Làm đĩ – cốt truyện vận động trên tinh thần con người là nạn nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 73 - 81)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1.2. Làm đĩ – cốt truyện vận động trên tinh thần con người là nạn nhân

hoàn cảnh – con người ẩn ức

Trong Làm đĩ, cấu trúc cuốn truyện dựa theo diễn tiến cuộc đời nhân vật chính: Đoạn đầu, Tuổi dậy thì, Ra đời, Lấy chồng, Trụy lạc, Đoạn cuối. Kết cấu này phù hợp với hình thức nhân vật chính tự kể chuyện, tự sám hối và phân tích từng bƣớc sa ngã của cuộc đời mình. Đây là hình thức kể chuyện mới lạ, hấp dẫn so với tiểu thuyết đƣơng thời.

Mở đầu cuốn tiểu thuyết Làm đĩ, Vũ Trọng Phụng nhắc đến một cái dƣ luận chung của xã hội khi thấy một ngƣời con gái làm đĩ. “Tại nó hư… nó hư thì nó thế” nhƣng Vũ Trọng Phụng hỏi lại ngay, hỏi đi rồi hỏi lại: “Thế nào là hư, tại sao mà hư ? Nhưng mà vì sao nó hư”. Và gần hai trăm trang sách tiếp theo là để thuật lại cho ta biết, kể lại cho ta nghe những gì, những ai đã đƣa Huyền, một ngƣời con nhà tử tế, xinh đẹp, có học, thông minh, nết na đến chỗ trụy lạc. Tác giả đã dựa trên một cái sƣờn sự việc nhƣ thế để xây dựng cốt truyện tâm lí vận động trên tinh thần khoa học, nghĩa là với hoàn cảnh nhƣ thế, môi trƣờng nhƣ thế, tâm lí con ngƣời tất sẽ nhƣ thế, không thể khác.

Là một cô bé thông minh, lên chín lên mƣời, Huyền đã thấy mẹ đẻ em này đến em khác, muốn biết em từ bụng mẹ mà ra theo hƣớng nào thì cô bảo ra ở nách, u già thì bảo ở đít, và chị thì bảo ở bụng, hỏi vì sao mà đẻ thì họ bảo ăn no thì khắc đẻ; mỗi ngƣời trả lời một phách chỉ càng làm tăng thêm tính tò mò của cô bé, vì thế mà có lần bố đã nọc Huyền ra đánh một trận nên thân lại cấm khóc. Sự tò mò của Huyền nhƣ một chiếc lò xo bị nén lâu ngày chỉ trực có cơ hội là nó sẽ bật tung lên.

Bọn học trò con trai thì nói chuyện vợ chồng sinh đẻ với nhau, tranh nhau nói với bạn gái tỏ ra mình cái gì cũng biết, lại nhƣ thằng Ngôn mới chục tuổi ranh đã chứng minh bố mẹ nó đã ăn nằm với nhau nhƣ thế nào ngay cả với bạn gái của nó bằng cái “trò chơi vợ chồng” trong gia đình nó, bố mẹ nó ngủ với nhau ngay cạnh chỗ nó ngủ, cũng chẳng cần tắt đèn, họ không quan tâm đến tính nghịch ngợm, hay bắt chƣớc, hiếu kì của trẻ con.

Đến tuổi dậy thì, Huyền rơi vào tình trạng, khủng hoảng, hoang mang, lo sợ, ngƣời con gái “có bao nhiêu nỗi khổ tâm mà không được đem nói với ai! Dẫu với mẹ cũng không thể hở môi được”. Huyền hoảng hốt nhất là lúc thấy kinh lần đầu tiên, thử hỏi mẹ về vấn đề nam nữ thì mẹ chỉ bảo “bao giờ lấy chồng con sẽ biết” và Huyền ghi nhận là “cả sự giáo hóa về vấn đề ấy, gia đình em huấn luyện cho em từ trước đến sau chỉ một câu ấy mà thôi!”. Và trong khi đó thì chị em bạn gái, đám tôi tớ cứ hễ động đến vấn đề ấy là cứ nhƣ nói cho sƣớng mồm nhƣ để khiêu khích tình dục vậy.

Trong đời ngƣời con gái, tuổi dậy thì là lúc mà vai trò gia đình quan trọng nhất. Huyền kể lại: “lần đầu em mặc cái quần trắng len lét qua mặt thầy em…thầy em trừng mắt gọi lại quát: “Đồ đĩ! Tao đã cho mày ăn mặc thế này à?”. Nhƣng cái ông bố ấy tối nào mà chẳng đi đến 3 giờ sáng mới về, rồi một hôm “oanh liệt rước cô vợ bé về nhà”. Và Huyền nhớ lại vào một buổi tối, trời rả rích mƣa, mẹ ôm đứa em bé mà xì xụp khóc, anh đi theo bọn mất dạy mà bỏ cả học hành, bố cùng các bạn già phá gia chi tử đi tìm thứ yêu hoa hay đổ bát, mình thì cặm cụi ngồi viết bài Pháp văn tả cảnh gia đình hạnh phúc có bố ngồi đọc báo, anh ngồi học, mẹ đan áo, em bé chơi ngoan…Tìm cái bút chì, mở cặp sách của ông anh thì rơi ra một tập ảnh khiêu dâm, nam nữ trần truồng.

Trong hoàn cảnh nhƣ thế Huyền lại tình cờ có ngƣời anh họ xa là Lƣu đến ở nhà mình để đi học và họ đã yêu nhau thành thật đúng đắn, nhƣng chƣa dám hở môi ra với ai. Một đêm thức giấc sau những cơn mộng mị hãi hùng, thì chỉ có cách cái bức vách gỗ, nghe rộn lên “những sự thị uy của ái tình” giữa ông bố già và cô vợ bé: “những cái hôn kêu choen choét, những hơi thở ì ạch, sự rung động lắc rắc của

cái giường lò xo, những tiếng rú khoái lạc”, Huyền thở dài rón rén bỏ xuống nhà dƣới, tình cờ Lƣu không ngủ đƣợc, cũng xuống và “đã xảy ra cái sự không thể không xảy ra được”. Kiểu ăn ngủ của bố Huyền và ngƣời vợ bé làm sao lại không đẩy cô Huyền mới lớn vào cảnh “sóng tình dường đã xiêu xiêu”.

Tả quan hệ giữa Huyền và Lƣu, Vũ Trọng Phụng nhƣ muốn khẳng định một quy luật “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Tất nhiên Lƣu và Huyền yêu nhau thật sự nhƣng rồi hậu quả đến với Lƣu thật khủng khiếp, Lƣu đã phải trả giá bằng chính tính mạng của mình.

Đoạn trƣờng sa chân lỡ bƣớc của Huyền bắt đầu từ chỗ lấy chồng. Trƣớc tiên là không tự do trong hôn nhân. Kim – một viên tham tán, công chức hành chính trung cấp thời Pháp thuộc, hỏi Huyền làm vợ, bà mẹ tội nghiệp sợ sau khi chết đi để lại đàn con bơ vơ tội nghiệp trong cảnh mẹ ghẻ con chồng đã van xin Huyền nhận lời, dù nhà trai đòi cƣới chỉ trong nửa tháng. Huyền chƣa kịp mở miệng, ông bố đã nổi cơn thịnh nộ đàn áp tức thì: “Mày câm đi! Ông là bố mày, ông có quyền gả chồng cho mày lắm, ông bắt mày ngồi đâu thì mày phải ngồi đấy!”

Đến bƣớc đƣờng cùng, chẳng còn cách nào để bảo vệ tình yêu nữa, Lƣu tự tử để lại lá thƣ tuyệt mệnh là đã chán đời không muốn sống và chẳng hề đả động gì đến tình yêu với ngƣời mình yêu cả. Mấy hôm sau thì Huyền về nhà chồng.

Cảnh vợ chồng Huyền với lại Kim thật là oái oăm: tối tân hôn, lang quân rất mực lịch sự, chẳng ép nài mây mƣa gì cả, rồi cả tuần cứ nhƣ thế, thì ra anh chàng đang mắc bệnh giang mai, anh ta trơ trẽn thanh minh: “Đàn ông bây giờ mắc bệnh phong tình, đó có là sự quái gở gì đâu! Thiếu niên mắc bệnh nhan nhản ra đấy. Mà họ còn dăm lần bảy lượt. Đàn ông như tôi đã là ngoan lắm, mợ biết chưa”.

Phải kiêng mọi quan hệ tình dục cho đến khi khỏi hẳn bệnh nhƣng không đêm nào là Kim không quấy rầy vợ bằng cách “nửa đời nửa đoạn” làm cho Huyền cứ bị khiêu khích dữ dội. Ban ngày thì Huyền đƣợc chồng đem đi dự các trò tiêu khiển của xã hội trƣởng giả: xem phim, ăn hiệu, chợ phiên, nhảy đầm, đánh cá ngựa, nơi mà bọn nhà giàu ăn chơi “hiện nguyên hình là một lũ bợm đĩ dưới hình thức choáng lộn và tiến bộ, và văn minh…lẫn lộn với bọn nam nhi cũng đánh phấn, bôi môi gần

như đàn bà, và bọn đàn bà thì nhờ những mốt y phục tối tân, kì lạ, nó phô phang cả đùi lẫn ngực ra dưới làn voan mỏng một cách rất lịch sự”. Và chính ở đám ngƣời ấy, Huyền đã gặp Tân. Kim rối rít khoe với vợ rằng Tân là bạn cũ, con một viên tổng đốc rất giàu lấy vợ từ năm mƣời tám, bỏ vợ sang Pháp du học rồi về nƣớc chẳng làm gì cả, “sống một mình để hưởng mọi lạc thú ở đời”. Kim tấm tắc: “Thật là một người sung sướng nhất đời! Có danh vọng, có học thức, có tiền bạc, lại không bận bịu vợ con! Tự do đủ mọi đường, sướng thật!”

Tân là thần tƣợng của Kim, Kim tự hào, đắc chí có một ngƣời bạn giàu nhƣ thế. Khi Tân đến chơi, vì Huyền tiếp chƣa đƣợc “tân thời” cho lắm nên đã bị Kim mắng té tát: “Mợ tiếp đãi người ta nhạt nhẽo như thế. Nói thế mà cứ cãi thì chó cũng không nhịn được!...Thì mợ cứ tiếp đãi người ta cho mặn mà hơn nữa thì đã sao? Mợ là nhà quê đấy à? Mợ ngu đần như xưa đấy à?

Ít lâu sau thấy Huyền “tự nhiên như đầm, đáng mặt phụ nữ tân thời”, nghĩa là bạo dạn tiếp đãi Tân thân mật, Kim tỏ ra sung sƣớng lắm khen:“Tốt lắm, thế là rất phải!”, lại biểu dƣơng bằng một câu tiếng Pháp: “Mình đã thành ra một phu nhân của giới thượng lưu rồi đấy.”

Tân kiếm cớ mời Huyền đi Lạng Sơn, Huyền tỏ ý ngại, liền bị Kim mắng cho xối xả: “Nghi hoặc thì là người cả ghen…Thế thì lo lắm! Sống cuộc đời mới, theo Âu hóa thì không được nghi ngờ như người cổ hủ…Thôi đi, mợ cũng hủ bại vừa chứ! Đừng nói nữa! Đồ ngu!...”

Chính sự sùng bái bạn một cách quá mức, sự sĩ diện hão của Kim đã đẩy vợ vào tay bạn, mở đƣờng cho Huyền và Tân cùng nhau ngoại tình. Đến khi việc vỡ lở, Huyền mới thấy những ngƣời đàn ông ấy tàn ác, ti tiện nhƣ thế nào. Kim bắt Huyền viết theo bản giáp của mình thảo ra “lời thú tội” đã ngoại tình và “xin cam đoan là chịu không đòi hỏi quyền lợi của người vợ chính thất”, lại kết bằng một câu: “Khi thảo giấy này tôi vui lòng mà thảo chứ không do chồng tôi bắt ép”. Lời thú lại còn có câu: “Tôi đã đem nhiều tiền của chồng ra cùng nhân tình tiêu hoang”, Huyền xin chồng đừng vu oan nhƣ thế, Kim hạ lệnh “Phải viết! Phải đúng như thế, không được sai một chữ! Ít ra tôi cũng phải có một thứ khí giới đối với kẻ quyến rũ vợ tôi

chứ, thưa bà!” Kẻ sùng bái con Bê vàng đã trở mặt nhanh nhƣ chớp và đem hết mánh khóe pháp luật học đƣợc trong nghề cạo giấy cho Tây để trói buộc nạn nhân của mình chặt nhƣ con bò sắp đƣợc đƣa đi hạ thủ ở lò sát sinh vậy. Từ đó Huyền từ chức bà chủ nhà đã đƣợc ha xuống thân phận tôi đòi chỉ đƣợc ăn ở với u già.

Không chịu nổi cảnh hành hạ ấy, Huyền đến cầu cứu Tân thì đƣợc Tân nhắc lại cái quan niệm về tình yêu của y: “Tôi cho mục đích của ái tình không phải là hôn sự…Tôi sợ hôn nhân lắm…Tôi tin hôn nhân làm hại ái tình cũng như kẻ mộ đạo tin có thượng đế vậy…Em muốn li dị chồng à? Để lấy Tân à? Ồ! Không! Không đời nào! Tất em đã rõ là anh thù ghét hôn sự!...Yêu nhau thì phải lấy nhau, ấy những cái gai của ái tình chính là hôn sự. Cho nên ở những nước văn minh, cái lí tưởng của người đàn ông là có một người vợ chung tình để mà lừa vợ với một số nhân tình khác, cũng như cái lí tưởng của người đàn bà là có một người chồng mù lòa để cho mình san sẻ cái tinh hoa của ái tình với một người nhân ngãi…”. Tân “cười nhạt” khẳng định: “lúc nào anh cũng có dăm bảy cô nhân tình!”. Và y nói đều xem họ “là những thứ đồ chơi tạm bợ…”. Tân báo cho Huyền biết là y lại sắp sang Pháp, y lấy hai chiếc nhẫn kim cƣơng đƣa cho Huyền. Căm thù bốc lên trong lòng ngƣời đàn bà bị đối xử nhƣ một gái điếm đƣợc trả tiền công. Huyền ném hai chiếc nhẫn vào mặt y rồi bỏ về. Ít lâu sau thấy báo chụp ảnh Tân đang ngồi chấm một cuộc thi hoa hậu ở Sài Gòn, biết y chƣa đi Pháp, Huyền bỏ nhà chồng ra đi quyết vào giết chết cái tên lừa đảo, đểu cáng mà cái xã hội lố lăng thời đó coi là thần tƣợng. Nhƣng mà tìm đâu ra đƣợc Tân để báo thù, rồi túi cạn tiền, không còn để trả tiền buồng, đành nghe lão chủ khách sạn dụ dỗ tiếp khách làng chơi, thế là bắt đầu sa xuống cuộc đời trụy lạc. Cuốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng tả con đƣờng

“làm đĩ” của Huyền và đã khẳng định đẩy Huyền vào con đƣờng ấy là hai kẻ đàn ông: anh chồng và thằng cha tình nhân, cả hai đều bỉ ổi, khốn nạn và ích kỷ đến cùng cực đều là nhân vật tiêu biểu của cái thời kỳ mà Vũ Trọng Phụng gọi là “thế kỉ đắc thắng cho chủ nghĩa cá nhân”.

Làm đĩ ngoài đoạn đầu, đoạn cuối nhƣ để giới thiệu, giải thích, thuyết minh, phần còn lại trình bày các giai đoạn trải qua của một đời con ngƣời: tuổi dậy thì, ra

đời, lấy chồng, trụy lac. Nhƣng đời con ngƣời ấy mang tính cá biệt là làm đĩ. Do vậy đời sống nhân vật là đời sống nội tâm, hoạt động nhân vật là hoạt động tâm lí.

Những diễn biến tâm lí rất phƣc tạp của Huyền – nhân vật chính, có mặt ở hầu hết các trang sách đƣợc lồng vào bên trong các sự kiện, các biến cố. Từ lúc mới lên tám, lên chín đến tuổi mƣời lăm, mƣời sáu, rồi đến tuổi biết yêu, bị ép lấy chồng mà gặp phải ngƣời chồng bệnh hoạn nên ngoại tình, rồi trụy lạc để cuối cùng liều thân vào con đƣờng làm đĩ, nên con ngƣời Huyền lúc nào cũng đầy ắp tâm trạng. Bao nỗi ƣu lo, dằn vặt, cật vấn, nội tâm nhân vật không một phút “báo yên”, đến khi biết sự sa ngã của mình là vô phƣơng cứu chữa, vẫn không thôi day dứt: “em cứ tưởng là chư làm xong cái việc hệ trọng đời em”. Tâm lí nhân vật đƣợc đánh giá, phân tích, mổ xẻ một cách tỉ mỉ. Đôi khi nhân vật tự căn vặn, tra vấn lƣơng tâm, đánh giá phẩm chất của mình, tự kết án để rồi thƣơng thân xót phận vì bị hoàn cảnh đẩy đƣa vào con đƣờng xấu xa, dơ bẩn. Đằng sau cái kiếp đời không may của Huyền chứa biết bao tâm sự, nỗi niềm cả chua cay lẫn đớn đau, căm hận.

Chúng ta nhận thấy rằng quá trình vận động dòng tâm lí của Huyền trải dọc thiên tiểu thuyết là tƣơng đối phức tạp nhƣng lại rất phù hợp với các sự kiện, biến cố mà nhân vật gặp phải. Vũ Trọng Phụng đã ngầm khẳng định với mọi ngƣời: ai ở vào tình hoàn cảnh ấy thì cũng sẽ nhƣ thế bởi vì trong trƣờng hợp này mọi sự chống cự của Huyền đều trở nên vô nghĩa.

Nhƣ vậy, cốt truyện trong Làm đĩ là cốt truyện vận động trên tinh thần con ngƣời là nạn nhân của hoàn cảnh – con ngƣời ẩn ức.

Đúng nhƣ Hoàng Thiếu Sơn đã nhận xét trong lời giới thiệu cuốn Làm đĩ rằng: “Cuốn Làm đĩ, tuy tác giả cố gò vào một luận đề xã hội và khoa học, nhưng bạn đọc vẫn cứ bị lôi cuốn như đọc bất kì một cuốn tiểu thuyết hay nào. Là vì các sự kiện, các biến cố diễn ra rất hợp lí, lại nhiều lúc rất bất ngờ, không những thế, các nhân vật lại rất sinh động”[tr.28, 28].

3.1.3.Lấy nhau vì tình – cốt truyện vận đông trên diễn biến tâm lí – “cái ghen đàn ông”

Vào những năm ba mƣơi của thế kỉ XX, vấn đề hôn nhân và gia đình là vấn đề lớn của xã hội và cũng là một chủ đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong văn học. Văn xuôi

Tự lực văn đoàn đã có những thành công đáng kể trong chủ đề đấu tranh giải phóng con ngƣời khỏi những ràng buộc khắt khe của hôn nhân, gia đình phong kiến. Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết Lấy nhau vì tình khai thác một khía cạnh mới của vấn đề: thực trạng cuộc sống của những gia đình kết hôn trên cơ sở tình yêu và hôn nhân tự do.

Liêm là cháu gọi ông phán Hòa bằng cậu – đỗ tú tài, thầy giáo dạy một trƣờng tƣ với đồng lƣơng chật vật mới đủ sống. Quỳnh là cháu gọi bà phán Hòa bằng cô. Cha mất sớm, mẹ cải giá, Quỳnh ở với cô mở một hiệu tạp hóa ở phố Hàng Gai. Quỳnh là cô gái thùy mị, nết na, nổi tiếng “hoa khôi phố Hàng Gai”. Liêm và Quỳnh quen biết nhau đã lâu. Quỳnh đem lòng “yêu vụng nhớ thầm” Liêm, nên khi

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)