6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1.3. Con người bản năng sinh tồn trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng
Sinh tồn là bản năng vốn có của mọi loài động vật nói chung cũng nhƣ con ngƣời nói riêng. Bản năng sinh tồn là một bẩm tính thiên nhiên hỗn hợp với cơ thể ngƣời; nó đƣợc thể ngay khi con ngƣời mới sinh ra và chỉ mất đi khi con ngƣời không còn nữa. Do đó, nó chi phối hết cả đời sống của ngƣời, từ khi ngƣời chào đời cho đến lúc con ngƣời nhắm mắt xuôi tay, giã từ trần thế.
Bản năng của con ngƣời có thể chia ra làm ba loại chính yếu: bản năng vị kỷ, bản năng tình dục và bản năng xã hội. Bản năng vị kỷ nhắm vào việc bảo vệ sự sống còn của cá nhân, bản năng tình dục hƣớng đến chỗ bảo vệ sự sống còn của chủng loại, bản năng xã hội thì có mục đích tạo điều kiện cần thiết cho sự tập hợp nhiều ngƣời lại thành đoàn thể.
Những loại bản năng trên thật ra không phải hoàn toàn tách rời nhau, mà có tác động qua lại với nhau, nhiều khi hòa hợp nhau để tạo ra những khuynh hƣớng vô cùng phức tạp. Nhƣng trong trƣờng hợp nào cũng vậy, các bản năng đều hƣớng về mục đích mƣu đồ sự sống còn cho ngƣời ; sống còn của cá nhân hay là sống còn của chủng loại.
Qua khảo sát chúng tôi thấy bản năng sinh tồn của các nhân vật trong tiểu thuyết tâm lí của Vũ Trọng Phụng, đƣợc nhà văn tập trung bút lực thể hiện ở các dạng thức sau:
2.1.3.1. Bản năng vị kỉ
Danh từ vị kỷ thƣờng có một ý nghĩa hẹp hòi, xấu xa. Nó gợi cho ngƣời những ý nghĩ về quyền lợi vật chất và những thỏa mãn thấp kém thô bạo. Nhƣng ở đây, ta nên hiểu chữ vị kỷ theo một nghĩa rộng hơn, và xem nó nhƣ là cái khuynh hƣớng dựa vào mình, lấy mình làm gốc trong mọi việc và qui mọi việc về mình. Trong đời sống thƣờng ngày, con ngƣời bao giờ cũng nhớ đến mình, cũng lo cho mình trƣớc hết. Điều đó đã trở thành một bản năng tự nhiên. Nhƣng ngoài những hành động mà
tính cách vị kỷ hiện ra một cách rõ ràng, ngƣời còn có những hành động có vẻ cao thƣợng và những hành động đƣợc gọi là vị tha nữa. Đối với một số đông ngƣời, những hành động đặc biệt này không có tính cách vị kỷ, song nếu suy xét cho kỹ về nó, ta lại nhận thấy rằng thật ra nó vẫn bị sự chi phối của tánh vị kỷ hiểu theo nghĩa rộng trên này.
Trong Dứt tình, bản năng vị kỉ cũng thể hiện rất rõ qua nhân vật Tú Anh. Yêu Tiết Hằng nhƣng không lấy đƣợc Tiết Hằng vì cha mẹ ép gả nàng cho Đào Quân, mặc dù Tiết Hằng đã có chồng nhƣng mong muốn lấy đƣợc Tiết Hằng luôn ngùn ngụt trong đầu Việt Anh và y vẫn âm thầm mong cho Đào Quân – chồng Tiết Hằng và là bạn của y chết. Nhƣ vậy Hằng sẽ trở thành góa phụ và y sẽ đến đƣợc với Hằng. Khi Đào Quân sắp chết đuối trên biển, Việt Anh hoàn toàn có thể cứu nhƣng vì muốn có đƣợc Tiết Hằng nên Việt Anh đã để mặc Đào Quân chết. Khi Yvonne dùng thƣ nặc danh tố cáo Việt Anh có liên quan đến cái chết của Đào Quân, mặc dù đã chuẩn bị làm đám cƣới với Tiết Hằng, dù cho lúc này sức khỏe Tiết Hằng không đƣợc tốt nhƣng vì để thỏa lòng tự ái của mình mà Việt Anh đã bỏ đi mà không hề nói với Tiết Hằng. Sau đó, Việt Anh lại sa vào khoái lạc để nay đánh bạc, mai hát cô đầu ... hoàn toàn không có trách nhiệm với bản thân và Tiết Hằng.
Trong Lấy nhau vì tình, bản năng vị kỉ của Liêm đƣợc thể hiện ở mọi tình huống, Liêm đều lấy tiêu chí “yêu mình”, vì mình làm hệ quy chiếu cho mọi hành động: “Liêm chỉ còn nghĩ đến cái quyền của mình chứ không kịp nghĩ đến cái ơn của người yêu. Đáng lẽ cũng phải xử sự như người yêu của mình, chưa chi chàng đã có thái độ của một ông chồng áp chế. Đáng lẽ phải cũng yêu, Liêm chỉ vội nghĩ đến hờn giận mà thôi. Đáng lẽ phải yêu Quỳnh, thì Liêm chỉ yêu Liêm mà thôi, mà lại yêu mình qua người khác vậy”. Đang yêu Quỳnh, nhƣng khi gặp Khánh – một cô gái giang hồ thì “Liêm thấy cái tò mò xưa kia về đàn bà lại nổi tưng bừng lên trong thâm tâm” và “đi đến chỗ không có không được của nó”. Trong khi đó, thấy Quỳnh cƣời nói với mấy ngƣời khách vào mua hàng, Liêm: “đã bất bình lắm! Quỳnh của chàng lại cười cợt với mấy thằng khốn nạn kia!” những cử chỉ ấy của Quỳnh làm cho Liêm “cau mày xỉ vả một câu: “Đồ khốn nạn! Đồ đĩ!” và “nổi
giận”, “nghiến răng dậm mạnh gót chân xuống đất”. Ngƣời yêu của mình vì bán hàng nên phải cƣời nói với khách thì Liêm cho là “cái lẳng lơ là không còn phải nghi nghờ gì nữa”, là “Đồ khốn nạn! Đồ đĩ!” còn Liêm đã hút thuốc phiện, đã “hôn hít, ôm ấp”, “đã cư xử y như một kẻ thạo đời” với Khánh thì Liêm cho là “hư thân một cách thượng lưu trí thức”. Tuy “Chưa là chồng hẳn, Liêm cũng đã giữ được cái địa vị chúa tể, có cái quyền sở hữu về người đàn bà ấy trong tay” nên tại nhà cử Tân, Liêm đã hai lần muốn chiếm đoạt thân thể Quỳnh.
Bản năng vị kỉ của Liêm còn thể hiện ở việc Liêm luôn áp chế Quỳnh, ép Quỳnh làm theo ý mình ngay cả khi lúc mới yêu: đi chơi với Liêm, quỳnh còn ngại ngùng thì Liêm “khẽ gắt”, yêu cầu “cứ đi đứng tự nhiên y như là vợ anh rồi”, “Đi độ hai mươi bước, Liêm thấy không có gì nói chuyện, bèn đem những sự bực mình mà chàng cho rằng Quỳnh phải chịu trách nhiệm”. Quỳnh đến nơi hẹn muộn, không cần biết lí do, Liêm đã trách: “Sao em để anh phải đợi lâu quá thế? Đứng hơn nửa giờ đồng hồ thì có khổ người ta không?...” và cho rằng Quỳnh “đã có một chút gì hơi hơi thay đổi”. Cuối cùng thì Liêm “muốn kêu lên: Quỳnh! Quỳnh, mày làm khổ tao! Tao tưởng tao yêu được mày thì tao được hưởng hạnh phúc ở đời, không ngờ chỉ vì yêu mày mà tao khổ sở đau đớn!”. Sau khi đã chiếm đoạt đƣợc thân thể Quỳnh lần thứ nhất thì Liêm lại muốn chiếm đoạt Quỳnh lần thứ hai. Rồi từ đó, những cơn ghen tuông vô cớ của Liêm liên tục xuất hiện và Liêm đã tìm cách trả thù Quỳnh bằng những đòn độc ác nhất khiến Quỳnh phải tìm đến cái chết.
Trong Trúng số độc đắc, khi đang còn là anh kí kiết với tâm lí của một kẻ thất thế, một kẻ nghèo thì Phúc có bao dự định tốt đẹp sẽ làm cho xã hội để con ngƣời đỡ khổ hơn. Lúc này, Phúc coi khinh kẻ giầu, xem thƣờng cuộc sống vƣơng giả. Nhƣng khi bất ngờ trúng số mƣời vạn, trở thành nhà tƣ bản thì Phúc cũng lao theo vết xe thiên hạ. Phúc nhanh chóng thay đổi cách sống để thích nghi với hoàn cảnh mới, lao vào ăn chơi, hút xách, sắm xe hơi, mua biệt thự, bao nhân tình, lấy vợ lẽ, vào làng Tây và trở thành Philippe Nguyễn Văn Phúc. Thế rồi, Phúc cũng lao vào làm tiền bằng những thủ đoạn, mánh khóe lừa bịp, gian hùng, bất nhẫn.
Trong Làm đĩ, bản năng vị kỉ cũng thể hiện rất rõ qua Tân. “Tân là con một ông tổng đốc rất giàu có, đã sang Pháp du học, đã có bằng tú tài, và chẳng phải làm một nghề gì cả vì ông bố có tại Hà Nội tới hai mươi nóc nhà cho thuê. Tân đã lấy vợ từ năm 18 tuổi, đã bỏ vợ, rồi đi du học và sau khi ở Pháp trở về thì cũng chưa lấy ai cả. Tân cứ sống một mình để hưởng hết mọi cuộc lạc thú ở đời.” Tân đã quyến rũ vợ bạn, khi việc bị bại lộ, Huyền – nhân tình của Tân bị chồng hành hạ tìm dến Tân thì y lại hết sức dửng dƣng và nói với nhân tình của mình bằng giọng điệu: “Vì đâu Tân lại đi yêu một người đần bà đã có chồng? Vì rằng yêu như thế là không lụy đến mình...”. Và đổ thừa tất cả cho Huyền: “Cô đã tự do yêu tôi chứ không phải chuyện vật nài, quyến rũ hay ép uổng, hay lạy lục kêu van gì cả!...Sao em không nghĩ cho chín mà đã vội yêu anh?”. Rồi Tân cƣời nhạt: “Lúc nào anh cũng có dăm bảy cô nhân tình...anh yêu em nhất, còn những ả khác chỉ là những thứ đồ chơi tạm bợ.” Sau cùng, y coi Huyền nhƣ một “đĩ thƣợng lƣu” bằng việc đƣa cho Huyền hai chiếc nhẫn kim cƣơng và hai tờ giấy nhận thực mua hàng. Y nói dối Huyền là phải đi Pháp, sau đó chuồn vào Nam, đi du lịch khắp nơi, để mặc Huyền phải sống trong sự hành hạ của chồng ê chề, tủi nhục. Kim, Tân đều là những kẻ có bản năng vị kỉ xấu xa. Chính hai kẻ này đã đẩy Huyền vào con đƣờng làm đĩ.
2.1.3.2.Bản năng trả thù
Để sinh tồn, con ngƣời không chỉ lo cho mình những nhu cầu cần thiết về tinh thần cũng nhƣ vật chất mà còn cần có hàng loạt những nhu cầu khác nhƣ nhu cầu tự vệ, nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu khẳng định cái tôi của mình với đồng loại,... Trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, tất dẫn đến sự cạnh tranh, giành dật, thôn tính lẫn nhau, kẻ này đƣợc thì kẻ kia mất... Nhƣ thế, trong sự hoạt động để sinh tồn, ngƣời luôn luôn gặp những phản động lực. Dù cho ngƣời hoạt động một mình hay hoạt động chung với nhiều ngƣời khác, bao giờ ngƣời cũng gặp những trở lực hay những địch thủ chống lại mình. Điều này đúng cho đến nỗi ngƣời ta có thể lấy sự tranh đấu làm đặc điểm cho sự sinh tồn. “Sống, tức là tranh đấu”. Đó là một sự thật có một giá trị tuyệt đối muôn đời. Trả thù là một trong những biểu hiện cao nhất của bản năng tranh đấu. Do vậy, trả thù đã trở thành một bản năng tất yếu của con ngƣời.
Trong các tiểu thuyết tâm lí của Vũ Trọng Phụng chúng ta thấy rõ xã hội mà nhà văn tập trung miêu tả đúng là một xã hội “khốn nạn”, “chó đểu”, “vô nghĩa lí”. Ở đó, con ngƣời hiện lên với những chấn thƣơng, những ẩn ức và mong muốn trả thù. Nhƣng một trong những điều ghê gớm mà Vũ Trọng Phụng tạo ra trong hầu hết các tiểu thuyết tâm lí của mình là các nhân vật đều có sự trả thù với những ngƣời thân của mình: Phúc trả thù bố mẹ, vợ, anh trai, bạn bè... Huyền muốn trả thù bố, chồng, nhân tình, Liêm muốn trả thù vợ...
Suy nghĩ, hành động đầu tiên của Phúc sau khi trúng số đối với ngƣời khác ấy là sự trả thù, muốn thỏa mối hận trƣớc kia đối với những kẻ đã cƣ xử không tốt với mình, khinh rẻ, chế giễu, miệt thị mình. Anh điểm mặt từng ngƣời một: “Thế nào? Anh mà lại vẫn chưa rõ rằng chính vợ anh cũng vẫn nhờn anh, còn bố mẹ anh mà khinh bỉ anh, điều ấy đã cố nhiên? Anh mà lại chưa hiểu rằng anh ruột của anh, ông phán, xưa nay vẫn kính trọng anh gần bằng con chó? Anh mà lại dám tưởng rằng không ai khinh anh xưa nay?”. Cũng từ giây phút này trở đi – giây phút mà “trong tay đã sẵn đồng tiền”, Phúc đã tận dụng mọi cơ hội, tình huống để hành hạ lại những kẻ khác.
Rồi kẻ đầu tiên anh chọn ra để trả thù là bố mẹ anh. Sau khi toan tính, Phúc “đã dùng đến cách bá đạo, là báo tin mừng sau những lời bất chính, mỉa mai” với “sự nói năng” có “tính chất báo thù bố mẹ” làm cho bố mẹ anh phải “hối hận”, “mắc cỡ”, “bối rối nhìn nhau mãi”, “ngượng nghịu”. Giờ đây, Phúc sai bảo bố nhƣ sai sai bảo đầy tớ: “Phúc nghĩ không thấy còn gì đáng ra lệnh nữa. Và anh thấy rằng đã đến lúc trị tội người bố không xứng đáng ấy … Trông cái thái độ khúm núm ấy, anh lộn ruột, khó chịu cực điểm, có thể vì vậy mà anh cư xử như với người ngoài”.
Khi Phúc tuyên bố cho tiền mọi ngƣời trong gia đình xong thì “Phúc mới thấy mình đã làm như một người phát chẩn cho ăn mày, cho dân đói, khi thấy trật tự bị xô đẩy hoặc chửi bới lẫn nhau” mà trong đó có cả bố mẹ anh.
Khi vợ Phúc muốn mua chiếc nhẫn để kỉ niệm ngày cƣới thì Phúc cũng chẳng ngại nói thẳng vào mặt vợ trƣớc mặt bạn: “Kỉ niệm thì làm quái gì! Tôi còn nhớ rằng cũng vào dịp kỉ niệm này năm ngoái, thì mợ tuyên bố với gia đình nhà mợ
rằng rất phải hối hận vì lấy tôi!”. Trƣớc những lời ấy của Phúc “người đàn bà lặng đi, giận chồng không biết để đâu cho hết”.
Khi anh ruột đến hỏi xin tiền, với màn đạo diễn “ném xương cho chó cắn nhau” của mình, Phúc đã làm cho bố và anh của mình “đều đỏ mặt tía tai lên, hằm hằm nhìn nhau như hai con ác thú trước một miếng mồi…”, “Không còn biết trời đất chi nữa, ông phán chỉ còn biết đâm hoảng, run run ngồi xuống ghế cho khỏi ngã, và đần mặt ra. Cụ cố thì cứ đi đi lại lại như một con thú trong cũi sắt, cái gậy khua vung vung lên…”
Với bàn dân thiên hạ thì Phúc ngầm báo qua bức ảnh trên báo của mình rằng: “Chúng mày nên bắt đầu liệu hồn đi thì vừa, nếu chúng mày xưa kia đã trót khinh thường ông”.
Nhƣ vậy, qua những hành động của Phúc sau khi trúng ta thấy bản năng trả thù của Phúc đã thôi thúc Phúc hành động thật quyết liệt, bản năng đó trƣớc đây nhƣ một chiếc lò xo bị nén lại, nay đƣợc dịp bật tung để thỏa mãn những ẩn ức, xoa dịu những nỗi đau mà trƣớc đó Phúc đã phải chịu. Những hành động trả thù của Phúc là rất tự nhiên và hợp quy luật tâm lí của con ngƣời. Với nhân vật Phúc, Vũ Trọng Phụng đã xứng danh là đồ đệ của Freud với những gì gọi là ẩn ức và chấn thƣơng, của bản năng con ngƣời.
Trong Lấy nhau vì tình bản năng trả thù của Liêm lại đƣợc thể hiện ở tình huống khá đặc biệt: Liêm đã tự gây chấn thƣơng cho mình vì hiểu lầm nhƣng Liêm lại tìm cách chữa vết thƣơng bằng cách trả thù ngƣời vợ yêu chàng thật lòng nên cách trả thù của Liêm cũng rất đặc biệt: “…Thì ít ra chàng phải làm cho Quỳnh hóa ra mặt dạn mày dầy, cực kì nhục nhã với được! Nhưng mà…như thế, chỉ đến như thế, liệu đã hả được lòng căm hờn của chàng hay chưa? Quỳnh có vì thế mà khổ sở suốt đời hay không? Hay là rồi, trong ít lâu, người đời đã vội quên khuấy ngay đi, để cho người khác đến xin cưới Quỳnh, để rồi Quỳnh sẽ lại hưởng thú sống một cach ngạo mạn? Nếu trong thiên hạ vẫn có nhiều đàn ông lấy đĩ về làm vợ, thì hỏi vì cớ gì sau này Quỳnh lại không có thể nào sẽ được hưởng hạnh phúc ở cõi thế gian?
Bỏ thì không bỏ. Phải lấy, cứ lấy.
Lấy thì mới có thể hành hạ, xỉ vả cho bõ cái đau bị lừa dối. Liêm phải cứ lấy Quỳnh! Rồi thì Quỳnh sẽ trỏ thành một kẻ nô lệ trong tay vo tròn hay bóp bẹp của Liêm, chịu mọi sự rửa hờn của Liêm! Ừ, nếu nó thoát tay mình, thì nó còn cần gì mình nữa? Thế mình còn làm gì được nó nữa? Mình phải lấy nó, thì thà mình cho sống nó được sống, mình bắt chết nó phải chết. Nếu bỏ thì thôi còn gì!”
Bị thôi thúc bởi khát vọng trả thù nên Liêm đã tìm ra những đòn hiểm độc nhất để trừng trị đối phƣơng. Những uất ức, đau khổ khi nghĩ mình là ngƣời mọc sừng, Liêm không giữ trong tâm trí mà biến nó thành hành động với dã tâm “mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng” nên Liêm lấy Quỳnh về để “hành hạ, xỉ vả để cho bõ cái đau bị lừa dối”, để Quỳnh phải “chịu mọi sự rửa hờn của Liêm”. Với cái dã tâm ấy