1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sự hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an năm 2023

45 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng sự hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an năm 2023
Trường học Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
Chuyên ngành Chăm sóc dinh dưỡng
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 473,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (8)
      • 1.1.1. Tổng quan chung về chăm sóc dinh dưỡng (8)
      • 1.1.2. Tổng quan về sự hài lòng (13)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (16)
  • Chương 2:LIÊN HỆ THỰC TIỄN (0)
    • 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh điều trị nội trú (20)
    • 2.2. Thực trạng sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an (0)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (21)
      • 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu (21)
      • 2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu (21)
      • 2.2.5. Phương pháp và tiến trình thu thập số liệu (21)
      • 2.2.6. Công cụ và tiêu chí đánh giá (22)
      • 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu (23)
      • 2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu (23)
    • 2.3. Kết quả sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an (0)
      • 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (24)
      • 2.3.2. Sự hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (25)
    • 3.2. Sự hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an (35)
  • KẾT LUẬN (37)

Nội dung

Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của người bệnh nội trú vềchăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an...30KẾT LUẬN...32ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...33TÀI LIỆU THAM K

QUAN TÀI LIỆU

Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan chung về chăm sóc dinh dưỡng

Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn đưa vào cơ thể và tình trạng sức khỏe Khi cơ thể có TTDD không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe [17].

Dinh dưỡng điều trị học là một ngành khoa học về ăn uống cho NB.

Nó nghiên cứu và đưa ra những nguyên tắc ăn uống cho những bệnh khác nhau Nhiệm vụ của dinh dưỡng điều trị là đưa liệu pháp ăn uống vào phối hợp với các phương tiện điều trị khác (thuốc, lý liệu pháp ).

1.1.1.2 Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị

Dinh dưỡng là một phương pháp điều trị chủ yếu trong một số bệnh: Dinh dưỡng điều trị có tác động đến căn nguyên gây bệnh, đến cơ chế điều hòa, khả năng phản ứng, bảo vệ cơ thể Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh dinh dưỡng có vai trò điều trị chính trong các bệnh: SDD do thiếu năng lượng, thừa cân béo phì do thừa năng lượng, các bệnh do thiếu vitamin A, B, C, D , thiếu vi chất: sắt, kẽm, calci…[9].

Dinh dưỡng có vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị: Dinh dưỡng tốt nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý đã giúp tăng cường miễn dịch rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong Dinh dưỡng điều trị còn có tác dụng điều hoà các rối loạn chuyển hoá làm giảm hội chứng bệnh Đặc biệt thấy rõ vai trò của dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, suy tim, bệnh lý về gan, dạ dày Dinh dưỡng điều trị còn giúp cho cơ thể phục hồi tốt hơn ở những NB bị chấn thương phần mềm, gãy xương, suy nhược cơ thể sau sốt rét, sau mổ, sau nhiễm khuẩn nặng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương chóng lành, sức khoẻ hồi phục nhanh hơn Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng có tác dụng trong đáp ứng miễn dịch, khả năng đề kháng của cơ thể, nhất là các bệnh nhiễm trùng và khi có dịch bệnh Đối với một số bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gan, thận nếu chế độ ăn không đúng sẽ làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến thuốc điều trị và quá trình chữa trị [9].

Dinh dưỡng có vai trò tích cực trong phòng bệnh: Dinh dưỡng đúng, đủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, dự phòng các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra Nhiều chất dinh dưỡng có vai trò chủ đạo trong phòng và điều trị một số bệnh Ăn uống không hợp lý phát sinh nhiều bệnh mạn tính như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, ung thư

Như vậy, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn điều trị bệnh, phòng biến chứng, phòng tái phát Vì vậy phải coi trọng dinh dưỡng trong điều trị bệnh, NB điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác cần phải song song với chế độ dinh dưỡng phù hợp NB cần coi thức ăn như là thuốc không chỉ khi nằm viện mà cả khi ra viện [9].

Chăm sóc dinh dưỡng được xác định là nhiệm vụ cơ bản nhằm cung cấp đầy đủ và thích hợp thức ăn, đồ uống cho người bệnh [24].

Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với điều trị và phòng ngừa bệnh tật Chăm sóc dinh dưỡng là một nhóm các hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cần thiết của

NB Quá trình chăm sóc dinh dưỡng bao gồm những bước sau [17]: Đánh giá theo dõi dinh dưỡng và phân tích số liệu/ thông tin để nhận biết các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng.

Can thiệp dinh dưỡng: Lên kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên các can thiệp dinh dưỡng để đáp ứng như cầu dinh dưỡng.

Theo dõi và đánh giá kết quả quá trình chăm sóc dinh dưỡng Chăm sóc dinh dưỡng cho mỗi NB phụ thuộc vào sự xuất hiện của bệnh hoặc các bệnh lý tiềm tàng, môi trường, tăng trưởng và phát triển các vấn đề văn hóa xã hội liên quan Quy trình chăm sóc dinh dưỡng có thể bao gồm: Đánh giá TTDD của NB, tư vấn giáo dục về dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng (chế độ ăn, dinh dưỡng đường miệng, đường ống thông hay nuôi dưỡng đường tình mạch), đánh giá khẩu phần dinh dưỡng, đánh giá TTDD sau can thiệp dinh dưỡng Để nâng cao chất lượng điều trị, các bệnh viện cần xây dựng hướng dẫn hoạt động hoạt động chăm sóc y tế trong đó có hướng dẫn các bước của quy trình chăm sóc dinh dưỡng [17].

* Mô hình chăm sóc dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện: Quá trình chăm sóc dinh dưỡng cần có sự tham gia của nhiều người có liên quan như: bác sỹ, chuyên gia về dinh dưỡng tiết chế, điều dưỡng, dược sỹ, bác sỹ vật lý trị liệu, cán bộ làm công tác xã hội, người làm quản lý và tất cả những người cung cấp chăm sóc y tế khác NB là “trung tâm” của quá trình chăm sóc dinh dưỡng. Phương pháp làm việc theo nhóm/đội mang tính hợp tác giúp đảm bảo quá trình chăm sóc được phối hợp thực hiện giữa những NVYT và NB, giúp NVYT và NB nhận thức được mục tiêu và phương hướng điều trị NB được chăm sóc tốt nhất khi có sự chăm sóc của nhóm có chức năng khác nhau về dinh dưỡng và y tế nói chung Mục tiêu của nhóm hỗ trợ dinh dưỡng đó là:

Xác định nhu cầu dinh dưỡng cần hỗ trợ cho NB.

Làm giảm các biến chứng xảy ra trong quá trình hỗ trợ dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa và đường tĩnh mạch. Đưa ra các hiệu quả chi phí của hỗ trợ dinh dưỡng.

Tiếp tục theo dõi NB khi ra viện

Mục tiêu cuối cùng của chăm sóc dinh dưỡng là để NB đạt được nhu cầu dinh dưỡng, vì vậy mục tiêu này nên được xem xét thường xuyên để đảm bảo rằng việc chăm sóc dinh dưỡng được theo dõi, đánh giá và có điều chỉnh cần thiết, thích hợp trong suốt quá trình điều trị dinh dưỡng [1].

1.1.1.4 Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng

Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng đã được Bộ y tế đã quy định qua một số Thông tư, hướng dẫn cụ thể: Thông tư 07/TT-BYT Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

[1], Thông tư Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện số 18/2020/TT-BYT [6], Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam [5].

Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng ĐD, hộ sinh viên phối hợp với bác sỹ điều trị để đánh giá TTDD và nhu cầu dinh dưỡng của NB.

Hàng ngày, NB được bác sỹ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

NB có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào phiếu chăm sóc.

NB được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết Đối với NB có chỉ định ăn qua ống thông phải do ĐD, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện [1].

Cơ sở thực tiễn

Trong nước đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng, cụ thể:

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nguyệt: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An năm 2021 Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 326 người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An Kết quả: Có 77,6% Điều dưỡng thực hiện chăm sóc dinh dưỡng người bệnh mức độ đạt, 22,4% Điều dưỡng chăm sóc dinh dưỡng không đạt qua ý kiến người bệnh Hầu hết NB hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của NVYT: 85,9% NB hài lòng về cơ sở vật chất; 79,8% hài lòng giao tiếp, ứng xử của nhân viên; 77,9% hài lòng chất lượng và cách chế biến thực phẩm; 100% hài lòng giá thành dịch vụ dinh dưỡng; 70,9% hài lòng chăm sóc dinh dưỡng [12].

Nghiên cứu Đánh giá sự hài lòng người bệnh nội trú về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế của Dương Thị Hồng Liên: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, 600 người bệnh điều trị nội trú tại 9 khoa lâm sàng trong bệnh viện bằng phiếu phát vấn Kết quả: Tỷ lệ NB hài lòng chung về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh là 83,5% NB hài lòng về công tác chăm sóc tinh thần (87,9%), kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng, hộ sinh (84,3%), mối quan hệ giữa NB và điều dưỡng, hộ sinh (80,7%), tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB (85,9%), công tác vệ sinh tại Bệnh viện (72,4%) Kết luận: Tỷ lệ NB hài lòng chung với chất lượng chăm sóc của ĐD hộ sinh là 83,5% Tỷ lệ NB hài lòng về công tác vệ sinh tại Bệnh viện còn thấp (72,4%)[10].

Nghiên cứu Thực trạng kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2019 của Nguyễn Thị Hồng Vân cho thấy: Tỷ lệ NB hài lòng với diện tích phòng ăn là 25,27%.

Tỷ lệ NB hài lòng với mức độ thoáng mát khu nhà ăn là 21,04% Tỷ lệ NB hài lòng với mức độ sạch sẽ của phòng ăn là 24,18% Tỷ lệ NB hài lòng với mức độ sạch sẽ của bát đũa là 23,82% Tỷ lệ NB hài lòng với sự đầy đủ của bàn ghế, quạt là 27,81% Đối với giao tiếp, ứng xử của nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ: Tỷ lệ NB hài lòng với nhân viên khoa điều trị là 55,46%.

Tỷ lệ NB hài lòng với nhân viên Khoa Dinh dưỡng là 45,87% Tỷ lệ NB hài lòng với nhân viên khu nhà ăn là 32.08% Tỷ lệ NB hài lòng với nhân viên giao suất ăn dinh dưỡng là 38,82% Đối với chất lượng suất ăn: Tỷ lệ NB hài lòng với sự phong phú đa dạng của món ăn là 25,36% Tỷ lệ NB hài lòng với sự hấp dẫn trong cách trang trí món ăn là 18,42% Tỷ lệ NB hài lòng với mức độ sạch sẽ của dụng cụ đựng thức ăn là 28,07% Tỷ lệ NB hài lòng với suất ăn dinh dưỡng ngon miệng là 24,41% Tỷ lệ NB hài lòng với suất ăn dinh dưỡng đủ no là 30,56% Đối với giá của dịch vụ dinh dưỡng:

Tỷ lệ NB hài lòng với giá suất ăn tại khu nhà ăn là 22,99% Tỷ lệ NB hài lòng với giá suất ăn phục vụ tại khoa/buồng bệnh là 24,03% Tỷ lệ NB hài lòng với cách thức thu phí dịch vụ là 27,24% [19].

Nghiên cứu Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2013 của Chu Anh Văn cũng chỉ ra rằng: Kiến thức đúng trong chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng còn chưa cao Kiến thức về chế độ ăn cơ bản theo lứa tuổi cho trẻ đạt cao nhất chỉ là 66,3% 65,8% điều dưỡng có thái độ tích cực với công tác chăm sóc về dinh dưỡng Tỷ lệ điều dưỡng ghi chép y lệnh về dinh dưỡng là 65,3% Nhận định về dinh dưỡng là 79,6% và có 76,9% điều dưỡng nhận định về thể trạng dinh dưỡng của bệnh nhi khi đi buồng cùng bác sỹ 78,9% điều dưỡng thực hiện cân đo

NB mới vào khoa 78,4% điều dưỡng tới vấn về chế độ ăn cho người bệnh.

Tỷ lệ thực hành chung đạt của điều dưỡng chỉ là 58,8% [18].

Nghiên cứu Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú về tình hình cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018 của Nguyễn Thị Phương Thảo: Tỷ lệ NB hài lòng nhất với giá tiền suất ăn với 96%; hài lòng với nhân viên phát suất ăn là 89,2%; hài lòng với suất ăn là 78,9%; hài lòng về vấn đề vệ sinh khay đựng là 77,8%; 75,9% NB tiếp tục sử dụng dịch vụ; 73% NB hài lòng về món ăn; 68,2%

NB hài lòng về thời gian giao suất ăn [14].

Nghiên cứu Khảo sát nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh về chế độ dinh dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Dược của Lâm Vĩnh Niên: Khảo sát nhu cầu NB, người nhà NB, khi người nhà tự chế biến thức ăn 26% nghĩ rằng chưa cung cấp đủ dinh dưỡng, 22% không biết dinh dưỡng trong thực phẩm Thứ tự ưu tiên trong nhu cầu về suất ăn dinh dưỡng, 50% người chon lựa ưu tiên về chất lượng dinh dưỡng, 29% yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm Đa số NB muốn (93%) cung cấp suất ăn tại khoa điều trị Trong khảo sát sự hài lòng của

NB, người nhà NB về chế độ dinh dưỡng tại Bệnh viện ở một số khoa, tổng quan chung đa số người bệnh hài lòng rất cao Số NB cảm thấy dễ dàng trong việc đặt suất ăn 87%, suất ăn được cung cấp đúng giờ 81%, số NB cảm thấy món ăn đa dạng phong phú, vừa miệng người dùng, đủ chất dinh dưỡng và năng lượng,đảm bảo vệ sinh và trình bày đẹp mắt từ 85% đến 99% [13].

HỆ THỰC TIỄN

Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh điều trị nội trú

vụ chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh điều trị nội trú

Bệnh viện YHCT – Bộ Công an là Bệnh viện hạng I với quy mô 400 giường và 20 khoa phòng, và là một trong bốn Bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền trong toàn quốc Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được đào tạo tại các trường danh tiếng trong và ngoài nước, giàu kinh nghiệm, sâu về y lý, giỏi về y thuật, tốt về y đức; Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an và sự ủng hộ của các đơn vị chức năng, đến nay bệnh viện đã có một cơ sở vật chất khang trang hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh Trong quá trình xây dựng và phát triển Bệnh viện đã rất chú trọng đến công tác chuyên môn, đặc biệt Bệnh viện đã xây dựng các mũi nhọn chuyên môn, đồng thời luôn giáo dục cho toàn bộ cán bộ về việc chấp hành qui chế chuyên môn, tinh thần thái độ phục vụ và thực hiện 12 điều qui định về y đức, đã tạo được niềm tin đối với người bệnh trong chẩn trị các bệnh: Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong cấp cứu và điều trị các bệnh Với chiến lược phát triển lâu dài, hiện nay bệnh viện đang không ngừng đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô về mặt cơ sở hạ tầng, trang bị những máy móc hiện đại như máy cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp cũng như đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, kế thừa ứng dụng các bài thuốc, các phương pháp chữa bệnh độc đáo, chủ động và tích cực giao lưu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y học Nhân lực của bệnh viện có 129 bác sĩ, 53 dược sĩ và 244 Y sĩ - Điều dưỡng- Kỹ thuật viên.

Bệnh viện đã thành lập Khoa Dinh dưỡng để thực hiện cung cấp chế độ ăn hợp lý cho người bệnh Khoa Dinh dưỡng lên thực đơn và chế biến món ăn.Người bệnh đăng ký suất ăn với khoa điều trị, đến bữa ăn, nhân viên Khoa dinh dưỡng chuyển suất ăn cho từng người bệnh và người bệnh sẽ ăn tại phòng ăn của khoa Những người bệnh nặng sẽ được bố trí ăn tại phòng bệnh.

Thực trạng sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: NB điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023.

NB độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.

NB điều trị nội trú tham gia đăng ký suất ăn tại Khoa Dinh dưỡng.

NB không có các dấu hiệu của tổn thương về tinh thần và nhận thức ảnh hưởng đến việc trả lời hoàn thiện bộ câu hỏi.

NB đồng ý tham gia nghiên cứu.

NB đang trong tình trạng nặng hoặc đang trong tình trạng cấp cứu/hôn mê không có khả năng trả lời.

2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ Trong thời gian thu thập số liệu tại 8 khoa lâm sàng điều trị người bệnh nội trú, thu thập 198 người bệnh đủ tiêu chí lựa chọn.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.

2.2.5 Phương pháp và tiến trình thu thập số liệu Địa điểm: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an

Thời điểm: Trước khi NB xuất viện 1 ngày.

Nhóm nghiên cứu: Gồm 3 người, trong đó có 02 điều dưỡng có chuyên môn và được tập huấn bộ công cụ.

Các bước thu thập thông tin bao gồm:

Bước 1: Lựa chọn NB vào nhóm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 2: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu (phụ lục 1).

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế thời gian 15 – 30 phút/ NB.

Bước 4: Rà soát đảm bảo mọi thông tin trong phiếu điều tra không bị bỏ sót.

2.2.6 Công cụ và tiêu chí đánh giá

Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 3 phần:

Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian nằm điều trị, kinh tế gia đình. Phần B: Sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc dinh dưỡng Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh của tác giả Trần Thị Thủy-đã được áp dụng tại được áp dụng tại Bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2015, bao gồm 17 tiểu mục thuộc 4 yếu tố [16]:

Sự hài lòng về cơ sở vật chất nhà ăn tại khoa điều trị: 5 câu

Sự hài lòng về giao tiếp, ứng xử của NVYT: 4 câu

Sự hài lòng về chất lượng và cách chế biến thực phẩm: 5 câu

Sự hài lòng về chi phí dịch vụ dinh dưỡng: 3 câu

Mức độ hài lòng của người bệnh dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ: Mức 1: Rất không hài lòng (1 điểm).

Mức 2: Không hài lòng (2 điểm).

Mức 3: Chấp nhận được (3 điểm).

Mức 5: Rất hài lòng (5điểm) [16].

Phân loại sự hài lòng ở 2 mức độ: Hài lòng và không hài lòng Mỗi câu, mỗi yếu tố, sự hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng được phân mức độ hài lòng khi NB trả lời ở cột chấp nhận được, hài lòng và rất hài lòng Và ngược lại, phân loại mức độ không hài lòng khi NB trả lời ở cột không hài lòng và rất không hài lòng Hay nói cách khác: Mỗi câu, phân loại hài lòng khi đạt ≥ 60% tổng số điểm, không hài lòng khi đạt 60 tuổi có xu hướng cao hơn so với nhóm NB trẻ tuổi [12] Nghiên cứu của Nguyễn Thi Phương Thảo độ tuổi của đối tượng tham gia khảo sát phần lớn ở nhóm trên 60 tuổi 27,2%, thấp nhất ở nhóm dưới 30 tuổi [14] Kết quả này phù hợp với y văn của WHO (2005), ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, người lớn lứa tuổi trung niên dễ mắc bệnh mạn tính, người dân có xu hướng phát triển bệnh ở lứa tuổi trẻ, thời gian mắc bệnh lâu hơn và chết sớm hơn NB ở các nước có thu nhập cao [26].

Tại bảng 2.1 NB nghề nghiệp công nhân, nông dân chiếm tỷ lệ cao 45,5%, tiếp đó hưu trí chiếm 25,3% Kết quả này khác biệt với nghiên cứu Nguyễn Thị Hằng Nguyệt NB nông dân, công nhân chiếm 40,5%; hưu trí 33,7% [12] Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Thuỷ có đến 50,38% NB thuộc nhóm nông dân/công dân [16] Điều này phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam là một nước nông nghiệp

Trình độ học vấn Đại học/sau Đại học chiếm tỷ lệ cao 40,4%, Trung cấp/Cao đẳng 10,1% Kết quả này cho thấy trình độ học vấn của NB cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Hằng Nguyệt trình độ học vấn của NB trải đều ởcác cấp bậc giáo dục, tuy nhiên NB có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao 60,4%; NB trình độ học vấn cấp 1,2 là 20,2% [12] Trong nghiên cứu Trần Thị Thuỷ 36,32% người có trình độ học vấn cấp 1,2 [16] Xã hội ngày càng phát triển nền giáo dục càng được quan tâm, do đó lượng NB có trình độ văn hoá Đại học/Sau Đại học chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên vẫn có NB có trình độ cấp 1, cấp 2 là do có một số người cao tuổi, sinh trong thời kỳ chiến tranh, việc học tập bị hạn chế.

Tóm lại, đối tượng NB đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an rất đa dạng và phong phú về các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới tính, trình độ học vấn,dân tộc, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình Họ đến khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện chủ yếu vì đây là Bệnh viện tuyến tỉnh, tin tưởng trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ tốt của nhân viên y tế Họ mong muốn khi đến khám và điều trị ở Bệnh viện sẽ được cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong đó có dịch vụ dinh dưỡng đảm bảo chất lượng cao, làm cho họ hài lòng với tình trạng sức khỏe của mình sau khi ra viện.

3.2 Sự hài lòng về dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 2.2 Tỷ lệ hài lòng về Với diện tích của phòng ăn 96,5%, Với mức độ thoáng mát 94,5%; Với mức độ sạch sẽ của phòng ăn 91,4%; Với mức độ sạch sẽ của bát đũa 97,5%; Bàn ghế, quạt có đầy đủ 100% Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Hằng Nguyệt, hài lòng về diện tích phòng ăn 94,5%, mức độ thoáng mát 93,6%; mức độ sạch sẽ phòng ăn 87,1%; sạch sẽ của bát đũa 88,7%; bàn ghế, quát đầy đủ 92,3% [12] Có sự khác biệt này có thể do Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, NB khi đăng ký ăn tại viện, sẽ được nhân viên khoa Dinh dưỡng mang suất ăn lên khoa, tại mỗi khoa có phòng ăn riêng, trong phòng ăn có điều hòa, quạt, bàn ghế ăn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nguyệt - Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, NB ăn tại Khoa Dinh dưỡng, ăn tập thể, chưa có điều hòa.

Giao tiếp, ứng xử của nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ

Trong nghiên cứu có 100% Người bệnh hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên khoa điều trị; Thái độ phục vụ của nhân viên khoa Dinh dưỡng; Thái độ phục vụ của nhân viên khu nhà ăn; Thái độ phục vụ của nhân viên giao suất ăn dinh dưỡng (Bảng 2.3) Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Hằng Nguyệt hài lòng thái độ phục vụ nhân viên khoa điều trị của NB là100%, thái độ phục vụ Khoa Dinh dưỡng 93,3%, thái độ phục vụ của nhân viên khu nhà ăn 89,3%; Thái độ phục vụ của nhân viên giao suất ăn dinh dưỡng 91,7%, Thái độ phục vụ của nhân viên khoa Dinh dưỡng [12]. Nghiên cứu của Trần Thị Thuỷ tỷ lệ hài lòng về nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ đạt cao nhất trong 4 yếu tố (38,32% - 55,46%), mức trung bình đạt 40,80%-63,29%, chỉ có 1,64% - 2,75% NB không hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên y tế [16] Năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế, với những hướng dẫn ứng xử cụ thể như: Tìm hiểu, nắm bắt diễn biến tâm lý NB và gia đình NB trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; thương yêu NB, coi NB như người nhà của mình; lịch sự, hòa nhã, động viên, an ủi, tôn trọng NB và gia đình NB; cán bộ, viên chức y tế bị cấm có hành vi tiêu cực và những biểu hiện ban ơn, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn cho NB, người nhà người bệnh

[4] Thực hiện tốt thái độ ứng xử với NB cũng mang lợi ích cho Bệnh viện, mỗi thầy thuốc nên hiểu việc ứng xử tốt với NB là làm việc tốt, ân cần với NB sẽ là liệu pháp giúp NB mau khỏi bệnh; cho đi nụ cười để nhận được tin yêu đối với thầy thuốc, đối với Bệnh viện [16] Bệnh viện hiện nay đã thực hiện tốt về quy tác ứng xử trong Bệnh viện.

Chất lượng và cách chế biến thực phẩm:

Bảng 2.4 Tỷ lệ NB hài lòng về Món ăn phong phú, đa dạng 89,9%;

Món ăn được trang trí hấp dẫn 86,9%; Dụng cụ đựng thức ăn sạch sẽ 97,5%; Suất ăn dinh dưỡng ngon miệng 87,4%; Suất ăn dinh dưỡng đủ no 88,4%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Hằng Nguyệt , NB hài lòng món ăn phong phú, đa dạng 91,4%; Món ăn được trang trí hấp dẫn 80,7%; Dụng cụ đựng thức ăn sạch sẽ 100%; Suất ăn dinh dưỡng ngon miệng 90,8%; Suất ăn dinh dưỡng đủ no 81,6% [12] Kết quả này cao hơn sơ với nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Thảo, NB hài lòng với suất ăn là 78,9%; 73% NB hài lòng về món ăn; 68,2% NB hài lòng về thời gian giao suất ăn

[14] Trong nghiên cứu Trần Thị Thuỷ tỷ lệ NB hài lòng đạt từ 18,42% - 30,56%, tỷ lệ hài lòng ở mức trung bình đạt từ 61,42% - 69,30%; 12,24% NB không hài lòng về sự phong phú, đa dạng của các món ăn; 12,28% NB không hài lòng về cách trang trí món ăn và 12,06 % NB không hài lòng về sự ngon miệng, có 8,01% NB cảm thấy không no khi ăn suất ăn dinh dưỡng [16].

Thực tế, người bệnh ở nhiều địa phương khác nhau, mỗi địa phương có đặc điểm chế độ ăn khau, dù tại Khoa Dinh dưỡng đã có chuyên gia dinh dưỡng chế biến món ăn theo tỷ lệ khẩu phần ăn, nhưng sẽ không tránh được sự hài lòng của NB về độ ngon, ngoài ra, người bệnh đang bị ảnh hưởng về bệnh nên cũng ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng khi ăn. Khẩu phần ăn của Bệnh viện đóng một vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi của NB cũng như sự hài lòng đối với dịch vụ Tuy nhiên cung cấp dinh dưỡng thích hợp trong bữa ăn của Bệnh viện là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn do nhu cầu ăn uống của NB vô cùng đa dạng. Việc cung cấp các dịch vụ dinh dưỡng không chỉ nhằm đáp ứng mong đợi của NB mà còn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ Vì vậy, Khoa Dinh dưỡng nói riêng và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an nói chung cần nâng cao chất lượng bữa ăn cho NB. Đối với giá dịch vụ dinh dưỡng

Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an

về dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an.

Qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ dinh dưỡng của Bệnh viện và nâng cao sự hài lòng của người bệnh:

Bác sĩ và Điều dưỡng cần nâng cao trách nhiệm trong công tác chăm sóc dinh dưỡng Đặc biệt chú ý đánh giá TTDD người bệnh trong quá trình người bệnh nằm viện và phát tài liệu trong quá trình tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh; Hỗ trợ giúp đỡ NB gặp khó khăn khi thực hiện ăn uống.

Người Điều dưỡng nói chung và nhân viên Khoa Dinh dưỡng nói riêng cần không ngừng học hỏi và tự nâng cao năng lực bản thân, tự trao dồi kiến thức, kỹ năng cho chính mình trong công tác chăm sóc người bệnh, đặc biệt trong công tác giao tiếp văn minh.

* Đối với Khoa Dinh dưỡng

Khoa cần tổ chức tập huấn, củng cố, nâng cao kiến thức, thực hành về chế biến thức ăn phù hợp khẩu phần với mỗi mặt bệnh Trong đó, cần chú ý đến sự phong phú và đa dạng kết hợp đảm bảo dinh dưỡng mà giá cả vừa phải phù hợp, đáp ứng nhu cầu người bệnh và người nhà người bệnh.

Thay bằng phương pháp tập huấn thuyết trình, khoa tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chế biến khẩu phần bằng việc hướng dẫn thực hành chế biến món ăn, giúp cho NVYT Khoa Dinh dưỡng tay nghề nấu ăn thành thạo.

Mỗi đợt tập huấn cần đánh giá kiến thức, thực hành của NVYT trước và sau tập huấn.

* Đối với Khoa Điều trị

Phối hợp với Khoa Dinh dưỡng để thực hiện cung cấp suất ăn cho

NB một cách chuyên nghiệp, đảm bảo người bệnh đăng ký và nhận suất ăn thuận tiện nhất.

Luôn đảm bảo phòng ăn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đồn, bồn rửa sạch sẽ đảm bảo nguồn nước.

Về cơ sở vật chất tại phòng ăn: Có thể cung cấp thêm các tờ rơi áp phích hướng dẫn chế độ ăn bệnh lý tại phòng ăn.

Tiếp tục đào tạo, tập huấn cho toàn thể nhân viên của Bệnh viện về quy tắc ứng xử và giao tiếp với người bệnh Luôn nâng cao thái độ và y đức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên.

Bệnh viện cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh thường quy Đồng thời, mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên y tế về chăm sóc dinh dưỡng người bệnh.

Chỉ đạo các khóa tập huấn cho khoa thực hiện đồng thời giám sát thực hiện tập huấn của khoa Dinh dưỡng về các chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.

Phòng Điều dưỡng và các Điều dưỡng trưởng tăng cường kiểm tra,giám sát về kiến thức, kỹ năng thực hành của NVYT Khoa Dinh dưỡng công tác xây dựng và chế biến món ăn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w