Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu đặc điểmtiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản, đánh giá điều kiện thu hútkhách và đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động thu hút khá
Trang 11 Tính cấp thiết của đề tài.
Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làtrung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn vềvăn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước Hà Nộimới có tổng diện tích hơn 3.344km2, dân số hơn 6,2 triệu người, với
29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, nằm trong top 17 thành phốlớn nhất thế giới Hà Nội là một thành phố cổ đã được hình thành vàphát triển gần 1.000 năm với truyền thống văn hóa lâu đời, quy tụnhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Hà Nội đã là sự lựa chọn củanhiều du khách khi đến Việt Nam, trong đó phải kể đến khách dulịch Nhật Bản
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, quan hệ giữahai nước trên các lĩnh vực ngày càng được củng cố và phát triển Sựtương đồng về văn hóa, sự đầu tư hợp tác về kinh tế của Nhật Bảntại Việt Nam ngày càng nhiều, sự gần gũi thân thiện của người dânhai nước….đó là những tín hiệu tốt lành cho việc thúc đẩy mối quan
hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới, là tiền đề quan trọng cho hoạtđộng phát triển du lịch
Khách du lịch Nhật Bản trong những năm gần đây lựa chọnViệt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng như là điểm đến hấp dẫntrong khu vực Tuy nhiên hoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bản
Trang 2còn chưa tương xứng với vị thế của du lịch Hà Nội, số lượng doanhnghiệp tham gia vào thị trường này còn ít, thiếu nhiều hướng dẫnviên tiếng Nhật Bản,…Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có
hệ thống về các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản trênđịa bàn Hà Nội là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.Với cách tiếp cận như trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng
và các giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội” làmluận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu đặc điểmtiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản, đánh giá điều kiện thu hútkhách và đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động thu hút khách
du lịch Nhật Bản trong thời gian tới cho du lịch Hà Nội dưới hai góc
độ là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp dulịch
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thu hút khách
du lịch Nhật Bản tại Hà Nội Căn cứ từ việc giải quyết đối tượngnghiên cứu, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiêncứu sau:
- Tổng quan về thị trường khách du lịch Nhật Bản, tìm hiểu nétđặc trưng và các sở thích tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản
Trang 3- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, cơ sở cho hoạtđộng thu hút khách du lịch Nhật Bản.
- Tình hình khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội
- Điều kiện thu hút khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội
- Đánh giá chung về hoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bảntại Hà Nội
- Định hướng và một số mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịchNhật Bản tại Hà Nội
3 Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng vàphương pháp duy vật lịch sử
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thôngtin thứ cấp từ sách báo, tạp chí, báo cáo Sở văn hóa thể thao và dulịch Hà Nội, từ các thông tin do các doanh nghiệp khách sạn – dulịch trên địa bàn cung cấp ;
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp điều tra,khảo sát thực tế, lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhànước, các viện nghiên cứu…
Trang 4- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phương phápphân tích thống kê, phương pháp quy nạp,…từ đó tổng hợp thànhnhững vấn đề cốt lõi nhất, chung nhất, rút ra bài học kinh nghiệm vềhoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bản tại Hà Nội.
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách dulịch Nhật Bản, về đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản,đánh giá mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trên các lĩnhvực để làm cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bản;phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong hoạtđộng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội.; từ đó đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường thu hút thị trường khách dulịch Nhật Bản đến Hà Nội
5 Kết cấu của luận văn.
Với mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu vàphương pháp nghiên cứu ở trên, luận văn ngoài phần Mở đầu và Kếtluận, nội dung được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan về ngành du lịch và vị trí, vai trò thu hút khách du lịch Đặc điểm của khách du lịch Nhật Bản.
Chương 2 Thực trạng hoạt động thu hút khách Nhật Bản của
Hà Nội.
Trang 5Chương 3 Một số giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội.
Trang 6Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁCH
DU LỊCH NHẬT BẢN
1 Tổng quan về ngành du lịch.
1.1 Những tiền đề hình thành và phát triển ngành du lịch.
1.1.1 Tài nguyên du lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,
di tích lịch sử, văn hóa, công trình sáng tạo của con người và các giátrị nhân văn khác có thể áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, làyếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị dulịch”
Từ khái niệm trên, có thể rút ra hai nội dung cơ bản: tài nguyên
du lịch gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịchnhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác
1.1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm các yếu tố địa chất,địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiênnhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
Trang 7* Về vị trí địa lý, nước ta gồm hai bộ phận: Bộ phận đất liền vàlãnh hải Phía Bắc phần đất liền giáp Trung Quốc có đường biên giớidài hơn 1.400km, phía Tây giáp Lào có đường biên giới dài1.080km, phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 3.260km.
Bộ phận lãnh hải có diện tích rộng trên 1 triệu km2, bao gồmnội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở Dưới phần nước biển là phầnthềm lục địa
Ngoài ra, Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đớigió mùa, được thiên nhiên ưu đãi, không bị khô nóng như khí hậucác nước cùng vĩ độ Vị trí địa lý nước ta gần như ở trung tâm khuvực Đông Nam Á, khoảng cách từ Hà Nội đến thủ đo Ran-gum củaMianma là 1.220km, đến Băng Cốc, Viên Chăn, Phnôm-Pênh,Singapore còn gần hơn khoảng cách này nên thuận lợi cho việc giaolưu, phát triển du lịch với các nước trong khu vực
* Về địa hình, nước ta có 3 loại địa hình:
- Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại hình ít hấpdẫn khách du lịch Song đồng bằng lại là nơi thuận lợi cho hoạt độngkinh tế, cho canh tác nông nghiệp Từ lâu nó là nơi quần cư đôngđúc và thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hóa của con người
mà địa hình đồng bằng có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch
Trang 8- Địa hình đồi núi: Do sự phân cắt của địa hình nên có tác độngmạnh đến tâm lý du lịch dã ngoại rất thích hợp với loại hình cắm trạitham quan, leo núi, các trạm nghỉ Địa hình đồi núi Việt Namthường đa dạng, phong phú có sự tương phản nên hấp dẫn khách dulịch nói chung, khách Nhật Bản nói riêng hơn địa hình đồng bằng.
Độ tuổi từ 21 đến 31 là những người năng động thường chọn loạihình du lịch này
- Địa hình Kars (đá vôi): Loại địa hình đặc biệt được tạo thành
do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan Một kiểu địa hìnhKarsto rất có ý nghĩa với du lịch, đó là hang động Karsto, cảnh quanthiên nhiên của nó cực kỳ hấp dẫn du khách Nhật Bản Ngoài hangđộng Karsto, các kiểu địa hình
1.1.1.2 Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam gồm nhiều loạiphong phú và hấp dẫn như: các chiến khu cách mạng gồm khu ditích Việt Bắc, khu di tích Tây Ninh…các di tích lịch sử như ĐềnHùng ở Phú Thọ, Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội, Cố đô Huếđược UNESCO công nhận di sản thế giới, thành phố cổ Hội An ởQuảng Nam được UNESCO công nhận di sản thế giới, hệ thống cácđền chùa nổi tiếng như Đền Hùng, Đền Ngọc Sơn, Đền Đô thờ 8 vịvua nhà Lý ở Bắc Ninh, chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, Chùa Hương ở
Hà Tây, Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh, Chùa Quán Sứ ở Hà Nội, khu
Trang 9thành địa của Cao đài hoà hảo ở Tây Ninh, Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam được UNESCO công nhận di sản thế giới.
-Tài nguyên nhân văn phi vật thể ở Việt Nam điển hình gồm:nhã nhạc cung đình Huế, quan họ Bắc Ninh được UNESCO côngnhận di sản phi vật thể thế giới, hát chèo ở miền Bắc, đờn ca tài tử ởNam Bộ, hô bài chòi, hò ở miền Trung, truyền thuyết các vua Hùng,truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm…ca nhạc kịchtruyền thống dân tộc, múa rối nước…
Tài nguyên du lịch là điểm xuất phát để xây dựng cấu trúc vàchuyên môn hoá các vùng du lịch, các điểm và khu du lịch, đô thị dulịch, phát triển các loại hình du lịch Từ đó nguồn tài nguyên du lịchquyết định quy mô và tốc độ phát triển ngành du lịch, cơ sở đểhoạch định quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch ở các địaphương và quốc gia
Để khai thác các tài nguyên du lịch đưa vào sử dụng có hiệuquả, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địaphương cấp tỉnh phải điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch
để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định vàcông bố các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch và đô thị dulịch
1.1.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
1.1.2.1 Hệ thống giao thông vận tải.
Trang 10Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thườngxuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưõng trong một thời gian nhất định Khách du lịch rời khỏinơi cư trú để đến các điểm và khu du lịch để tham quan giải trí, thựchiện chuyến du lịch Vấn đề đầu tiên phải có phương tiện giao thông
để vận chuyển khách du lịch, nếu không có phương tiện vận chuyểnđưa đón khách thì chuyến du lịch không thể thực hiện được, cónghĩa là du lịch không thể hình thành và phát triển được Do vậy hệthống giao thông vận tải khách du lịch là tiền đề để phát triển dulịch
Tài nguyên du lịch hấp dẫn giữ vị trí quan trọng để phát triển
du lịch, vị trí này được thể hiện thông qua sự phát triển hệ thốnggiao thông vận tải, giao thông vận tải không phát triển thì tài nguyên
du lịch hấp dẫn không thể khai thác đưa vào sử dụng Như vậy tàinguyên du lịch và phát triển hệ thống giao thông vận tải là hai tiền
đề quan trọng, là hai mặt tác động lẫn nhau để phát triển ngành dulịch
Sự phát triển các loại phương tiện vận chuyển khách hiện đạivới tốc độ cao là tiền đề quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch pháttriển, phục vụ du khách tốt hơn, tăng thời gian nghỉ ngơi và giải trícủa khách, giảm thời gian di chuyển trên đường
Ngoài hệ thống giao thông công cộng xã hội, hệ thống giaothông ở các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch đóng vai trò quan
Trang 11trọng để thu hút du lịch tham quan, giải trí và nghỉ ngơi ở các điểm vàkhu du lịch Các điểm du lịch và khu du lịch thường ở cách xa đườngquốc lộ, vì vậy từ đường quốc lộ vào các điểm du lịch và khu du lịchphải có các loại đường giao thông phù hợp với địa hình của từngđiểm và khu du lịch như: nâng cấp mở rộng các tuyến đường vào khu
du lịch tắm biển Cửa Lò Nghệ An, đường cáp treo 3km vào ChùaHương, đường cáp treo lên Chùa Yên Tử, đường cáp treo vào khu dulịch Vĩnh Sơn Quảng Nam, đường vào khu du lịch Hồ Đại Lải ở VĩnhPhúc…
1.1.2.2 Hệ thống bưu chính viễn thông
Giao thông liên lạc là nhu cầu không thể thiếu được của cáctầng lớp nhân dân, đặc biệt là khách du lịch Khách du lịch bao gồmnhiều đối tượng khác nhau: theo phạm vi địa lý quốc gia có kháchnội địa và khách quốc tế, theo nghề nghiệp gồm khách du lịch công
vụ, khách ngoại giao, khách thương gia, khách dự hội thảo vànghiên cứu khoa học, khách tham quan, giải trí…tất cả các đốitượng khách nêu trên rất có nhu cầu thông tin liên lạc với nhữngngười thân, với cơ quan, với công việc kinh doanh
Các loại hình bưu chính viễn thông phát triển sẽ có tác độngmạnh đến nhu cầu của khách du lịch và kích thích người dân thamgia hoạt động du lịch
Trang 12Hiện nay, ở Việt Nam mạng lưới điện thoại cố định đã pháttriển đến 96% số xã có điện thoại và điện thoại di động đã phủ sóng
cả nước, số người sử dụng điện thoại di động tăng rất nhanh, đếnnay đã có hơn 5 triệu người sử dụng điện thoại di động Đây là yếu
tố quan trọng để khách du lịch tham gia hoạt động du lịch và yêntâm thực hiện trọn vẹn chuyến du lịch
Fax và telex là loại hình thông tin liên lạc hiện đại thông tinnhững văn bản cách xa hàng vạn dặm Như vậy trong thời gian đi dulịch, khách có thể tiếp tục làm việc bình thường nắm được tình hìnhhoạt động ở cơ quan và duyệt các văn bản cần thiết
Mạng internet ra đời và phát triển là loại hình thông tin liên lạchiện đại nhất, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin cho các tầng lớp nhândân như cung cấp chính sách pháp luật, nắm tình hình thị trường vàgiúp các thương gia mua bán qua mạng gọi là thương mại điện tử,trao đổi tình cảm qua mạng, cung cấp thông tin sự tiến bộ về khoahọc kỹ thuật, thuận tiện cho mọi đối tượng đăng ký di du lịch quamạng
Trang 13quan đối với con người Nhưng nhu cầu du lịch chịu sự tác động củanhững nhân tố chủ quan và khách quan.
Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu bao gồm: sự phát triểnkinh tế xã hội, tài nguyên du lịch và tôn tạo, bảo vệ và khai thác cáctài nguyên, sự phát triển văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật, sựphát triển giao thông vận tải, yếu tố chính trị, sự phát triển ngành dulịch…
Nhu cầu du lịch rất đa dạng, mang tính chủ quan của khách dulịch Song các nhà khoa học và quản lý ngành du lịch, nhu cầu dulịch rất đa dạng và phức tạp nhưng có thể gộp lại thành ba nhóm sau:
Nhóm nhu cầu đặc trưng là thoả mãn tính hiếu kỳ, nâng caohiểu biết, thưởng thức và giải trí…để thực hiện chuyến đi
Nhóm nhu cầu cơ bản bao gồm ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyểngắn liền với đời sống hàng ngày của con người
Nhóm nhu cầu bổ sung là nhằm thoả mãn các nhu cầu sinhhoạt cá nhân ngoài hai nhóm nhu cầu trên
Sự phát triển nhu cầu du lịch đóng vai trò quyết định đến quy
mô, tốc độ phát triển ngành du lịch, quyết định phát triển các loạihình du lịch và nhiều loại hình du lịch mới hình thành và phát triển
1.2 Tác động của phát triển du lịch đến phát triển kinh tế văn hoá – xã hội và môi trường
Trang 14-* Tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo số liệu thống kê của tổ chức du lịch thế giới (WTO) tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 8% từ năm 2000 – 2005
và tổng doanh thu ngành du lịch chiếm khoảng 12% trong tổng thunhập GDP toàn cầu Còn ở nước ta nhịp độ tăng bình quân hàngnăm khoảng 16% từ thời kỳ 2000 – 2005 và tổng doanh thu du lịchchiếm khoảng 5% trong tổng GDP cả nước Như vậy phát triển hoạtđộng du lịch góp phần đẩy nhanh tăng trưởng GDP
* Tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán thương mại quốc gia.
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và mở rộng quan
hệ ngoại giao giữa các nước, không những nhu cầu du lịch trongnước tăng mạnh mà còn nhu cầu đi du lịch quốc tế tăng nhanhchóng Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp du lịch xây dựng
và phát triển các tour du lịch quốc tế, đầu tư và nâng cấp cơ sở vậtchất kỹ thuật văn minh hiện đại để đón khách du lịch quốc tế, thịtrường du lịch quốc tế mở rộng trên toàn thế giới
Khách du lịch quốc tế đi du lịch ra nước ngoài thường mangtheo ngoại tệ mạnh và chi tiêu ở nước đến Các quốc gia du lịch pháttriển, cung ứng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn và các sản phẩm đặcsản sẽ thu hút khách quốc tế và bán các sản phẩm cho khách thungoại tệ Loại hình kinh doanh xuất khẩu của du lịch đem lại hiệu
Trang 15quả kinh tế cao, tận dụng mọi điều kiện ở địa phương để sản xuất vàcung ứng các sản phẩm cho khách du lịch quốc tế và tiết kiệm chiphí hạ thấp giá thành so với xuất khẩu hàng hoá bình thường củangành thương mại.
* Tạo cơ sở để phát triển kinh tế địa phương
Ở địa phương có nhiều tài nguyên du lịch, biết cách tổ chứcđiều tra và khai thác sử dụng để phát triển du lịch ở địa phương, đầu
tư xây dựng các điểm và khu du lịch sẽ thu hút khách du lịch thậpphương đến địa phương tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ đáp ứngnhu cầu của khách Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế địaphương nơi đến trên các mặt: kích thích các làng nghề phát triển về
số lượng các làng nghề, số lượng các sản phẩm và chất lượng sảnphẩm tăng lên theo nhu cầu của khách, quảng bá sản phẩm và mởrộng quan hệ kinh tế thương mại với các vùng, các địa phương vàcác nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập cộng đồng ở dân cư ởđịa phương, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ ở địa phương phát triển
Sự phát triển du lịch là cơ hội tốt để địa phương quảng cáo tìnhhình kinh tế địa phương, các sản phẩm, các danh lam thắng cảnh vàvăn hoá dân tộc ở địa phương để nhân dân các địa phương khác , cácnước hiểu và thiết lập các quan hệ với địa phương mình, đặc biệt làquan hệ kinh tế thương mại để mở rộng thị trường, thúc đẩy kinh tế
Trang 16có tài nguyên phong phú, nhưng chưa hình thành điểm du lịch nênkinh tế ở khu vực này hạn chế phát triển nhưng từ khi UNESCOcông nhận là di sản của thế giới, Quảng Bình đã đầu tư hình thànhđiểm du lịch hấp dẫn, xây dựng tuyến du lịch và tour du lịch từ cácnơi đến Phong Nha Kẻ Bàng, từ đó kinh tế và đời sống nhân dânphát triển nhanh, thay đổi diện mạo của khu vực này.
* Tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập của nhân dân.
Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động của nó đểđáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách du lịch gồm nhiều ngànhnghề khác nhau, mỗi ngành nghề có đặc điểm về nghiệp vụ kỹ thuậtkhác nhau nên được chuyên môn hoá Sự phát triển ngành du lịchkéo theo sự phát triển của các ngành nghề kinh tế khác, điều đó cũng
có nghĩa sự phát triển ngành du lịch không chỉ tăng thêm số lượnglao động của ngành du lịch mà còn kéo theo các ngành khác cũngphải tăng số lượng lao động Theo thống kê của tổ chức du lịch thếgiới cứ 9 lao động làm việc trong các ngành kinh tế thế giới thì có 1người lao động làm việc trong ngành du lịch Ở Việt Nam tỷ trọng
số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch chiếm 0.7% trongtổng số lao động các ngành
Ở địa phương nào phát triển các điểm du lịch và khu du lịchngoài thu hút lượng lao động lớn vào làm việc ở các cơ sở này, còntạo việc làm cho người dân ở địa phương như cung ứng các dịch vụcho khách du lịch, bán các sản phẩm ở địa phương…
Trang 17* Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
Ngành du lịch phát triển góp phần quan trọng tăng nguồn thungân sách nhà nước Nguồn thu ngân sách nhà nước đối với ngành
du lịch phụ thuộc tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu và tổng lợinhuận trước thuế thu nhập Như trên đã phân tích, tổng doanh thucủa ngành du lịch tăng trưởng tốc độ nhanh và hiệu quả kinh tế khácao Theo thống kê của các cơ sở kinh doanh du lịch lợi nhuận trướcthuế thu nhập cao hơn các ngành khác, thông thường đạt trên 10%tổng doanh thu Rõ ràng ngành du lịch phát triển đã và sẽ góp phầntạo nguồn thu ngân sách nhà nước tăng lên
Không những sự phát triển du lịch làm tăng nguồn thu ngânsách nhà nước, mà còn thúc đẩy các ngành khác và các địa phươngphát triển và cũng làm tăng nguồn thu ngân sách Chẳng hạn khingành du lịch phát triển thúc đẩy trực tiếp đến ngành giao thông vậntải thông qua hợp đồng vận chuyển khách du lịch để thực hiện cácchuyến du lịch trong và ngoài nước, doanh thu của ngành giao thôngvận tải tăng và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cũng tăng lên ởnhững địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấpdẫn, các điểm và khu du lịch hấp dẫn hình thành đưa vào sử dụng và
áp dụng các giải pháp để thu hút khách, điều đó cũng có nghĩadoanh thu du lịch ở địa phương tăng và nguồn thu ngân sách ở địaphương cũng tăng theo…
Trang 18* Thúc đẩy quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế với các nước.
Xu thế của thời đại là sự phát triển hội nhập khu vực và quốc
tế Sự phát triển ngành du lịch là nhịp cầu thúc đẩy quá trình hộinhập và phát triển kinh tế với các nước trên thế giới Du lịch pháttriển đặc biệt là du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế là nhữngngười đóng vai trò trung gian để thiết lập quan hệ giữa các nước vớinhau để thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập
Cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo ra những thời cơ cho cácdoanh nghiệp phát triển các quan hệ kinh tế với các nước, tháo dỡnhững hàng rào cản trở các doanh nghiệp tự do mở rộng các quan hệkinh tế với nước ngoài, đồng thời phát sinh ra các thách thức mới,
đó là các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong môi trường cạnhtranh khốc liệt trong và ngoài nước Các doanh nghiệp du lịch nướcngoài đầu tư kinh doanh du lịch ở Việt Nam tạo cơ hội cho cácdoanh nghiệp du lịch Việt Nam học tập rút kinh nghiệm tổ chứcquản lý và tạo ra các sản phẩm tốt hơn
1.2.2 Tác động đến văn hoá – xã hội
1.2.2.1 Tác động tích cực
Như trên đã đề cập, hoạt động du lịch nhằm thoả mãn nhu cầugiải trí, nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao, sức khoẻ…của con người Vì
Trang 19vậy phát triển du lịch kích thích bảo tồn và phát triển nền văn hoádân tộc ở các địa phương, vừa thừa hưởng tiếp thu nền văn minh củacác dân tộc ở các nước.
a Kích thích tôn tạo, nâng cấp và phát triển văn hoá ở địaphương
Mỗi dân tộc đều tự hào về truyền thông dân tộc, về nền vănhoá dân tộc mình Phát triển du lịch có nghĩa là thu hút khách du lịchđến địa phương, kích thích chính quyền địa phương và cư dân ápdụng các biện pháp tôn tạo nâng cấp và phát triển nền văn hoá dântộc ở địa phương mình Chẳng hạn ở cố đô Huế, trước khi UNESOcông nhận là di sản thế giới, uỷ ban nhân dân thành phố Huế vànhân dân Huế đã khai thác, tìm kiếm và thu thập hiện vật của cố đôHuế, đồng thời áp dụng các biện pháp thu hút vốn đầu tư trong nước
và chính phủ Pháp đầu tư để tôn tạo nâng cấp Cố Đô Huế Sau khiUNESCO công nhận Cố Đô Huế là di sản thế giới, UBND thànhphố Huế tiếp tục đầu tư để nâng cấp các công trình ở Cố Đô Huế,phối hợp với chính phủ Pháp tổ chức festival Huế hai năm một lần,khôi phục các nhà cổ, các nhà vườn, các làng nghề, khai thác triệt đểNhã nhạc cung đình phục vụ khách du lịch
Từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới, đời sống nhân dânnâng cao, nhu cầu văn hoá du lịch của nhân dân tăng lên Để đápứng nhu cầu này, nhà nước chủ trương khôi phục và phát triển các
Trang 20ví dụ tăng từ một lên ba ngày lễ hội về với cội nguồn Đền Hùng, hayhội Lim Bắc Ninh lên 3 ngày, lễ hội Chùa Hương hàng năm…pháttriển làng văn hoá làng vui chơi…Tôn tạo nâng cấp và phát triển nềnvăn hoá dân tộc một mặt do sự tác động của phát triển du lịch, mặtkhác là tiêu đề để hình thành và thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch.
b Giao thoa nền văn hoá giữa các dân tộc và các quốc gia.Thực hiện mục tiêu hoạt động du lịch thông qua thiết lập quan
hệ giao tiếp cộng đồng dân cư ở nơi đến với khách du lịch, thực chấtquan hệ này là sự giao thoa nền văn hoá giữa các dân tộc
Khách du lịch trực tiếp tiếp nhận phong tục tập quán, các ditích lịch sử, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực ở địa phương đếnhoặc khách du lịch thường mua những sản phẩm mỹ nghệ thể hiện
vẻ đẹp của văn hoá dân tộc Từ đó khách du lịch sẽ phân tích, sosánh nền văn hoá của dân tộc mình với nền văn hoá của các dân tộckhác, bổ sung thêm các mặt tích cực vào nền văn hoá của dân tộcmình
Đây là yếu tố để kích thích, tôn tạo, nâng cấp và hoàn thiệnnền văn hoá của địa phương đến
Mặt khác, cộng đồng dân cư nơi đến thông qua giao tiếp vớikhách du lịch hiểu được phong tục tập quán đặc điểm của dân tộc, nềnvăn hoá dân tộc…tiếp thu những cái đẹp, cái hay nền văn minh của
Trang 21các dân tộc khác để bổ sung nền văn hoá của dân tộc mình, làm chonền văn hoá dân tộc phong phú hơn.
Cũng cần phải nhận định rằng, có những tác động qua lại nềnvăn hoá giữa các quốc gia thông qua khách du lịch và cộng đồng dân
cư nơi đến như phong tục tập quán và cách cư xử trong quá trìnhgiao tiếp có khác nhau, do quá chênh lệch về kinh tế và mức sống,cách ăn mặc, thái độ của khách đối với nền văn hoá địa phương nhưchê bai hoặc ghê sợ…
b Những phần tử phản động lợi dụng đi du lịch để chống đốiĐảng và Nhà nước
Trong những năm qua, những phần tử phản động trong nước
Trang 22của Đảng và Nhà nước, lợi dụng nhân quyền để gây rối làm mất anninh trật tự xã hội Bọn chúng sử dụng hoạt động du lịch để phát táncác tài liệu phản động từ nước ngoài, nhận tiền bạc từ nước ngoài đểbọn phản động trong nước hoạt động…
c Tác động tiêu dùng xa xỉ của khách đến cộng đồng dân cư ởđịa phương
Phần lớn khách du lịch thực hiện những chuyến đi để có thunhập cao, nhiều tiền nên tiêu xài xa xỉ, thích mua sắm những đồ lưuniệm cao cấp, tiêu dùng những món ăn đặc sản, uống rượu hảohạng ,… điều này ảnh hưởng trực tiếp đến một số dân cư ở địaphương, đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên học đòi cách tiêu xài củakhách
1.2.3 Tác động đến môi trường
1.2.3.1 Tác động tích cực
Môi trường thiên nhiên là điều kiện quan trọng để hình thành
và phát triển du lịch, nhưng chỉ có khai thác thì không thể tạo môitrường hấp dẫn để thu hút khách nghĩa là phải đầu tư, thiết kế và xâydựng những điểm du lịch và khu du lịch hấp dẫn, nghĩa là con ngườitác động vào môi trường thiên nhiên để phục vụ con người tốt hơn
Một trong những đặc điểm của hoạt động du lịch là xây dựngcác cơ sở kinh doanh và tạo ra môi trưòng tự nhiện thoáng mát vàyên tĩnh, tranh ô nhiễm môi trưsờng
Trang 23Để đáp ứng được yêu cầu này, các doanh nghiệp du lịch vừalợi dụng môi trường thiên nhiên sẵn có, vừa tôn tạo và nâng cấp hệthống môi trường sinh thái, xây dựng hồ chứa nước, vòi phun nước
và tạo ra vườn hoa cây cảnh làm cho các cơ sở kinh doanh du lịchhấp dẫn, tạo ra không khí mát dịu
Ở những nơi kinh doanh du lịch phải bảo đảm vệ sinh tuyệtđối, khi thiết kế và xây dựng các cơ sở kinh doanh du lịch phải cócác giải pháp để bảo vệ môi trường, đảm bảo không khí trong lànhkhông có mùi lạ bay vào nơi kinh doanh du lịch như phải có hệthống ngầm thoát nước và xử lý nước thải, phải có thùng kín đểchứa chất thải rắn, xây dựng chế độ và kiểm tra thực hiện chế độ dọn
vệ sinh hàng ngày
1.2.3.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh tác động tích cực đến môi trường, sự phát triển dulịch sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường trên các mặt:
- Do cường độ phát triển quá sức chứa của khu du lịch và các
cơ sở du lịch gây ra ô nhiễm môi trường
- Do bản thân khách du lịch gây ra các phế thải bừa bãi, không
có ý thức giữ vệ sinh, hái hoa, bẻ cây ở vườn và công viên, gây tiếngồn
Để hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, các nhà quản lý
du lịch cần quy hoạch phát triển du lịch trung hạn và dài hạn, bảo
Trang 24đảm cân đối giữa phát triển du lịch với môi trường, có giải pháp hữuhiệu để bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình giáo dục ý thứcbảo vệ môi trường đối với cán bộ nhân viên trong ngành du lịch vàkhách du lịch.
2 Khách du lịch – Phân loại khách du lịch.
2.1 Khái niệm.
Khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất để ngành du lịch hoạtđộng và phát triển Chỉ khi có khách, ngành du lịch mới bán đượcsản phẩm của mình, không có khách thì hoạt động du lịch trở nên vônghĩa Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch
Nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander đã định nghĩa:
“Khách du lịch là những hành khách đặc biệt, ở lại theo ý thíchngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu cao cấp
mà không theo đuổi những mục đích kinh tế”
Nhà kinh tế người Anh Olgivil lại khẳng định: “Để trở thànhkhách du lịch phải hội đủ một số đặc điểm: Phải đi xa nhà dưới thờigian là một năm, ở đó phải tiêu tiền mà mình kiếm được ở nơi khác.Khách du lịch nói chung bao gồm khách du lịch quốc tế và khách dulịch nội địa”
Trong luật Du lịch năm 2005: “Khách du lịch là người đi dulịch hoặc kết hợp đi du lịch, rời khỏi nơi cư trú trong một thời gian
Trang 25nhất định, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhậnthu nhập ở nơi đến”.
Như vậy để xác định một người là khách du lịch cần có các chỉtiêu sau:
- Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
- Với mọi mục đích khác nhau, trừ mục đích đi học và kiếmtiền
- Phải lưu lại nơi đến ít nhất trên 24h đồng hồ, hoặc sử dụng ítnhất một tối trọ và không quá một năm
Trang 262.2 Phân loại khách du lịch theo các tiêu thức
Khách du lịch rất đa dạng và phong phú về quốc tịch, lứa tuổi
và nhu cầu Phân loại khách để tìm hiểu, nắm rõ hơn đối tượngkhách đang khai thác và đối tượng khách cần hướng vào trong tươnglai
Luật du lịch năm 2005 quy định: Khách du lịch gồm khách dulịch nội địa và khách du lịch quốc tế:
- Khách nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cứtrú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam,người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Chúng ta nên tìm hiểu các khái niệm về khách du lịch do WTOquy định năm 1995 như sau:
* Khách du lịch nội địa (Internal Tourist): Là những ngườiViệt Nam và những người nước ngoài đang định cư trên lãnh thổViệt Nam đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên củamình với mọi mục đích khác nhau trừ mục đích kiếm tiền trongkhoảng thời gian lớn hơn 24 giờ mà phải nhỏ hơn một năm
* Khách du lịch quốc tế: Là những người nước ngoài vào mộtnước hoặc những người trong nước đi ra nước ngoài với mọi mục
Trang 27đích khác nhau trừ mục đích lao động kiếm tiền trong khoảng thờigian lớn hơn 24 giờ và nhỏ hơn một năm.
- Khách du lịch quốc tế chủ động (Inbound Touris)
- Khách du lịch quốc tế thụ động (Outbound Touris)
- Khách du lịch trong nước (Domestic Touris) = Internal +Inbound
- Khách du lịch Quốc Gia (National Touris) = Internal +Outbound
Như vậy, dù đứng trên góc độ nào đi nữa thì khách du lịchchính là đối tượng của hoạt động kinh doanh du lịch, không cókhách thì mọi hoạt động kinh doanh đều trở nên vô nghĩa, để choviệc kinh doanh mang lại hiệu quả thì các nhà kinh doanh du lịchcần phải quan tâm trước tiên đến khách du lịch Vì khách du lịchchính là người trả lương và mang lại lợi nhuận cho các nhà kinhdoanh du lịch
Trang 28trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phíanam Nước Nhật có 5 đảo lớn cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh.Honshu là đảo lớn nhất, chiếm 61% diện tích lãnh thổ quốc gia Đảolớn thứ hai là Hokkaido, thứ ba là Kyushu, thứ tư là Shikoku và thứnăm là Okinawa Khoảng 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi trongkhi các vùng bình nguyên thường nhỏ và hẹp Các cánh đồng đượccanh tác chiếm 12,3%, diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm 1,1% vàđất trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia Ngược lại, rừng bao phủtới 66,5% tổng diện tích đất Nằm ở khu vực địa chấn vành đai núilửa Thái Bình Dương, Nhật Bản có nhiều khu vực có núi lửa, trong
đó có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động Núi Phú Sĩ đã ngưng hoạtđộng phun trào từ năm 1707 Mặc dù núi lửa gây ra những thiệt hại
to lớn qua các đợt phun trào, nhưng đất đai ở những vùng rộng lớnđược tro núi lửa hoặc nham thạch bao phủ rất màu mỡ và thích hợpcho trồng trọt Gần khu vực núi lửa còn có các nguồn suối nướcnóng do nước ngầm gặp khí ga của núi lửa ở nhiệt độ cao hoặc bịđun nóng bởi nhiệt độ dưới lòng đất Suối nước nóng là những điểmrất thu hút khách du lịch
Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ướctính khoảng 128 triệu người Vùng Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo vàmột vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ lớn nhất thế giới vớikhoảng 30 triệu người sinh sống
Trang 29Tokyo là thủ đô của Nhật Bản với diện tích 2.187 km2, dân số12.064.000 người (năm 2000) Thủ đô Tokyo là trung tâm chính trịgồm các toà nhà hành chánh của chính phủ như Toà nhà Quốc hội,Toà án, nhiều văn phòng của các Bộ được tập trung ngay tại khu vựctrung tâm của thủ đô Tokyo còn là một trung tâm kinh tế với sựhiện diện của các văn phòng công ty Ngoài ra Tokyo cũng là mộttrung tâm văn hoá và thông tin với nhiều cơ sở văn hoá, toà soạnbáo, đài truyền hình đang hoạt động tại đây.
Bờ biển Nhật Bản rất đa dạng và lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh
và bán đảo, nhưng cũng có những bãi biển dài hàng chục kilômét.Các dòng biển lạnh chảy xuống từ hướng Bắc gặp các dòng biểnnóng chảy ngược lên từ phía Nam tại các vùng biển quanh quần đảoNhật Bản, tạo thành vùng nước hoà trộn giữa các dòng biển Tại khuvực dòng xoáy này, các chất phù sa không lắng xuống đáy đạidương, các loài sinh vật phù du phát triển và cá nhỏ sinh sôi tạo môitrường lý tưởng cho các loài cá sống ở cả các vùng nước lạnh vànước nóng Một số loài chính bao gồm cá ngừ, cá thu, mực, cá mòi,
cá cốc, cá trích và cá hồi Sự đa dạng của các loài hải sản nước lạnh
và nước nóng là một điều lý giải cho việc Nhật Bản là một trongnhững nước đánh bắt cá lớn nhất trên thế giới
Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt (Xuân - Hạ - Thu – Đông), nhưngnhìn chung, khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hoà Tuy nhiên, do Nhật
Trang 30nhiều dãy núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng đều có đặc điểmkhác nhau Mùa Xuân (từ tháng 3 đến tháng 5), được đánh dấu bởinhững đợt không khí lạnh, thời tiết rất đẹp, nhiệt độ trung bình từ12o C-19o C Mùa Hạ (từ tháng 6 đến tháng 8), có những ngày nóng
và đêm oi bức Mùa Thu (từ tháng 9 đến tháng 11), tiết trời mát mẻ
và rất dễ chịu Mùa Đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), khôngkhí lạnh và khô, nhiệt độ có thể xuống tới – 8,5o C, tuyết rơi nhiều ởcác vùng phía Tây Nhật Bản
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế, văn hóa – xã hội.
3.1.2.1 Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ vàhải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệuphải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưngvới các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phụchồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) Từ 1974 đến nay tốc
độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước cónền kinh tế - công nghiệp - tài chính thương mại - dịch vụ - khoa học
kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDPtrên đầu người là 36.217 USD (1989)[9] Cán cân thương mại dưthừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu
tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và pháttriển lớn nhất thế giới Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngânhàng đứng hàng đầu thế giới Đơn vị tiền tệ là đồng yên Nhật
Trang 31Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó cócải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vựctài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ Cải cách hành chính củaNhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001 Dù diễn ra chậm chạpnhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thểđảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ,nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng đáng kể
Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sởcủa nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về cácsản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc,thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ănchế biến Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia vànhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc
Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tàichính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốnước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ Nhật Bản cũng là nơi có thịtrường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoánTokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006[10] Đâycũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoànkinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở NhậtBản có khoảng 1,177,278 km (731,683 miles) đường bộ, 173 sân
Trang 32được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và JapanAirlines (JAL) Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways Córất nhiều chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trênthế giới đến và rời Nhật Bản.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%,Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông6.1% (2005) Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bịgiao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóachất Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triểncủa nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác vềphần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hànghóa đa dạng Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%,Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, HànQuốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005)[11] Những mặt hàngnhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thựcphẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và nhữngnguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước Nhìn chung,đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc
Nền kinh tế Nhật Bản chính thức rơi vào suy thoái từ nămngoái do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh tới xuấtkhẩu của nước này Mặc dù Chính phủ Nhật Bản cho biết, nền kinh
tế Nhật đang tăng trưởng chậm nhất trong gần 35 năm qua và đangđối mặt với cuộc khủng hoảng tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ
Trang 33hai tới giờ; nhưng cho đến thời điểm này, nền kinh tế Nhật Bản đãbước ra khỏi cuộc suy thoái, và đang phục hồi dần nhờ xuất khẩu.Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9-2009, kinh tế Nhật Bản đãtăng trưởng 1,2% so với quí trước và tăng 4,8% so với cùng kỳ nămngoái[12] Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2007 củaNhật Bản
3.1.2.2 Văn hóa – xã hội
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa.Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân sốvào năm 1993 Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên, sắc dânngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về sau còn có một số dânlao động gồm người Philippines và người Thái
Theo Bộ Nội Vụ của Nhật Bản, dân số Nhật Bản vào cuối năm
2000 là 126.434.470 người, đứng hàng thứ bảy sau Trung Quốc, Ấn
Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, Brasil và Nga Do dân số đông, mật độ dân
số của Nhật Bản lên tới 327 người/km, khoảng 49% dân Nhật tậptrung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với cácthành phố phụ cận Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3tổng dân số
Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiềuthế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nétriêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa trong đó
Trang 34gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu Trước Thế Chiến thứ Hai,phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ Sự liênlạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó ngườicha được kính trọng và có uy quyền Người phụ nữ khi về nhà chồngphải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sựnăm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạnngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụquyền của gia đình đã bị bãi bỏ Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội
và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990
Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũnglàm gia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con Sốngười con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm 1947 xuống còn1,5 vào năm 1991
Từ khi thời kỳ samurai phát triển, người đàn ông lại chiếm vaitrò độc tôn Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vàoNhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng,người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội,người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn một chút Thời xưa, người phụ nữtrên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có khuyếtđiểm nào đó" Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồngrất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng (Nhật Bảnhiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhấtChâu Á)
Trang 35Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp Người Nhậtthường cúi chào bằng cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộcđịa vị xã hội của cả hai người Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ
lộ sự kính trọng Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp.Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việcnhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ Trong việcgiao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trunggian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàncảnh khó khăn Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, ngườingoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều khôngvừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười
3.2 Những nét đặc trưng và sở thích tiêu dùng của khách
du lịch Nhật Bản
3.2.1 Những nét đặc trưng của người Nhật Bản
Một đặc điểm của người Nhật là mức độ thuần nhất cao vềchủng tộc, nếu không kể thiểu số người Ainu hiện nay còn khoảng18.000 người sống ở Hokkaido và Sakhalin thì tất cả người Nhật đềuthuộc về cùng một chủng tộc và chỉ nói một ngôn ngữ Một phần vìvậy mà tính cách của người Nhật Bản mang sắc thái khá rõ ràng vàđồng nhất
Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài
Trang 36Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén vềvăn hoá của nước ngoài như người Nhật Họ không ngừng theo dõinhững biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc nhữngảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối vớiNhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ
có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó Vàchính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của ngườiNhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến
Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọicách học cho hết Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố
có thể cải biến Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quansát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc Mặc dù rất nhạycảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tàisản văn hoá của họ Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền…đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay Hơn thế, cácngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà cònđược cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn
Ý thức tập thể
Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật Nóđược thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nóichuyện Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề caocái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh.Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc
Trang 37họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như đểđánh bại đối thủ nước ngoài Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh
dự của tập thể Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đãđối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” củaphương Tây
Tôn trọng thứ bậc và địa vị
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống củangười Nhật Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyềnchức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhậtcho đến ngày nay vẫn còn đậm nét Ví dụ trong phòng họp, người cóchức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng caothì càng ngồi gần phía bên trong Hoặc trong các buổi tiệc tổ chứctại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình
mà không cần có sự hướng dẫn nào khác Sắc thái tôn ti trật tự trong
xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thứcchào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể
Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thànhcủa người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sựthực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng
Óc thẩm mỹ
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản làngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách
Trang 38trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữacơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế,một óc thẩm mỹ cao Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉbiểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ vàcung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinhquan của họ Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình,người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc củacông ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi
họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem côngviệc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạtđộng thẩm mỹ”
Việc khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản muốn thànhcông phải đi sâu tìm hiểu những đặc điểm tâm lý chung của khách,những nét đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Nhật Bản, các đặc điểm cómối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu và thị hiếu của du khách, từ đóđưa ra các biện pháp tác động thích hợp
* Đặc điểm tâm lý chung:
- Người Nhật Bản rất thông minh, cần cù, khôn ngoan, thủđoạn và trưởng giả, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân.Người Nhật Bản yêu thiên nhiên, trung thành với truyền thống,thường thích những gì cụ thể, có hình khối rõ ràng, có tính kỷ luậtcao
Trang 39- Trong cuộc sống, người Nhật Bản thích lịch lãm, gia giáo,kiên trì, căn cơ, ham học hỏi, có tính tự chủ cao, điềm tĩnh và ôn hoà.Trong giao tiếp họ là người rất tế nhị, khi chào nhau họ thưòng cúiđầu để thể hiện sự kính phục Với họ càng cúi đầu thấp bao nhiêucàng thể hiện sự tôn trọng và bái phục bấy nhiêu Khác với nhữngloại khách khác, khách du lịch Nhật Bản thưòng tinh tế, không ồn àonhư khách Trung Quốc, sôi nổi như khách Đài Loan Sự tinh tế củakhách Nhật Bản cũng khác với khách Pháp, khách Nhật Bản có ýthức tìm hiểu, khám phá nhưng khác với khách Mĩ ở đối tượng vàmục đích tìm hiểu.
- Người Nhật Bản quan niệm trà vừa là giải trí vừa là chữabệnh và thắt chặt tình đoàn kết Người Nhật Bản rất tin vào tướng
số, họ thích hoa anh đào “sakura” Hoa cúc cũng được người NhậtBản yêu thích và họ quan niệm nó là biểu tượng cho tình cảm thắmthiết, tri kỉ và tôn trọng Trang trí của người Nhật Bản chủ yếu là haimàu đỏ và đen Biểu hiện tính cách mạnh mẽ của người Nhật Bản
- Họ thường ăn các món chế biến từ hải sản, món ăn truyềnthống là cá sống Chẳng hạn như gỏi cá, gỏi tôm uống với rượu Sakêhâm nóng, khi ăn có bát nước chè thả thêm một bông cúc để rửa tay.Món ăn nổi tiếng của Nhật Bản là Sushi Trong nhà hàng ngườiNhật Bản thích chia các khoang nhỏ tạo sự ấm áp, gần gũi và giữđược khoảng cách cần thiết
Trang 40- Người Nhật Bản kỵ số 4, tiếng Nhật Bản “shi” có nghĩa là 4
và cũng có nghĩa là chết Họ thích số lẻ 3, 5, 7, 9, chọn số buồng lẻ,ghế ngồi số lẻ, phòng số lẻ, tặng hoa quà theo số lẻ