Thực trạng về phát triển du lịch Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 58 - 68)

Để đáp ứng nhu cầu du lịch của trong nước và nước ngoài, du lịch Hà Nội đã đề ra các biện pháp phát triển du lịch thể hiện trên các mặt:

2.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung

ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.

Hà Nội mới có tổng diện tích hơn 3.344 km², dân số hơn 6,2 triệu người, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, nằm trong top 17 thành phố lớn nhất thế giới. Hà Nội là một thành phổ cổ đã được hình thành và phát triển gần 1.000 năm với truyền thống văn hóa lâu đời, quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Du lịch Hà Nội được sự quan tâm của Thành ủy – UBND Thành phố ngay từ những ngày đầu đổi mới. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp sang Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp cho giai đoạn phát triển hiện tại và lâu dài của thành phố. Như vậy với quan điểm về cơ cấu kinh tế trên, thành phố đã thể hiện sự nhận thức và quan tâm sâu sắc đến vai trò quan trọng của các ngành dịch vụ trong đó có ngành du lịch.

Cơ cấu kinh tế thay đổi lớn theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ, với sự thay đổi này, Hà Nội trở thành đầu mối thúc đẩy các khu vực khác phát triển và với sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Hà Nội là nơi tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp của cả nước (chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh) với lĩnh vực kinh doanh đa dạng. Về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn thành phố đã

sành sứ thủy tinh, cơ khí giao thông, lắp ráp…cùng với sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp là sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế thành phố trong thời gian gần đây. Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch hiện đã chiếm tỷ trọng lớn trong GDP kinh tế thủ đô; các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển như tài chính, ngân hàng, pháp lý, dịch vụ thương mại và du lịch…với sự phát triển của nền kinh tế thủ đô đã làm cho đời sống kinh tế của đại bộ phận nhân dân thành phố ngày càng cải thiện, thu hút nhiều khách du lịch tới Hà Nội, cải thiện cơ sở hạ tầng và những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

2.2.Tình hình phát triển các nguồn lực của ngành du lịch Hà Nội.

2.2.1. Quy hoạch hình thành các điểm và khu du lịch Hà Nội Trong những năm qua, ngành du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các điểm đến, xây dựng sản phẩm, và huy động từ nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch đã triển khai tập trung vào các khu du lịch chuyên đề quốc gia: Sóc Sơn, Cổ Loa (Ðông Anh), Ba Vì, Chùa Hương (Mỹ Ðức). Sau khi mở rộng địa giới hành chính, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch của Hà Nội tiếp tục được đẩy mạnh, đang thực hiện chín dự án, trong đó có năm dự án đang triển khai thi công: xây dựng đường giao thông tại khu du

lịch văn hóa nghỉ cuối tuần khu vực đền Sóc (huyện Sóc Sơn), xây dựng hạ tầng du lịch cầu Suối Bơn (Ba Vì), hạ tầng du lịch khu vực đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ); cảng du lịch Bát Tràng và cải tạo nâng cấp tuyến quốc lộ 35- đền Sóc. Một số dự án đang chuẩn bị đấu thầu như: đường nối khu du lịch Hương Sơn - Tam Trúc - Khả Phong; mở rộng và hoàn thiện bến Trò Chùa Hương (Mỹ Ðức), cải tạo đường từ chợ Sa - Cổ Loa đi chợ Tó và đường nối từ cửa Tây sang cửa Nam khu di tích Cổ Loa (Ðông Anh), với tổng vốn gần 500 tỷ đồng.

Ngành du lịch cũng đã phối hợp Sở Kế hoạch và Ðầu tư, các ngành liên quan rà soát quy hoạch, lập danh mục dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, tổ chức hội nghị với các nhà đầu tư dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần, tổng hợp danh mục trình UBND thành phố quyết định, giới thiệu địa điểm, đầu tư xây dựng dự án tạo sản phẩm du lịch mới trên địa bàn.

Về cơ sở lưu trú, từ năm 2001 đến năm 2008, giai đoạn này đã ra đời các khu nghỉ dưỡng như: Tản Ðà, Thiên Sơn - Suối Ngà, Thác Ða, Ðầm Long- Bằng Tạ, hồ Tiên Sa ở Ba Vì. Có thêm bốn khách sạn 5 sao với 1.211 phòng, hai khách sạn 4 sao với 504 phòng, sáu khách sạn 3 sao với 437 phòng, 61 khách sạn từ 1 đến 2 sao, với 1.373 phòng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú cũ được cải tạo nâng cấp hoặc chuyển giao cho các tập đoàn quản lý chuyên nghiệp đầu tư và nâng cấp, với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nâng cao

chất lượng cho các cơ sở lưu trú trước đây. Nhiều địa điểm đầu tư đã được giới thiệu, mời gọi đầu tư khách sạn cao cấp và có 23 dự án xây dựng khách sạn, với số vốn đầu tư khoảng hai tỷ USD, trong đó có 15 dự án đã được phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Dự kiến đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm chín khách sạn ba sao trở lên với 2.530 phòng đưa vào sử dụng.[16]

Cùng với quy hoạch xây dựng các khách sạn, thành phố còn quy hoạch phát triển các khu vui chơi, giải trí, như Công viên Hồ Tây, Thiên đường Bảo Sơn với vốn đầu tư ước tính hơn 100 triệu USD. Bên cạnh các điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách như múa rối Thăng Long, còn có Trung tâm biểu diễn ca trù Thăng Long, Nhà hát chèo Hà Nội, Nhà hát múa rối Trung ương... Hàng trăm di tích văn hóa - lịch sử được ngành văn hóa và các quận, huyện, các tổ chức quản lý thực hiện trùng tu bằng nhiều nguồn vốn để trở thành những điểm đến du lịch như Chùa Hương, Chùa Thầy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...

Trong giai đoạn tới, để đẩy mạnh công tác đầu tư, phát triển, ngành du lịch Hà Nội dự kiến sẽ triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, tổng hợp hiện trạng công tác quy hoạch, quản lý và phát triển tài nguyên du lịch; đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tài nguyên du lịch. Lập quy hoạch mạng lưới tuyến, điểm du lịch; chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,

vui chơi, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch. Thúc đẩy triển khai các dự án: khu du lịch quốc tế Tản Viên tại hồ Suối Hai, khu du lịch hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ Cẩm Quỳ, khu I- II Sóc Sơn, khu phố cổ... Các chương trình dự án phát triển làng nghề, làng cổ sẽ được xúc tiến thực hiện như: làng nghề Phú Vinh, làng Việt cổ Ðường Lâm và các điểm du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần; tiến hành hỗ trợ kinh phí bảo tồn các loại hình văn hoá dân gian của Hà Nội: tuồng cổ, ca trù, chèo tại một số làng quê vùng nông thôn để phục vụ du lịch. Ngành du lịch sẽ đề xuất UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng, sản phẩm du lịch, nhằm thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch.

Ðể phát triển du lịch Hà Nội, cần có sự chỉ đạo thống nhất từ cấp trung ương tới địa phương và có sự vào cuộc chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo của các ban, ngành có liên quan và sự phối hợp của các quận, huyện. Ðặc biệt trong đầu tư các khu vui chơi, khách sạn, thành phố nên tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia ngành du lịch. Ðầu tư cho du lịch là góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững nên cần có chính sách ưu đãi phù hợp cùng những dự án đột phá, tạo hiệu quả xã hội với vốn mồi ban đầu của Nhà nước. Việc định hướng thị trường, điều tra xã hội học là cần thiết để triển khai hoạt động đầu tư du lịch đúng mục đích, hiệu quả thiết thực.

Công tác quy hoạch nên sớm triển khai và thực hiện đồng bộ làm tiền đề mời gọi đầu tư...

2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các loại hình kinh doanh du lịch

Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Hà Nội nói riêng đang tiến hành đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp mình như đầu tư nâng cấp các cơ sở kinh doanh, đầu tư cho các thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh. Cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp du lịch sẽ có sự đầu tư khác nhau về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh:

Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của các cơ sở cung ứng dịch vụ lữ hành: các doanh nghiệp lữ hành đều có văn

phòng không lớn nhưng thường đặt tại các khu trung tâm thành phố, phố chính để thuận lợi cho việc đi lại. Tại các văn phòng này đều trang bị đủ thiết bị để hoạt động, đặc biệt là máy vi tính nối mạng internet để cập nhật thông tin. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn lớn đều đã và đang tạo lập trang web riêng, giao tiếp với khách hàng qua thư điện tử, quảng cáo trên mạng và áp dụng các chương trình phần mềm quản lý chuyên dụng, 100% các doanh nghiệp đã có số điện thoại và fax riêng.

Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh cảu các cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú: Hà Nội hiện có 543 cơ sở lưu trú, với

13.281 phòng, trong đó có 185 khách sạn đã được xếp hạng với 8.627 phòng. Khách sạn từ 3 sao trở lên là 35 với khoảng 5.450 phòng (9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao). [17]

Tuy nhiên nhìn chung thì cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện kinh doanh của các khách sạn trên địa bàn Hà Nội mới chỉ ở mức độ trung bình.

Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của các cơ sở cung ứng dịch vụ vận chuyển khách du lịch: Hiện nay có hơn 80

doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh vận chuyển khách du lịch với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ước tính có 1.200 xe du lịch các loại trên địa bàn thành phố, trong đó có 400 xe 45 chỗ đời mới, 300xe từ 24-35 chỗ, khoảng 500 xe du lịch từ 4-16 chỗ. Hiện trên địa bàn có khoảng 300 xe xích lô đủ điều kiện hoạt động vận chuyển khách du lịch; 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường thủy là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC (3 tàu chở khách) và Công ty Du lịch Thiên Minh,…và một số doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ xích lô lọng vàng, xe trâu thăm làng nghề được du khách rất thích thú.

Các khu vui chơi giải trí hiện nay trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là các công viên cây xanh như Công viên Thống Nhất, Công viên Lê-nin, Vườn Bách Thảo, Công viên Thủ Lệ,…chỉ phục vụ nhu cầu dạo chơi thư giãn của nhân dân, chưa hấp dẫn khách du lịch. Mấy năm gần đây một số điểm, trung tâm giải trí như một số vũ trường, hồ bơi bốn mùa, sân tennis,…được xây dựng quy mô nhỏ, nội dung chưa phong phú, giá lại cao. Vì vậy việc xây dựng các khu vui chơi giải trí có tầm cõ quốc gia và quốc tế tại thủ đo Hà Nội là yêu cầu đặt ra không những góp phần kéo dài được thời gian lưu trú của khách để tăng doanh thu mà còn đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố.

2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Lực lượng tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng đông đảo. Toàn thành phố có khoảng hơn 30.000 người trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch, tập trung vào các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ phục vụ khách du lịch khác. Con số trên chưa kể đến một số lượng lao động lớn đang phục vụ trong các ngành dịch vụ liên quan đến khách du lịch như hành không, thương mại, giao thông, vận tải, bưu chính viễn thông…

Theo điều tra trong lĩnh vực lữ hành: các doanh nghiệp nhà nước thường có từ 20 – 30 nhân viên và 10 – 50 cộng tác viên hướng dấn. Các doanh nghiệp liên doanh thường có từ 15 – 20 nhân

viên văn phòng và 100 cộng tác viên hướng dẫn. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có từ 5 – 15 nhân viên văn phòng và 20 cộng tác viên hướng dẫn.

Trong thực tế, tỷ lệ lao động tính trên số phòng tại các khách sạn ở Hà Nội như sau: khách sạn 5 sao: 1,34 lao động/phòng; khách sạn 4 sao: 1,67 lao động/phòng; khách sạn 3 sao: 1,55 lao động/phòng; khách sạn 2 sao: 0,90 lao động/phòng; khách sạn 1 sao: 0,85 lao động/phòng.[18] Tỷ lệ này ở các khách sạn từ 3 sao trở lên là tương đối phù hợp với tiêu chuẩn chung và tỷ lệ thông thường trên thế giới. Nhưng tại các khách sạn 1-2 sao tỷ lệ này thấp (do chỉ kinh doanh lưu trú là chủ yếu, các dịch vụ bổ trợ hầu như không có). Nếu muốn nâng cao chất lượng phục vụ trong các khách sạn này cần phải nâng cao tỷ lệ trên.

Về trình độ nhân lực, phần lớn nhân viên các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và khách sạn lớn có trình độ đại học, sử dụng được ngoại ngữ và thiết bị thông tin hiện đại như máy tính, kết nối internet, trao đổi qua thư điện tử, trang Web…Đặc biệt các doanh nghiệp liên doanh có đội ngũ cán bộ trình độ cao, các doanh nghiệp nhà nước có tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lực lượng cán bộ ít và không ổn định.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 58 - 68)