6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.2.3. Con người vô thức – tiềm thức qua những ẩn ức – chấn thương
Viết về tâm lí con ngƣời, chúng ta thấy các nhà văn thƣờng khai thác ở hai góc độ là tâm lí vô thức và tâm lí hữu thức. Nếu nhƣ trong văn học Việt Nam ở giai đoạn 1930 -1945, các cây bút nhƣ Nam Cao, Thạch Lam và một số nhà văn
khác của Tự lực văn đoàn chủ yếu viết về phần tâm lí hữu thức thì Vũ Trọng Phụng lại chủ yếu viết về phần tâm lí vô thức của con ngƣời. Vũ Trọng Phụng viết về tâm lí vô thức nhƣng lại tập trung chủ yếu khai thác phần xấu xa, đồi bại, những mảng tối trong con ngƣời nên có nhiều ngƣời phê phán văn chƣơng Vũ Trọng Phụng là dâm uế, là “nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen và một nguồn văn càng đen nữa”. Thực ra khi viết về phần vô thức của con ngƣời trong thời kì đó là Vũ Trọng Phụng đã có cái nhìn táo bạo, hiện đại và có phần đi xa hơn rất nhiều các nhà văn cùng thời khi ông đi “tiền trạm” để phiêu lƣu và trong tiềm thức, vô thức của con ngƣời. Ở đó, Vũ Trọng Phụng đã khám phá ra những con ngƣời với những chấn thƣơng, những ẩn ức mà có lúc đang ẩn dấu, có lúc lại hoành hành trong mỗi con ngƣời.
Ẩn ức thƣờng là những ám ảnh, những ức chế ẩn sâu trong tiềm thức, vô thức – những khối dày vò bên trong không giải tỏa đƣợc mà nguyên nhân tạo ra nó là tự sự phi lí của cuộc đời hay trong chính bản thân mỗi cá nhân. Trong quá trình sinh tồn của mình, con ngƣời hoặc tìm cách hóa giải hoặc chạy chốn những ám ảnh đó. Khi những ẩn ức này đến một mức nào đó sẽ tạo ra những chấn thƣơng trong tâm thức con ngƣời, biến con ngƣời thành những con bệnh.
Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, ta thấy kiểu ngƣời này xuất hiện rất nhiều trong cả tiểu thuyết hiện thực và tiểu thuyết tâm lí.
Trong Số đỏ, bà Phó Đoan có bệnh ẩn ức sinh lí vì khi mới 17 tuổi đi xem hội bị thằng Tây đen hiếp, lấy chồng nhƣng “chỉ có hiếp chồng” chứ “chẳng được chồng hiếp cho lần nào” nên đã hai đời chồng mà vẫn còn “khủng hoảng tình dục”. Tuy miệng luôn nói “thủ tiết với hai đời chồng” nhƣng kì thực bà Phó Đoan “tuy già nhưng còn hư hơn các thiếu nữ ngây thơ”...Cụ cố Hồng mong đƣợc trọng vọng (vì Nho giáo trọng ngƣời già) nên đã mặc áo lông, ho lụ khụ, cố tình tỏ ra già cả, ốm yếu... nhƣng thực ra lại là ngƣời tụt hậu, lạc hậu, lạc lõng ...
Trong Giông tố, nhân vật Nghị Hách nói: “Tao đây tưởng đã sướng hơn vua kì thực tao vẫn khổ!”. Cái “khổ” của Nghị Hách ở đây chính là nỗi khổ vì những ẩn ức chƣa đƣợc giải tỏa ...
Trong các tiểu thuyết tâm lí của Vũ Trọng Phụng, con ngƣời ẩn ức – chấn thƣơng càng đƣợc bộc lộ rõ hơn vì những ẩn ức đó thƣờng đƣợc thể hiện rõ hơn trong thế giới tâm tƣởng – thế giới nội tâm của con ngƣời.
Trong Làm đĩ, ngay từ khi lên tám tuổi, Huyền đã thấy “cuộc đời có toàn những điều bí mật cần khám phá cho rõ”, “vẫn băn khoăn tự hỏi: “Người ta làm thế nào có con? Bao giờ em có con?”. Là một cô bé thông minh, lên chín lên mƣời Huyền đã thấy mẹ đẻ hết em này đến em khác, muốn biết em từ bụng mẹ ra theo đƣờng nào thì cô bảo ra ở nách, u già thì bảo ở đít, và chị thì bảo ở bụng, hỏi vì sao mà đẻ thì họ bảo ăn no thì khác đẻ; mỗi ngƣời trả lời một phách chỉ càng làm tăng tính tò mò của cô bé, chính vì thế mà có lần bố đã nọc Huyền ra đánh một trận nên thân lại cấm khóc: “Lúc phải đòn, em muốn cãi, lại cấm cả khóc nữa. Lòng oán giận bố đấy có ảnh hưởng rất tai hại cho sự thụ giáo của em về sau”. Rồi “từ những năm mười ba trở đi, em lại phải bắt đầu chiến đấu mỗi ngày một gắt gao với dục tình... sự phát triển âm thầm và đầy đủ của những cơ quan tỉ mỉ trong bộ phận sinh thực làm cho xác thịt của em rạo rực lên nhiều khi tưởng mình không còn tự chủ lấy mình được nữa. Lạ nhất cho em là sự thấy kinh nguyệt đầu tiên. Nhân dịp ấy, em thử hỏi me em về vấn đề nam nữ thì me em đáp: “Bao giờ lấy chồng thì con sẽ biết rõ...”, “Một người con gái đến tuổi xuân tình phát động có bao nhiêu chỗ khổ tâm mà không có thể đem ra nói được với ai! Dẫu với mẹ cũng không sao hở môi được.” Đúng nhƣ Huyền khẳng định: “Nói tóm lại thì, than ôi cái điều mà đáng lẽ người lớn, thầy mẹ em, cô giáo em phải giảng giải cặn kẽ cho em để được công dụng và sự lợi hại của nó là thế nào, thì họ đã lặng thinh, đã đánh mắng em...”. Khi con ngƣời ta “muốn mà không đƣợc”, những ham muốn ấy lại bị dập tắt, cấm đoán một cách phũ phàng thì tất sẽ nảy sinh ra những ẩn ức – chấn thƣơng trong tâm hồn. Do vậy, Huyền đã phải: “Thật là thống khổ! Thật là khủng hoảng!”, “Cái tâm trạng của em trong mấy năm ấy thật là cái tâm trạng hết sức xấu. Bất cứ lúc nào, hễ tay không phải làm, hễ óc được nhàn rỗi, là phải nghĩ đến dục tình, dở là lại có những ý dâm. Bề trong và ban đêm thì như thế; nhưng ban ngày, lúc đi học, em ăn vận rõ nghiêm trang, đi đứng rõ chững chạc, không nhìn ngang liếc dọc, cố giữ vẻ mặt
thùy mị và ngây thơ”. Trong khi ông bố luôn bắt Huyền phải đoan chính nhƣng bản thân mình thì tối nào mà chẳng đi đến 3 giờ sáng mới về, rồi một hôm “oanh liệt rước cô vợ bé về nhà”. Và Huyền nhớ lại vào một buổi tối, trời rả rích mƣa, mẹ ôm đứa em bé mà xì xụp khóc, anh đi theo bọn mất dạy mà bỏ cả học hành, bố cùng các bạn già phá gia chi tử đi tìm thứ yêu hoa hay đổ bát, mình thì cặm cụi ngồi viết bài Pháp văn tả cảnh gia đình hạnh phúc có bố ngồi đọc báo, anh ngồi học, mẹ đan áo, em bé chơi ngoan…Tìm cái bút chì, mở cặp sách của ông anh thì rơi ra một tập ảnh khiêu dâm, nam nữ trần truồng. Nhƣ vậy, cả cuộc sống bên trong và cuộc sống bên ngoài nhƣ vào hùa với nhau để mà dày vò Huyền, nhƣ cùng hợp nhau lại để tạo nên trong cô những nỗi u uẩn, sự bức xúc càng ngày càng không đƣợc giải tỏa mà lại càng chồng chất thêm.
Lớn lên, Huyền yêu Nguyễn Lƣu và trao thân cho Nguyễn Lƣu nhƣng gia đình phản đối kịch liệt mối tình này, ép gả Huyền cho tham Kim, Nguyễn Lƣu tự tử. Huyền lấy tham Kim nhƣng tham Kim lại là ngƣời ăn chơi trác táng nên mắc bệnh giang mai phải kiêng cho vợ nhƣng không đêm nào Kim lại không mân mê Huyền bằng những trò “nửa đời nửa đoạn”, “làm đủ mọi trò kì quái” làm cho Huyền bị khiêu khích dữ dội. Gặp Tân – bạn của Kim, Huyền bị Tân quyến rũ nên đã ngoại tình với Tân. Sự việc bị phát giác, Huyền bị chồng đối xử tàn tệ. Gặp Tân để mong sự cứu giúp thì Tân lại coi Huyền nhƣ một con đĩ thƣợng lƣu và nói dối Huyền là phải đi sang Pháp nhƣng thực tình là y vào Nam để làm giám khảo cuộc thi sắc đẹp và đi du lịch kháp mọi nơi. Huyền muốn trả thù nên đã lên đƣờng vào Nam tìm cách giết Lƣu. Không tìm đƣợc Lƣu, tền lại hết, cùng đƣờng Huyền phải tiếp khách và sa vào con đƣờng làm đĩ.
Nhƣ vậy, cả cuộc đời Huyền là một chuỗi những ẩn ức không hề đƣợc giải tỏa. Hồi nhỏ là ẩn ức của những tò mò không đƣợc giải đáp, lớn lên lại phải chịu những ẩn ức tình dục, ẩn ức trả thù. Huyền luôn tìm cách hóa giải những ẩn ức nhƣng mỗi lần cố gắng là mỗi lần thất bại và nỗi ẩn ức ngày càng khoét sâu thêm tạo thành những chấn thƣơng âm ỉ “mƣng mủ”, “tấy lên” thƣờng xuyên hành hạ nhân vật.
đã khám phá con ngƣời ở phần chìm khuất nhất của nó. Nó là phần tối trong mỗi con ngƣời. Dó là lí do mà đƣơng thời Vũ Trọng Phụng bị phê phán là văn chƣơng dâm uế, là “nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen và một nguồn văn càng đen nữa”. Nhƣng ngày nay chúng ta nhìn lại thì đó hƣớng khám phá con ngƣời rất hiện đại. Có thể nói Vũ Trọng Phụng là nhà văn đi tiên phong trong văn học Việt Nam hiện đại về việc khám phá con ngƣời ở tầng vô thức.
Trong Lấy nhau vì tình, Liêm lại mang những ẩn ức – chấn thƣơng vì không đƣợc thỏa mãn trong tình yêu. Liêm và Quỳnh yêu nhau nhƣng ở Liêm “lúc nào cũng sôi nổi vì một mối ghen tiềm tàng, vô căn cứ”. Lòng ghen làm cho Liêm phải luôn “khổ sở vì đau đớn” vì nghĩ đến tƣơng lai, thấy mình sẽ chỉ là một ngƣời chồng “lúc nào cũng phải ở tư thế dự bị, đề phòng”, phải hoài nghi về đức hạnh của Quỳnh, cho rằng Quỳnh đã có thể ngủ với Liêm đƣợc thì Quỳnh cũng có thể “ngủ với thằng khác được lắm”. Liêm luôn “nghĩ trùm lấp đến tất cả mọi hạng đàn bà”, cho rằng: “Người đàn bà nào cũng vậy, cũng có thể bắt đầu thì là như Quỳnh mà tiếp tục thì là như Khánh”.
Chính vì ở Liêm “lúc nào cũng sôi nổi vì một mối ghen tiềm tàng, vô căn cứ” nên đã không đủ tỉnh táo để phán xét mọi việc. Do đó, Liêm đã tự tạo ẩn ức – chấn thƣơng, tự tạo ra đau khổ cho mình. Nếu nhƣ những bi kịch, những ẩn ức – chấn thƣơng do bên ngoài mang lại có thể có phƣơng pháp hóa giải nhƣng một khi nó lại do chính bản thân anh tạo ra thì ngoài anh ra vô phƣơng cứu chữa. Chính vì tự tạo ẩn ức – chấn thƣơng cho mình vì ghen tuông mù quáng nên Liêm luôn ở trong trạng thái “đã bất bình lắm!”, “nổi giận”, tâm trạng “rối loạn hắc ám”, “chẳng còn tự chủ được nữa”. “ích kỉ một cách vô tâm” ... Liêm đã tìm cách hóa giải ẩn ức của mình bẵng cách trả thù nên Liêm lấy Quỳnh về để “hành hạ, xỉ vả để cho bõ cái đau bị lừa dối”, để Quỳnh phải “chịu mọi sự rửa hờn của Liêm”. Đúng nhƣ Liêm đã nói với Quỳnh “tao cứ lấy mày, để hành hạ mày, để xỉ nhục mày, cho bõ cái tội lẳng lơ, hư hỏng của mày, cho bõ cái tội mày lừa dối tao…”.“…Thì ít ra chàng phải làm cho Quỳnh hóa ra mặt dạn mày dầy, cực kì nhục nhã với được! Nhưng mà…như thế, chỉ đến như thế, liệu đã hả được lòng căm hờn của chàng hay chưa?”
Theo Freud, khi mang trong mình những ẩn ức – chấn thƣơng con ngƣời thƣờng có xu hƣớng phá hoại xã hội và hủy diệt kẻ khác để thỏa mãn những dục vọng quái gở của mình bằng những hành vi quái gở. Liêm trong Lấy nhau vì tình
là một ngƣời nhƣ thế!
Trong Trúng số độc đắc, con ngƣời ẩn ức – chấn thƣơng ở Phúc lại đƣợc Vũ Trọng Phụng “cô đặc” trong một tình huống khá độc đáo: Phúc là ngƣời sống giàu tình cảm, nhân đạo, có nhiều tƣ tƣởng tốt đẹp, luôn “tu thân sửa chí” để đạt đến bậc “chân hiền” nhƣng vì thất nghiệp không làm ra tiền nên anh bị mọi ngƣời lăng nhục, coi khinh, nhất là ngƣời trong gia đình. Chính sự thất nghiệp, sự coi khinh của kẻ khác đã tạo cho Phúc một khối ẩn ức ăn sâu vào tâm trí anh đến nỗi sau này tuy đã trúng số mƣời vạn, sống một cuộc sống vƣơng giả nhƣng Phúc vẫn không thoát khỏi những ám ảnh đó, đến mức cả trong cơn mơ Phúc vẫn bị cảm giác đó dày vò. Để hóa giải, băng bó những ẩn ức – chấn thƣơng mà mình đã phải chịu, Phúc đã lao vào trả thù nhƣ một con thiêu thân nên từ một “nhà thi sĩ”, Phúc đã “trở nên một tay tư bản” nhìn đời bằng con mắt khác. Phúc “cũng chỉ như nhiều người giàu khác mà thôi. Làm việc tốt rất ít, làm việc xấu thì đã khá nhiều, đến nỗi không còn một tí gì đủ tỏ cái căn bản đạo đức thuở trước nữa!”...
Những ẩn ức – chấn thƣơng của Phúc là do cuộc sống quanh anh mang lại, do thái độ của những kẻ khác đối với anh. Do đó, việc hƣớng ra ngoài, nhằm vào ngƣời khác để trả thù là điều tất yếu.
Viết về Huyền trong Làm đĩ, Liêm trong Lấy nhau vì tình và Phúc trong
Trúng số độc đắc Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ khả năng nắm bắt tâm lí vô thức của con ngƣời ở mức độ tinh nhạy và khoa học.
2.2.4. Con người tiềm thức – vô thức trong mối tương quan với con người ý thức
Học thuyết Freud khẳng định, trong mỗi con ngƣời luôn song song tồn tại cái vô thức và ý thức nhƣng trái với ý thức, vô thức không bao hàm thái độ của con ngƣời. Lúc ở trạng thái vô thức, con ngƣời không nhận xét, đánh giá gì về hành vi, thái độ, ngôn ngữ, cách cƣ xử của mình. Vô thức thƣờng không kèm theo sự dự kiến trƣớc, không có chủ định nhƣng vẫn chi phối hành vi. Trong trạng thái
vô thức, ý thức của con ngƣời không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt. Não bộ không có kiểm soát về tính nguyên nhân và hậu quả, không có mâu thuẫn, nghi vấn, chỉ nhằm thỏa mãn những yêu cầu của bản năng, hành động xảy ra không có yếu tố không gian, thời gian. Trái với những hành vi có ý thức thƣờng là để thỏa mãn những câu hỏi nhƣ: tại sao phải làm điều này, việc này sẽ có tiếp diễn và kết cục ra sao…
Trong các tiểu thuyết tâm lí của Vũ Trọng Phụng, sự tập trung cho mục đích thể hiện con ngƣời vô thức dẫn đến kết quả tất yếu là: chủ yếu mâu thuẫn nhân vật là mâu thuẫn giữa ý thức và vô thức. Nhà văn không tập trung thể hiện những mâu thuẫn vốn quen thuộc nhƣ những mâu thuẫn về tính cách hay những mâu thuẫn về đạo đức xã hội,...mà tập trung thể hiện mâu thuẫn giữa vô thức và ý thức. Đó là mâu thuẫn giữa hiện tƣợng tâm lí nằm ngoài phạm vi của lí trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con ngƣời gây ra, đƣợc tiến hành theo nguyên tắc khoái cảm, không bị hạn chế về thời gian, không gian và những quy tắc lôgíc của lí trí (vô thức) với những hiện tƣợng tâm lí nhận biết của con ngƣời, thuộc phạm vi của lí trí và tuân theo những hình thức lôgíc (ý thức).
Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy nhân vật của Vũ Trọng Phụng có số phận và tính cách thƣờng “không tĩnh tại, cố định, mà luôn luôn biến đổi”, thƣờng có những “sự đảo lộn đầy bất ngờ, rất khó tin”, thƣờng “đầy mâu thuẫn và xen vào cả những yếu tố phi lí”, “không dễ lí giải”, không dễ “khuôn vào những khung giá trị quen thuộc”. Nếu nhƣ trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, ngƣời đọc có thể nhận thấy nguyên nhân của những “sự đảo lộn đấy bất ngờ, rất khó tin” đó là ở “sự chìm nổi, đảo lộn theo những dòng đời xô bồ, hỗn loạn” thì trong những tiểu thuyết tâm lý của ông, ngƣời đọc lại nhận thấy một nguyên nhân khác, là sự chi phối của các yếu tố vô thức – một sự chi phối nằm ngoài sự kiểm soát của ý chí, không thuộc phạm vi của lí trí, không tuân theo những hình thức lôgíc, mà do bản năng, thói quen, dục vọng của con ngƣời chi phối và đƣợc tiến hành theo nguyên tắc khoái cảm.
Trong tƣơng quan giữa vô thức và ý thức Vũ Trọng Phụng thƣờng để cho vô thức xâm nhập vào ý thức và thủ tiêu, loại trừ ý thức. Chiếm cứ đời sống nội tâm nhân vật là những trạng thái tâm lý vô thức. Tâm lý ý thức chỉ chiếm một phần rất