đa phần các DN là lợi nhuận kể cả trongngắn hạn và dài hạn Để làm ñược ñiều ñó, DN phải huy ñộng, quản

lý và sử dụng vốn có hiệu quả Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chỉ làmột trong nhiều nội dung của phân tích hiệu quả kinh doanh Việcphân tích này vừa là mục ñích và cũng là yêu cầu trong công tác quản

lý DN nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, nhất lànguồn VCSH Hiệu quả sử dụng VCSH là nhân tố then chốt quyếtñịnh sự tồn vong của DN cũng như lợi ích sống còn của nhiều ñốitượng quan tâm

Hiệu quả sử dụng VCSH nhìn chung ñược xác ñịnh bằng cáchñem kết quả ñầu ra của DN so với VCSH ñược sử dụng ñể tạo ra kếtquả tương ứng ñó hay ngược lại Hiệu quả sử dụng VCSH là mối quantâm của không chỉ những người sử dụng thông tin bên trong mà còn cảnhững người sử dụng thông tin bên ngoài DN, nhất là ñối với các nhàñầu tư trước khi ñưa ra quyết ñịnh Chỉ tiêu ñầu tiên ñược xem xét ởñây là sức sản xuất của VCSH (hay số vòng quay của VCSH)

24

Trang 29

Sức sản xuất Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết một ñồng VCSH bỏ ra trong kỳ ñem lạiñược bao nhiêu ñồng doanh thu thuần (hay trong một kỳ phân tíchVCSH quay ñược bao nhiêu vòng) Chỉ tiêu này có trị số càng cao,hiệu quả sử dụng vốn càng lớn và giúp thu hút ñược sự quan tâm củanhà ñầu tư và ngược lại Trong ñó, VCSH bình quân ñược xác ñịnhnhư sau:

Chỉ tiêu này cho biết một ñồng VCSH bỏ ra trong kỳ ñã tạo rañược bao nhiêu ñồng LNST Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụngvốn càng lớn ðiều này sẽ giúp DN dễ dàng huy ñộng thêm vốn ñầu

tư vào sản xuất, mở rộng hoạt ñộng kinh doanh của mình

của VCSH = Doanh thu thuần hay LNST (1.55)

Chỉ tiêu này cho biết ñể tạo ra ñược một ñồng doanh thu thuầnhay LNST thì phải bỏ ra bao nhiêu ñồng VCSH Chỉ tiêu này càngthấp, hiệu quả sử dụng vốn của DN càng cao và là yếu tố tích cựcthúc ñẩy tình hình tài chính của DN lành mạnh hơn

Sau khi ñã tính toán ñược các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinhdoanh, ta tiến hành so sánh chúng bằng số tuyệt ñối và số tương ñối

ñể thấy ñược quy mô và tốc ñộ thay ñổi sau mỗi kỳ hoạt ñộng

25

Trang 30

(tháng, quý hoặc năm) Từ ñó còn xác ñịnh ñược những nguyên nhântác ñộng nhằm có biện pháp ñể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụngVCSH hơn nữa ở kỳ tới.

1.3 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung rất quan trọngcủa phân tích kinh doanh nói chung, do đó về nguyên tắc, phươngpháp phân tích hiệu quả kinh doanh cũng chính là phương pháp phântích kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình đổi mới các ngành khoa học nói chung, cácphương pháp nghiên cứu cũng ngày càng hoàn thiện, bởi lẽ đối tượngcủa nền kinh tế là các hoạt động của nền kinh tế đã chuyển hẳn từ cơchế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường Đặc biệt, ngườiphân tích phải có quan điểm mới khi đánh giá các hiện tượng kinh tế

và có cách nhìn nhận bao quát hơn, toàn diện hơn Có khá nhiềuphương pháp phân tích khác nhau mà trong đó kể cả những phươngpháp truyền thống cũng đã được thay đổi về quan điểm đánh giá,đồng thời đã xuất hiện thêm một số phương pháp mới rất phù hợp với

sự phát triển của xã hội hiện đại Để có thể nắm được một cách đầy đủthực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh, nhà phân tích thường sửdụng các phương pháp sau: Phương pháp so sánh, phương pháp liên

hệ cân đối, phương pháp loại trừ, … Sau đây là nội dung chính củacác phương pháp trên

1.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tíchnhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động kháiquát của từng chỉ tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất về tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp giữa các kỳ kinh doanh khác nhau Khi sửdụng phương pháp so sánh cần đảm bảo được những nội dung sauđây:

26

Trang 31

- Xác định gốc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một

kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh và được gọi là gốc sosánh Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thíchhợp, gốc so sánh có thể xét theo mặt không gian và thời gian

Về mặt không gian: Gốc so sánh là chỉ tiêu trung bình củangành, khu vực kinh doanh, hay nhu cầu đơn đặt hàng nhằm khẳngđịnh vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu, ;

Về mặt thời gian: Gốc so sánh có thể là tài liệu năm trước(kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu; cácmục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giátình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức

- Điều kiện so sánh: Số liệu của các chỉ tiêu trong quá trìnhphân tích phải đảm bảo tính thống nhất, nghĩa là phải cùng một nộidung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, đơn vị đo lường,phạm vi, thời gian và quy mô không gian xác định

- Dạng so sánh: Phương pháp so sánh được thể hiện dướinhiều dạng khác nhau, khi các chỉ tiêu phân tích thể hiện so sánhbằng số tuyệt đối - đây là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế kết quả so sánhbiểu hiện cho sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiệntượng kinh tế; còn nếu các chỉ tiêu phân tích có thể thực hiện sosánh bằng số tương đối - là kết quả của phép chia, giữa trị số của

kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế để thấy kết cấu,mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượngkinh tế; hoặc các chỉ tiêu phân tích còn được thực hiện so sánh bằng

số bình quân sẽ là dạng đặc biệt của số tuyệt đối nhằm phản ánh đặcđiểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung

có cùng một tính chất

27

Trang 32

Ngoài ra, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh theo chiều dọc

- là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữacác chỉ tiêu từng kỳ; so sánh theo chiều ngang - là quá trình so sánhnhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trênbáo cáo kế toán - tài chính

Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng vàtính liên hệ của các chỉ tiêu thì các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêutổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ vớicác chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, và chúng có thể được xem xétqua nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho thấy rõ xu hướngphát triển của các hiện tượng nghiên cứu

Phương pháp so sánh đơn giản và dễ thực hiện, song khi

sử dụng phương pháp này trong quá trình phân tích thì các nhàquản lý chỉ mới dừng lại ở trạng thái biến đổi tăng lên hay giảmxuống của các chỉ tiêu Khi đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong củaquá trình tăng giảm đó thì phương pháp này vẫn chưa làm rõ được,hay nói cách khác, nhiệm vụ chỉ ra nguyên nhân và là cơ sở đề ragiải pháp của quá trình phân tích thông qua phương pháp này vẫnchưa được hoàn thành

1.3.2 Phương pháp loại trừ

Có khá nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho quá trìnhphân tích hiệu quả kinh doanh, trong đó phương pháp loại trừ được

sử dụng khá phổ biến khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố đến đối tượng phân tích Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnhhưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tốcòn lại bằng cách đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả địnhkhác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động

28

Trang 33

của chỉ tiêu nghiên cứu Trong thực tế, phương pháp loại trừ được sửdụng trong phân tích dưới hai dạng, nó được gọi là phương pháp thaythế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch Để sử dụng phươngpháp loại trừ trong phân tích hiệu quả kinh doanh cần quán triệtnhững yêu cầu sau đây:

- Đối tượng phân tích phải thiết lập được mối quan hệ toán họcgiữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích;

-Các nhân tố sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ “sốlượng” đến “chất lượng” Trong đó, nhân tố số lượng nói lên quy môhoạt động nên còn gọi là nhân tố quy mô, nhân tố chất lượng nói lênhiệu suất hoạt động nên gọi là nhân tố hiệu suất

- Khi xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đếnchỉ tiêu phân tích, ta thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tố

kỳ gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêuphân tích Sau đó, đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ởbước liền trước, chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế;

- Trình tự xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đượcthực hiện bằng cách lần lượt thay thế các nhân tố theo quy định đã sắpxếp (khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng

ở kỳ gốc, và ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố địnhnhân tố số lượng ở kỳ phân tích);

- Cuối cùng, tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênhlệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc của đối tượng phân tích

Giả sử gọi Q là chỉ tiêu phân tích, và a, b, c là các nhân tố ảnhhưởng đến chỉ tiêu phân tích

Trang 34

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích như sau:

Thay thế bước 1: xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:

Tiếp theo là phương pháp chênh lệch, chỉ được sử dụng khi cácnhân tố ảnh hưởng thể hiện mối quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tíchtrên phương trình kinh tế (được xem là hình thức rút gọn của phươngpháp thay thế liên hoàn) Về nguyên tắc, nó tôn trọng đầy đủ cácbước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn nhưng chỉ khác

ở chỗ chỉ rõ mức độ chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từngnhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêuphân tích Cũng sử dụng những giả thiết ở trên, phương pháp này đượcthực hiện như sau:

30

Trang 35

Q = Q1 - Q0 (chênh lệch giữa kết quả thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch) (1.4) Thay thế bước 1: xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:

1.3.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thànhnhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố vàquá trình kinh doanh như: Quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng

số nguồn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa số dư đầu

kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với số dư cuối kỳ và số phát sinhgiảm trong kỳ của các đối tượng; v.v… Để áp dụng phương pháp liên

hệ cân đối, chúng ta thường lập bảng số liệu theo tính cân đối của hiệntượng kinh tế cần phân tích, có thể kết hợp thêm các phương phápphân tích khác như phương pháp chi tiết, phương pháp sosánh,v.v Bảng cân đối gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan hệ trựctiếp với nhau về mặt nội dung và được trình bày dưới dạng một biểuthức kinh tế nhất định Nếu có sự thay đổi của một thành phần trong

31

Trang 36

hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dẫn đến sự thay đổi của một hay một số thànhphần khác có liên quan và việc quy định trật tự sắp xếp của cácnhân tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu là điều không cần thiết.

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tíchcác hiện tượng kinh tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cânbằng, có thể nói rằng mối liên hệ cân đối dựa trên cơ sở là cân bằng vềlượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh.Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, nhà phân tích sẽ xác định đượcảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đốitượng phân tích

Phương pháp này giúp phân tích một chỉ tiêu chịu ảnh hưởngnhư thế nào khi các chỉ tiêu tài chính khác trong mô hình thay đổi.Phương pháp Dupont sử dụng chỉ tiêu Sức sinh lời của tài sản (ROA:Return On Assets) được tính toán bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế(LNST) chia cho tổng tài sản

bình quân (TSBQ) Chỉ tiêu này xem xét việc đầu tư vào mộtđồng tài sản trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng LNST Từ chỉ tiêu ROAban đầu này được tách thành hai chỉ tiêu, đó là:

- Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (hay Sức sinh lời củadoanh thu, Hệ số lãi thuần) Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng

32

Trang 37

doanh thu từ tiêu thụ có bao nhiêu đồng là LNST.

- Sức sản xuất (số vòng quay) của tổng tài sản Hệ số này chobiết một đồng tài sản trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

ROA = Sức sinh lời của doanh thu x Số vòng quay của tài sản

(1.11)

Từ mô hình Dupont trên, ta thấy muốn nâng cao sức sinh lời của

(một

đồng) tài sản thì cần nâng cao sức sinh lời của doanh thu hay

số vòng quay của tài sản Để nâng cao sức sinh lời của doanh thu thìsong song với việc tạo ra doanh thu, phải tiết kiệm tối đa chi phítương ứng trong việc tạo ra doanh thu đó Khi muốn nâng cao sốvòng quay của tài sản thì phải có biện pháp nâng cao doanh thu hay

sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài sản Mô hình này được minh họa qua Sơ

đồ 1.1 sau

33

Trang 38

Tiền & CKTðT đầu tư TC NH Phải thu NH Hàng tồn kho TSNH khác

QL Chi phílãi vay ThuếTNDN

Sức sinh lời của TS (ROA)

Doanh thu Số vòng quaycủa tổng TS

Đ

o

lườn

gcáckhoảnđầu

tư vào TSDH

34

Trang 39

Tổng TS

Sơ đồ 1.1 Mô hình phân tích tài chính Dupont

35

Trang 40

Phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp phântích tỷ lệ vì đã kết nối được các lĩnh vực khác nhau về các loại tàisản và chi phí trong DN: Tài sản ngắn hạn (TSNH), tài sản dài hạn(TSDH), giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp, chi phí lãi vay (CPLV) trong việc tạo ra doanh thu cũng nhưlợi nhuận; hay đây chính là những yếu tố đầu vào và kết quả đầu ratrong hoạt ñộng của DN Qua mô hình này, có thể được những nguồnlực của DN đã vận động như thế nào trong việc tạo ra doanh thu vàlợi nhuận sau một kỳ hoạt ñộng Nói cách khác, vì đánh giá đượcnhững nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh doanh của DN một cáchkhách quan và toàn diện nên sẽ ñưa ra những biện pháp phù hợp và kịpthời giúp DN đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng và khai thác cácnguồn lực nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn ở thời gian tiếp theo.

Tuy vậy, phương pháp Dupont cũng có nhược điểm nhất ñịnh vìkhông thể hiện được một nguồn lực quan trọng trong DN, đó chính

là nguồn vốn, bao gồm VCSH và nợ phải trả Nói cách khác, môhình đã không thể hiện được yếu tố chi phí vốn, nguồn hình thành cơbản của các tài sản trong DN Yếu tố này giúp người quản lý biết đượcnhững tài sản đó được huy động từ những nguồn nào, với quy môbao nhiêu và có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và lĩnhvực của DN hay không Vì vậy các nhà phân tích đã phát triển thành

mô hình Dupont mở rộng hay mô hình Sức sinh lời của VCSH(ROE: Return On Equity) Mô hình ROE này đã không những khắcphục được nhược điểm của mô hình Dupont; mà còn hướng tới mộttrong những nguyên tắc và mục tiêu cơ bản trong kinh doanh của DN,

đó là “bảo toàn và phát triển vốn” hay tối đa hóa của cải của các cổđông và nhà đầu tư Cụ thể, mô hình Dupont được mở rộng như sau:

Ngày đăng: 07/05/2016, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w