Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 124 - 129)

2. Một số giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nộ

2.2.1.Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm

Như đã phân tích, một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là chính sách phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề sản phẩm đối với mỗi

thị trường mang sắc thái khác nhau. Tương ứng với mỗi đoạn thị trường cần có những sản phẩm mang tính chủ lực và những sản phẩm phụ trợ nhằm đa dạng hóa các sản phẩm cho từng thị trường.

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, thời gian tới, sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội sẽ tập trung vào việc hỗ trợ các địa phương đầu tư, xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tổ chức các chương trình khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là sản phẩm du lịch liên quốc gia Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - ASEAN.

Kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng độ tuổi 40 – 49 chiếm ưu thế nhất, tiếp theo là khách ở độ tuổi 18 – 29; 30 – 39; 50 – 59, đối tượng khách ở các độ tuổi khác (dưới 18 tuổi; trên 60 tuổi) chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tính đa dạng trong cơ cấu khách du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp cần bổ sung thêm một số dịch vụ, những hoạt động thay thế để phù hợp hơn với từng đoạn thị trường. Các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội nên tập trung phát triển một số sản phẩm mới có tính hấp dẫn và chuyên sâu cao hơn cho từng đoạn thị trường mục tiêu. Việc nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu của từng phân đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản sẽ nâng cao được chất lượng của dịch vụ du lịch. Cụ thể như:

kinh tế của dịch vụ cung cấp, ưa thích đồ ăn châu Âu, fast food và các món ăn địa phương, thường quan tâm tìm hiểu văn hoá… Với đối tượng khách trẻ tuổi này, cần tập trung phát triển các chương trình du lịch thăm quan các di tích lịch sử văn hóa, làm quen với cộng đồng và văn hóa ẩm thực, có thể xây dựng các chương trình cho khách ở cùng nhà người dân địa phương tại các làng nghề truyền thống để tìm hiểu thực tế, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí,…

- Giới nữ trẻ có độ tuổi trung bình từ 20 – 30: Đây là những đối tượng chưa lập gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập khá ổn định nhưng vẫn có sự trợ giúp rất lớn của gia đình. Đối tượng khách này rất sành điệu trong tiêu dùng nhưng cũng rất quan tâm đến tính kinh tế của dịch vụ, sở thích của họ là mua sắm, thời trang, đồ trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương…Khi xây dựng chương trình di lịch cho đối tượng khách này, nên kết hợp du lịch – shopping, đặc biệt là shopping các sản phẩm truyền thống của địa phương như Làng lụa Vạn Phúc, làng Gốm Bát Tràng…

- Các gia đình: Họ thường quan tâm đến thực đơn riêng cho trẻ em, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao…đối tượng khách là gia đình thường thích ở phòng rộng, thích các khách sạn có bể bơi riêng và có dịch vụ trông trẻ. Công ty lữ hành nên khai thác các khu resort không cách xa trung tâm Hà Nội như: Asean, Tản Đà, V-resort…đó là những nơi có phòng cho cả gia

đình, cả phòng chơi cho trẻ, có những hoạt động vui chơi ngoài trời mà trẻ rất thích như trượt cỏ, trượt ván, đi xe đạp…Tuy nhiên, dịch vụ trông trẻ ở các địa điểm đó hầu như là không có.

- Người cao tuổi: thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi về hưu. Đối tượng khách này có mức tiêu dùng tương đối cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về văn hoá, lịch sử và tự nhiên của điểm du lịch. Đối tượng khách du lịch này có quỹ thời gian tương đối rộng rãi, nếu chương trình hấp dẫn, có thể giữ chân khách lưu trú ở lại lâu hơn. Khách là người cao tuổi tập trung phát triển các chương trình thăm quan cảnh quan thiên nhiên, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, các chương trình đến các làng nghề thủ công mỹ nghệ, các điểm mua sắm,… đặc biệt với khách cao tuổi, có thể đẩy mạnh phát triển các chương trình du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, tận dụng lợi thế của các vùng lân cận Hà Nội như: suối nước nóng Hoà Bình, suối khoáng nóng mặn Quang Hanh - Quảng Ninh…

- Khách thương gia: đối tượng khách luôn thiếu thời gian và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thời gian tham quan ít, thích chơi golf và hứng thú tìm hiểu cuộc sống về đêm tại điểm du lịch. Chương trình du lịch dành cho đối tượng khách này nên kết hợp thăm các khu công nghiệp phát triển, những trung tâm vui chơi mua sắm quốc tế và các sân golf lớn quanh khu vực Hà Nội như: Tam Đảo, Chí Linh…

- Khách du lịch ba lô: Mức tiêu dùng không cao, đi du lịch theo kiểu tổ chức và rất quan tâm đến yếu tố giá cả, song lại là những du khách có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh mẽ về điểm đến du lịch.

Khi phân tích các phân đoạn thị trường khách du lịch trên, các doanh nghiệp cần tập trung thu hút khách cao tuổi vì số lượng đông, quỹ lương hưu ổn định, có nhu cầu đi du lịch rất cao và là những “tỉ phú về thời gian”. Họ thường mua tour 7-11 ngày, chỉ ở khách sạn 4-5 sao, sử dụng dịch vụ cao cấp nhất. Vì thế, các doanh nghiệp du lịch nên tiếp cận những câu lạc bộ người cao tuổi ở Nhật và ưu đãi với người từ bao nhiêu tuổi trở lên trong “gói” khuyến mại giá tour chung.

Trong những năm gần đây, cách thức đi du lịch của người Nhật đã có những thay đổi đáng kể. Mùa cao điểm khách Nhật ra nước ngoài trong năm là khoảng tháng 2,3 và các tháng 7,8,9. Thời gian chuyến du lịch thường kéo dài hơn, với việc giảm bớt số lượng các điểm đến trong hành trình và du khách có xu hướng lựa chọn những loại hình du lịch mang tính chất chủ động.

Chất lượng các chương trình du lịch cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của những nhà cung cấp. Nhưng các dịch vụ này nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của doanh nghiệp lữ hành. Các doanh nghiệp lữ hành nên đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng của mình cho các dịch vụ có trong chương trình. Các tiêu chuẩn này phụ

thuộc và đối tượng khách phục vụ và chủng loại dịch vụ đó là gì. Các hoạt động kiểm tra, kiểm định nhà cung cấp phải tiến hành theo một trình tự nhất định, nhằm đem đến cho khách chất lượng dịch vụ cung cấp tốt nhất.

Dựa trên xu hướng du lịch ngày nay, công ty nên xây dựng các chương trình du lịch với những chủ đề như: Du lịch trên tuyến sông Hồng, du lịch về cội nguồn, du lịch tham quan kết hợp với lễ hội. Đặc biệt là Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền dâ tộc Việt Nam) có thể xây dựng chương trình du lịch cho khách du lịch Nhật Bản tham gia đón Tết cùng với người dân Việt Nam và thưởng thức những món ăn dân tộc của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 124 - 129)