Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 102 - 107)

4. Đánh giá chung về hoạt động thu hút khách Nhật Bản tại Hà Nộ

4.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Du lịch Hà Nội tuy có tốc độ tăng cao nhưng số lượng khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lịch Nhật Bản đến với Hà Nội trong khu vực còn thấp, thực trạng phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.

Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ giữa Việt Nam và Nhật Bản gây khó khăn cho người làm du lịch Việt Nam. Cán bộ điều hành, hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Nhật còn ít, gây khó khăn trong quá trình thực hiện tour.

Tại các cuộc gặp gỡ xúc tiến du lịch hai nước, các công ty du lịch Nhật Bản đã chỉ ra điểm yếu lớn nhất của du lịch Việt Nam hiện nay: “Ở Nhật rất thiếu thông tin về du lịch Việt Nam”

Ông Masato Takamatsu đưa ra ví dụ: Tổng cục Du lịch Thái mở 17 văn phòng du lịch ở nước ngoài, trong đó riêng Nhật có đến ba văn phòng tại Tokyo, Osaka và Fukuoka. Ngày nào hình ảnh du lịch Trung Quốc, Thái Lan cũng xuất hiện trên các đài truyền hình Nhật, còn Việt Nam bao nhiêu lễ hội, bao nhiêu thắng cảnh nổi tiếng thế giới, dân Nhật chưa được giới thiệu. Hình ảnh du lịch Việt Nam tại Nhật vừa ít vừa thiếu. Vietnam Airlines đã dành đến 1 triệu USD/năm cho kinh phí quảng bá trên thị trường Nhật, nhưng vẫn như muối bỏ biển! Mặc dù khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam luôn tăng trong những năm qua, nhưng tốc độ tăng trưởng năm sau thấp hơn năm trước. Lượng khách Nhật đến Việt Nam đã sụt giảm sau một thời gian Việt Nam thiếu những chương trình quảng bá rầm rộ cũng như sản phẩm hấp dẫn du khách của xứ sở mặt trời mọc.

Trong cơ cấu khách Nhật đến Hà Nội, giới trẻ chiếm 75-85%, đa số là sinh viên, học sinh, người lao động với thu nhập không cao. Theo đánh giá của các chuyên gia về thị trường Nhật, đây là cơ cấu không thuận lợi về lâu dài cho Việt Nam vì tính ổn định không cao, mức chi tiêu thấp, họ thường có xu hướng thay đổi và tìm kiếm những điểm du lịch mới. Các chuyên gia đề nghị cần có sự thay đổi cơ cấu, tập trung vào đối tượng người cao tuổi (chiếm tỉ trọng tương

đối cao trong cơ cấu dân số Nhật, khuynh hướng chọn nơi đến ổn định, ít thay đổi so với nhóm du lịch trẻ).

Phân tích của Công ty Tiếp thị du lịch Nhật Bản cho thấy cách xây dựng hình ảnh, tiếp thị sản phẩm du lịch vào từng phân khúc thị trường, cung cấp thông tin mới nhất và chính xác cho du khách, giới truyền thông cũng như các công ty du lịch lữ hành ở thị trường khách Nhật vẫn chưa chuyên nghiệp.

Mặc dù đường bay nối liền Nhật Bản – Việt Nam đã có nhưng cần phải phát triển hơn, giá vé máy bay từ Nhật đến Việt Nam còn cao hơn so với giá vé từ Nhật - Thái Lan. Việt Nam chưa có nhiều điểm vui chơi giải trí, sản phẩm chưa đa dạng và hấp dẫn, thiếu các điểm du lịch nghỉ dưỡng, tình hình giao thông đô thị phức tạp, thiếu thông tin cho khách, ùn tắc giao thông, ăn xin chèo kéo khách... Để thu hút được 1triệu lượt du khách Nhật đến Việt Nam năm 2010 theo như dự đoán của Tổng cụ du lịch Việt Nam, ngành du lịch còn nhiều việc cần phải làm.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng thu hút khách du lịch Nhật Bản tại thị trường du lịch Hà nội với những nội dung chủ yếu sau:

Khái quát điều kiện thu hút khách du lịch của du lịch Hà Nội cho thấy những lợi thế của hệ thống luật pháp, chính sách phát triển du lịch, môi trường kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các nguồn lực tự nhiên, văn hoá, nhân lực của du lịch Hà Nội. Những thế mạnh của sản phẩm du lịch văn hoá, du lịch hội nghị hội thảo, triển lãm, sự kiện (MICE), du lịch làng nghề,..tạo ra sức hút đối với khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lịch Nhật Bản.

Phân tích khái quát tình hình khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội thông qua các chỉ tiêu về số lượng khách, cơ cấu khách và đặc điểm tiêu dùng du lịch. Thị trường khách du lịch Nhật Bản hiện nay Hà Nội khai thác đang đứng ở vị trí thứ tư sau Trung Quốc, Pháp và Hàn Quốc. Khách du lịch Nhật Bản đi du lịch Hà Nội thường đi theo tour trọn gói. Đối với khách du lịch Nhật Bản, hoạt động thăm quan cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhiều khách tham gia nhất, kế đến là hoạt động thăm quan khu phố cổ, làng nghề truyền thống, xem biểu diễn múa rối nước.

Hoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bản tại thị trường du lịch Hà Nội đã đạt được một số thành công. Công tác quy hoạch đầu

tư, phát triển du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh theo hướng tập trung vào các thị trường khách trọng điểm, trong đó có thị trường khách du lịch Nhật Bản. Bên cạnh đó, du lịch Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn như: Số lượng các doanh nghiệp khai thác khách Nhật còn ít, quy mô các doanh nghiệp nhìn chung còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, đặc biệt là còn thiếu tính chuyên nghiệp; Đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu; Hoạt động xúc tiến còn nhiều hạn chế...

Vì vậy, việc đề ra được các định hướng và giải pháp tăng cường khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bản là vấn đề cấp thiết đặt ra hịên nay đối với du lịch Hà Nội.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch nhật bản đến hà nội (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w