Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an

64 7 0
Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU .3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1.1.1 Giải phẫu học và sinh lý hệ tiêu hóa 4 1.1.2 Bệnh học viêm loét dạ dày - tá tràng 6 1.1.3 Điều trị loét dạ dày – tá tràng .10 1.1.4 Chăm sóc, phòng bệnh và phòng bệnh tái phát loét DD - TT .11 1.2 Cơ sở thực tiễn 14 1.2.1 Các nghiên cứu về bệnh loét dạ dày – tá tràng trên thế giới 14 1.2.2 Các nghiên cứu về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tại Việt Nam .16 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 19 2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an 19 2.2 Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện YHCT Bộ Công an .21 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 21 2.2.2 Cỡ mẫu 21 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu .21 2.2.4 Bộ công cụ 21 2.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá .22 2.2.6 Phương pháp thu thập số liệu .22 2.2.7 Xử lý và phân tích số liệu .23 2.2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 23 2.3 Kết quả kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội I Bệnh viện YHCT Bộ Công an 23 2.3.1 Thông tin chung về người bệnh 24 2.3.2 Kiến thức chung về loét dạ dày tá tràng 26 2.3.3 Kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh 27 2.3.4 Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh 30 2.3.5 Nhận thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh .31 2.3.6 Phân loại mức độ kiến thức về phòng tái phát của NB viêm loét DD- TT .33 Chương 3: BÀN LUẬN 34 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 34 3.2 Thực trạng kiến thức của người bệnh về phòng tái phát bệnh 35 3.2.1 Thực trạng kiến thức chung về bệnh loét DD – TT 35 3.2.2 Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát 36 3.2.3 Thực trạng kiến thức của NB về lối sống phòng tái phát 38 3.2.4 Thực trạng kiến thức của NB về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh 39 3.2.5 Phân loại mức độ kiến thức về phòng tái phát của NB viêm loét DD- TT .40 3.3 Một số tồn tại, nguyên nhân và giải pháp tăng cường kiến thức về phòng tái phát cho người bệnh viêm loét DD-TT .41 3.3.1 Một số tồn tại và nguyên nhân 41 3.3.2 Một số giải pháp .42 KẾT LUẬN 45 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DD-TT Dạ dày – tá tràng YHCT Y học cổ truyền WHO Tổ chức Y tế Thế giới CBYT Cán bộ y tế ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NB Người bệnh GDSK Giáo dục sức khoẻ NSAID Thuốc kháng viêm không steroid HP Helicobacter Pylori iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính .24 Bảng 2.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi ở và nghề nghiệp 25 Bảng 2.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh và số lần tái phát bệnh 25 Bảng 2.4 Nhận thức về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng26 Bảng 2.5 Nhận thức về triệu chứng, biến chứng hay gặp nhất của bệnh 26 Bảng 2.6 Nhận thức về yếu tố bảo vệ dạ dày tá tràng 27 Bảng 2.7 Nhận thức về vai trò của NB trong phòng bệnh tái phát .27 Bảng 2.8 Nhận thức về sử dụng chất xơ, tần suất sử dụng trái cây của ĐTNC .27 Bảng 2.9 Nhận thức về các loại rau NB nên sử dụng và tần suất sử dụng các gia vị 28 Bảng 2.10 Nhận thức về cách sử dụng thức ăn giàu đạm 28 Bảng 2.11 Nhận thức về thói quen uống nước và sử dụng tinh bột 29 Bảng 2.12 Nhận thức về nhiệt độ để thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu và ảnh hưởng của nồng độ thức ăn tới kích thích dạ dày 29 Bảng 2.13 Nhận thức về thói quen khi ăn của ĐTNC .30 Bảng 2.14 Kiến thức đúng về lối sống phòng tái phát bệnh của ĐTNC 30 Bảng 2.15 Nhận thức về một số yếu tố gây hại dạ dày .31 Bảng 2.16 Nhận thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh 31 Bảng 2.17 Nhận thức về sử dụng thuốc NSAID 32 Bảng 2.18 Nhận thức về sử dụng một số thuốc NSAID 33 v DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình ảnh 1.1: Hình ảnh dạ dày bình thường 4 Hình ảnh 1.2: Hình ảnh loét dạ dày – tá tràng 6 Hình 2.1 Phối cảnh bệnh viện YHCT Bộ Công an .19 Biểu đồ 2.1 Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 24 Biểu đồ 2.2 Phân loại điểm kiến thức về phòng tái phát 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới, bệnh chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, thường tiến triển thành từng đợt và hay tái phát với nhiều biến chứng nguy hiểm Bệnh có đặc điểm mạn tính, thường hay tái phát, bệnh còn để lại những biến chứng và hậu quả nặng nề như: xuất huyết tiêu hóa, loét xuyên thấu vào cơ quan kế cận, thủng ổ loét, hẹp môn vị và có thể ung thư hóa [2],[5], [11] Trong đó, thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một biến chứng thường gặp của bệnh loét dạ dày - tá tràng, chiếm từ 5-10% [11], [15], đứng hàng thứ ba trong cấp cứu bụng ngoại khoa, đứng thứ hai trong viêm phúc mạc thứ phát sau viêm ruột thừa [9] Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng 5-10% dân số, chúng khiến 301.000 người chết trong năm 2013 Tỷ lệ mắc bệnh ở Anh và ở Úc là 5,2 – 9,9% Ở Mỹ, hàng năm có thêm khoảng 500.000 trường hợp mắc bệnh và 4 triệu trường hợp tái phát loét Các ổ loét thường xảy ra ở tá tràng nhiều hơn 5 lần, trong đó hơn 95% ở hành tá tràng hoặc môn vị [18], [19] Bệnh loét dạ dày – tá tràng ảnh hưởng đến 4 triệu người trên thế giới hàng năm, trong số đó có đến 10 - 20% người bệnh gặp các biến chứng [19] Bệnh loét dạ dày tá tràng nguy hiểm không phải có thể gây chết người mà là bệnh rất dễ tái phát, dễ gây biến chứng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh Năm 2016, nghiên cứu của Jae Hyun Seo và cộng sự (Hàn Quốc) trên 1761 bệnh nhân viêm loét dạ dày đã đưa ra 1 kết luận: sau khi kết thúc phác đồ điều trị, 35% bệnh nhân viêm loét dạ dày bị tái phát trong vòng 5 năm Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: “Hầu hết người bệnh đều không theo hết phác đồ điều trị triệt để, cũng chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ dạ dày sau khi điều trị Rất nhiều trường hợp có thể tái phát ngay sau vài tháng hoặc dài nhất là vài năm, thậm chí nhiều người phải chấp nhận sống chung với căn bệnh này suốt đời” Lối sống và thói quen không lành mạnh, thất bại trong đối phó với các căng thẳng tinh thần đã được chứng minh làm tăng nguy cơ xuất hiện loét tái phát loét dạ dày – tá tràng Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng đúng cách các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, đảm bảo vệ sinh môi trường, có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh căng thẳng thần kinh, ngủ nghỉ đúng giờ là rất cần thiết giúp phòng ngừa và hạn chế loét tái phát Người bệnh đóng vai trò rất quan 2 trọng trong phòng tái phát bệnh [3], [4], [9] Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về loét dạ dày – tá tràng nhưng phần lớn các đề tài tập trung vào nghiên cứu các phác đồ, thuốc điều trị ổ loét, kết quả phẫu thuật nội soi, … nhưng chưa có nhiều khảo sát về kiến thức dự phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, đặc biệt tại Bệnh viện YHCT Bộ công an Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an năm 2023” với hai mục tiêu sau: 3 MỤC TIÊU 1 Mô tả thực trạng kiến thức phòng tái phát của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng tại Khoa Nội I Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ công an năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ công an 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Giải phẫu học và sinh lý hệ tiêu hóa 1.1.1.1 Giải phẫu dạ dày Dạ dày là phần rộng nhất của đường tiêu hóa, một tạng rỗng, một đoạn ống tiêu hóa có thể phình ra to nhất so với các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa, nối giữa thực quản ở phía trên và tá tràng ở phía dưới, nằm sát dưới vòm hoành trái, ở cung sườn và vùng thượng vị trái Dạ dày rất co dãn, có thể tích từ 2 lít đến 2,5 lít hoặc hơn nữa [6], [10] Dạ dày có hình giống chữ J, có hai mặt trước và sau, phân cách nhau bởi hai bờ cong bé và bờ cong lớn Các phần của dạ dày là phần tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị [11], [13] Hình ảnh 1.1: Hình ảnh dạ dày bình thường 1.1.1.2 Giải phẫu tá tràng Tá tràng là phần đầu tiên của tiểu tràng đi từ môn vị đến góc tá hỗng tràng, tá tràng nằm sát thành bụng sau, trước cột sống và các mạch máu trước cột sống Góc tá tràng được treo vào thành bụng sau bởi một nếp phúc mạc có chứa các sợi cơ gọi là cơ treo tá tràng hoặc dây chằng treo tá tràng (dây chằng Treitz), tát tràng có hình chữ C, nằm kế bên đầu tụy, dài khoảng 20- 25 cm, nằm trên rốn, lòng ống của nó là rộng nhất của toàn bộ ruột non Tá tràng không có mạc treo và ngược lại với dạ dày phần lớn được phúc mạc bọc ở phần trước Tá tràng là đoạn ống tiêu hóa quan trọng vì là nơi ống mật 5 chủ và ống tụy đổ vào ruột non Tá tràng được chia thành bốn phần: phần trên, phần xuống, phần dưới (phần ngang) và phần lên Cũng như dạ dày, thần kinh chi phối tá tràng thuộc hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm các sợi thần kinh phó giao cảm đi từ nhánh gan của thần kinh phế vị trước và thần kinh mạc treo Đám rối Meissner và Auerbach tận cùng trong thành tá tràng [13] 1.1.1.3 Sinh lý hệ tiêu hóa Sinh lý bài tiết của dạ dày tá tràng: - Bài tiết chất nhầy (mucus) tiết ra một lượng lớn chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương dưới tác dụng của acid và pepsin - Tế bào thành bài tiết acid nằm trong tuyến acid, liền kề với các thành phần tế bào khác như tế bào ELC (Enterochromaffine-like), tế bào D có tầm quan trọng trong tiến trình bài tiết dạ dày Đây cũng là tế bào duy nhất bài tiết nội Tế bào thành còn có những thụ thể gắn kết với những chất có khả năng gây ức chế sản xuất acid (somatostain, prostaglandin, EGF: Epidermal Growth Factor) - Các tế bào D trong các tế bào nội tiết giải phóng samatostatin ức chế sản xuất acid theo cơ chế trực tiếp đối với tế bào thành và gián tiếp bằng sự giảm giải phóng histamine từ tế bào ECL và gastrin từ tế bào D - Pepsinogen sau khi được tổng hợp ở tế bào chính và tế bào tiết chế nhầy, phần lớn pepsinogen được tiết vào lòng dạ dày và chuyển thành pepsin hoạt động, chỉ một lượng nhỏ được lưu hành trong máu - Yếu tố nội tại được bài tiết cùng vơi acid HCl (acid clohydric) tại tế bào thành và nó giúp cho sự hấp thu B12 ở hỗng tràng, trong trường hợp thiếu yếu tố nội tại như trong viêm dạ dày mạn type B tự miễn sẽ gây ra thiếu máu do thiếu yếu tố nội tại nên không hấp thu được vitamin B12 - Cơ chế thần kinh: Đám rối thần kinh Meissner có các nhánh thần kinh phế vị đi vào và nối với các tuyến dạ dày và các tế bào nội tiết ở niêm mạc hang vị bài tiết gastrin Khi bị kích thích, các tận cùng hậu hạch dây X giải phóng acetylcholine gắn với thụ thể ở các tế bào tuyến tăng bài tiết dịch vị acid clohydrid và pepsinogen Các tín hiệu kích thích xuất phát từ trong dạ dày do căng lên bởi thức ăn gọi là kích thích tiết cơ học sau khi ăn, hoặc những kích thích hóa học khi thức ăn gọi là kích thích tiết cơ học sau khi ăn, hoặc những kích thích hóa học khi thức ăn vào miệng tiếp xúc với lưỡi và khi vào

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan