6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.1. Cốt truyện tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng vận động trên tinh thần
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giải ước tân biên nhận định : “Sau
Làm đĩ, có lẽ trả lời những kẻ công kích ông chỉ tìm thấy sự hoan nghênh ở mảnh đất nhơ nhớp, Vũ Trọng Phụng đổi hướng bước sang một lô tiểu thuyết có khuynh hướng tâm lí: Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc” [tr.53, 28]. Thực ra
Dứt tình là tiểu thuyết đầu tay của Vũ Trọng Phụng ra đời trƣớc Làm đĩ (năm 1934) và sẽ thật không công bằng nếu để Làm đĩ ngoài nhóm tiểu thuyết tâm lí vì chính
Làm đĩ đã thể hiện rõ nhất “nội hàm tâm lí” trong tác phẩm.
So với các nhà tiểu thuyết tâm lí khác nhƣ Nam Cao và các nhà văn trong Tự lực văn đoàn, cốt truyện tâm lí trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có sự khác biệt rất rõ. Nếu nhƣ Nam Cao và các nhà văn trong Tự lực văn đoàn, cốt truyện tâm lí đƣợc xây dựng dựa trên sự vận động tâm lí hữu thức của các nhân vật thì cốt truyện tâm lí Vũ Trọng Phụng chủ yếu lại đƣợc xây dựng dựa vào các phân tích khoa học, dựa vào sự vận động trên tinh thần khoa học.
Vậy nên, ở cốt truyện tâm lí, nhà văn thƣờng lấy tâm lí làm nội dung cơ bản, cốt truyện xoay quanh sự vận động, quá trình phát sinh, phát triển về mặt tƣ tƣởng, tình cảm, tính cách của nhân vật. Nhà văn lấy tâm lí nhân vật để khắc họa tính cách của họ. Đời sống của nhân vật là đời sống nội tâm, hoạt động của nhân vật là hoạt động tâm lí. Tâm lí nhân vật đƣợc mổ xẻ một cách tỉ mỉ bằng các kiến thức khoa học.