1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

118 971 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 781,18 KB

Nội dung

Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ..................................................................................... 2 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU............................................ 6 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 7 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................... 8 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN................................................................. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT TÂM LÍ TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG ........................................... 9 1.1 Tiếp xúc với các trƣờng phái mĩ học Tây Âu.......................................... 9 1.1.1. Tiếp xúc với phân tâm học của S. Freud........................................ 11 1.1.2. Tiếp xúc với chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola........................... 15 1.1.3. Tiếp xúc với văn hóa, văn học Tây Âu qua phong trào dịch thuật 18 1.2. Những tƣơng tác của các xu hƣớng văn học 1930- 1945..................... 20 1.3. Những dày vò về số phận và bệnh tật trong Vũ Trọng Phụng ............. 25 1.3.1. Những dày vò của số phận ............................................................. 25 1.3.2. Những dày vò của bệnh tật............................................................. 27 CHƢƠNG 2: CÁC XU HƢỚNG TIẾP CẬN TÂM LÍ TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG.................................................................. 30 2.1. Xu hƣớng tiếp cận tâm lí bản năng....................................................... 30 2.1.1. Quan niệm về con người bản năng của Vũ Trọng Phụng.............. 30 2.1.2. Con người bản năng tính dục......................................................... 31 2.1.3. Con người bản năng sinh tồn trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng........................................................................................................ 38 2.2. Xu hƣớng phân tâm .............................................................................. 47 2.2.1. Con người tiềm thức – vô thức qua ẩn ức và giấc mơ ................... 47 2.2.2. Con người tiềm thức – vô thức qua lớp ngôn ngữ - hành vi che đậy.....50 2.2.3. Con người vô thức – tiềm thức qua những ẩn ức – chấn thương .. 53 2.2.4. Con người tiềm thức – vô thức trong mối tương quan với con người ý thức ........................................................................................................ 58 2.3. Xu hƣớng triết luận tâm lí..................................................................... 61 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT TÂM LÍ VŨ TRỌNG PHỤNG .................................................................... 67 3.1. Cốt truyện tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng vận động trên tinh thần khoa học ....................................................................................................... 67 3.1.1. Dứt tình - cốt truyện vận đông trên mối quan hệ giữa tình yêu và nhân cách......................................................................................... 67 3.1.2. Làm đĩ – cốt truyện vận động trên tinh thần con người là nạn nhân của hoàn cảnh – con người ẩn ức ................................................... 70 3.1.3. Lấy nhau vì tình – cốt truyện vận đông trên diễn biến tâm lí – “cái ghen đàn ông”........................................................................................... 75 3.1.4. Trúng số độc đắc – cốt truyện vận động dựa trên mối quan hệ giữa tiền và nhân cách............................................................................. 78 3.2. Nhân vật – những điển hình tâm lí cá biệt............................................ 82 3.2.1. Liêm – đặc trưng tâm lí “cái ghen đàn ông”................................ 82 3.2.2. Quỳnh – đặc trưng tâm lí người phụ nữ thụ động ......................... 85 3.2.3. Phúc – đặc trưng tâm lí của kẻ phất .............................................. 86 3.2.4. Huỳnh Đức – đặc trưng tâm lí của người đàn ông quân tử........... 90 3.3. Điểm nhìn bên trong và sự khám phá phức tạp, bí ẩn của con ngƣời .. 91 3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................ 95 3.4.1. Hệ lời khoa học trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng............. 95 3.4.2. Hệ lời ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng ......99 3.4.3. Hệ lời ngôn ngữ nhân vật – ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng ................................................................ 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung, Vũ Trọng Phụng hiện diện nhƣ một nhà văn đầy tài năng, thành công ở hai thể loại lớn: phóng sự và tiểu thuyết. Đặc biệt với tiểu thuyết, ông đã đạt đƣợc những thành tựu xuất sắc góp phần quan trọng đẩy nhanh tiểu thuyết Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa. Thế nhƣng, trong một thời gian dài, tên tuổi và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng chƣa đƣợc đánh giá đúng mức. Ông là một trong những hiện tƣợng phức tạp nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Thực tế, chƣa có một hiện tƣợng văn học nào thăng trầm nhƣ Vũ Trọng Phụng ngay cả khi còn sống cũng nhƣ khi đã qua đời. Ông nhƣ một hiện tƣợng trôi nổi giữa dòng xoáy dƣ luận “có khi chìm sâu xuống, tưởng chừng đã mất tăm, ấy thế mà cuối cùng lại hiện lên, từ tốn, lặng lẽ đúng theo quy luật Acsimét” (Nguyễn Đăng Mạnh). Những năm gần đây, “vấn đề Vũ Trọng Phụng” đƣợc xem xét trở lại và vị trí của nhà văn ngày càng đƣợc khẳng định trong văn học hiện đại Việt Nam. Đánh giá về Vũ Trọng Phụng ngƣời ta hay nói đến “ông vua phóng sự đất Bắc” (Phùng Tất Đắc), là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” (Nguyễn Đình Thi), là “một văn tài lỗi lạc” (Lƣu Trọng Lƣ), một nhà văn trong đó có tác phẩm đƣợc gọi là “ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải). PGS. Nguyễn Hoành Khung đã khẳng định “trong thể loại phóng sự Vũ Trọng Phụng là người mở đầu và là đỉnh cao, trong thể loại tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng là một cây bút xuất chúng”. Từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, song theo quan sát của chúng tôi các công trình nghiên cứu này mới tập trung, ƣu tiên vào xu hƣớng tiểu thuyết xã hội còn về tiểu thuyết tâm lí của Vũ Trọng Phụng chƣa đƣợc đề cao, thậm chí còn có ý kiến hạ thấp và còn có cái nhìn phiến diện. Tuy đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến khuynh hƣớng tiểu thuyết tâm lí trong di sản Vũ Trọng Phụng nhƣng còn khá hạn hẹp, chƣa thật tƣơng xứng với tầm vóc thực sự của nó. Qua khảo sát, chúng tôi thấy tiểu thuyết 2 tâm lí của Vũ Trọng Phụng là một mảng phức tạp nhƣng phong phú và hấp dẫn, là miền đất chƣa đƣợc khai phá. Ở đó, Vũ Trọng Phụng đã để lại nhiều dấu ấn sáng tạo cũng nhƣ những đóng góp mới mẻ cho tiểu thuyết tâm lí Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng” nhằm khám phá và khẳng định những đóng góp về tƣ tƣởng và nghệ thuật tự sự của Vũ Trọng Phụng đối với xu hƣớng tiểu thuyết tâm lí nói riêng và của tiểu thuyết nói chung trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Về thực tế, đến nay chƣa có đề tài riêng biệt nào nghiên cứu về “Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng”. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh liên quan thì các bài viết, công trình mới chỉ dừng lại ở những nhận định mà chƣa có sự dẫn giải mang tính hệ thống, hoặc nếu có thì mới khảo sát ở một tác phẩm mang tính đại diện. Do nghiên cứu tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng trên cơ sở khảo sát bốn tiểu thuyết tiêu biểu: Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc nên chúng tôi chỉ trình bày trong phần lịch sử vấn đề các ý kiến trực tiếp bàn về tiểu thuyết tâm lí Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phượng

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2

3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 8

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 8

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT TÂM LÍ TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG 9

1.1 Tiếp xúc với các trường phái mĩ học Tây Âu 9

1.1.1 Tiếp xúc với phân tâm học của S Freud 11

1.1.2 Tiếp xúc với chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola 15

1.1.3 Tiếp xúc với văn hóa, văn học Tây Âu qua phong trào dịch thuật 18 1.2 Những tương tác của các xu hướng văn học 1930- 1945 20

1.3 Những dày vò về số phận và bệnh tật trong Vũ Trọng Phụng 25

1.3.1 Những dày vò của số phận 25

1.3.2 Những dày vò của bệnh tật 27

CHƯƠNG 2 : CÁC XU HƯỚNG TIẾP CẬN TÂM LÍ TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG 30

2.1 Xu hướng tiếp cận tâm lí bản năng 30

2.1.1 Quan niệm về con người bản năng của Vũ Trọng Phụng 30

2.1.2 Con người bản năng tính dục 31

2.1.3 Con người bản năng sinh tồn trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng 38

2.2 Xu hướng phân tâm 47

2.2.1 Con người tiềm thức – vô thức qua ẩn ức và giấc mơ 47

2.2.2 Con người tiềm thức – vô thức qua lớp ngôn ngữ - hành vi che đậy 50

Trang 3

2.2.4 Con người tiềm thức – vô thức trong mối tương quan với con người

ý thức 58

2.3 Xu hướng triết luận tâm lí 61

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT TÂM LÍ VŨ TRỌNG PHỤNG 67

3.1 Cốt truyện tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng vận động trên tinh thần khoa học 67

3.1.1 Dứt tình - cốt truyện vận đông trên mối quan hệ giữa tình yêu và nhân cách 67

3.1.2 Làm đĩ – cốt truyện vận động trên tinh thần con người là nạn nhân của hoàn cảnh – con người ẩn ức 70

3.1.3 Lấy nhau vì tình – cốt truyện vận đông trên diễn biến tâm lí – “cái ghen đàn ông” 75

3.1.4 Trúng số độc đắc – cốt truyện vận động dựa trên mối quan hệ giữa tiền và nhân cách 78

3.2 Nhân vật – những điển hình tâm lí cá biệt 82

3.2.1 Liêm – đặc trưng tâm lí “cái ghen đàn ông” 82

3.2.2 Quỳnh – đặc trưng tâm lí người phụ nữ thụ động 85

3.2.3 Phúc – đặc trưng tâm lí của kẻ phất 86

3.2.4 Huỳnh Đức – đặc trưng tâm lí của người đàn ông quân tử 90

3.3 Điểm nhìn bên trong và sự khám phá phức tạp, bí ẩn của con người 91

3.4 Ngôn ngữ nghệ thuật 95

3.4.1 Hệ lời khoa học trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng 95

3.4.2 Hệ lời ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng 99

3.4.3 Hệ lời ngôn ngữ nhân vật – ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng 103

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung, Vũ Trọng Phụng hiện diện như một nhà văn đầy tài năng, thành công ở hai thể loại lớn: phóng sự và tiểu thuyết Đặc biệt với tiểu thuyết, ông đã đạt được những thành tựu xuất sắc góp phần quan trọng đẩy nhanh tiểu thuyết Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa

Thế nhưng, trong một thời gian dài, tên tuổi và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng chưa được đánh giá đúng mức Ông là một trong những hiện tượng phức tạp nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại Thực tế, chưa có một hiện tượng văn học nào thăng trầm như Vũ Trọng Phụng ngay cả khi còn sống cũng như khi đã qua đời

Ông như một hiện tượng trôi nổi giữa dòng xoáy dư luận “có khi chìm sâu xuống,

tưởng chừng đã mất tăm, ấy thế mà cuối cùng lại hiện lên, từ tốn, lặng lẽ đúng theo quy luật Acsimét” (Nguyễn Đăng Mạnh) Những năm gần đây, “vấn đề Vũ Trọng Phụng” được xem xét trở lại và vị trí của nhà văn ngày càng được khẳng định trong

văn học hiện đại Việt Nam Đánh giá về Vũ Trọng Phụng người ta hay nói đến “ông

vua phóng sự đất Bắc” (Phùng Tất Đắc), là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” (Nguyễn

Đình Thi), là “một văn tài lỗi lạc” (Lưu Trọng Lư), một nhà văn trong đó có tác phẩm được gọi là “ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải) PGS Nguyễn Hoành Khung đã khẳng định “trong thể loại phóng sự Vũ

Trọng Phụng là người mở đầu và là đỉnh cao, trong thể loại tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng là một cây bút xuất chúng”

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, song theo quan sát của chúng tôi các công trình nghiên cứu này mới tập trung, ưu tiên vào xu hướng tiểu thuyết xã hội còn về tiểu thuyết tâm lí của Vũ Trọng Phụng chưa được đề cao, thậm chí còn có ý kiến hạ thấp và còn có cái nhìn phiến diện Tuy đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến khuynh hướng tiểu thuyết tâm lí trong di sản Vũ Trọng Phụng nhưng còn khá hạn hẹp, chưa thật tương xứng với tầm vóc thực sự của nó Qua khảo sát, chúng tôi thấy tiểu thuyết

Trang 5

tâm lí của Vũ Trọng Phụng là một mảng phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, là miền đất chưa được khai phá Ở đó, Vũ Trọng Phụng đã để lại nhiều dấu ấn sáng tạo cũng như những đóng góp mới mẻ cho tiểu thuyết tâm lí Việt Nam Trên cơ sở đó,

chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng” nhằm khám

phá và khẳng định những đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật tự sự của Vũ Trọng Phụng đối với xu hướng tiểu thuyết tâm lí nói riêng và của tiểu thuyết nói chung trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Về thực tế, đến nay chưa có đề tài riêng biệt nào nghiên cứu về “Tiểu thuyết

tâm lí Vũ Trọng Phụng” Tuy nhiên, ở một số khía cạnh liên quan thì các bài viết,

công trình mới chỉ dừng lại ở những nhận định mà chưa có sự dẫn giải mang tính hệ thống, hoặc nếu có thì mới khảo sát ở một tác phẩm mang tính đại diện Do nghiên

cứu tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng trên cơ sở khảo sát bốn tiểu thuyết tiêu biểu:

Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc nên chúng tôi chỉ trình bày

trong phần lịch sử vấn đề các ý kiến trực tiếp bàn về tiểu thuyết tâm lí ở bốn tác phẩm này

2.1 Những ý kiến đánh giá chung về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng

số độc đắc nhìn từ góc độ tiểu thuyết tâm lí

Nếu như ở lĩnh vực phóng sự, ngay sau khi Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy

Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937) ra đời Vũ Trọng Phụng đã

được dư luận tấn phong “ông vua phóng sự đất Bắc” (Lãng Nhân Phùng Tất Đắc), năm 1936, với sự ra đời của các tiểu thuyết hiện thực Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, đến năm

1939 (khi Vũ Trọng Phụng mất) Lưu Trọng Lư coi ông là “một văn tài lỗi lạc” thì ở

lĩnh vực tiểu thuyết tâm lí, ý kiến của các nhà nghiên cứu lại có sự không thống nhất Theo khảo sát của chúng tôi, có thể chia làm hai mảng ý kiến nhận xét về tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Nhóm thứ nhất bao gồm các tác giả: Nguyễn Đăng

Mạnh, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Hoành Khung, Đinh Trí Dũng, đều khẳng định Dứt

tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc là những cuốn làm nên mảng tiểu

thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng Nhóm thứ hai bao gồm các tác giả Hoàng Thiếu Sơn,

Trang 6

Cô Lệ Chi, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Hoành Khung có thái độ không thống nhất Có

ý kiến đề cao nhƣ Hoàng Thiếu Sơn lại có ý kiến cho là chƣa thành công nhƣ Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Hoành Khung

Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Cũng như Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì

tình, Trúng số độc đắc là một tiểu thuyết tâm lí” và đƣợc viết theo lối của “tiểu thuyết phân tích (nội tâm) thuần túy” là chỉ “chăm chú phân tích những diễn biến tinh vi trong thế giới tinh thần của nhân vật, những động cơ thầm kín dẫn đến hành động của các vai truyện” [tr.7, 39]

Phạm Thế Ngũ nói: “Sau Làm đĩ,…Vũ Trọng Phụng đổi hướng, bước sang một

lô tiểu thuyết có khuynh hướng tâm lý: Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc Song ở đây ta thấy mấy sở đoản của Vũ Trọng Phụng Ông chỉ khéo chụp được những xen, những dáng bề ngoài, nhất là tài tình để điểm vào đó nụ cười chua chát, giọng nói mỉa mai, do đó ông thành công ở loại phóng sự, loại tiểu thuyết có tác động ồ ạt bên ngoài, có tính chất hoạt kê bông lơn Nhưng đến loại tiểu thuyết, cần đặt một tâm trạng dưới con mắt phân tích theo dõi, cần để cái cơ mưu chìm vào trong, mô tả những hành động nguyên nhân hơn những hành động kết quả, cần tạo

cả không khí tâm lí ở chỗ vô hình nó linh hoạt hóa nhân vật, Vũ Trọng Phụng tỏ ra cộc cằn, vụng về Nhân vật của ông khi đó hiện ra nếu không vô lý thì cũng rất khó hiểu, khó cắt nghĩa trong sự hành động Câu chuyện thường kềnh càng, những động tác những cảnh, những cung, những lời, trong khi nhân vật suy nghĩ hay xử sự một cách rất nông cạn, tầm thường, kỳ cục nữa Đó là những khuyết điểm rõ rệt thường thấy trong mấy tiểu thuyết tâm lí trên của Vũ Trọng Phụng” [tr.53, 28]

Nguyễn Hoành Khung nhận xét: bên cạnh những trang viết “tỏ ra khá sắc

sảo trong việc thăm dò, phân tích tâm lý phức tạp của con người”, Vũ Trọng

Phụng đã bộc lộ những hạn chế nhƣ đã nhập làm một “chủ nghĩa định mệnh lịch

sử - xã hội” với “chủ nghĩa định mệnh sinh lí” do ông tiếp thu của Freud một

cách dung tục để đi đến chỗ “rời bỏ những nguyên tắc hiện thực chủ nghĩa để sa

hẳn vào chủ nghĩa tự nhiên” đã sáng tạo ra một loạt những tác phẩm “giống như những nghiên cứu tâm lý, tất cả chúng đều chứng minh luận đề tâm lí: bản chất con người là ích kỉ” [tr.9, 10] v.v…

Trang 7

Rải rác trong nhiều bài viết, công trình khác về Vũ Trọng Phụng, chúng ta còn

gặp nhiều ý kiến tương tự Trần Đăng Thao nhận xét “nhân vật của Vũ Trọng Phụng

thường động về vị trí và tĩnh về tâm lý”; Đinh Trí Dũng cho rằng “những nhân vật nạn nhân, “tha hóa” của Vũ Trọng Phụng “đã có chiều sâu tâm lí đáng kể” [tr.9,10] v.v

Nhìn chung, các ý kiến nhận xét trước đây về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì

tình, Trúng số độc đắc nhìn từ góc độ tiểu thuyết tâm lí mới dừng lại ở những nhận

định chứ chưa đi sâu phân tích và diễn giải thực sự Tuy vậy, những ý kiến của các tác giả đi trước là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong việc đi sâu khám phá những giá trị tư tưởng mới lạ, độc đáo, và những đóng góp về phương diện tự sự

của Vũ Trọng Phụng trong các tiểu thuyết tâm lí Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình,

Trúng số độc đắc

2.2 Những ý kiến đánh giá riêng về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng

số độc đắc nhìn từ góc độ tiểu thuyết tâm lí

2.2.1 Về tiểu thuyết Dứt tình

Báo Tràng An nhận xét: “Quyển Dứt tình của Vũ Trọng Phụng đã xứng cái tên

tâm lí tiểu thuyết mà tác giả muốn cho nó” [tr.210, 27]

Cô Lệ Chi trên báo Đông Tây cũng cho rằng: “Dứt tình của ông Vũ Trọng

Phụng là một tâm lí tiểu thuyết” [tr.214, 27]

Trong Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trường)

của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như Ý khẳng định:

“Dứt tình được viết bằng văn phong linh hoạt, phù hợp với việc diễn tả những diễn

biến tâm lí phong phú của nhân vật, có sức hấp dẫn người đọc Các nhân vật được khắc họa với những nét cá tính riêng” [tr.141, 29]

2.2.2 Về tiểu thuyết Làm đĩ

Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Vũ Trọng Phụng rất ham thích phân tích, lí giải

những quá trình tâm lí của nhân vật của mình Thủ pháp được dùng phổ biến ở đây

là đưa ra những mệnh đề có tính khái quát triết lí làm căn cứ suy luận”; Làm đĩ

thực chất là sự thuyết minh cho các quan niệm hết sức bi quan: “giao cấu là mục

đích cuối cùng của ái tình” [tr.8, 10]

Trang 8

Trong luận án tiến sĩ của Đào Đức Doãn Những dạng cơ bản của tiểu thuyết

tâm lí trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (qua “Tố Tâm, Lấy nhau

vì tình, Bướm trắng, Sống mòn), tác giả khẳng định Làm đĩ là tiểu thuyết tâm lí

2.2.3 Về tiểu thuyết Lấy nhau vì tình

Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Lấy nhau vì tình lại thuyết minh cho một luận

điểm khác được Vũ Trọng Phụng dùng để đặt tên cho một truyện ngắn của mình: cái ghen đàn ông” Ông cho rằng “lấy nhau vì tình” tất sẽ dẫn đến tan vỡ và bất

hạnh, vì tình yêu thực ra chỉ là sự “yêu mình qua người khác” [tr.8,9, 10]

Trong luận án tiến sĩ của Đào Đức Doãn Những dạng cơ bản của tiểu thuyết

tâm lí trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (qua “Tố Tâm, Lấy nhau

vì tình, Bướm trắng, Sống mòn), tác giả đã khảo sát tác phẩm này trên nhiều phương

diện nhưng lại khẳng định Lấy nhau vì tình là tiểu thuyết tâm lí bản năng [tr.9, 10] Trong Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trường)

của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như Ý khẳng định

“bằng cách kể chuyện tự nhiên, bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, trong

những diễn biến tình tiết hợp lí, Lấy nhau vì tình là một trong không nhiều tiểu thuyết tâm lí xã hội thành công thời đó” [tr.321, 29]

2.2.4 Về tiểu thuyết Trúng số độc đắc

Hoàng Thiếu Sơn trong Lời giới thiệu Trúng số độc đắc khẳng định: “Người ta

thường nghĩ là trong văn học Việt Nam phải chờ đến Nam Cao, bước sang những năm 40, mới có nhà tiểu thuyết đi sâu vào phân tích tâm lí: từ giữa những năm 30,

Vũ Trọng Phụng đã là người khảo sát lòng người thực sự bậc thầy rồi, rõ ràng như

Trang 9

vậy; rồi đến năm 39 với tác phẩm cuối cùng này của đời mình (Trúng số độc đắc),

Vũ Trọng Phụng đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phân tích tâm lí” [tr.10, 49]

Trong luận án tiến sĩ của Đào Đức Doãn Những dạng cơ bản của tiểu thuyết

tâm lí trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (qua “Tố Tâm, Lấy nhau

vì tình, Bướm trắng, Sống mòn), tác giả khẳng định Trúng số độc đắc là tiểu thuyết

tâm lí bản năng [tr.49, 10]

Trong Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trường)

của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như Ý khẳng định:

“Toàn bộ tác phẩm tập trung vào nhân vật chính Tác giả dồn bút lực, tập trung

phân tích, miêu tả những chuyển đổi trong cuộc đời, đặc biệt trong nội tâm nhân vật Phúc, cả những cõi khuất trong tâm thức nhân vật Có thể nói, với Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng đã đạt đến trình độ cao của nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật Trúng số độc đắc thể hiện rõ bút pháp tài năng của Vũ Trọng Phụng: chất triết

lí sâu sắc kết hợp nhuần nhị với chất trữ tình và đặc biệt chất hài kịch hóm hỉnh – vốn là sở trường của Vũ Trọng Phụng” [tr.951, 29]

Như vậy, các ý kiến đánh giá về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng

số độc đắc có sự khác nhau: khen có, chê có, song tất cả đều có khuynh hướng

khẳng định đó là những tiểu thuyết tâm lí Đó là một trong những cơ sở để chúng tôi viết luận văn này

3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Do giới hạn trong khuôn khổ của một bản luận văn và nhất là tập trung cho

việc xác định những vấn đề về tiểu thuyết tâm lý Vũ Trọng Phụng nên đối tượng khảo sát chủ yếu của luận văn là bốn tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Làm đĩ (1936),

Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1939)

Ngoài bốn tiểu thuyết trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn, ở một mức độ nhất định, còn được mở rộng đến một số tiểu thuyết tâm lý hiện đại ra đời trong giai đoạn 1930- 1945 để so sánh, đối chiếu

Trang 10

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp loại hình

Sẽ dựa trên những đặc trưng cơ bản, những tiêu chí riêng của kiểu loại tiểu

thuyết tâm lí để từ đó làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đề tài

4.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Luận văn sẽ thường xuyên sử dụng phương pháp phân tích (ở tất cả các bình diện)

từ đó làm nổi bật một số đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

4.3 Phương pháp hệ thống

Khi tiếp cận, nghiên cứu tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng, chúng tôi cần đặt các tiểu thuyết này trong hệ thống tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói riêng và toàn bộ nền tiểu thuyết giai đoạn 1930-1945 nói chung để thấy được tính phổ biến cũng như đặc thù trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để tìm thấy sự khác biệt trong phong cách tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng nói riêng theo hai phép so sánh:

So sánh đồng đại: đặt các tiểu thuyết tâm lí: Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình,

Trúng số độc đắc trong thể đối sánh với một số tác phẩm khác cùng thời của chính

ông và một số tác phẩm, tác giả tiểu thuyết tâm lí khác

So sánh lịch đại: đặt tác giả, tác phẩm các tiểu thuyết tâm lí Dứt tình, Làm đĩ,

Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc trong cái nhìn xuyên suốt của tiểu thuyết tâm lí

Việt Nam để thấy những nét chung và những cá tính sáng tạo riêng của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

4.5 Phương pháp thống kê, phân loại

Để làm nổi bật những nét đặc trưng của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng,

chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các tiểu thuyết Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau

vì tình, Trúng số độc đắc trên các phương diện như: số lần đối thoại, độc thoại

của các nhân vật trong một tiểu thuyết, số lần các hành động mang tính chất như

Trang 11

là hệ quả của quá trình tâm lí, tổng số trang khi miêu tả các trạng thái tâm lí, các

sự kiện v.v Qua việc thống kê, phân loại đó chúng tôi rút ra những kết luận để làm sáng rõ vấn đề

4.6 Các phương pháp khác

Luận văn còn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành như: phân tâm học, tâm lý học, thi pháp học, xã hội học, văn hóa học v.v

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Chọn đề tài: “Tiểu thuyết tâm lý Vũ Trọng Phụng”, luận văn sẽ phân tích, lí

giải nhằm khẳng định những đóng góp quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật tự sự của Vũ Trọng Phụng ở mảng tiểu thuyết tâm lý

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành xu hướng tiểu thuyết tâm lí trong sáng tác Vũ

Trọng Phụng

Chương 2: Các xu hướng tiếp cận tâm lí trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Chương 3 : Một số đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT TÂM LÍ

TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG

Văn học Việt Nam trong những năm nửa đầu thế kỉ XX mang một diện mạo đặc

biệt Một bối cảnh “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” đang kích thích, đốt cháy

cảm hứng sáng tạo khiến mỗi nhà văn đều khao khát kiếm tìm cho mình một lối đi riêng nhằm khẳng định phong cách, tài năng, cá tính nghệ thuật Đây là thời điểm cho

sự xuất hiện những tài năng lớn Tuy nhiên, một tài năng lớn, trong bất cứ lĩnh vực nào, chẳng cứ là văn học không ngẫu nhiên mà sinh ra Để hình thành nên cái “tạng” văn

riêng biệt của một “ông vua phóng sự đất Bắc”, “một tiểu thuyết gia trác tuyệt” không

chỉ với mảng tiểu thuyết hiện thực xã hội mà còn với mảng tiểu thuyết hiện thực tâm lí

Vũ Trọng Phụng, lẽ cố nhiên, sẽ phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố cả về hoàn cảnh rộng lẫn hoàn cảnh hẹp, cả về yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan

Tìm hiểu con đường đến với tiểu thuyết tâm lí ở Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy có sự hội tụ của ba mạch nguồn: một là, sự tiếp xúc với các trường phái mĩ học Tây Âu, các xu hướng sáng tác mới Hai là, những tương tác của các xu hướng văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Ba là, những dày vò về số phận và bệnh tật trong Vũ Trọng Phụng

1.1 Tiếp xúc với các trường phái mĩ học Tây Âu

Chặng đường từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có một vai trò rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng Với chưa đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc chưa từng thấy: cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi mạnh mẽ, xuất hiện những giai cấp mới có đời sống tinh thần và thị hiếu mới, đòi hỏi một thứ văn chương mới, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng và tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp…

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, đồng thời cũng là một nhà báo nên buộc ông phải gắn bó với thời thế, phải cập nhật những vấn đề chính trị, xã hội theo cách nhìn

Trang 13

riêng của mình Muốn văn mình được in, báo của mình được đăng thì ông phải viết những gì mà công chúng quan tâm để có tiền nuôi thân, nuôi bà, nuôi mẹ, nuôi vợ

và sau nữa là nuôi con Do đó, văn của ông phải mới, phải có sức cạnh tranh với các áng văn cùng thời Thời kì ấy, văn hóa Pháp đang chiếm thế thượng phong, là thứ văn hóa mới của kẻ xâm lược nhưng không phải không hấp dẫn, do đó, nó vừa bị tẩy chay vừa được tiếp nhận Trong xã hội Việt Nam, nếu như trước năm 1930, sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mới chỉ bắt đầu và mới chỉ có tác động đến một

số trí thức Tây học, thì từ 1930 trở đi, nó trở thành nguồn ảnh hưởng chủ yếu nhất đến đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Bên cạnh đội ngũ những học sinh Việt Nam tốt nghiệp trong các trường Pháp – Việt, lại có thêm những thanh niên du học

ở Pháp đã trở về Họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn hóa Pháp

và trở về với ham muốn “xây dựng lại cả Đông Dương bằng những tảng đá chở từ

Pháp” [tr.34, 10] nên tư tưởng, triết học và quan điểm mĩ học của phương Tây hiện

đại đang hàng ngày hàng giờ tác động đến tư tưởng và nhận thức của con người Việt Nam mà trước hết là tầng lớp trí thức Tuy rằng cuộc đời Vũ Trọng Phụng bị

đeo vào “cái nghèo gia truyền” [tr.8, 27] và bệnh lao phổi nhưng ông lại có may

mắn được hưởng chế độ giáo dục mới do toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học Vũ Trọng Phụng là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, quyền tự do báo chí được nới rộng Chắc chắn nguồn lan truyền học thuyết Freud là qua tiếng Pháp, qua bạn bè (ông là bạn của Trương Tửu và Trương Tửu lại là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam tiếp xúc với học thuyết Freud) Ôn lại về nghiệp văn Vũ Trọng Phụng, giáo sư Hà Minh

Đức cho rằng, Vũ Trọng Phụng là người “gặp thời” Ông viết vào thời buổi thành

thị đã hình thành với đầy đủ các cục diện, hiện trạng của nó Thời cuộc đầy đủ tốt xấu, sôi nổi cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, văn hóa đô thị phát triển ngày càng kéo

theo nhiều hệ lụy Lớn lên gặp thời buổi nhố nhăng, “trời cho thời và khả năng tiếp

nhận cái thời đó” đã mang đến thành công cho Vũ Trọng Phụng Thêm nữa, bản

thân Vũ Trọng Phụng lại là một nhà báo, một trí thức nghèo, lại sống giữa Hà Nội –

Trang 14

nơi nhạy cảm với mọi biến động trong nước, ngoài nước, nghề làm báo lại buộc ông gắn chặt hơn với thời thế Cả đời ông luôn phải quăng quật, lăn lộn kiếm sống và để làm báo viết văn trong thời buổi đó, để viết cho đúng cho hay thì anh ta phải biết nhiều nếu không muốn bị lạc hậu Lăn lộn trải nhiệm với cuộc sống có lẽ Vũ Trọng Phụng có thừa Còn cách khác nữa là phải đọc nhiều Theo kí ức của nhà báo Thiều

Quang về Vũ Trọng Phụng thì :“Anh rất ham đọc, khởi điểm từ cái văn học cổ điển

Pháp với những cây bút độc tú của Molière, Corneille qua Voltaire, Balzac, rồi đến cái chủ tả chân cực thịnh của G Flaubert, Guy de Maupassant thì dừng lại Trong cái hệ thống văn chương chửi đời đó, Vũ Trọng Phụng hồ như tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu, đồng tình” Bùi Huy Phồn cũng kể lại: “Tôi liếc nhìn xung quanh chỗ Vũ Trọng Phụng nằm, thấy la liệt một số sách và báo tiếng Pháp như Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, báo Gringoire của Đảng xã hội, hầu hết là những tờ báo tiến bộ của Pháp lúc bấy giờ” Vũ Trọng Phụng cũng quan tâm tìm đọc những tác

phẩm của văn học Pháp (tiêu biểu là Emile Dola), của A Gide, của S Freud về phân tâm học … những điều mà ông cần cho trang viết của mình

1.1.1 Tiếp xúc với phân tâm học của S Freud

Bước sang những năm 1930- 1945, quan niệm về con người trong văn học Việt Nam đã có nhiều thay đổi Con người trong giai đoạn này không còn là con người đấng bậc, con người chức năng, con người nguyên phiến, bất biến nữa mà con người đã được nhìn nhận ở tầng sâu của nó Ở đó, mỗi con người là một cá nhân, một vũ trụ riêng không ai giống ai, chứa đầy bí mật, đòi hỏi phải khám phá, phát hiện Con người hiện lên trong tính đa dạng và phức tạp, trong mỗi con người

có cả rồng phượng và rắn rết, trong mỗi người có cả thiên thần và ác quỷ Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn có tham vọng đi sâu khám phá bản chất con người và chìa khóa để ông khám phá nó chính là những chân lí mới mà ông tự mình học hỏi được qua sách báo Một trong những chìa khóa đó là học thuyết phân tâm của S Freud – một trong những học thuyết ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học,… Ảnh hưởng đó lớn đến mức người ta

Trang 15

phải nói nhiều về ba sự đảo lộn lớn trong đời sống tinh thần của nhân loại trong thế

kỉ XX là chủ nghĩa Marx, thuyết tương đối của Enstein và Phân tâm học do Freud

làm chủ soái Riêng về văn học thì Bernard Dana Evans Voto cho rằng: “Chưa có

một nhà khoa học nào khác có một ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến văn học như Freud”

Đương thời, Vũ Trọng Phụng đã tự nhận mình là một đồ đệ của Freud (Ở châu

Âu vào những thập niên 30 – 40 của thế kỉ XX, hướng phê bình phân tâm học đã trở thành một phương pháp nghiên cứu văn học khoa học và nhân văn, được giới trí thức nồng nhiệt đón nhận hình thành nên một trào lưu phê bình phân tâm học rất thịnh hành lúc bấy giờ) Có nhiều lí do để ông tìm đến học thuyết này nhưng trước tiên phải kể đến hoàn cảnh sinh sống đã làm cho ông có thái độ xử thế bi quan hoài nghi Thời buổi Vũ Trọng Phụng sống cũng là thời mà liên tục diễn ra các sự kiện chính trị, cuộc sống hiện lên trong trạng thái đầy biến động của nó Cũng như nhiều thanh niên thời kì đó, Vũ Trọng Phụng khá mơ hồ về chính trị nên ông đã đặt nhiều

hi vọng vào đảng Cộng sản và đảng Xã hội Pháp nhưng rồi theo thời gian những ảo tưởng ấy cứ tan vỡ Những ảo tưởng về chính trị đã vấp phải thực tế không phù hợp

đã làm nảy sinh ở ông một niềm hoài nghi, triết lí hướng đến những suy tư bên

trong của con người Hàng ngày, nhà văn lại chỉ nhìn thấy cái xã hội là “khốn nạn:

quan tham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ xảo quyệt…” Cái xã hội mà ông thấy “đã là người thì ai cũng dâm” Xã hội ấy làm cho

nhà văn có cái nhìn bi quan sâu sắc về con người và cuộc đời, tạo cho ông cái biệt

tài đi sâu, khám phá những “chỗ hèn yếu nhất của con người” Điều ấy lí giải vì sao

Vũ Trọng Phụng đã tiếp nhận ảnh hưởng của học thuyết Freud Ở và qua học thuyết Freud, Vũ Trọng Phụng đã tìm thấy chìa khóa để lí giải về bản chất con người Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên khái niệm vô thức, đi sâu nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn

Trang 16

cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức Học thuyết của Freud đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy hiện đại Ngày nay, những khái niệm, luận điểm của Freud được thừa nhận rộng rãi và có ảnh hưởng tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật

Học thuyết Freud cũng đã lí giải về sự phát triển và cấu trúc của cá nhân bằng những nhân tố tâm lí phi lí tính, đối lập với ý thức, là khuynh hướng sử dụng kĩ

thuật “liệu pháp tâm lí” Vốn nảy sinh như một quan niệm lí giải và chữa trị bệnh

tâm thần, chủ nghĩa Freud về sau đã đưa vị trí của mình lên hàng một học thuyết khái quát về con người, xã hội, văn hóa và có ảnh hưởng to lớn Cốt lõi của chủ nghĩa Freud tạo ra ý niệm về cuộc chiến tranh bí mật, vĩnh cửu giữa các lực tâm lí

vô thức (mà chủ yếu là ham muốn tính dục - libido) ẩn giấu trong chiều sâu của cá thể người, và cái tất yếu phải sống được trong môi trường xã hội vốn thù nghịch với

cá thể ấy Những răn cấm từ phía môi trường xã hội (tạo ra sự “kiểm duyệt” của ý thức) – gây ra những tổn thương tâm thần, dồn nén năng lượng của những ham muốn vô thức, năng lượng ấy sẽ vượt ra qua những lối thoát quanh co dưới dạng những triệu trứng bệnh tâm thần, chiêm bao, những hành vi lầm lỗi (nói lỡ lời, viết nhịu), lãng quên những điều gây khó chịu cho người khác, v.v…Ở chủ nghĩa Freud, các quá trình và hiện tượng tâm lý được khảo sát từ ba góc độ cơ bản: góc độ vùng, góc độ năng động và góc độ tiết kiệm Khảo sát về vùng tức là nêu ra ý niệm sơ đồ

“không gian” của cấu trúc đời sống tâm thần dưới dạng những bậc khác nhau, có vị trí, chức năng và quy luật phát triển riêng

Trên cơ sở khái niệm vô thức, Freud bắt đầu xây dựng bộ khung cho cấu trúc tâm lí con người Theo Freud thì tâm lí con người xét về mặt cấu trúc gồm có ba tầng

Ba tầng này có thể hội nhập vào nhau, bổ túc cho nhau để hình thành nhân cách Chúng có thể xung đột lẫn nhau, làm phá vỡ sự thống nhất của nhân cách

Chủ nghĩa Freud cho rằng tuổi thơ ấu (lứa tuổi dường như quy định một cách đơn trị cả tính cách lẫn tâm thế của nhân cách người lớn) có vai trò quan trọng trong

sự hình thành các nguyên cớ Nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý là làm rõ những trải nghiệm gây chấn thương và giải thoát cá nhân khỏi chấn thương ấy bằng thanh lọc

Trang 17

(katharsis), bằng việc nhận ra những ham muốn bị dồn ép, hiểu ra những nguyên nhân của các triệu chứng bệnh tâm thần Muốn thế, phải dùng đến sự phân tích các giấc mơ, phải dùng phương pháp “liên tưởng tự do” v.v…

Về việc lý giải các giấc mơ, năm 1900, Freud công bố công trình “Lý giải các

giấc mơ” Việc phân tích cặn kẽ các giấc mơ của người nào đó đã trải qua là một thành công của ông, con đường đi đến làm rõ cái vô thức Các giấc mơ đã tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt đối với Freud, bởi theo ông, có thể từ việc phân tích các giấc mơ, chúng ta

có thể nhìn thấy rõ hơn cấu trúc tâm thần người, rõ hơn về cái vô thức trong con người

Từ các ca lâm sàng trong chữa trị bệnh tâm thần, ông đã đi đến kết luận: Các giấc mơ đều không xa lạ với người nằm mơ, đều luôn khó hiểu với người đó Các giấc mơ đều

có một ý nghĩa nhất định nào đó Không những giấc mơ có một ý nghĩa mà ý nghĩa của giấc mơ là nguyên nhân gây nên giấc mơ Trong các giấc mơ có các “ý tưởng tiềm ẩn” cần được khám phá Nội dung biểu hiện của giấc mơ có thể thực hiện trá hình những ham muốn bị dồn nén vào vùng vô thức Từ việc làm rõ bốn nguồn gốc đặc thù của giấc mơ, ông đã chỉ ra năm cơ chế chính của giấc mơ, đó là: Cô đặc, di chuyển, kịch

hóa, tượng trưng hóa, chế biến lần thứ hai Đọc Trúng số độc đắc, qua giấc mơ của Phúc, hay trong Dứt tình, qua giấc mơ của Tiết Hằng ta thấy Vũ Trọng Phụng chắc

chắn đã chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Freud khi xây dựng chi tiết này

Thuyết Freud không chỉ là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con người, mà còn chứng tỏ là một trong những cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của con người phát triển đến đó Trong một khuôn khổ duy nhất và một lý luận của học thuyết, Freud cung cấp một cấu trúc nhân cách và cấu trúc này bao gồm một nhận thức về những ảnh hưởng quan trọng trên hành vi được bắt nguồn từ thực tế, xã hội,

và sinh vật học Phân tâm học cũng biểu hiện cho ta thấy con người được thúc đẩy như thế nào bởi những lực ép vô thức để tham dự vào hành vi quan trọng, minh họa

cả hai hành vi bình thường và dị thường phát triển và vận hành như thế nào Freud xem con người như là một tạo vật mà cùng lúc vừa thô sơ lại vừa phức tạp, vừa bốc đồng lại vừa duy lí, vừa ích kỷ lại vừa quảng đại, vừa thoái hóa lại vừa sáng tạo, vừa con lại vừa người Đây là giá trị thành công vĩ đại nhất của học thuyết sau này

Trang 18

Phân tâm học của Freud trước hết dùng để chữa bệnh nhiễu tâm Nhưng nó lại tồn tại với tư cách là lí thuyết triết học và văn học nghiên cứu một cách phổ quát các vấn đề về đời sống con người, có ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau

Đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng ta thấy ảnh hưởng của thuyết Freud khá đậm trong các trang viết của ông Nhà văn không chỉ khám phá chiều sâu

vô tận của tiềm thức mà còn nói được chiều sâu của đời sống, và tất cả các căn nguyên, động cơ bí ẩn của ý thức và nhân cách của con người Vũ Trọng Phụng

đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết Freud và chủ nghĩa tự nhiên khi xây dựng, mổ xẻ tâm lí nhân vật của mình với những mẫu tâm lí khá dị biệt của những con người bị chấn thương, con người chịu ẩn ức, tâm lí của kẻ phất, tâm

lí của kẻ ghen, tâm lí của kẻ ham muốn tình dục… Và cũng nhờ sự hiểu biết

của mình về phân tâm học của Freud mà ông đã có những ca “khảo sát về lòng

người” mà “nhờ thế ánh đèn khảo sát của Vũ Trọng Phụng mới rọi đến tận những chốn sâu thẳm của tiềm thức, chiếu rộng ra mọi chốn ẩn khuất của lòng người, để mà tả lại mọi nét tinh vi, huyền diệu” [tr.11, 49]

1.1.2 Tiếp xúc với chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola

Như trên đã nói, Vũ Trọng Phụng là ngươi rất ham đọc và nhạy cảm với các thành tựu khoa học, nhất là các trường phái, học thuyết mới Do hoàn cảnh đặc thù của bản thân và môi trường xã hội nên việc Vũ Trọng Phụng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên cũng là điều dễ hiểu

Chủ nghĩa tự nhiên trước hết là một trào lưu tư tưởng, lí luận và đã một thời tác động rất mạnh vào văn học Âu Mỹ vì nó ra đời dựa trên những thành tựu của khoa học tiên tiến có nhiều sức thuyết phục, nhất là đối với các nhà văn trẻ đang khao khát tìm kiếm một phương thức nghệ thuật mới đủ sức thể hiện những nhận thức mới của họ về cuộc sống và con người trong một thực tại xã hội phức tạp mà

lý luận những trào lưu cũ tỏ ra không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu tái hiện nó Chủ nghĩa tự nhiên thực sự không phải là một biến cố lạ lùng hay là một cuộc cách mạng táo bạo trong văn học Trước đó, từ thời Balzac, Flaubert, Guy de Maupassant, Goncourt xu hướng này đã xuất hiện cùng lúc với hiện tượng các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực rất quan tâm đến khoa học, đặc biệt là y học trong việc

Trang 19

miêu tả con người Nhưng để chính thức xuất hiện là một học thuyết, chủ nghĩa tự nhiên đã được Emile Zola phổ biến trong những bài viết được ông công bố từ năm

1866 Học thuyết này được gợi lên khi Zola tiếp xúc với tinh thần khoa học của

Encyclopédie, và trực tiếp là qua các tác phẩm như Khảo luận về di truyền tự nhiên của Lucas, Nguồn gốc các loài của Darwin, Ðường vào y học thực nghiệm của

Claude Bernard và lý luận về tiểu thuyết thực nghiệm của Hippolite Taine Zola đã vận dụng các lý thuyết của Claude Bernard vào trong việc miêu tả "đời sống của những dục vọng và trí thức" Ông sử dụng phương pháp thực nghiệm với mục đích

"tìm ra những mối quan hệ liên kết một hiện tượng nào đó với nguyên nhân tiếp

theo, tìm ra những điều kiện cần thiết của sự thể hiễn các hiện tượng đó" Chủ

nghĩa tự nhiên đã bổ sung sự thực nghiệm y học vào quá trình nhận xét, khảo sát

thực tế khách quan của các nhà hiện thực thế hệ trước Zola xác nhận: "Khoa học

cũng nằm trong khu vực của các nhà tiểu thuyết, là kẻ muốn phân tích con người trong các hoạt động cá nhân và xã hội Chúng ta tiếp tục nhận xét và trong công việc nghiên cứu sinh lí học là sự tiếp nối công việc của các nhà hóa học và vật lí học Tóm lại chúng ta phải mổ xẻ các tính cách, các đam mê, các hành vi của con người như các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm trên các thực thể vô cơ, như một nhà sinh lý học trên cơ thể các vật sống"

Ra đời trrong giai đoạn mà chủ nghĩa hiện thực không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu nghệ thuật trong thời đại mới có nhiều biến chuyển sâu sắc về xã hội cũng như văn hóa tinh thần, khoa học kỹ thuật và khoa học tự nhiên Chủ nghĩa tự nhiên

là một tìm tòi của các nhà lí luận, nhà văn đương thời với ý hướng tìm ra một phương thức mới hữu hiệu hơn để mô tả cuộc sống của con người, tìm hiểu và lí giải nó

Có vai trò lớn trong sự hình thành khuynh hướng văn học này là những thành tựu của khoa học tự nhiên, trước hết là sinh lí học – bộ môn đã đem thực nghiệm đối lập với các phương pháp nhận thức phi khoa học Chủ nghĩa tự nhiên có cơ sở triết học là chủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte; cơ sở mĩ học là lí thuyết của Hyppolyte Taine Những nhà văn được xem là tiền bối của chủ nghĩa tự nhiên là

Trang 20

Champfleury, L E Duranty, G Flauber, hai anh em Edmond và Jules de Goncourt Lí thuyết của chủ nghĩa tự nhiên được Emile Dola đề xuất và áp dụng vào sáng tác của mình Đến giữa những năm 70, xung quanh Dola hình thành trường phái chủ nghĩa tự nhiên (G De Maupassant, J K Huysmans, H Cesard, L Ennique, v.v ); trường phái này tan rã vào những năm 80 của thế kỉ XIX Kể từ

đó chủ nghĩa tự nhiên không còn sự rõ rệt về lí thuyết và chỉ còn được duy trì như một tên gọi chung của nhiều hiện tượng văn học khác nhau nhưng có chung xuất

xứ Ở sáng tác của một loạt tác giả tự nhiên chủ nghĩa có sự gia tăng những nét của chủ nghĩa ấn tượng hoặc hướng sang chủ nghĩa tượng trưng; ở sáng tác của một số tác giả khác, có sự xâm nhập các môtip của chủ nghĩa suy đồi

Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tự đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu xã hội hoàn toàn như cung cách các nhà tự nhiên học nghiên cứu tự nhiên, đối với họ, nhận thức bằng nghệ thuật cũng tương tự như nhận thức bằng khoa học Họ xem tác phẩm nghệ thuật là tiêu chuẩn thẩm mĩ căn bản Họ quan niệm số phận con người bị qui định trước hết bởi bản chất sinh lí học và môi trường, con người không thể có tự do

ý chí – là những quan niệm mà chỉ có một vài nhà văn tự nhiên chủ nghĩa vượt qua được Nếu Dola tin vào khoa học, vào tiến bộ xã hội, đã nghiên cứu cơ chế tương tác của môi trường và con người để tìm phương cách tác động đến môi trường nhằm

tổ chức xã hội hợp lí hơn, thì ở hầu hết các nhà văn khác (trong đó có Maupassant thời cuối, nhất là Huysmans), các môtip định mệnh lại là nét trội

Các nhà tự nhiên chủ nghĩa từ bỏ việc thể hiện đạo đức, cho rằng thực tại được miêu tả một cách lãnh đạm khoa học, tự nó đã đủ sức biểu hiện Theo họ, văn học cũng như khoa học, không có quyền lựa chọn tài liệu, theo họ, đối với nhà văn thì không có cốt truyện bất lợi, không có những đề tài bất cập, do vậy văn học của chủ nghĩa tự nhiên có sự mở rộng đề tài, có sự chú ý đến các hiện tượng “tầm thường” của đời sống Nhưng sự chế ngự chất liệu và ý hướng viết “theo mệnh lệnh của đời sống” thường dẫn đến tính phi cốt truyện, tính lãnh đạm thường dẫn đến thái độ vô can về mặt xã hội Đồng thời, chủ nghĩa tự nhiên đưa vào văn học những thủ pháp

và phương thức nghệ thuật mới để miêu tả đời sống Chống lại thứ chủ nghĩa lạc

Trang 21

quan chính thống giả dối, chống lại tư tưởng và đạo lí tiểu thị dân, biểu lộ tinh thần dân chủ rộng rãi và xu hướng phê phán, tố cáo Chủ nghĩa tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự tiến bộ của tư tưởng xã hội và nhãn quan nghệ thuật

Có thể thấy, do thời cuộc và sự trớ trêu của hoàn cảnh, chủ nghĩa tự nhiên đã ảnh hưởng khá sâu sắc tới thế giới quan và phong cách viết văn của Vũ Trọng Phụng Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác Vũ Trọng Phụng thường thể hiện ở những trường hợp ông viết về cái dâm và nạn mại dâm Ông dựa vào những hiểu biết về chủ nghĩa Freud để mổ xẻ tâm lí nhân vật của mình, giải thích nghề làm đĩ phần nhiều là do căn tính dâm đãng của chính người làm đĩ bị kích thích thuận lợi do phong trào Âu hóa đem lại Những tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa tự nhiên trong

sáng tác của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết Làm đĩ và phóng sự Lục xì Ở các tác

phẩm khác, chủ nghĩa tự nhiên nếu có, chỉ là những yếu tố xen kẽ

Việc tiếp thu những tư tưởng của chủ nghĩa tự nhiên đã phần nào giúp Vũ Trọng Phụng đi sâu khám phá bản chất con người nhưng đôi khi có những trang văn ông đã

quá thiên về lối viết của chủ nghĩa tự nhiên nên Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: “Trong

tất cả các văn phẩm của Vũ Trọng Phụng, dù là phóng sự hay tiểu thuyết: “bao giờ ông cũng bị cái ý tưởng dâm dục ám ảnh…Ông tin ở chủ nghĩa tính dục một cách thái quá”, ông đã “dùng chủ nghĩa tính dục của Freud làm nền tảng” [tr.8, 10] Trương

Chính cho rằng: từ “Kĩ nghệ lấy Tây” đến “Lấy nhau vì tình”, ông đã “chú trọng tả khía

cạnh dâm đãng của con người” [tr.8, 10] Nguyễn Hoành Khung nhận xét: bên cạnh

những trang viết “tỏ ra khá sắc sảo trong việc thăm dò, phân tích tâm lý phức tạp của

con người” Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ những hạn chế như đã nhập làm một “chủ nghĩa

định mệnh lịch sử - xã hội” với “chủ nghĩa định mệnh sinh lí” do ông tiếp thu của Freud một cách dung tục để rồi đi đến chỗ “rời bỏ những nguyên tắc hiện thực chủ

nghĩa để sa hẳn vào chủ nghĩa tự nhiên” [tr.9, 10] v.v…

1.1.3 Tiếp xúc với văn hóa, văn học Tây Âu qua phong trào dịch thuật

Từ sau những năm 20 của thế kỉ XX, ngọn cờ văn hóa mới ngày càng lộng gió tâm hồn người trí thức Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức Tây học, Âu hóa với tinh

Trang 22

thần dân chủ, dân tộc và đại chúng Báo chí quốc ngữ tiếp tục phát triển, xuất hiện

thêm nhiều từ báo mới như Thực nghiệp dân báo (1920), Khai hóa, Hữu thanh (1921), An Nam tạp chí (Tờ báo văn chương đầu tiên - 1926), Tiếng dân (1927),

Thần chung (1929), Phụ nữ tân văn (1929) Theo đó, các loại hình văn hóa nghệ

thuật mới lạ của Tây phương đều lần lượt ra mắt công chúng như kịch nói, điện ảnh (chiếu bóng), hội họa, điêu khắc, kiến trúc, xiếc, tạp kỹ, âm nhạc Tất cả đã tạo nên những sắc màu mới lạ của một nền nghệ thuật hiện đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam

Giao lưu văn hoá, văn học Đông - Tây không chỉ tạo ra sự biến động đa dạng

và phức tạp trong đời sống văn hoá xã hội, những mầm mống về một nền văn học hiện đại có điều kiện đâm chồi nảy lộc mà còn tạo tiền đề cho sự xuất hiện văn học dịch thuật Các dịch giả người Việt đã lần lượt giới thiệu, biên khảo và dịch sách văn hoá, văn học Pháp và phương Tây sang chữ quốc ngữ Sách dịch được đăng tải trên

Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và các ấn phẩm của nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng Trên thực tế, dịch giả Phạm Quỳnh đã lần lượt giới thiệu văn học và triết học

Pháp qua một số tên tuổi nổi tiếng như Corneille, Molière, Montesquieu, Rousseau, Voltaire, Baudelaire, Pierre Loti, Anatole France, Courteline, Maupassant Auguste

Comte, Bergson Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch và đăng trên Đông Dương tạp chí

những sáng tác ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo, A Dumas và Balzac, kịch của Molière Văn học Pháp và tư tưởng của các nhà Khai Sáng đã đến với công chúng Việt Nam, gợi ý và thúc đẩy quá trình đổi mới văn học, làm nảy sinh nhiều khuynh hướng văn học mới

Có thể nói văn học dịch có ý nghĩa như "cú hích" ban đầu trong chuyển động hiện đại hoá Nó "nhóm lửa" cho hoạt động phóng tác của tác gia văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX Tuy nhiên, từ sau năm 1930, văn học đã vượt thoát khỏi cảm hứng phóng tác Những ảnh hưởng của văn học phương Tây, văn học Pháp đối với văn học Việt Nam đã đạt đến độ "chín" nhất định, tạo điều kiện cho các nhà văn bước vào giai đoạn sáng tác thật sự ở các thể loại Trong các nhà trường Pháp Việt, thơ văn ưu tú của nhân loại, đặc biệt là những tinh hoa thơ Pháp bằng nhiều con đường

Trang 23

khác nhau đã đi vào tâm hồn những trí thức Việt Nam Chính từ môi trường văn hoá này, người ta đã say sưa đọc triết học và những tác phẩm văn học lãng mạn, tượng trưng, siêu thực Pháp

Có lẽ vì thế mà thời kì này văn học dịch đã nảy nở và xuất hiện thật đông đảo Đây là lúc mà tiểu thuyết Pháp và phương Tây đến ồ ạt với văn hóa đọc Việt Nam

Trên tạp chí Âu Tây tư tưởng, người ta bắt đầu say sưa đọc những tư tưởng của các

nhà khai sáng, đọc tác phẩm của những tiểu thuyết gia trứ danh phương Tây và thế giới, thay vì chỉ ngâm nga Đường thi, Tống từ, hay nghiền ngẫm các bộ tiểu thuyết

chương hồi Trung Quốc cổ điển Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký,

Hồng lâu mộng… như những thế kỉ trước

Không phải ngẫu nhiên mà Vũ Trọng Phụng lại chọn dịch vở kịch lãng mạn Luycretxơ Booc-gia của Vichto Huygô mà ắt hẳn ông đã học hỏi, đã tìm thấy những nét mới về tư tưởng và phong cách nghệ thuật trong tác phẩm này Những diễn biến tâm lí nhân vật trong vở kịch và bao trùm lên tất cả là sự hoành hành của định mệnh, tạo ra những chuyện li kì ngẫu nhiên từ mở màn đến kết thúc Những ấn tượng đậm nét đó về tác phẩm của nhà văn Pháp chắc hẳn có ám ảnh Vũ Trọng

Phụng khi ông viết các tiểu thuyết tâm lí: Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng

số độc đắc

1.2 Những tương tác của các xu hướng văn học 1930- 1945

Đời sống văn học Việt Nam từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX đã mang một

diện mạo rất mới, một giai đoạn văn học mà ở đó “một năm của ta có thể kể như ba

mươi năm của người” (Vũ Ngọc Phan) Trong những năm 30, nhiều hiện tượng văn

học xảy ra dồn dập, đặc biệt là sự ra đời của các thế hệ nhà văn mới có tư tưởng cấp tiến: hoài nghi các giá trị cổ truyền, muốn đặt lại nhiều vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, viết văn trở thành một nghề, văn chương trở thành hàng hóa, xuất hiện các doanh nhân trên lĩnh vực văn hóa làm cho nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo… phát triển khá mạnh làm sôi động đời sống văn hóa văn học Cũng chưa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều nhà văn, nhóm nhà văn với những quan điểm sáng tác rõ ràng, phong

Trang 24

phú, đa dạng và nhiều cuộc tranh luận gay gắt, rầm rộ, gây được sự chú ý của công chúng như thời gian này

Thập niên 1930-1940, trên diễn đàn văn học đất Bắc, có hai khuynh hướng báo chí đối lập nhau: một bên là Tự lực văn đoàn với báo Phong Hoá, Ngày Nay

và một bên là những tờ báo chống lại Tự lực văn đoàn, như Tiểu thuyết thứ bẩy, Hữu Ích, Phổ Thông bán nguyệt san thuộc nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình Long, với các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Lan Khai, Tchya Đái Đức Tuấn, Trương Tửu

Một trong những cuộc tranh luận, bút chiến kéo dài và sôi động nhất phải kể

đến cuộc tranh luận giữu hai phái: phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” do Nhất Chi Mai- chấp bút và phái “nghệ thuật vị nhân sinh” do Vũ Trọng Phụng chấp bút Một

trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là do sự khác nhau, đối lập

về khuynh hướng, quan điểm, cảm hứng sáng tác của các nhà văn thuộc hai phái trên Cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về khuynh hướng, quan điểm sáng tác nhưng có lẽ trước hết là do cảm hứng sáng tác chủ đạo và ý thức nghệ

thuật của mỗi nhà văn Vì “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, sâu

sắc, nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn trong quá trình chiếm lĩnh được bản chất cuộc sống mà họ miêu tả Trạng thái tình cảm đó, được bắt nguồn từ lí tưởng xã hội của người cầm bút, gắn liền một tư tưởng, một sự đánh giá nhất định, thống nhất các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm, đem đến cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần, có khả năng lay động sâu sắc tình cảm của những người tiếp nhận tác phẩm” [tr.106, 43] Và “Ý thức nghệ thuật của nhà văn

là nhận thức và cảm nhận của người nghệ sĩ về thế giới và con người, được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua toàn bộ sáng tác văn học của mình Ý thức nghệ thuật đó được thể hiện cụ thể, sáng rõ qua hệ thống quan điểm nghệ thuật của nhà văn” [tr.75, 43]

Do sự khác nhau, đối lập về khuynh hướng, quan điểm, cảm hứng nên đã tạo

ra những cuộc bút chiến nẩy lửa hoặc những cách phê bình độc địa nhau trên mặt báo Ngày nay đọc lại những bài tranh luận này, chúng ta thấy nổi bật khía cạnh hiềm tị cạnh tranh nghề nghiệp nhiều là hơn đối lập tư tưởng

Trang 25

Chỉ riêng trường hợp đối chất giữa Khái Hưng - Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng

là có nguyên do sâu xa hơn, đó là sự đối lập tư tưởng và phong cách văn học giữa Khái Hưng - Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng

Sự bất đồng xẩy ra trên một số nét rõ ràng: Khái Hưng chê Vũ Trọng Phụng

chỉ nhìn thấy cái xấu trong con người và Nhất Linh chê vũ Trọng Phụng dâm ô Vũ Trọng Phụng phản bác rằng mình chỉ nói lên sự thực

Lập luận của Khái Hưng và Nhất Linh điển hình cho lập luận chung của những người đả phá Vũ Trọng Phụng, kéo dài trong nhiều năm, từ thập niên 30 thế kỷ trước, qua những ngòi bút như Lê Thanh, Phan Trần Chúc , Vũ Ngọc Phan trong

Nhà văn hiện đại cũng chê Số đỏ (sau này ông có sửa lại lập trường trong hồi kí),

đến những nhà nghiên cứu sau này như Phạm Thế Ngũ, chịu ảnh hưởng Vũ Ngọc

Phan cũng giữ khoảng cách, không đề cập tới Số đỏ, một tác phẩm gây "scandale"

mà những người "đứng đắn" không thể bảo kê được

Thái độ này rất dễ hiểu, bởi Vũ Trọng Phụng đi ra ngoài hệ tư tưởng chính thống của văn học đương thời

Thập niên 30-40, trên văn đàn Việt Nam, có hai hệ tư tưởng nòng cốt: thứ nhất, đề cao cái đẹp, văn hay, phong cách lãng mạn, trong văn chương Tự lực văn đoàn, văn chương Nguyễn Tuân và Thơ mới Thứ nhì, vạch trần sự xấu xa của xã hội cũ trong các tác phẩm Tự lực văn đoàn, vạch trần sự bóc lột của giai cấp giầu

có, thống trị, phía các nhà văn hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng và các nhà phóng sự của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Hoàng Đạo Trong toàn bộ hệ tư tưởng chính thống đó, con người được mô tả qua một khuôn thẩm mĩ cổ điển, một khuôn mẫu đạo đức sẵn có, văn chương phản ảnh cái hay, cái đẹp, chống lại cái xấu, cái cặn bã của xã hội

Vũ Trọng Phụng đơn phương đi ra ngoài quỹ đạo chính thống đó: ông không nhìn con người tiên thiên như một thực thể tốt hoặc xấu Ông không viết văn theo thẩm mĩ lãng mạn, mà ông theo dõi hành vi của mỗi cá nhân để xem họ hành động

và phản ứng như thế nào trước tình huống

Trang 26

Là nhà báo, Vũ Trọng Phụng có phong cách nhà báo, tức là nói thẳng, nói thực Lối viết của ông luôn luôn có tính điều tra phóng sự, ghi chép tất cả, cả những lời sống sượng, thô tục của con người hàng ngày trong các ngõ hẻm, trong các khu tăm tối của bạc lận, tiền gian, của đĩ điếm, của ma cô, của đủ mọi hạng người sang giầu, dung tục

Vũ Trọng Phụng dám đưa ra những vấn đề cấm kỵ nhất của xã hội Việt Nam thập niên 30: đó là vấn đề tính dục, con người bản năng, vấn đề luyến ái, vấn đề mãi dâm Và ông không ngại đi vào những vùng thâm u nhất của xã hội để điều tra sự thật: xã hội cờ bạc, xã hội lấy Tây, xã hội làm điếm, xã hội con sen

Trong số các nhà văn hiện thực, Vũ Trọng Phụng là người hăng hái nhất trong việc cổ vũ, khẳng định cho quan điểm nghệ thuật hiện thực, khẳng định một cách đầy nhiệt tình, hăm hở, quyết liệt Ông cũng là cây bút phê phán gay gắt nhất văn chương lãng mạn đương thời

Theo Vũ Trọng Phụng, văn chương lãng mạn đương thời chỉ biết “tìm những

tấm áo mới mẻ” phủ lên cái nhân loại thối tha, ô uế, bẩn thỉu Ông chỉ ra sự khác

nhau cơ bản giữa hai cách nhìn, và đằng sau đó là hai thái độ của các cây bút hiện

thực và lãng mạn: “Các ông quen nhìn một cô gái là một phụ nữ tân thời, vui vẻ trẻ

trung, hi sinh cho ái tình hoặc cách mệnh lại gia đình Riêng tôi, tôi chỉ thấy đó là người đàn bà vô học, chẳng có thi vị lại hư hỏng, lại bất hiếu bất mục nữa Tôi không biết gọi gái đĩ là “nàng”, chữ ấy nó thi vị lắm – hoặc tô điểm cho gái đĩ những gì mà gái đĩ làm gương cho thế gian nói theo! Thí dụ, các ông có thể coi phong trào khiêu vũ là dấu hiệu tiến hóa mà các ông chủ trương” [tr.255, 35] Vũ

Trọng Phụng không chỉ căm phẫn kết án xã hội đương thời đầy bất công, ngang trái

mà còn gay gắt lên án thứ văn chương “lạc quan”, cổ vũ lối sống “vui vẻ trẻ trung”

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung đã so sánh Vũ Trọng Phụng và các nhà văn trong nhóm tả chân với Tự lực văn đoàn để thấy sự khác biệt chủ yếu Theo ông,

“Trong ý hướng viết của nhiều nhà văn trong Tự lực văn đoàn, người ta ghi nhận sự

tự giác của nhà văn, sự ý thức được quyền lợi cá nhân của cái tôi và họ đã thể hiện

sự ý thức đó trong hầu hết các nhân vật của họ” Thế còn Vũ Trọng Phụng và nhóm

Trang 27

tả chân? Theo Nguyễn Văn Trung “Ý hướng viết không còn bao hàm một lo lắng

phục vụ một cái tôi vị kỷ, nhưng chan chứa một nỗi băn khoăn về số phận của người khác, về quyền sống của tha nhân” (Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, tr 98, NXB Nam

Sơn, 1965)

Do đó, Vũ Trọng Phụng tự xác định cho mình một lối viết phản thi vị hóa

cuộc sống trong văn chương, cương quyết không viết thứ “văn chương điêu

trá” Ông tuyên bố: “Tôi (…) muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời” [tr.255, 35] nên

ông đã “tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xã hội xa hoa dâm đãng của

bọn người nhiều tiền, kêu ca sự thống khổ của bọn dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa…” [tr.258, 35] Vậy nên,

tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không hướng đến những cái xa rời thực tế, thoát

li ra bên ngoài cuộc sống Nó chính là cuộc sống đang diễn ra từng ngày, từng

giờ, mang đậm tính thời sự nóng hổi Giông tố, Vỡ đê là bức vẽ đầy đủ đường nét chi tiết, chân thật đời sống người dân dưới thời nô lệ Số đỏ, Làm đĩ, Trúng

số độc đắc là một nét vẽ khác xuất thần làm bật lên những vết thương rướm máu

của cái xã hội, bên ngoài được che phủ bởi một lớp sơn văn minh Âu hóa Dứt

tình, Lấy nhau vì tình lại là một đường cày tâm lí khơi mở tâm hồn, nhận thức về

phương diện tình yêu hôn nhân “Tả thực” cái xã hội “khốn nạn, chó đểu” ấy,

ngòi bút của Vũ Trọng Phụng như những con dao giải phẫu đã phanh phui tất cả, không chỉ về bề mặt ngoài mà còn ở tầng sâu, không chỉ là con người hành động

mà cả với những con người bên trong, con người tâm lí với những suy tư, ẩn ức, những dày vò, bi kịch của con người, của một tầng lớp người thời bấy giờ Nói như cách của nhà phê bình Hoàng Thiếu Sơn là ông đã tiến hành những cuộc

“khảo sát lòng người” nên ông đã “không biết gọi gái đĩ là nàng” như trong Đời

mưa gió của Nhất Linh mà ông viết thẳng, gọi tên, mổ xẻ, phanh phui bi kịch,

những giằng xé của con người – ông viết Làm đĩ

Nhưng chưa hết, văn chương của mình viết ra lại có ngay một phái rất mạnh

cạnh tranh, nó chửi văn ông là “văn chương dâm uế”, là “bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ

dáy”, là “hắc ám, nhỏ nhen, căm hờn”, rằng ông có “cặp kính đen, bộ óc đen và một

Trang 28

nguồn văn cũng đen”… Thế nên, đã có lúc Vũ Trọng Phụng tâm sự: “Tức quá, đời chúng nó xúm lại chửi tao là thằng chỉ biết viết văn khiêu dâm, tao sẽ viết một quyển nào rõ thật lãng mạn, thơ mộng cho chúng nó biết tay mới được” [tr.66, 27].

“Cho chúng nó biết tay mới được” có lẽ cũng là một nguyên nhân để Vũ Trọng

Phụng viết tiểu thuyết tâm lí

Có thể khẳng định, những cuộc tranh luận, sự tương tác giữa các xu hướng, quan điểm sáng tác trong thời kì này đã tác động rất lớn đến ngòi bút Vũ Trọng Phụng, là một trong những yếu tố, động lực khiến ông viết tiểu thuyết tâm lí

1.3 Những dày vò về số phận và bệnh tật trong Vũ Trọng Phụng

1.3.1 Những dày vò về số phận

Như mọi người đều biết, bất kì nhà văn nào cũng sống trong một thời đại cụ thể, hít thở bầu không khí của thời đại mình đang sống, trực tiếp hoặc gián tiếp, ít nhiều đều chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử - xã hội, sắc thái văn hóa của thời đại đó Để hiểu rõ cơ sở hình thành tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng thiết nghĩ chúng ta phải xét đến những dày vò về số phận và bệnh tật của nhà văn - một trong những yếu tố góp phần hình thành nên hệ thống thế giới quan của Vũ Trọng Phụng (bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm cùng các trạng thái tâm lí khác)

Vũ Trọng Phụng sinh trưởng trong một gia đình nghèo và mồ côi cha từ nhỏ

mà ngay từ khi sinh ra (nói theo cách của Ngô Tất Tố) ông đã được thừa hưởng “cái

nghèo gia truyền” từ cha ông để lại

Lớn lên, ở cái độ tuổi mà người khác được thong dong học tập và đùa nghịch, ông phải sớm bỏ học, lăn lưng vào cuộc đời kiếm sống, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm Nhưng nơi này sa thải, nơi kia xua đuổi, một chân viên chức mạt hạng với đồng lương chết đói cũng không xoay sở được Cuối cùng đành phải sống thật với cái

nghề mà một nhà văn thời đó phải kêu lên “khổ như chó” là cái nghề làm văn, làm

báo chuyên nghiệp

Cuộc đời ngắn ngủi hai mươi bảy năm ấy rất ít khi thoát ra khỏi không khí của một phố xá chật hẹp mà tâm điểm là một căn gác xép ở quãng giữa phố Hàng Bạc, phía này là dinh cơ “bà bé Ty”, phía kia là những hiệu buôn vàng bạc, và rải rác từ

Trang 29

Hàng Buồm, Phố Mới đến Mã Mây, Sầm Công… thì nhan nhản những tiệm ăn, tiệm hút, nhà thổ, rạp hát …

Bản thân Vũ Trọng Phụng lại là người có tài, có chí, là một “văn tài lỗi lạc,…

là một người cha đứng đắn, một người chồng đứng đắn, một người con rất hiếu, người của khuôn phép, người của nề nếp” [tr.36, 27] nhưng suốt đời lại phải sống

trong sự túng quẫn Trong khi đó nhìn những thằng bất tài và bất nhân thì cứ phất lên như diều Thời như thế có hàng trăm thằng đáng chết đi cho khỏi chật đất thì cứ khỏe mạnh béo tốt mãi ra và hứa hẹn sẽ còn sống mãi Có thằng già khọm, móm cả hai hàm răng mà còn uống sữa người để sống thêm nữa Ức nhất là kẻ có tiền thì dốt nát, hèn kém đến đâu cũng có quyền vênh váo, khinh bỉ người khác Có những thằng thô bỉ như lợn, gian ác, đểu giả như chó, nhưng chỉ vì lắm tiền, vẫn có thể sở hữu được những giai nhân tuyệt sắc, những con người ngọc ngà mà một nụ cười, một đuôi mắt có thể tạo nên một thi sĩ phi thường, trong khi đó Vũ Trọng Phụng lại rất nghèo Và một khi không có tiền tức là không có tất cả… Đúng là một thời buổi

“chó đểu” nên chỉ những nghề bất lương mới kiếm ra tiền Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ niềm phẫn uất mãnh liệt của mình bằng những lời nguyển rủa không dè dặt

ném thẳng vào xã hội đồng tiền: “ Bây giờ ấy à? Chỉ có đồng tiền là Giời là Phật, chỉ

có đồng tiền là đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi người (…) Lương tâm à? Còn thua đồng tiền Luật pháp à? Còn thua đồng tiền Chỉ có đồng tiền là ai cũng phải kính thờ, chỉ có những cách xoay tiền là đáng cho người ta tụng niệm…” [tr.5, 33]

Một con người như thế phải chịu những điều như thế thì thật là “vô nghĩa lí”

Chính cái xã hội “vô nghĩa lí” và “chó đểu” ấy đã sản sinh ra những con người

khá kì quái với những nét tâm lí rất dị biệt… Môi trường xã hội ấy đã hình thành cho Vũ Trọng Phụng một tư tưởng: tư tưởng bi quan định mệnh Xã hội ấy cũng là

cơ sở giải thích vì sao Vũ Trọng Phụng lại có trí tuệ ham giải thích, thích khái quát

triết lí Và như một lẽ tự nhiên, khi người ta nhìn thấy đời là “vô nghĩa lí”, gặp toàn những kẻ “vô nghĩa lí” thì người ta càng khao khát tìm một xã hội “có nghĩa lí”, con người “có nghĩa lí” Khi con người ta hoài nghi thì người ta ắt hẳn phải lí giải, cắt

nghĩa cái điều mà người ta thấy Đó là một trong những cơ sở dẫn Vũ Trọng Phụng

Trang 30

viết tiểu thuyết tâm lí trong những năm cuối đời, khi mà ông không còn sung sức để hướng ra hiện thực xã hội mà chuyển sự khám phá con người ở một chiều sâu khác

1.3.2 Những dày vò về bệnh tật

Là người có tài, có bản lĩnh nên đương thời còn Vũ Trọng Phụng ấp ủ nhiều ước mơ, hoài bão, thêm nữa ông còn phải nuôi sống cả một gia đình gồm bà, mẹ,

vợ, con nên ở ông niềm khát sống và muốn sống luôn ngùn ngụt Thế nhưng số

phận trớ trêu lại bắt ông phải chịu cái bệnh lao quái ác thuộc “tứ chứng nan y” – nghĩa là phải “sống từng giây từng phút kinh sợ đau đớn, trước sự hiển hiện của tử

thần” [tr.36, 27], phải đối mặt với “cái án tử hình” khi mới ngoài 20 tuổi đời - ở cái

tuổi mà Lưu Trọng Lư cho là “chưa được một nửa đời người” Khi con người ta

phải đối mặt với cái chết trong khi còn đang ham sống, còn nhiều việc phải làm hẳn

sẽ sinh ra những dày vò, day dứt khôn nguôi Trong tâm thế ấy, Vũ Trọng Phụng hướng về con người cùng với những tâm tư, triết lí, triết luận, về nhân tình thế thái.v.v Đó là một trong những cơ sở dẫn Vũ Trọng Phụng đến với tiểu thuyết tâm

lí trong những năm cuối đời, khi mà ông không còn sung sức để hướng ra hiện thực

xã hội mà chuyển sự khám phá con người ở một chiều sâu khác

Mang trong mình sự dày vò của bệnh tật mà vẫn phải “làm việc chăm chỉ như

một cậu học trò nghèo và ngày đêm lo thanh toán nợ văn chương, không muốn để ai được phép làm thương tổn danh dự và lòng tự ái”; “cứ ôm ngực, còm lưng, khạc mãi máu vào giấy mực để mà lo trả nợ” [tr.80, 27]; “Ho cũng đau, nói cũng đau, hễ hơi trở mình thì trong sườn nghe có tiếng nước óc ách” [tr.11,27] Nói theo cách

nói của Vũ Bằng đó là “Một điều tưởng như vô lý, tưởng như không thể thực hiện

được, nhưng Vũ Trọng Phụng đã đem áp dụng trong suốt cả cuộc đời: Dù không đủ

ăn, không đủ mặc, không đủ ở, Vũ Trọng Phụng vẫn âm thầm sống để mà viết”

(Cảm nhớ Vũ Trọng Phụng) Cái lưng khòng trên trang giấy, một bàn tay gầy guộc

ép lấy cổ để giữ những cơn ho, một tay cứ viết, viết liên tục, viết đủ loại, viết cật lực

để nuôi bà, nuôi mẹ, nuôi thân và sau này nuôi vợ nuôi con Vậy nên viết văn với

Vũ Trọng Phụng không chỉ để kiếm tiền mà còn là sự giải tỏa những uất ức, nơi ông

xả ra những căm hờn Đúng như Lan Khai nhận định: “Sự viết đối với anh là một sự

Trang 31

trả thù hơn là sự truy tầm cái căn bệnh để chữa bệnh” [tr.66, 27]; “Vũ Trọng Phụng viết chỉ để thỏa mãn phẫn uất đầy ứ trong lòng.” [tr.70, 27]

Hơn nữa, tài năng thì có nhưng thời gian với Vũ Trọng Phụng lúc này là hữu hạn nên viết văn với ông còn là sự chạy đua với thời gian, chạy đua với số phận Chẳng vậy mà với cuộc đời quá nghèo và quá ngắn, chỉ với hai mươi bảy tuổi đời

mà Vũ Trọng Phụng đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có không ít những kiệt tác, những tác phẩm có thể gọi là không tiền khoáng hậu, những

tác phẩm “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải)

Vì bệnh tật và làm việc cật lực nên “Vũ Trọng Phụng đã thành ra một thanh

niên luôn luôn yếu ớt, gày còm và xanh xao” [tr.68, 27] Mang trong mình sự tàn

phá của vi trùng Koch nên ông phải sống cả với những triệu chứng (hậu quả) của

bệnh ho lao, mà một trong những triệu chứng đi kèm (theo Lan Khai) là “đa dục” Trong một bài viết của Lan Khai về Vũ Trọng Phụng, Lan Khai đã khẳng định “Vũ

Trọng Phụng đã mang theo ra đời cái bệnh ho lao, tức là anh đã thuộc vào cái hạng đa dục vì bệnh” [tr.68, 27] Là người “đa dục vì bệnh” nhưng lại sinh ra trong

một gia đình “nghèo gia truyền” và là người “mang nặng trong tâm hồn những ảnh

hưởng của nền luân lí Khổng Mạnh”, là người “thủ tín và giữ lễ như một nhà nho tự trọng, một nhà đạo đức chính tông” [tr.79, 27] vậy nên “cái khuynh hướng của con người đa dục ấy đã bị cấm ngăn bởi luân lí, bởi thể chất, bởi sự thiếu đồng tiền” tất

sẽ nảy sinh “một sự đè nén nguy hiểm Và, sự đè nén kéo dài mãi mãi ấy đã khiến

cho bản năng không thể chịu được nữa Nó phải tìm một đường tiêu thoát Con đường đã ấy khác hẳn những con đường quen thuộc khác của trường hợp này Nó

đã là văn chương Chính thế, viết văn để tả những cảnh sôi máu, đối với Vũ Trọng Phụng tức là một cách hành dâm vậy” [tr.69, 27] Sau này, Cao Hành Kiện (1940),

nhà văn Pháp gốc Trung Quốc, đã bày tỏ trong bài viết Thủ pháp hiện đại và tính

dân tộc trong tiểu thuyết cũng cho rằng: “Văn học chẳng qua chỉ là cái nhìn chăm chú của con người vào tự thân, và trong lúc xem ngắm ấy ít nhiều nảy sinh một sợi tơ ý thức óng ánh soi rõ tự thân” (Những bậc thầy văn chương thế giới -

Nxb Lao động - 2006, trang 192) Do đó, Lan Khai nhận xét: “trong các nhân vật

Trang 32

trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng: “chín phần mười là những kẻ đa dâm”

[tr.67, 27] Những nhận xét, lí giải của Lan Khai có phần chủ quan và hơi quá nhưng không phải là không có cơ sở khi ta lật dở những trang viết của Vũ Trọng Phụng với những trang nổi trội chất chủ nghĩa tự nhiên và những trang miêu tả những ẩn ức, uất ức, dục vọng của con người – một trong những trạng thái tâm lí- tâm trạng tiêu biểu của tiểu thuyết tâm lí Hơn nữa, về bản chất, mỗi tác giả là một cá nhân cô đơn tột độ bởi sáng tạo nghệ thuật là công việc của cá nhân nên viết văn với Vũ Trọng Phụng cũng là một hình thức để nhà văn được giãi bày đối thoại, hướng ra bên ngoài

Có lẽ số phận, tài năng và bệnh tật là những yếu tố góp phần cấu thành tạng

văn của Vũ Trọng Phụng, đúng như Ngọc Giao nhận định: “Vũ Trọng Phụng

được thiên bẩm một khả năng linh tưởng và tạo tác mạnh phi thường Quanh năm, co ro, rên rỉ vì nghèo túng và bệnh tật trong bốn bức tường giăng màng nhện, vậy mà cây viết thần linh đó đã có sức vượt không gian, thời gian, để nhập điệu cái gì là thầm kín nhất, sâu lắng nhất, u minh nhất, gai lửa nhất của nhân loại và vũ trụ”[tr.81, 27]

Trang 33

CHƯƠNG 2 CÁC XU HƯỚNG TIẾP CẬN TÂM LÍ TRONG TIỂU THUYẾT

VŨ TRỌNG PHỤNG

Tùy theo thời đại và nền văn hóa, văn học mà mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận, tiếp cận hiện thực và con người theo những hướng khác nhau Hơn nữa, mọi người đều biết văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Thông qua thế giới nhân vật của nhà văn,

ta có thể nhận thấy rõ quan niệm về con người của nhà văn đó Bởi vì quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức đặc thù thể hiện con người trong văn học Đó

là những nguyên tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con người trong văn học Khảo sát các nhân vật trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy rõ các xu hướng khám phá con người của nhà văn bao gồm các xu hướng cơ bản sau: xu hướng tâm lí bản năng tự nhiên, xu hướng phân tâm học, xu hướng triết luận tâm lí

2.1 Xu hướng tiếp cận tâm lí bản năng

2.1.1 Quan niệm về con người bản năng của Vũ Trọng Phụng

“Con người là một điều bí ẩn – Dostoievski viết – cần phải khám phá con

người Tôi tìm hiểu điều bí ẩn vì muốn trở thành con người” [tr.321, 43] Nhưng

nhà văn cũng không thể khám phá được “điều bí ẩn ấy” nếu không có được một

quan niệm mới mẻ, độc đáo, sâu sắc về thế giới và con người, và tìm được những hình thức, phương tiện, biện pháp thể hiện phù hợp Quan niệm nghệ thuật về con người, ấy là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật của văn học Hay nói như André Gide, thực chất quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhà văn trả lời những câu hỏi:

“Con người là gì? Nó từ đâu đến? Nó đang đi về đâu?” [tr.321, 43]

Trong văn học Việt Nam, đến Vũ Trọng Phụng thì quan niệm về con người của ông đã có một sự đổi mới rất căn bản – khác với văn học trung đại, thậm chí có những bước tiến xa hơn so với quan niệm về con người của văn học hiện thực thời

Trang 34

kì đó Vốn là một môn đệ của Freud nên những điều mà Freud khẳng định: “Lương

tâm cũng như mọi quan hệ và tình cảm đạo đức đều liên đới và đối ứng với tình dục”, “Dục vọng đã làm xáo trộn biết bao tâm hồn và làm cho trí khôn ta quên khuấy đi biết bao những hoài niệm của bao nhiêu công việc”, những điều mà nhà

phân tâm học nổi tiếng đã phát hiện, chẳng hạn, về mối xung đột giữa vô thức và ý

thức của con người, về sự ám ảnh và xâm tràn của khoái lạc vào cõi ý thức để tự thỏa mãn, v.v ít nhiều đã được Vũ Trọng Phụng tiếp thu, đều trở thành những yếu

tố tạo nên quan niệm về con người của Vũ Do vậy, Vũ Trọng Phụng không khám phá con người ở mặt bề ngoài, xuôi chiều, bất biến như trong văn học trung đại, cũng không xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh, mổ xẻ con người trong sự tác động của hoàn cảnh …như trong văn học hiện thực cùng thời mà ông nhìn con

người trong bản chất tự thân, vốn có của nó, trong cái “căn tính vốn có”, cái bản năng của loài người, ở cái tầng sâu nhất của nó Và trong cái “căn tính vốn có”, cái

bản năng của loài người ấy, ông nhìn ra các bản năng cơ bản là: bản năng tính dục, bản năng sinh tồn, các dạng bản năng khác như: bản năng vị kỉ, bản năng trả thù

2.1.2 Con người bản năng tính dục

Đời sống tình dục là một trong những khía cạnh không quá lớn nhưng cũng không phải là nhỏ trong một đời người Trong một xã hội, đặc biệt như nước ta khi

mà đời sống tình dục chưa được cởi mở thì rõ ràng việc xảy ra những ẩn ức do bị kìm nén là điều hiển nhiên

Với cái nhìn, tư tưởng bi quan sâu sắc về con người và cuộc đời, xem con người là nạn nhân tuyệt đối của hoàn cảnh, lại bắt gặp, tiếp thu có phần hơi đơn giản tư tưởng trong phân tâm học của Freud, chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola nên

trong nhiều tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng đã bị chi phối bởi tư tưởng “chủ

nghĩa định mệnh sinh lí”, ông có ý thức đi sâu khám phá những “chỗ hèn yếu nhất của con người” mà theo quan niệm của ông “căn tính dâm đãng” là chỗ hèn yếu

nhất của nó Với một quan niệm về con người và cuộc đời như thế nên Vũ Trọng Phụng là nhà văn tả chân đặc biệt sắc sảo trong việc phát hiện mặt trái của xã hội, những cái xấu, thói tật của con người Một cái nhìn soi mói vào bản năng sinh lí của

Trang 35

con người, bị chi phối cái gọi là “quan điểm định mệnh sinh lí” coi cái đó là quyền

của tạo hóa, cả đến nhân phẩm con người cũng không có nghĩa lí gì trước đòi hỏi của bản năng tính dục Cái nhìn đó thống nhất với ý thức tả chân táo bạo đến mức

sỗ sàng, say mê phơi bày căn tính dâm đãng của con người vì ông cho rằng: “cái

nhơ bẩn không khiêu dâm, khiêu dâm là sự nửa kín nửa hở” [tr.250, 35] Bị chi phối

bởi quan niệm niệm về con người bản năng tự nhiên nên Vũ Trọng Phụng đã không ngần ngại coi bản năng tính dục của nhân vật như một căn tính chung của loài người, bất kể họ thuộc tầng lớp, giai cấp nào, không phân biệt giới tính, tuổi tác Trong các tiểu thuyết tâm lí, ở một góc độ nào đó, Vũ Trọng Phụng nhìn những nhân vật của mình giống như những con vật - người nên bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân con người không được chú trọng thể hiện Xu hướng này được thể hiện rõ qua

cách nhìn nhận về con người trong nhiều tác phẩm của ông: “loài người là một lũ ăn

cắp và hiếp dâm”, “đã là người thì ai cũng dâm”, “đã là đàn bà thì ai cũng hư hỏng ráo, cũng đáng khinh đáng ghét hết”, “Dù là con Giời con Phật thì cũng có thể dâm, có khi lại hơn mọi người”, “cái dâm thuộc quyền sinh lí học chứ luân lí học không kiềm chế nổi nó Tình dục cũng cần cho xác thịt như sự ăn uống …”, “ Sự đói ăn khát uống

là ở bộ máy tiêu hóa thì ái tình ở sinh thực khí”, “ Sự giao cấu là mục đích cuối cùng của ái tình” [79,10]… Những khái quát triết lí này thâm nhập sâu vào thế giới nhân vật

của ông, từ Nghị Hách, Long, Mịch trong “Giông tố”, Phó Đoan, Xuân tóc đỏ, Phước

“Em chã” trong “Số đỏ”, đến Liêm trong “Lấy nhau vì tình”, Lưu, Kim, Tân, Huyền trong Làm đĩ…

Không phải ngẫu nhiên, trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, từ tiểu thuyết hiện thực đến tiểu thuyết tâm lí các nhân vật, hầu hết, đều mang dục tính mạnh mẽ, họ chứa chất những khao khát, có lúc biểu đạt ra ngoài một cách mãnh liệt, cũng có lúc nó bị kìm nén và hiện ra dưới hình thức khác một cách gián tiếp

Bị vây bủa trong tham sân si, trong tiền tài, danh vọng, sắc dục, hưởng thụ vật chất

và trong cả hận thù, con người trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng trở thành những kẻ luôn mang nhiều ẩn ức Cả một thế giới những điều ham muốn, cả một

thế giới của hận thù, của tham lam, của mê đắm, cuồng loạn hiện ra, từ Dứt tình

Trang 36

cho tới Làm đĩ, rồi Lấy nhau vì tình và Trúng số độc đắc Cái dục tính bản năng thúc đẩy họ, những con người “háu đói”, những kẻ luôn trong trạng thái “ngày

cũng như đêm mơ màng về sự ám thị của tình dục” kể cả về tinh thần lẫn hành

động Có thể nói rằng nhân vật của Vũ Trọng Phụng là những cá nhân lặn ngụp trong một biển tham lam: kẻ tham lam áp chế, kẻ thèm khát tình yêu, kẻ ham mê tình dục, kẻ quay cuồng trong vòng quay của đồng tiền và hiển nhiên họ trở thành những kẻ nổi trôi trong cả một thế giới đầy những ẩn ức

Trong Số đỏ, con người bản năng tính dục đã không chỉ khiến thằng Xuân bị đánh một trận và bị đuổi ra khỏi nhà, vì đã “khoét một chỗ phên nứa để nhìn” lúc bác nó tắm, bị đuổi khỏi chân nhặt bóng ở sân quần vì “bị bắt quả tang nhìn trộm

một cô đầm lúc cô này thay váy”, bị thiên hạ “đồn đại”, “bàn tán huyên thiên” vì

đã “làm hại cả một đời danh tiết” của bà Phó Đoan, v.v Còn bản năng tính dục của bà Phó Đoan đã làm cho ông Phó Đoan phải chết trẻ vì “yêu vợ quá sức”; ông Phán phải “trốn xuống suối vàng” vì “kiệt lực, cạn sức” để “rập tất cả” những

“ngọn lửa tình” của vợ; bà Phó Đoan “tuy già nhưng còn hư hơn các thiếu nữ

ngây thơ”, “chỉ có hiếp chồng chứ chẳng được chồng hiếp cho lần nào”, đã hai đời

chồng mà vẫn còn “khủng hoảng tình dục” v.v Thật đúng là những chứng nhân cho cái chân lí muôn đời mà đốc tờ Trực Ngôn đã nói trong tác phẩm: “Loài người

chỉ lôi thôi vì một cái dâm mà thôi”

Trong Giông tố, Mịch là cô gái quê ngây thơ, trong trắng, là con nhà tử tế, bị Nghị Hách làm cho “từ con gái mà trở nên đàn bà, trên chiếc xe hơi” Nhớ lại

“Cái lúc ấy”, Mịch thấy “thật là gớm giếc, thật là bẩn thỉu, thật là đau đớn” Nhưng bản năng tính dục lại khiến cho Mịch “trong cơn đau đớn không phải là

không có một thứ khoái lạc trong xác thịt nó làm cho đỡ thấy đau”, và “con vật đã nổi dậy trong lòng cô gái quê mập mạp, trẻ trung, đương thì” đã khiến Mịch “nhớ lại lúc ấy một cách say sưa như người háu đói”, đã khiến cho Mịch “phải tưởng tượng ra nhưng cảnh dâm dục ghê gớm, hưởng với mọi kẻ qua đường”, phải “ôm gối chăn nghĩ đến Long” và “ao ước” được cùng Long “vào cuộc chung chăn gối, tha hồ mà nõn nường âu yếm cho đến mê đến mệt, đến mất ký trí, đến bay linh

Trang 37

hồn, đến chán chê, lăn lóc” Và Long, người “hiểu đời và khinh đời”, có học thức,

có lòng tự trọng, rất tự hào “là người có một tâm hồn vững”, từng biết “cự tuyệt sự

giàu có, không vì những cái bả vật chất mà sa ngã”, nhưng cũng “không ngăn nổi dục tình” nên cũng “đã hóa ra người ích kỉ, khốn nạn”, “đi thông dâm với vợ người”, “loạn luân lần thứ nhì, vào buổi tối tân hôn” với em gái mình

Trong Lấy nhau vì tình, sự ham mê tình dục ở Liêm được nhà văn mô tả “ngày

cũng như đêm mơ màng về sự ám thị của tình dục” và gọi đó là “cái động lực của thiên nhiên”, “cái tính chất cổ truyền, cái tính chất của cái giống đực dã man, từ đời thượng cổ đến nay vẫn là bất di bất dịch giữa mọi sự biến hóa của y phục, ngôn ngữ, lễ giáo, văn minh” Liêm luôn ở trong tình trạng “Không thể kìm được sự rạo rực của xác thịt”, “Bị dục tình xô đẩy”, luôn phải sống trong “sự khiêu khích đến một cái tò mò không được thỏa mãn” Vừa mới gặp một người đàn bà mặc bộ quần

áo chẽn và mỏng, ngay lập tức, “Liêm đã thấy một mối xúc cảm mạnh nó chạy qua

thân thể”, và rơi vào trạng thái “tê mê thần trí”; “cả ngũ quan hầu như ngây ngất vì đắm say” Đứng trước Khánh, một “gái giang hồ mới tập sự” còn ngây thơ, bỡ ngỡ,

Liêm “bỗng thấy quả tim mình thổn thức vì một mối thương có những căn nguyên

xa xôi về đời người đàn bà nó bất trắc như một hạt mưa, về cái nhan sắc nó mỏng mảnh như một sợi tơ, sợi tóc” Nhưng vừa mới chỉ cảm thương được trong giây lát,

Liêm đã bị thôi thúc bởi “cái tò mò xưa kia vì đàn bà lại nổi tưng bừng lên trong

thâm tâm” và ngay lập tức, “đã cư xử y như một kẻ thạo đời”, “Không còn tự chủ được nữa” và “Không thể kìm được sự rạo rực của xác thịt” Sau đó, Liêm lại

chiếm đoạt Quỳnh, mặc dù không phải Liêm không biết như thế là đã “làm một việc

càn dỡ” Với ý nghĩ rằng “Nếu nó đã ngủ với mình được, thì nó cũng ngủ với thằng khác được lắm”, Liêm đã gây nên trong tâm hồn Quỳnh một “cơn đau đớn ghê gớm”

vì sự ghen giận vu vơ Hối hận và đau khổ, chàng đã quỳ xuống để xin Quỳnh tha

thứ Nhưng “chưa chi xác thịt đã muốn đòi cái quyền của nó”, Liêm lại muốn chiếm đoạt thân thể Quỳnh “một lần nữa” “Bị mù vì quá ghen”, Liêm đã có dã tâm lấy Quỳnh để “hành hạ, xỉ vả”, để “rửa hờn” cho “bõ cái đau bị lừa dối”, nhưng sự ham

mê tình dục đã khiến Liêm “quên cả vũ trụ”, “mất cả cương quyết”, lại “đâm đầu

Trang 38

vào” một cách nồng nàn và vô liêm sỉ Từ một “cậu bé ngây thơ”, một người đứng

đắn, Liêm đã bị bản năng tình dục làm cho trở thành “một kẻ thô tục đáng khinh hết

sức” Nhân vật nói: “Thì ra…trăm điều ngang ngửa chẳng ra gì, chẳng qua chỉ tại vấn đề xác thịt” Tác giả cũng nói: “Cái động lực của thiên nhiên vẫn là mạnh hơn tất

cả mọi sự kiềm chế”; “Tiếng gọi của xác thịt vẫn là mạnh hơn cả lòng ghen”

Trong Làm đĩ, Huyền cũng luôn sẵn có một bản năng tính dục và luôn bị cơn sóng của ham mê tình dục cuốn đi Lên 8 tuổi, Huyền đã tò mò: làm thế nào để có

con, có con bằng cách nào Lên 9 tuổi, Huyền đã chơi trò vợ chồng với thằng

Ngôn Lên 13 tuổi, “sự phát triển âm thầm và đầy đủ của những cơ quan tỷ mỉ

trong bộ phận sinh thực làm cho xác thịt của em rạo rực lên, nhiều khi tưởng mình không còn tự chủ lấy mình được nữa”, và Huyền đã phải “bắt đầu chiến đấu mỗi ngày một gắt gao với tình dục”, “Bất cứ lúc nào, hễ tay không phải làm, hễ óc được nhàn rỗi, là phải nghĩ đến dục tình, dở là lại có những ý dâm Bề trong và ban đêm thì như thế; nhưng ban ngày, lúc đi học, em ăn vận rõ nghiêm trang, đi đứng rõ chững chạc, không nhìn ngang liếc dọc, cố giữ vẻ mặt thùy mị và ngây thơ” Năm 15, 16 tuổi, “cái xác thịt của em như không còn chịu nổi sự khuyên bảo của linh hồn nữa”, và “em vẫn bị cái tiếng gọi của xác thịt nó giày vò, nó kích thích”, Huyền đã phải thủ dâm, và cuối cùng, đã thông dâm Vừa nhìn thấy Tân là:

“một chàng nam tử có nước da hồng hào tỏ cái phương cương ghê gớm của khí

huyết, cái mũi dọc dừa, hai hàm răng ngà ngọc, ngực nở, vai rộng, ” thì Huyền

đã thấy “có những giá trị tinh thần, mà nếu không được đụng chạm thân mật thì

em không khám phá được ra” Và: “Đêm hôm ấy, nằm trong sự ôm ấp của chồng,

em đã không sao xua đuổi được sự mơ màng, ao ước, và tưởn tượng rằng đó là em nằm trong cánh tay Tân” Biết trước Tân sẽ đến nhà chơi khi chồng mình đi vắng,

Huyền đã chủ động, khéo léo “trình diễn” cho Tân xem một màn khiêu dâm:

“Buổi chiều hôm ấy, Tân đến đón thật, và đã trúng kế của em, nghĩa là bước vào

nhà giữa lúc nước da trắng nõn của em ẩn hiện trong làn nhiễu mỏng của cái áo cánh có đường hằn của cooc-xê, và cái quần trong Tân đã sửng sốt ngơ ngác như bất cứ người đàn ông nào cũng đã phải lúng túng như thế” Sau khi “trình

Trang 39

diễn” xong, Huyền đã: “Ngồi lại một mình em sung sướng Em đã làm cho một

người phải ham muốn em, ngây ngất trong ba phút bằng cách khiêu dâm ” nên

dù đã lấy chồng nhưng Huyền vẫn cùng Tân có những cuộc mây mưa bất chấp hậu quả để rồi cuối cùng bị chồng phát hiện và bị đối xử một cách tàn tệ Huyền quyết tâm tìm Tân để trả thù nhưng không tìm được Tân, tiền hết, cùng đường, Huyền lại sa vào con đường làm đĩ Như vậy, ở Huyền bản năng tính dục hầu như đã chi phối suốt cuộc đời cô

Sự ham mê tình dục cũng được thể hiện khá rõ qua Kim – chồng Huyền Ngay

từ khi chưa cưới Huyền, y đã chơi bời trác táng đến nỗi bị mắc bệnh giang mai Sau khi cưới, vì mắc bệnh nên y phải kiêng nhưng không đêm nào Kim lại không mân

mê Huyền bằng những trò “nửa đời nửa đoạn” làm cho Huyền bị khiêu khích dữ

dội Cuối cùng, để thỏa mãn cơn dục tình của mình, Kim vẫn tìm cách “hiếp dâm”

vợ mặc cho vợ có bị lây bệnh hay không: “Thế là một đêm kia, khi em đương ngủ

mê man thì em thức dậy, mặc dù chưa tỉnh táo hẳn Dưới cơn hăng tiết phũ phàng của chồng, em đã phải nằm yên như một thứ đồ chơi, mãi cho đến khi chồng em buông tha em, em mới chợt thấy rằng đó là một vụ hiếp dâm hẳn hoi! Mà sau sự khoái lạc thì sẽ là cái gì, nếu không là sự lây bệnh!”

Bản năng tính dục ở Phúc trong Trúng số độc đắc tuy không nổi trội như Liêm trong Lấy nhau vì tình, Huyền trong Làm đĩ nhưng qua trong những toan tính của

Phúc để có được cô Bích số 1, rồi cô Bích số 2, những lần Phúc cùng những người

bạn của mình là Tấn và Hựu đi hát và làm những việc mà “loài người ai cũng thích,

nhưng mà ai cũng cho là đểu” là “ôm trầm lấy bọn gái để làm những trò đẹp mắt riêng cho mình và bẩn mắt người khác” chúng ta cũng thấy được phần nào bản

năng tính dục của những con người này

Trong Dứt tình, trừ Huỳnh Đức ra các nhân vật còn lại như Tiết Hằng, Việt Anh,

Đào Quân đều chạy theo đều chạy theo tiếng gọi của dục tình: Tiết Hằng là người đàn bà tuy đã có chồng nhưng ngày đêm vẫn mơ tưởng đến Việt Anh, còn Việt Anh vì mong muốn có được Hằng đã để mặc cho bạn của mình là Đào Quân chết đuối, Đào Quân thì

“cứ mỗi tuần lễ lại phải thay một người nhân tình, y như mình thay áo sơ mi”…

Trang 40

Như vậy, trong cái nhìn về con người của Vũ Trọng Phụng thì bản năng tính dục là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đời sống tâm lí, hành động của con người Trong đời sống của các nhân vật nói trên của Vũ Trọng Phụng, những thuộc tính bản năng tuy bị che đậy hay bị khống chế bởi những cưỡng chế xã hội và văn hóa, nhưng không bị hủy diệt và trong những hoàn cảnh nhất định, bao giờ cũng tất yếu được bộc lộ ra Nó chính là những yếu tố chi phối con người một cách không ngờ nhất, nhưng cũng mạnh mẽ nhất Nếu như trong những tiểu thuyết hiện

thực, hoàn cảnh bên ngoài được xem là yếu tố nổi trội chi phối sự “thay đổi một

cách đáng sợ” của con người, thì trong các tiểu thuyết tâm lý, hoàn cảnh chỉ là tác

động bên ngoài, tác động của những thuộc tính bản năng mới là sự tác động bên

trong Hoàn cảnh bên ngoài nhiều khi chỉ là yếu tố kích thích, làm khơi dậy và bộc

lộ bản năng vốn có bên trong Bản năng vốn có bên trong mới là yếu tố quyết định,

mới là ngọn lửa âm thầm nhưng dữ dội, chỉ chờ một cơn gió nhẹ của hoàn cảnh là bùng lên thiêu đốt con người

Chọn hướng tiếp cận và khai thác con người theo hướng bản năng tính dục, Vũ Trọng Phụng đã mở ra một lối đi riêng, lối đi ấy đã khám phá ra những vùng đất trước đây nhiều người đã trông thấy nhưng chưa dám bước vào Với những khám phá của mình, Vũ Trọng Phụng đã bổ sung thêm những mặt còn khuất lấp, những mặt còn bị che dấu về con người trong văn học vốn bị lãng quên, lảng tránh trong suốt thời gian dài Qua những gì phân tích, ta có thể thấy rằng bản năng tính dục trong các nhân vật của Vũ Trọng Phụng cho thấy một sự khám phá tới tầng sâu của vô thức, nó chính là cốt lõi của con người mà thông qua hình tượng nghệ thuật, chúng ta thấy

nó có ánh sáng khác, phong phú, đa dạng và không đơn giản Những ẩn ức này tạo

ra cú huých cho sự phát triển của con người, có thể dẫn tới những giờ phút chói sáng, nhưng chính nó, ở chừng mực nào đó, cũng có thể sẽ kéo con người chìm đắm vào bóng tối của chính nó, của những luẩn quẩn, hỗn loạn, mất phương hướng và thuần bản năng Mỗi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, cùng với nhân vật của mình,

đã làm một cuộc du ngoạn mạo hiểm nhưng kỳ thú vào cõi thẳm sâu nhất của con người, và điều chắc chắn, dù không thể bao quát toàn bộ được vấn đề con người

Ngày đăng: 15/04/2016, 23:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Tú Anh (2007), Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học giai đoạn 1900 – 1930, Tạp chí Văn học, số 9, tr. 85 – 99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học giai đoạn 1900 – 1930," Tạp chí "Văn học
Tác giả: Lê Tú Anh
Năm: 2007
3. Lại Nguyên Ân (1992), Vũ Trọng Phụng – tài năng và sự thật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 4. Lại Nguyên Ân (2000), Những tác phẩm mới tìm thấy của nhà văn Vũ TrọngPhụng, Tạp chí Văn học (4) tr 83, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng – tài năng và sự thật", Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 4. Lại Nguyên Ân (2000), "Những tác phẩm mới tìm thấy của nhà văn Vũ Trọng "Phụng, "Tạp chí "Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân (1992), Vũ Trọng Phụng – tài năng và sự thật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 4. Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2000
5. Lại Nguyên Ân (2001), Thêm vài phát hiện xung quanh các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, số 1, tr.38 – 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thêm vài phát hiện xung quanh các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, "Tạp chí" Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2001
6. M.Backhtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Dostoievski, Người dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Dostoievski
Tác giả: M.Backhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
7. Vũ Bằng (1955), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Phạm Văn Tươi, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo về tiểu thuyết
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Phạm Văn Tươi
Năm: 1955
8. Nguyễn Đình Chú (2007), Thượng Chi bàn về tiểu thuyết trên tạp chí Nam Phong, Tạp chí Văn học, số 4, tr16 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thượng Chi bàn về tiểu thuyết trên tạp chí Nam Phong," Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2007
9. Nguyễn Duy Diễn (1960), Vũ Trọng Phụng nhà văn tả chân bất hủ, Nxb Hiện đại, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng nhà văn tả chân bất hủ
Tác giả: Nguyễn Duy Diễn
Nhà XB: Nxb Hiện đại
Năm: 1960
11. Đinh Trí Dũng (1996), Sự thể hiện con người tha hóa trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, số 5, tr.29-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thể hiện con người tha hóa trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng," Tạp chí "Văn học
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Năm: 1996
12. Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2005
13. Vũ Dũng (1990), Những tác phẩm lớn trong văn chương thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác phẩm lớn trong văn chương thế giới
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1990
14. Vũ Dũng (chủ biên, 2000), Từ điểm Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểm Tâm lý học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
15. Đặng Anh Đào (2001), Gió Đông gió Tây: ảnh hưởng và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí Văn học, số 1, tr.23 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió Đông gió Tây: ảnh hưởng và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại", Tạp chí "Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 2001
16. Đặng Anh Đào (1994), Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930 – 1945, Tạp chí Văn học, số 7, tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930 – 1945," Tạp chí "Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1994
17. Hà Minh Đức (chủ biên, 2003), Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng
Nhà XB: Nxb Văn học
18. Văn Giá (1994), Quan niệm về tiểu thuyết trong khoa nghiên cứu văn học giai đoạn 1932 – 1945, Tạp chí Văn học, số 8, tr.25 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về tiểu thuyết trong khoa nghiên cứu văn học giai đoạn 1932 – 1945," Tạp chí "Văn học
Tác giả: Văn Giá
Năm: 1994
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Lê Đức Hạnh (1991), Con người và cuộc Đời Vũ Trọng Phụng, Đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và cuộc Đời Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Lê Đức Hạnh
Năm: 1991
21. Nguyễn Văn Hạnh (1999), “Về nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”, Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta, Nxb TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”, Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: Nxb TP Hồ Chí Minh
Năm: 1999
22. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ, Tạp chí Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ", Tạp chí "Văn học
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1990
23. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và văn học
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w