Đầu tư và nâng cao hiệu quả của các hoạt động quảng cáo xúc tiến chương trình du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 134 - 139)

2. Một số giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nộ

2.2.4.Đầu tư và nâng cao hiệu quả của các hoạt động quảng cáo xúc tiến chương trình du lịch

cáo xúc tiến chương trình du lịch

Để củng cố thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm quảng cáo, tích cực sử dụng các loại sản phẩm mới như CD - ROM, DVD. Những phương tiện quảng cáo này không chỉ có chi phí (cả sản xuất và vận chuyển) tương đối thấp so với các sản phẩm quảng cáo in ấn truyền thống mà còn có khả năng lưu trữ và truyền tải thông tin lớn, dễ cập nhật. Tất nhiên là các sản phẩm in ấn truyền thống vẫn có những ưu thế nhất định (đặc biệt là đối với khách du lịch), do vậy cần có một sự kết hợp tối ưu giữa các phương tiện và sản phẩm quảng cáo.

Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội cần nhìn nhận chính xác hơn về vai trò của giá cả trong chính sách marketing của mình. Giá thấp không phải là vũ khí cạnh tranh duy nhất và càng không nên lạm dụng nó. Các doanh nghiệp nên có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp dịch vụ để tổ chức những chương trình khuyến mại rộng lớn mang tính chất toàn diện để có được những sản phẩm thực sự hấp dẫn về giá.

Một hoạt động khác cần phải được hoàn thiện là nâng cao hiệu quả tham gia các hội chợ du lịch tại Nhật Bản. Như đã phân tích trong chương 2, hầu hết các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội còn gặp

phải khá nhiều khó khăn trong việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, một phần do chi phí tham gia hội chợ là khá lớn, mặt khác mức độ thành công ngày càng thấp hơn.

Chuẩn bị tham gia hội chợ, đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định thành bại của việc tham gia hội chợ. Các doanh nghiệp nên phối hợp với Sở văn hóa thể thao và du lịch để lên kế hoạch phối hợp tham gia hội chợ. Liên hệ với công ty tổ chức hội chợ để đăng ký tham gia (nếu cần thiết) và lấy thêm các thông tin hữu ích như vị trí gian hàng, danh sách khách đến hội chợ, chương trình hội chợ. Điều lưu ý các doanh nghiệp du lịch Hà Nội trong quá trình tham gia hội chợ du lịch cần tận dụng cơ hội để phát tập gấp, chiếu phim video về đất nước con người Việt Nam, tổ chức các chương trình văn nghệ mang bản sắc văn hóa Việt Nam, đây là dịp có rất nhiều khách du lịch Nhật Bản tham dự, các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nhật đưa tin về sự kiện. Những chuyến xúc tiến ra nước ngoài phải theo từng chủ đề ứng với mỗi mùa du lịch. Công tác quảng bá cũng không nên làm manh mún như hiện nay mà ngành du lịch cần phải có một tổ chức chỉ đạo chuyên nghiệp, thực hiện quảng bá bởi các công ty truyền thông chuyên nghiệp trên các kênh truyền hình lớn đang có lượng người xem, người truy cập cao thì mới mang lại hiệu quả.

Nhật Bản là một trong những thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam. Từ việc khai thác 4 chuyến bay/tuần, đến nay, Vietnam Airlines đã thực hiện 40 chuyến bay/tuần từ Việt Nam đến Nhật

Bản. Mỗi năm, Việt Nam đón khoảng 400.000 khách du lịch Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số khách du lịch Nhật Bản đó, lượng học sinh Nhật Bản sang Việt Nam du lịch và học tập rất ít. Trong khi đó, con số học sinh Nhật Bản đến các nước khác hằng năm tới gần 200.000. Bởi vậy, chúng ta nên tổ chức nhiều hội thảo như "Việt Nam - điểm đến cho học sinh Nhật Bản", phối hợp giữa các tổ chức, như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) với Tổng cục Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Nhật Bản và đại diện một số sở VH,TT&DL các tỉnh, thành phố để thu hút một lực lượng lớn những người trẻ tuổi Nhật Bản.

Đẩy mạnh hoạt động của chương trình “Ấn tượng Việt Nam” tại Nhật, chủ động phối hợp với một số công ty du lịch tại Nhật, xây dựng chương trình khuyến mại đặc biệt dành cho du khách Nhật đến Việt Nam. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức nên phối hợp thực hiện một số chương trình quảng bá quy mô lớn như: “Liên hoan du lịch biển Việt Nam”, “Liên hoan các làng nghề truyền thống”…bởi tiềm năng chúng ta là rất lớn. Việt Nam hiện nay có khoảng trên 30 khu du lịch biển tầm cỡ, nhiều khu resort nổi tiếng được đầu tư hiện đại; Các làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời. Đặc biệt, trong năm 2010, để thu hút một số lượng lớn khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội, có thể xây dựng những chương trình du lịch mang chủ đề gắn

với nghìn năm Thăng Long – Hà Nội như: “Hà Nội nghìn năm – 1000 điều thú vị”, “Duyên dáng Hà Nội”…

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Nội cũng như những đánh giá mặt thành công, hạn chế của hoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bản tại thị trường du lịch Hà Nội được đề cập ở chương 2.

Giải pháp đưa ra từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (vĩ mô) và từ phía các doanh nghiệp du lịch (vi mô) với những nội dung cụ thể sau:

* Nhóm giải pháp vĩ mô: Phát huy vai trò định hướng cho doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch Nhật Bản; Triển khai đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Nhật Bản; Tăng cường hoạt động xúc tiến sang thị trường Nhật Bản; Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý doanh nghiệp kinh doanh du lịch,...

* Nhóm giải pháp vi mô: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm; Phát triển hệ thống các kênh phân phối sản phẩm; Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến chương trình du lịch...

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 134 - 139)