Những nét đặc trưng và sở thích tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 35 - 47)

3. Đặc điểm của khách du lịch Nhật Bản 1 Đặc điểm về đất nước Nhật Bản.

3.2. Những nét đặc trưng và sở thích tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản

du lịch Nhật Bản

3.2.1. Những nét đặc trưng của người Nhật Bản

Một đặc điểm của người Nhật là mức độ thuần nhất cao về chủng tộc, nếu không kể thiểu số người Ainu hiện nay còn khoảng 18.000 người sống ở Hokkaido và Sakhalin thì tất cả người Nhật đều thuộc về cùng một chủng tộc và chỉ nói một ngôn ngữ. Một phần vì vậy mà tính cách của người Nhật Bản mang sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất.

Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc. Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.

Ý thức tập thể

Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc

họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây.

Tôn trọng thứ bậc và địa vị

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể.

Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.

Óc thẩm mỹ

Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách

trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.

Việc khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản muốn thành công phải đi sâu tìm hiểu những đặc điểm tâm lý chung của khách, những nét đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Nhật Bản, các đặc điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu và thị hiếu của du khách, từ đó đưa ra các biện pháp tác động thích hợp.

* Đặc điểm tâm lý chung:

- Người Nhật Bản rất thông minh, cần cù, khôn ngoan, thủ đoạn và trưởng giả, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân. Người Nhật Bản yêu thiên nhiên, trung thành với truyền thống, thường thích những gì cụ thể, có hình khối rõ ràng, có tính kỷ luật cao.

- Trong cuộc sống, người Nhật Bản thích lịch lãm, gia giáo, kiên trì, căn cơ, ham học hỏi, có tính tự chủ cao, điềm tĩnh và ôn hoà. Trong giao tiếp họ là người rất tế nhị, khi chào nhau họ thưòng cúi đầu để thể hiện sự kính phục. Với họ càng cúi đầu thấp bao nhiêu càng thể hiện sự tôn trọng và bái phục bấy nhiêu. Khác với những loại khách khác, khách du lịch Nhật Bản thưòng tinh tế, không ồn ào như khách Trung Quốc, sôi nổi như khách Đài Loan. Sự tinh tế của khách Nhật Bản cũng khác với khách Pháp, khách Nhật Bản có ý thức tìm hiểu, khám phá nhưng khác với khách Mĩ ở đối tượng và mục đích tìm hiểu.

- Người Nhật Bản quan niệm trà vừa là giải trí vừa là chữa bệnh và thắt chặt tình đoàn kết. Người Nhật Bản rất tin vào tướng số, họ thích hoa anh đào “sakura”. Hoa cúc cũng được người Nhật Bản yêu thích và họ quan niệm nó là biểu tượng cho tình cảm thắm thiết, tri kỉ và tôn trọng. Trang trí của người Nhật Bản chủ yếu là hai màu đỏ và đen. Biểu hiện tính cách mạnh mẽ của người Nhật Bản.

- Họ thường ăn các món chế biến từ hải sản, món ăn truyền thống là cá sống. Chẳng hạn như gỏi cá, gỏi tôm uống với rượu Sakê hâm nóng, khi ăn có bát nước chè thả thêm một bông cúc để rửa tay. Món ăn nổi tiếng của Nhật Bản là Sushi. Trong nhà hàng người Nhật Bản thích chia các khoang nhỏ tạo sự ấm áp, gần gũi và giữ được khoảng cách cần thiết.

- Người Nhật Bản kỵ số 4, tiếng Nhật Bản “shi” có nghĩa là 4 và cũng có nghĩa là chết. Họ thích số lẻ 3, 5, 7, 9, chọn số buồng lẻ, ghế ngồi số lẻ, phòng số lẻ, tặng hoa quà theo số lẻ.

* Đặc điểm tâm lý khi đi du lịch nước ngoài.

Khi đi du lịch nước ngoài, theo ông Minoru – Giám đốc điều hành Hiệp hội du lịch Nhật Bản (JATA) đưa ra thì người Nhật Bản có 8 đặc điểm tâm lý sau:

- Thích đến những vùng đất có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà Nhật Bản không có: Nên người Nhật Bản ưu tiên các chuyến đi tới châu Âu (Italia, Thụy sĩ, Pháp), tiếp đó là đến châu Úc, các nước Nam Mĩ. Những nơi có vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ.

- Thích những nơi có bề dày lịch sử, văn hóa nên người Nhật Bản rất quan tâm tới Ai Cập, Trung Quốc. Họ ưa tìm đến các bảo tàng lịch sử, mỹ thuật. Vì thế Châu Âu- khu vực có nhiều bảo tàng nổi tiếng- luôn thu hút được sự chú ý của họ. Những nước đang phát triển giống với Nhật Bản giai đoạn trước cũng là nơi khách Nhật Bản muốn xem lại chính mình.

- Thích ăn ngon nên biết ở đâu có món ăn ngon chắc chắn người Nhật Bản sẽ tìm tới. Tour du lịch giá rẻ mà món ăn không ngon thì không làm hài lòng người Nhật Bản. Với phương diện này, Việt Nam là nơi lý tưởng với khách Nhật Bản bởi có nhiều món ăn ngon mà rẻ. Với người Nhật Bản, các món ăn Thái Lan hay Indonesia cay là không hợp khẩu vị. Về đồ uống thì người Nhật Bản rất sành các loại bia, rượu. Bởi vậy họ thích tìm đến Ailen, Đức.

- Người Nhật Bản thích những đất nước và dân bản địa hiếu khách, tình cảm đằm thắm. Chẳng hạn như ở Mông Cổ tuy không có gì đặc biệt lắm đối với người Nhật Bản và món ăn cũng bình thường nhưng vì người Mông Cổ rất niềm nở, hiếu khách nên rất nhiều người Nhật Bản đã đến đây. Trái lại, họ không muốn đến những nơi có sự phân biệt nam nữ, tôn giáo, chủng tộc.

- Người Nhật Bản thích đến những nơi có hoạt động tình nguyện. Từ phong trào giúp đỡ những người bất hạnh sau các trận động đất lớn ở đất nước mình, người Nhật Bản có mong muốn giúp đỡ những người khó khăn ở khắp nơi. Thêm nữa, đi ra nước ngoài tình nguyện họ có cơ hội khám phá, tìm hiểu những nét đặc sắc của nhiều nước khác nhau. Những lĩnh vực họ quan tâm là: giáo dục, nông nghiệp, y tế, phục hồi các di sản, kiến trúc.

- Người Nhật thích được thưởng thức nghệ thuật truyền thống nơi họ đặt chân đến. Vì vậy đến Hà Nội họ thường dành thời gian xem múa rối nước. Nhiều phụ nữ Nhật còn thích đến các đền chùa. Mùa Noel, nhiều người Nhật sang Mĩ chỉ để ngắm những cây thông khổng lồ được trang hoàng nghệ thuật trong không khí ngày hội.

- Người Nhật (đặc biệt là phụ nữ) thích mua sắm đồ thủ công truyền thống làm quà cho người thân và bạn bè với ý thông báo rằng mình đã được đến nơi đó. Những hàng truyền thống mẫu mã phong phú, có nét đặc trưng riêng, giá cả phải chăng, hình dạng ngộ nghĩnh sẽ kích thích người Nhật mua rất nhiều, trang phục các dân tộc cũng

vậy. Phụ nữ Nhật rất thích áo dài Việt Nam. Họ cho rằng nó rất đẹp, dễ mặc và phù hợp những khi đi dự tiệc.

- Người Nhật thích đến những nơi có cuộc sống sôi động về đêm như các quán rượu, bia; nhưng đòi hỏi phải có an ninh trật tự tốt. Họ cũng thích đi dạo về đêm ở những nơi có phong cảnh đẹp.

- Như vậy, tâm lý khi đi du lịch của người Nhật rất đa dạng, song nhìn chung họ đều muốn tìm đến những nơi có sự khác biệt với nước Nhật hiện đại. Trên đây là những đặc điểm tâm lý cơ bản của người Nhật Bản, thông qua đặc điểm tâm lý này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp du lịch hiểu được đời sống cũng như tính cách, thị hiếu tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản, đồng thời qua đó có những thông tin cần thiết để thu hút, khai thác một cách hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.

3.2.2. Sở thích tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản.

Ngày 13 tháng 4 năm 2009, tờ báo ngày của Pháp Lemon De đã viết, “Do giá trị của đồng Yên tăng mạnh nên hiện nay, số người Nhật Bản đi dụ lịch nước ngoài đang không ngừng tăng lên…”. Một trong những lý do chủ yếu tác động tới việc ngày càng có nhiều người Nhật Bản có nhu cầu du lịch và đi du lịch ra nước ngoài là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản và áp lực của cuộc sống trong một đất nước công nghiệp hóa cao. Khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu thông thường của cuộc sống đã được đáp ứng

đầy đủ, thu nhập giành cho các hoạt động tiêu khiển giải trí sẽ tăng. Thực tế mấy thập kỷ qua, các hoạt động tiêu khiển giải trí sẽ càng ngày càng thu hút được đông đảo người Nhật tham gia và chi tiêu cho các hoạt động này tăng liên tục. Theo thống kê một số năm gần đây, người Nhật dành 24% thu nhập của mình cho các hoạt động tiêu khiển giải trí, trong đó phần giành cho du lịch chiếm vào khoảng 16%.

Nhìn chung khách Nhật Bản khi đi du lịch đều có những đặc điểm tiêu dùng đặc trưng bao gồm:

- Chi tiêu rất nhiều cho chuyến đi du lịch ra nước ngoài: Bình quân chi tiêu của khách Nhật rất cao.

- Có tính đồng nhất trong suy nghĩ, hành động: Thị trường khách Nhật Bản có tính dân tộc đơn nhất, ngôn ngữ, tập quán là giống nhau nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa có tính đồng nhất rõ rệt.

- Coi trọng chất lượng: Quan niệm chất lượng hàng đầu chiếm vị trí quan trọng nhất trong tâm trí khách hàng tiêu dùng Nhật Bản. Họ rất kén chọn chất lượng sản phẩm. Nếu kém chất lượng thì họ thường đòi bồi thường một cách hợp lý hoặc không bao giờ quay lại.

- Mức độ yêu cầu, đòi hỏi rất cao: Khách hàng Nhật Bản có nhu cầu rất cao đối với mọi hàng hóa. Thông thường các yếu tố “nội dung, ngoại hình, chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người” được khách Nhật quan tâm đến. Đối với du lịch, thường khách hàng

Nhật yêu cầu trong sản phẩm du lịch phải có 4 yếu tố: an toàn, vệ sinh, kết hợp mua sắm, du lịch quanh năm.

Khách Nhật thường đi du lịch theo tour, đến Việt Nam cũng vậy, vì họ luôn muốn có sự an toàn và chắc chắn trong việc tổ chức tour.

- Truyền thống và Âu hóa hòa trộn với nhau trong cách sống của người Nhật cho nên khách hàng Nhật Bản có khuynh hướng tiêu dùng nhiều màu sắc hiện đại và độc đáo.

- Yêu cầu đổi mới hàng hóa, sản phẩm nhanh, thích sản phẩm mới, chất lượng tốt hơn.

- Có một số tiêu chuẩn riêng biệt nhất định như thích sản phẩm nổi tiếng thế giới, sản phẩm có công nghệ truyền thống độc đáo. Ví dụ như Việt Nam có làng gốm Bát Tràng – sản phẩm nơi đây thường thu hút khách du lịch Nhật Bản rất mạnh mẽ.

Nói tóm lại, để có thể thu hút khai thác khách du lịch Nhật Bản thì các donah nghiệp kinh doanh du lịch cần phải có những hiểu biệt nhất định về điểm tâm lý cũng như đặc điểm tiêu dùng của khách Nhật Bản, có như vậy mới thuyết phục được thị trường tiềm năng này tiêu dùng sản phẩm du lịch của mình, từ đó nâng cao được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã trình bày tổng quát về thị trường khách du lịch Nhật Bản với các nội dung cơ bản sau: khái quát điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, những nét đặc trưng của người Nhật Bản cũng như sở thích tiêu dùng du lịch của khách du lịch Nhật Bản. Chương 1 cũng đã tổng kết mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực chủ yếu.

Với mối quan hệ ngoại giao lâu năm, Nhật Bản đã trở thành đối tác của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Lãnh đạo cấp cao giữa hai nước đã nhất trí phát triển mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trở thành quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21. Khuôn khổ hợp tác này đã tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển nhanh và hiệu quả, tiền đề quan trọng cho hoạt động thu hút khách du lịch của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hà Nội nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 35 - 47)