Quan niệm về con người bản năng của Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 33 - 34)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.1.Quan niệm về con người bản năng của Vũ Trọng Phụng

Con người là một điều bí ẩn – Dostoievski viết – cần phải khám phá con người. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn vì muốn trở thành con người” [tr.321, 43]. Nhƣng nhà văn cũng không thể khám phá đƣợc “điều bí ẩn ấy” nếu không có đƣợc một quan niệm mới mẻ, độc đáo, sâu sắc về thế giới và con ngƣời, và tìm đƣợc những hình thức, phƣơng tiện, biện pháp thể hiện phù hợp. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, ấy là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngƣời vốn có của hình thức nghệ thuật, là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống bằng hình tƣợng, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật của văn học. Hay nói nhƣ André Gide, thực chất quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cách nhà văn trả lời những câu hỏi:

“Con người là gì? Nó từ đâu đến? Nó đang đi về đâu?” [tr.321, 43].

Trong văn học Việt Nam, đến Vũ Trọng Phụng thì quan niệm về con ngƣời của ông đã có một sự đổi mới rất căn bản – khác với văn học trung đại, thậm chí có những bƣớc tiến xa hơn so với quan niệm về con ngƣời của văn học hiện thực thời

kì đó. Vốn là một môn đệ của Freud nên những điều mà Freud khẳng định: “Lương tâm cũng như mọi quan hệ và tình cảm đạo đức đều liên đới và đối ứng với tình dục”, “Dục vọng đã làm xáo trộn biết bao tâm hồn và làm cho trí khôn ta quên khuấy đi biết bao những hoài niệm của bao nhiêu công việc”, những điều mà nhà phân tâm học nổi tiếng đã phát hiện, chẳng hạn, về mối xung đột giữa vô thức ý thức của con ngƣời, về sự ám ảnhxâm tràn của khoái lạc vào cõi ý thức để tự thỏa mãn, v.v...ít nhiều đã đƣợc Vũ Trọng Phụng tiếp thu, đều trở thành những yếu tố tạo nên quan niệm về con ngƣời của Vũ. Do vậy, Vũ Trọng Phụng không khám phá con ngƣời ở mặt bề ngoài, xuôi chiều, bất biến nhƣ trong văn học trung đại, cũng không xem con ngƣời là sản phẩm của hoàn cảnh, mổ xẻ con ngƣời trong sự tác động của hoàn cảnh …nhƣ trong văn học hiện thực cùng thời mà ông nhìn con ngƣời trong bản chất tự thân, vốn có của nó, trong cái “căn tính vốn có”, cái bản năng của loài ngƣời, ở cái tầng sâu nhất của nó. Và trong cái “căn tính vốn có”, cái bản năng của loài ngƣời ấy, ông nhìn ra các bản năng cơ bản là: bản năng tính dục, bản năng sinh tồn, các dạng bản năng khác nhƣ: bản năng vị kỉ, bản năng trả thù...

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 33 - 34)