Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 107 - 114)

1.1. Định hướng phát triển

Ngày 12-08-1998, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành nghị quyết số 11-NQ/TU về đổi mới phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2010 và những năm sau đó. Bản nghị quyết này đã định hình phương hướng chiến lược của du lịch Hà Nội như sau: “Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nước và quốc tế, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của Thủ đô tạo bước ngoặt phát triển mới cả về lượng và chất cho ngành du lịch, đưa ngành kinh tế này trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố vào đầu thế kỷ 21, góp phần đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” [1,30].

Trên tinh thần đó, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội đã phối hợp với các ban ngành có liên quan, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp nhằm đảm bảo trong những năm tới, Hà Nội sẽ tiếp tục giữ vai trò trọng điểm trong hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của du lịch cả nước nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng.

Hà Nội dự kiến sẽ mở rộng các loại hình hoạt động du lịch, quy hoạch và xây dựng các khu du lịch của Hà Nội và các vùng phụ cận, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, theo hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và 2020 “phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống và cảnh quan môi trường” [16,70]. Như vậy, Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh của một trung tâm văn hóa chính trị lịch sử, cung cấp những sản phẩm du lịch chất lượng cao, trong đó, du lịch văn hóa là sản phẩm chủ đạo.

Hà Nội tăng cường sự liên kết với các địa phương khác nhằm hình thành những tuyến điểm du lịch mới hấp dẫn, làm nổi bật hơn vai trò của Hà Nội là “trung tâm về chính trị, hành chính, văn hóa, khoa học công nghệ, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”[16,25].

Những hoạt động như liên hoan du lịch hàng năm, làm các bản đồ du lịch, sách giới thiệu về du lịch, CD – ROM về du lịch Hà Nội, các chương trình truyền hình đều đang và sẽ được thực hiện trong thời gian tới nhằm quảng bá cho hình ảnh của du lịch Hà Nội trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.

Trên cơ sở xác định vai trò và vị thế của ngành du lịch Hà Nội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thủ đô năm 2010,

thành phố Hà Nội xác định những định hướng cho phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới như sau:

- Phát huy cao độ lợi thế so sánh của thủ đô, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận để phát triển du lịch.

- Nâng cao chất lượng, phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch, phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thủ đô.

- Phát triển du lịch văn hóa – sinh thái, du lịch truyền thống, lễ hội, du lịch kinh doanh. Kết hợp giữa du lịch văn hóa và tôn tạo các di tích danh lam thắng cảnh, giữa phát triển sản phẩm du lịch với quảng bá lịch sử văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Phát triển nhanh một số sản phẩm du lịch mới để tăng thêm ngày lưu trú của khách.

- Phối hợp với các địa phương khác để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các chương trình phát triển du lịch đa dạng.

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Tổ chức đào tạo và tái đào tạo để nâng cao trình độ của những người thực hiện dịch vụ du lịch.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, đặt dưới sự quản lý của nhà nước.

Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới, ngành du lịch của Việt Nam được xếp thứ 9 trong khu vực, với mức tăng trưởng hàng năm nằm trong số các nước tăng trưởng cao nhất ở châu Á. Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế, nước ta đã đạt được kết quả quan trọng, nền kinh tế liên tục tăng trưởng, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh. Mặt khác, do vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một tăng cao, có chế độ chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn, hấp dẫn và thân thiện, do vậy trong thời gian tới lượng khách quốc tế đến nước ta sẽ tiếp tục tăng.

Trong thời gian tới, du lịch Hà Nội sẽ phát triển nhanh. Thị trường du lịch quốc tế trọng điểm của du lịch Hà Nội vẫn sẽ là Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Theo Nghị quyết của Quốc Hội, Hà Tây sát nhập Hà Nội, quy mô về diện tích và dân số mở rộng khá lớn như trên đã trình bày. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch và thu hút khách quốc tế nói chung và khách Nhật Bản nói riêng. Trong những năm qua, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội cũ là chủ yếu, hầu như không có khách quốc tế đến lưu trú ở Hà Tây cũ. Vì vậy luận văn căn cứ vào số liệu khách Nhật Bản đến Hà Nội từ năm 2005 – 2009 là cơ sở để xác định kế hoạch phát triển khách quốc tê và khách Nhật Bản thời kỳ 2011 – 2015.

Căn cứ vào số liệu ở bảng 2.4 và bảng 2.5, tổng số lượt khách quốc tế đến Hà Nội năm 2005 là 1.109.635 và khách Nhật Bản là 95.379, năm 2009 khách quốc tế 1.321.309 lượt và Nhật Bản 103.272 lượt, luận văn áp dụng phương pháp nhịp độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2005 – 2009 của khách du lịch đến Hà Nội:

- Khách quốc tế:

100 - 100 = 4,46%

- Khách Nhật Bản

100 - 100 = 2,2%

Kế hoạch 2011 – 2015 ở Hà Nội có sự thay đổi: Hà Nội mở rộng bao gồm cả Hà Tây, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phục hồi, du lịch Hà Nội có nhiều cơ hội để phát triển. Vì vậy, luận văn kiến nghị nhịp độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2010 – 2015:

- Khách quốc tế: 4,6%. - Khách Nhật Bản: 2,2%

Từ đó luận văn xác định kế hoạch tổng lượt khách: - KH 2010:

+ Khách Nhật Bản: 103.272 x 102,2% = 105.544 lượt. - KH 2015:

+ Khách quốc tế: 1.321.309 x = 1.730.600 lượt + Khách Nhật Bản: 103.272 x = 117.676 lượt

Sau khi xác định kế hoạch tổng lượt khách, luận văn tiến hành xác định kế hoạch tổng doanh thu dựa vào:

-Số ngày khách lưu trú bình quân một lượt khách Nhật Bản đã xác định trong thời kỳ 2005 – 2009 là 4,6 ngày. Vậy số ngày lưu trú bình quân của khách Nhật Bản tại Hà Nội:

+ Năm 2010: 105.544 lượt x 4,6 ngày = 485.500 ngày + Năm 2015: 117.676 lượt x 4,6 ngày = 541.310 ngày

-Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách Nhật căn cứ vào số liệu điều tra khảo sát ở bảng 2.9 năm 2009 là 168,42 USD. Thời kỳ 2010 – 2015, kinh tế Nhật Bản nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm 3% sau khủng hoảng tài chính. Luận văn xác định mức chi tiêu bình quân hàng ngày của khách Nhật đến Hà Nội là: 168,42 USD x 103% = 173,47 USD

Từ đó xác định kế hoạch tổng doanh thu từ khách Nhật đến Hà Nội:

- Thực tế năm 2009: 464.724 x 168,42 USD = 78.268.816 USD

- Kế hoạch năm 2010: 485.500 x 173,47 = 84.219.685 USD Năm 2015: 541.310 x 173,47 = 93.901.046 USD Căn cứ vào kết quả tính toán trên, luận văn lập bảng kế hoạch thu hút khách Nhật đến Hà Nội.

Bảng 3.1. Kế hoạch thu hút khách quốc tế và khách Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2015 Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch Nhịp độ bình 2010 2015 Tổng lượt khách quốc tế (lượt) 1.321.309 1.382.902 1.730.600 + 4,6% Tổng số lượt khách Nhật Bản (lượt) 103.272 105.544 117.676 + 2,2% Tổng doanh thu khách Nhật (USD) 78.269 84.219 93.901 + 2,7% Mức chi tiêu bình quân một ngày khách Nhật (USD) 168,42 173,47 173,47 + 3% Những dự báo trên đây đều chỉ có thể trở thành hiện thực nếu môi trường quốc tế có những chuyển biến thuận lợi. Tốc độ phát triển cao của thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội nói riêng và cả ngành du lịch Hà Nội nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 107 - 114)