6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.2.2. Con người tiềm thức – vô thức qua lớp ngôn ngữ hành vi che đậy
Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với đời sống của mỗi con ngƣời vì ngôn ngữ ngoài chức năng là phƣơng tiện để giao tiếp, để tƣ duy thì đôi khi ngôn ngữ còn giúp con ngƣời tạo ra một vở bọc, một lớp ngụy trang để dấu đi cái tôi của mình, nhƣng cũng có khi ngôn ngữ lại là thủ phạm tố cáo rõ cái tôi tiềm thức của anh, cái phần sâu thẳm nhất trong con ngƣời anh. Đôi khi trong cuộc sống vì một hoàn cảnh, một động cơ nào đó con ngƣời phải dùng ngôn ngữ để che đi con ngƣời thật của mình nhƣng trong những tình huống nhất định con ngƣời thật ấy lại hiện lên thật bất ngờ, vƣợt qua sự kiểm duyệt của lí trí. Là nhà văn nhạy cảm với những thành tựu khoa học khám phá về con ngƣời và có tham vọng dùng những kiến thức đó (nhất là những hiểu biết về phân tâm học của Freud) để khám phá về những miền sâu của con ngƣời nên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng kiểu ngƣời này xuất hiện khá nhiều kể cả tiểu thuyết hiện thực lẫn tiểu thuyết tâm lí.
Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra một loạt những nhân vật đã dùng ngôn ngữ, những hành vi để che lấp cho cái bản chất của mình. Bà Phó Đoan luôn tuyên bố hùng hồn là “thủ tiết với hai đời chồng”, luôn khao khát danh hiệu “Tiết hạnh khả phong” nhƣng kì thực bà Phó Đoan “tuy già nhưng còn hư hơn các thiếu nữ ngây thơ” nên bà đặc biệt nhạy cảm với chuyện hiếp dâm, thoáng có ai nói chuyện hiếp dâm là sốt sắng hỏi ngay: “Đâu? Đâu?”, cụ cố Hồng thì tuy chẳng biết gì, nhƣng lúc nào cũng “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”, cậu Phƣớc tuy lớn tồng ngồng mà còn luôn luôn ngúng nguẩy: “Em chã!”. Đặc biệt là nhân vật ông Phán mọc sừng vì chính y đã thuê Xuân gặp mình ở đâu là nói ngay: “Thưa ngài, ngài là người mọc sừng” nên khi nghe Xuân nói, cụ cố tổ đã lăn ra chết. Do đó, chính y là thủ phạm giết chết cụ cố tổ. Vậy mà khi cụ cố tổ chết, trƣớc lúc hạ huyệt, “ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi – Hứt!... Hứt!... Hứt!...”. Bởi lẽ y vừa muốn khóc “Hu!...Hu!...Hu” (để cố tỏ ra vẻ đau khổ) nhƣng vì mới đƣợc cụ cố Hồng nói là sẽ chia thêm cho gái và rể vài nghìn đồng nên y đang rất sung sƣớng trong lòng, y muốn cƣời “Hì ...Hì... Hì”. Do sự kết hợp của “Hu!...Hu!...Hu” cộng với “Hì ...Hì... Hì” nên mới tạo ra kiểu khóc kì quái: “Hứt!...Hứt!...Hứt!...”. Chính tiếng khóc kì quái ấy đã tố cáo sự bất lƣơng và thói đạo đức giả của ông Phán mọc sừng.
Trong Giông tố, Nghị Hách đang đau khổ vì: “Trong óc lão hiện ra cái cảnh tượng vợ lão lõa lồ thân thể nằm ôm thằng cung văn. Lão nghĩ đến Long là con lão, đến Tú Anh là con riêng của vợ lão, đến những câu nói ghê ghớm của khóa Hiền... Bất giác nước mắt lão ở đâu ứ ra lã chã”[tr.435, 40] nhƣng trong cuộc phát chẩn trƣớc toàn bàn dân thiên hạ, lão lại nói: “Thật vậy, tôi thương xót đồng bào tôi quá!...”[tr.436, 40]. Nhƣ vậy là Nghị Hách đã mƣợn cớ đau khổ khi phải cho hai đứa con ruột của mình lấy nhau và việc vợ ngoại tình để khóc và đọc một bài văn “đầy xúc động” để thể hiện tấm lòng thƣơng xót của hắn với bình dân.
Trong Lấy nhau vì tình, qua ngôn ngữ của mình, Liêm luôn tỏ ra là ngƣời có học thức, có hiểu biết, luôn nói về đạo đức của đấng nam nhi nhƣng khi hành động Liêm lại chứng tỏ là kẻ nhỏ nhen, hẹp hòi, ghen tuông mù quáng, có lúc sa vào ăn chơi... Liêm đã nói với mẹ rằng: “Về phần tứ đức, con tưởng con cũng là người con
ngoan, thật chưa hề làm gì cho cha mẹ phải phiền não”[tr.37, 40]. Với Quỳnh thì Liêm thấy: “Chàng thấy mình to lắm: có học thức, có nhân cách cao, có chức nghiệp, đủ cả!” nhƣng chỉ vì mẹ tỏ ý “lưỡng lự” việc đồng ý cho Liêm lấy Quỳnh mà Liêm đã “phải đi chơi cả đêm! Đi hát, đi khiêu vũ, đi hút thuốc phiện, đi tìm cái tình dục ô trọc với bọn kĩ nữ, cái gì cũng được cả, miễn là đi suốt đêm” [tr.38, 40].
Đặc biệt, khi đối xử tàn tệ với Quỳnh, Liêm cũng luôn nghĩ mình đang làm những việc đáng phải làm. Liêm xỉ vả Quỳnh cốt chỉ để thỏa lòng ghen của mình nhƣng luôn tỏ ra là ngƣời đạo đức. “Cái ghen đã chất chứa trong tim gan từ mấy ngày, nó đã tức hơi trong đáy lòng, bây giờ mới được lúc phát phì ra, Liêm chẳng còn tự chủ được nữa.
- Em bảo không có gì? Em không biết em là người lẳng lơ? Em hư hỏng mà em không biết rằng em hư hỏng?”[tr.114, 40] ; “Em lại còn bắt anh kể lại cái sự ấy nữa thì thật bẩn cả mồm anh, thì khốn nạn thật! Em chóng quên đến thế cơ à? À quên, phải, nếu những người đã biết được cái tội của mình là lẳng lơ thì đời nào còn lẳng lơ! Phương ngôn có câu: “Nếu cú biết thân cú hôi thì cú đã chẳng hôi” là đúng lắm.”, “Thật thế, anh không thèm ghen với những quân khốn nạn ấy đâu! Anh ghen với hạng ấy anh tự thấy mất giá trị lắm! Mà em thì em lại cứ làm cho anh phải mất giá trị, đó là một điều nhục nhã. Một sự vô cùng khốn nạn...” [tr115, 40].
Rõ ràng, Liêm đã dùng những lời nói tỏ ra là ngƣời đạo đức, quân tử, cao thƣợng nhƣng kì thực là để che dấu đi cái bản tính ích kỉ, ghen tuông mù quáng của mình. Liêm đã cố nói khác đi để che dấu cơn ghen, thậm chí là thú vui bệnh hoạn của mình khi tìm cách đổ tội cho Quỳnh, thấy Quỳnh đau khổ.
Trong Trúng số độc đắc, khi thất nghiệp không kiếm ra tiền, bị mọi ngƣời lăng nhục, khinh bỉ, coi thƣờng nên Phúc đã phải tự tìm cách băng bó vết thƣơng bằng cách coi khinh sự giàu, cho rằng cái nghèo mới là sự tối cần cho nhân cách. Phúc có lúc cảm thấy tự hào về lối sống của mình, lối sống coi trọng “văn minh tinh thần”, “vượt khỏi sự tầm thường của đời sống bằng cách đứng lánh hẳn cho rõ xa ra ngoài cái vòng trụy lạc, cái đám đông xô đẩy nhau vì miếng ăn”. Trong tâm trí Phúc đã nảy sinh biết bao dự kiến tốt đẹp, những ý tƣởng nhân đạo nếu nhƣ anh có
đƣợc đồng tiền trong tay. Phúc tâm đắc cho rằng: “Riêng về phần ta chẳng hề vì không lắm tiền mà thèm thuồng ham muốn điều gì, đến nỗi không đạt được thì phải có những tư tưởng xấu xa. Trái lại, chính bọn giầu, có khi lại phần nhiều có những tâm hồn ô trọc”;“Hạnh phúc vẫn có…nó ở trong cái cảnh thanh bần mà người nào muốn giữ, hoặc vui lòng cam chịu, nó ở cái tự do của một khối óc trong sạch không bị sự bịn dịn đê hèn, ô trọc hay đắc tội đến khuấy rối, nó ở trong cái nghèo”; “Cái nghèo mới là một điều kiện tối cần không có không được, của sự đạo đức và của hạnh phúc vậy”. Nhƣng khi “trong tay đã sẵn đồng tiền” thì từ một “nhà thi sĩ”, Phúc đã “trở nên một tay tư bản” nhìn đời bằng con mắt khác, cho rằng những ngƣời tử tế “có lòng nhân đức đều là những người ngu dại”. “Sự giàu có đã khiến anh cậy của mà hỗn xược với đời”. Phúc tự lí giải nguyên nhân làm cho mình hƣ hỏng là vì: “Xưa kia tôi đạo đức là vì chưa đủ tiền để hư”. Bây giờ, Phúc cho rằng: “Vả lại… hiền lành đạo đức thì làm quái gì? Ngay đến đàn bà bây giờ họ cũng không chịu nổi những đàn ông đạo đức và hiền lành”, “Anh thấy những người tử tế, có lòng nhân đức đều là ngu dại, đáng thương hơn cả những kẻ được họ làm phúc cho”.
Nhân vật bố của Phúc trong Trúng số độc đắc muốn thể hiện sự cung kính, lễ phép với con, y đã dùng từ :“Nhịa” để thay thế cho hai từ dạ, vâng để vừa giữ đƣợc thể diện, lại không “sợ mất hiếu với con”.
Nhƣ vậy, ngòi bút Vũ Trọng Phụng nhƣ một con dao giải phẫu đã lùa vào mọi ngóc ngách những tâm tƣ sâu kín nhất của con ngƣời để lật phăng, phơi ra những gì mà ta cho là thuyết tùy thời, của thói đạo đức giả, của những lớp vỏ ngụy trang của con ngƣời. Khám phá con ngƣời tiềm thức – vô thức qua lớp ngôn ngữ - hành vi che đậy đã chứng tỏ khả năng quan sát, nghiền ngẫm đến độ tinh nhạy về bản chất con ngƣời của văn hào họ Vũ.