6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3. Những dày vò về số phận và bệnh tật trong Vũ Trọng Phụng
1.3.1 Những dày vò về số phận
Nhƣ mọi ngƣời đều biết, bất kì nhà văn nào cũng sống trong một thời đại cụ thể, hít thở bầu không khí của thời đại mình đang sống, trực tiếp hoặc gián tiếp, ít nhiều đều chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử - xã hội, sắc thái văn hóa của thời đại đó. Để hiểu rõ cơ sở hình thành tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng thiết nghĩ chúng ta phải xét đến những dày vò về số phận và bệnh tật của nhà văn - một trong những yếu tố góp phần hình thành nên hệ thống thế giới quan của Vũ Trọng Phụng (bao gồm toàn bộ tƣ tƣởng, tình cảm cùng các trạng thái tâm lí khác).
Vũ Trọng Phụng sinh trƣởng trong một gia đình nghèo và mồ côi cha từ nhỏ mà ngay từ khi sinh ra (nói theo cách của Ngô Tất Tố) ông đã đƣợc thừa hƣởng “cái nghèo gia truyền” từ cha ông để lại.
Lớn lên, ở cái độ tuổi mà ngƣời khác đƣợc thong dong học tập và đùa nghịch, ông phải sớm bỏ học, lăn lƣng vào cuộc đời kiếm sống, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Nhƣng nơi này sa thải, nơi kia xua đuổi, một chân viên chức mạt hạng với đồng lƣơng chết đói cũng không xoay sở đƣợc. Cuối cùng đành phải sống thật với cái nghề mà một nhà văn thời đó phải kêu lên “khổ như chó” là cái nghề làm văn, làm báo chuyên nghiệp.
Cuộc đời ngắn ngủi hai mƣơi bảy năm ấy rất ít khi thoát ra khỏi không khí của một phố xá chật hẹp mà tâm điểm là một căn gác xép ở quãng giữa phố Hàng Bạc, phía này là dinh cơ “bà bé Ty”, phía kia là những hiệu buôn vàng bạc, và rải rác từ
Hàng Buồm, Phố Mới đến Mã Mây, Sầm Công… thì nhan nhản những tiệm ăn, tiệm hút, nhà thổ, rạp hát …
Bản thân Vũ Trọng Phụng lại là ngƣời có tài, có chí, là một “văn tài lỗi lạc,… là một người cha đứng đắn, một người chồng đứng đắn, một người con rất hiếu, người của khuôn phép, người của nề nếp” [tr.36, 27] nhƣng suốt đời lại phải sống trong sự túng quẫn. Trong khi đó nhìn những thằng bất tài và bất nhân thì cứ phất lên nhƣ diều. Thời nhƣ thế có hàng trăm thằng đáng chết đi cho khỏi chật đất thì cứ khỏe mạnh béo tốt mãi ra và hứa hẹn sẽ còn sống mãi. Có thằng già khọm, móm cả hai hàm răng mà còn uống sữa ngƣời để sống thêm nữa. Ức nhất là kẻ có tiền thì dốt nát, hèn kém đến đâu cũng có quyền vênh váo, khinh bỉ ngƣời khác. Có những thằng thô bỉ nhƣ lợn, gian ác, đểu giả nhƣ chó, nhƣng chỉ vì lắm tiền, vẫn có thể sở hữu đƣợc những giai nhân tuyệt sắc, những con ngƣời ngọc ngà mà một nụ cƣời, một đuôi mắt có thể tạo nên một thi sĩ phi thƣờng, trong khi đó Vũ Trọng Phụng lại rất nghèo. Và một khi không có tiền tức là không có tất cả… Đúng là một thời buổi “chó đểu” nên chỉ những nghề bất lƣơng mới kiếm ra tiền. Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ niềm phẫn uất mãnh liệt của mình bằng những lời nguyển rủa không dè dặt ném thẳng vào xã hội đồng tiền: “ Bây giờ ấy à? Chỉ có đồng tiền là Giời là Phật, chỉ có đồng tiền là đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi người (…). Lương tâm à? Còn thua đồng tiền. Luật pháp à? Còn thua đồng tiền. Chỉ có đồng tiền là ai cũng phải kính thờ, chỉ có những cách xoay tiền là đáng cho người ta tụng niệm…” [tr.5, 33]. Một con ngƣời nhƣ thế phải chịu những điều nhƣ thế thì thật là “vô nghĩa lí”.
Chính cái xã hội “vô nghĩa lí” và “chó đểu” ấy đã sản sinh ra những con ngƣời khá kì quái với những nét tâm lí rất dị biệt… Môi trƣờng xã hội ấy đã hình thành cho Vũ Trọng Phụng một tƣ tƣởng: tƣ tƣởng bi quan định mệnh. Xã hội ấy cũng là cơ sở giải thích vì sao Vũ Trọng Phụng lại có trí tuệ ham giải thích, thích khái quát triết lí. Và nhƣ một lẽ tự nhiên, khi ngƣời ta nhìn thấy đời là “vô nghĩa lí”, gặp toàn những kẻ “vô nghĩa lí” thì ngƣời ta càng khao khát tìm một xã hội “có nghĩa lí”, con ngƣời “có nghĩa lí”. Khi con ngƣời ta hoài nghi thì ngƣời ta ắt hẳn phải lí giải, cắt nghĩa cái điều mà ngƣời ta thấy. Đó là một trong những cơ sở dẫn Vũ Trọng Phụng
viết tiểu thuyết tâm lí trong những năm cuối đời, khi mà ông không còn sung sức để hƣớng ra hiện thực xã hội mà chuyển sự khám phá con ngƣời ở một chiều sâu khác.
1.3.2 Những dày vò về bệnh tật
Là ngƣời có tài, có bản lĩnh nên đƣơng thời còn Vũ Trọng Phụng ấp ủ nhiều ƣớc mơ, hoài bão, thêm nữa ông còn phải nuôi sống cả một gia đình gồm bà, mẹ, vợ, con nên ở ông niềm khát sống và muốn sống luôn ngùn ngụt. Thế nhƣng số phận trớ trêu lại bắt ông phải chịu cái bệnh lao quái ác thuộc “tứ chứng nan y” – nghĩa là phải “sống từng giây từng phút kinh sợ đau đớn, trước sự hiển hiện của tử thần” [tr.36, 27], phải đối mặt với “cái án tử hình” khi mới ngoài 20 tuổi đời - ở cái tuổi mà Lƣu Trọng Lƣ cho là “chưa được một nửa đời người”. Khi con ngƣời ta phải đối mặt với cái chết trong khi còn đang ham sống, còn nhiều việc phải làm hẳn sẽ sinh ra những dày vò, day dứt khôn nguôi. Trong tâm thế ấy, Vũ Trọng Phụng hƣớng về con ngƣời cùng với những tâm tƣ, triết lí, triết luận, về nhân tình thế thái.v.v... Đó là một trong những cơ sở dẫn Vũ Trọng Phụng đến với tiểu thuyết tâm lí trong những năm cuối đời, khi mà ông không còn sung sức để hƣớng ra hiện thực xã hội mà chuyển sự khám phá con ngƣời ở một chiều sâu khác.
Mang trong mình sự dày vò của bệnh tật mà vẫn phải “làm việc chăm chỉ như một cậu học trò nghèo và ngày đêm lo thanh toán nợ văn chương, không muốn để ai được phép làm thương tổn danh dự và lòng tự ái”; “cứ ôm ngực, còm lưng, khạc mãi máu vào giấy mực để mà lo trả nợ” [tr.80, 27]; “Ho cũng đau, nói cũng đau, hễ hơi trở mình thì trong sườn nghe có tiếng nước óc ách” [tr.11,27]. Nói theo cách nói của Vũ Bằng đó là “Một điều tưởng như vô lý, tưởng như không thể thực hiện được, nhưng Vũ Trọng Phụng đã đem áp dụng trong suốt cả cuộc đời: Dù không đủ ăn, không đủ mặc, không đủ ở, Vũ Trọng Phụng vẫn âm thầm sống để mà viết” (Cảm nhớ Vũ Trọng Phụng). Cái lƣng khòng trên trang giấy, một bàn tay gầy guộc ép lấy cổ để giữ những cơn ho, một tay cứ viết, viết liên tục, viết đủ loại, viết cật lực để nuôi bà, nuôi mẹ, nuôi thân và sau này nuôi vợ nuôi con. Vậy nên viết văn với Vũ Trọng Phụng không chỉ để kiếm tiền mà còn là sự giải tỏa những uất ức, nơi ông xả ra những căm hờn. Đúng nhƣ Lan Khai nhận định: “Sự viết đối với anh là một sự
trả thù hơn là sự truy tầm cái căn bệnh để chữa bệnh” [tr.66, 27]; “Vũ Trọng Phụng viết chỉ để thỏa mãn phẫn uất đầy ứ trong lòng.” [tr.70, 27].
Hơn nữa, tài năng thì có nhƣng thời gian với Vũ Trọng Phụng lúc này là hữu hạn nên viết văn với ông còn là sự chạy đua với thời gian, chạy đua với số phận. Chẳng vậy mà với cuộc đời quá nghèo và quá ngắn, chỉ với hai mƣơi bảy tuổi đời mà Vũ Trọng Phụng đã để lại cho đời một khối lƣợng tác phẩm đồ sộ, trong đó có không ít những kiệt tác, những tác phẩm có thể gọi là không tiền khoáng hậu, những tác phẩm “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải).
Vì bệnh tật và làm việc cật lực nên “Vũ Trọng Phụng đã thành ra một thanh niên luôn luôn yếu ớt, gày còm và xanh xao” [tr.68, 27]. Mang trong mình sự tàn phá của vi trùng Koch nên ông phải sống cả với những triệu chứng (hậu quả) của bệnh ho lao, mà một trong những triệu chứng đi kèm (theo Lan Khai) là “đa dục”. Trong một bài viết của Lan Khai về Vũ Trọng Phụng, Lan Khai đã khẳng định “Vũ Trọng Phụng đã mang theo ra đời cái bệnh ho lao, tức là anh đã thuộc vào cái hạng đa dục vì bệnh” [tr.68, 27]. Là ngƣời “đa dục vì bệnh” nhƣng lại sinh ra trong một gia đình “nghèo gia truyền” và là ngƣời “mang nặng trong tâm hồn những ảnh hưởng của nền luân lí Khổng Mạnh”, là ngƣời “thủ tín và giữ lễ như một nhà nho tự trọng, một nhà đạo đức chính tông” [tr.79, 27] vậy nên “cái khuynh hướng của con người đa dục ấy đã bị cấm ngăn bởi luân lí, bởi thể chất, bởi sự thiếu đồng tiền” tất sẽ nảy sinh “một sự đè nén nguy hiểm. Và, sự đè nén kéo dài mãi mãi ấy đã khiến cho bản năng không thể chịu được nữa. Nó phải tìm một đường tiêu thoát. Con đường đã ấy khác hẳn những con đường quen thuộc khác của trường hợp này. Nó đã là văn chương. Chính thế, viết văn để tả những cảnh sôi máu, đối với Vũ Trọng Phụng tức là một cách hành dâm vậy” [tr.69, 27]. Sau này, Cao Hành Kiện (1940), nhà văn Pháp gốc Trung Quốc, đã bày tỏ trong bài viết Thủ pháp hiện đại và tính dân tộc trong tiểu thuyết cũng cho rằng: “Văn học chẳng qua chỉ là cái nhìn chăm chú của con người vào tự thân, và trong lúc xem ngắm ấy ít nhiều nảy sinh một sợi tơ ý thức óng ánh soi rõ tự thân”. (Những bậc thầy văn chương thế giới - Nxb Lao động - 2006, trang 192). Do đó, Lan Khai nhận xét: “trong các nhân vật
trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng: “chín phần mười là những kẻ đa dâm” [tr.67, 27]. Những nhận xét, lí giải của Lan Khai có phần chủ quan và hơi quá nhƣng không phải là không có cơ sở khi ta lật dở những trang viết của Vũ Trọng Phụng với những trang nổi trội chất chủ nghĩa tự nhiên và những trang miêu tả những ẩn ức, uất ức, dục vọng của con ngƣời – một trong những trạng thái tâm lí- tâm trạng tiêu biểu của tiểu thuyết tâm lí. Hơn nữa, về bản chất, mỗi tác giả là một cá nhân cô đơn tột độ bởi sáng tạo nghệ thuật là công việc của cá nhân nên viết văn với Vũ Trọng Phụng cũng là một hình thức để nhà văn đƣợc giãi bày đối thoại, hƣớng ra bên ngoài.
Có lẽ số phận, tài năng và bệnh tật là những yếu tố góp phần cấu thành tạng văn của Vũ Trọng Phụng, đúng nhƣ Ngọc Giao nhận định: “Vũ Trọng Phụng được thiên bẩm một khả năng linh tưởng và tạo tác mạnh phi thường. Quanh năm, co ro, rên rỉ vì nghèo túng và bệnh tật trong bốn bức tường giăng màng nhện, vậy mà cây viết thần linh đó đã có sức vượt không gian, thời gian, để nhập điệu cái gì là thầm kín nhất, sâu lắng nhất, u minh nhất, gai lửa nhất của nhân loại và vũ trụ”[tr.81, 27].
CHƢƠNG 2
CÁC XU HƢỚNG TIẾP CẬN TÂM LÍ TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG
Tùy theo thời đại và nền văn hóa, văn học mà mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận, tiếp cận hiện thực và con ngƣời theo những hƣớng khác nhau. Hơn nữa, mọi ngƣời đều biết văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con ngƣời. Con ngƣời là đối tƣợng chủ yếu của văn học. Thông qua thế giới nhân vật của nhà văn, ta có thể nhận thấy rõ quan niệm về con ngƣời của nhà văn đó. Bởi vì quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là hình thức đặc thù thể hiện con ngƣời trong văn học. Đó là những nguyên tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con ngƣời trong văn học. Khảo sát các nhân vật trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy rõ các xu hƣớng khám phá con ngƣời của nhà văn bao gồm các xu hƣớng cơ bản sau: xu hƣớng tâm lí bản năng tự nhiên, xu hƣớng phân tâm học, xu hƣớng triết luận tâm lí.
2.1. Xu hƣớng tiếp cận tâm lí bản năng
2.1.1. Quan niệm về con người bản năng của Vũ Trọng Phụng
“Con người là một điều bí ẩn – Dostoievski viết – cần phải khám phá con người. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn vì muốn trở thành con người” [tr.321, 43]. Nhƣng nhà văn cũng không thể khám phá đƣợc “điều bí ẩn ấy” nếu không có đƣợc một quan niệm mới mẻ, độc đáo, sâu sắc về thế giới và con ngƣời, và tìm đƣợc những hình thức, phƣơng tiện, biện pháp thể hiện phù hợp. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, ấy là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngƣời vốn có của hình thức nghệ thuật, là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống bằng hình tƣợng, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật của văn học. Hay nói nhƣ André Gide, thực chất quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cách nhà văn trả lời những câu hỏi:
“Con người là gì? Nó từ đâu đến? Nó đang đi về đâu?” [tr.321, 43].
Trong văn học Việt Nam, đến Vũ Trọng Phụng thì quan niệm về con ngƣời của ông đã có một sự đổi mới rất căn bản – khác với văn học trung đại, thậm chí có những bƣớc tiến xa hơn so với quan niệm về con ngƣời của văn học hiện thực thời
kì đó. Vốn là một môn đệ của Freud nên những điều mà Freud khẳng định: “Lương tâm cũng như mọi quan hệ và tình cảm đạo đức đều liên đới và đối ứng với tình dục”, “Dục vọng đã làm xáo trộn biết bao tâm hồn và làm cho trí khôn ta quên khuấy đi biết bao những hoài niệm của bao nhiêu công việc”, những điều mà nhà phân tâm học nổi tiếng đã phát hiện, chẳng hạn, về mối xung đột giữa vô thức và ý thức của con ngƣời, về sự ám ảnh và xâm tràn của khoái lạc vào cõi ý thức để tự thỏa mãn, v.v...ít nhiều đã đƣợc Vũ Trọng Phụng tiếp thu, đều trở thành những yếu tố tạo nên quan niệm về con ngƣời của Vũ. Do vậy, Vũ Trọng Phụng không khám phá con ngƣời ở mặt bề ngoài, xuôi chiều, bất biến nhƣ trong văn học trung đại, cũng không xem con ngƣời là sản phẩm của hoàn cảnh, mổ xẻ con ngƣời trong sự tác động của hoàn cảnh …nhƣ trong văn học hiện thực cùng thời mà ông nhìn con ngƣời trong bản chất tự thân, vốn có của nó, trong cái “căn tính vốn có”, cái bản năng của loài ngƣời, ở cái tầng sâu nhất của nó. Và trong cái “căn tính vốn có”, cái bản năng của loài ngƣời ấy, ông nhìn ra các bản năng cơ bản là: bản năng tính dục, bản năng sinh tồn, các dạng bản năng khác nhƣ: bản năng vị kỉ, bản năng trả thù...
2.1.2. Con người bản năng tính dục
Đời sống tình dục là một trong những khía cạnh không quá lớn nhƣng cũng không phải là nhỏ trong một đời ngƣời. Trong một xã hội, đặc biệt nhƣ nƣớc ta khi mà đời sống tình dục chƣa đƣợc cởi mở thì rõ ràng việc xảy ra những ẩn ức do bị kìm nén là điều hiển nhiên.
Với cái nhìn, tƣ tƣởng bi quan sâu sắc về con ngƣời và cuộc đời, xem con ngƣời là nạn nhân tuyệt đối của hoàn cảnh, lại bắt gặp, tiếp thu có phần hơi đơn giản tƣ tƣởng trong phân tâm học của Freud, chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola nên trong nhiều tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng đã bị chi phối bởi tƣ tƣởng “chủ nghĩa định mệnh sinh lí”, ông có ý thức đi sâu khám phá những “chỗ hèn yếu nhất của con người” mà theo quan niệm của ông “căn tính dâm đãng” là chỗ hèn yếu nhất của nó. Với một quan niệm về con ngƣời và cuộc đời nhƣ thế nên Vũ Trọng Phụng là nhà văn tả chân đặc biệt sắc sảo trong việc phát hiện mặt trái của xã hội, những cái xấu, thói tật của con ngƣời. Một cái nhìn soi mói vào bản năng sinh lí của
con ngƣời, bị chi phối cái gọi là “quan điểm định mệnh sinh lí” coi cái đó là quyền của tạo hóa, cả đến nhân phẩm con ngƣời cũng không có nghĩa lí gì trƣớc đòi hỏi