Liêm – đặc trưng tâm lí “cái ghen đàn ông”

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 85 - 88)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Liêm – đặc trưng tâm lí “cái ghen đàn ông”

Lấy nhau vì tình trƣớc hết không phải là cuốn tiểu thuyết về sự ham mê tình dục, mà là viết về cái ghen. Cuốn tiểu thuyết dài 170 trang, chỉ có 20 trang viết về sự ham mê tình dục, nhƣng có đến hơn 100 trang viết về cái ghen, trong đó có đến 64 trang tập trung miêu tả tâm lí ghen của nhân vật Liêm. Lòng ghen đã biến Liêm thành “kẻ độc ác”, “kẻ bạc tình”, kẻ “đáng sỉ nhục biết bao”, đã khiến cho Quỳnh phải “thâm ghan tím ruột”, “đau đớn”, “nhục nhã”, “bàng hoàng”, “tâm thần rối loạn”, và cuối cùng, phải tìm đến cái chết mới mong chứng minh đƣợc lòng đoan chính.

Lòng ghen làm cho Liêm phải luôn “khổ sở vì đau đớn” vì nghĩ đến tƣơng lai, thấy mình sẽ chỉ là một ngƣời chồng “lúc nào cũng phải ở tư thế dự bị, đề phòng”, phải hoài nghi về đức hạnh của Quỳnh, cho rằng Quỳnh đã có thể ngủ với Liêm đƣợc thì Quỳnh cũng có thể “ngủ với thằng khác được lắm”, phải mất lòng tin ở con ngƣời, “nghĩ trùm lấp đến tất cả mọi hạng đàn bà”, cho rằng: “Người đàn bà nào cũng vậy, cũng có thể bắt đầu thì là như Quỳnh mà tiếp tục thì là như Khánh”. Từ khi Liêm và Quỳnh chƣa đến với nhau, Liêm đã ghen. Thấy Quỳnh cƣời nói với mấy ngƣời khách vào mua hàng, Liêm: “đã bất bình lắm! Quỳnh của chàng lại cười cợt với mấy thằng khốn nạn kia!” những cử chỉ ấy của Quỳnh làm cho Liêm “cau mày xỉ vả một câu: “Đồ khốn nạn! Đồ đĩ!” và “nổi giận”, “nghiến răng dậm mạnh

gót chân xuống đất”, “Chưa là chồng hẳn, Liêm cũng đã giữ được cái địa vị chúa tể, cố cái quyền sở hữu về người đàn bà ấy trong tay”. Sau khi đã chiếm đoạt đƣợc thân thể Quỳnh rồi, cái ghen “tăng lên đến cực độ”, khiến cho Liêm mất hết cả lí trí, trở nên “rối loạn hắc ám”, “tưởng chừng như có thể hóa điên”, “chẳng còn tự chủ được nữa”. Trong diễn biến tâm trạng của Liêm, cũng có khi xuất hiện ý thức, nhƣng ý thức chỉ thoáng qua yếu ớt, mờ nhạt, không đủ soi sáng bộ óc đã u mê, đã hóa mù và chƣa bao giờ đƣợc nhà văn xây dựng nhƣ một mặt của vô thức. Chiếm cử toàn bộ đời sống tâm lí nhân vật, là lòng ghen, với những ý nghĩ đen tối. Liêm “lúc nào cũng sôi nổi vì một mối ghen tiềm tàng, vô căn cứ”. Trong suốt 64 trang sách nhà văn dành để trực tiếp phơi bày cái ghen tiềm tang, vô căn cứ trong tâm hồn nhân vật, ý thức chỉ xuất hiện bốn lần, trong tổng số 23 câu văn, nhƣng đều ngẫu nhiên thoáng chốc, yếu ớt và do đó, rất dễ dàng bị dập tắt bởi vô thức: khi mới yêu Quỳnh, Liêm cũng đã “lần lần kiểm soát cuộc tình duyên của mình đã mấy tháng nay”, nhƣng “ích kỉ một cách vô tâm, chàng lại bỗng thốt ra một câu: Tại sao Quỳnh lại thay đổi?”, “Cái tiếng thay đổi vô tình đã len vào sự nghĩ nghợi của Liêm”, khiến cho “cái ghen tuông bóng gió của Liêm tăng lên đến cực độ”; khi kết tội Quỳnh “đã ăn nằm với một người đàn ông”, Liêm “đã nghĩ lại”, nhƣng, “ngay sau đó thì Liêm cũng đã nghĩ luônrằng: Nếu nó đã ngủ với mình được thì nó cũng ngủ với thằng khác được lắm”; khi nhân đƣợc lá thƣ của kẻ Vô danh, trong sự “rối loạn hắc ám” của Liêm đã “bỗng có một tia ánh sáng”, nhƣng, chỉ sau bốn câu hỏi mơ hồ, Liêm đã ghen, đến mức “không hãm được mấy giọt lệ, giữa lúc đi ngoài đường”, sau khi đã sỉ nhục Quỳnh, Liêm “cũng biết mình đã trót quá nóng”, nhƣng, “đáng lẽ tự oán trách mình, thì Liêm lại bị lòng tự ái xúi dục cho nghĩ khác hẳn” và “thốt nhiên, lỗi của Liêm bao nhiêu lại đổ cả vào đầu Quỳnh”.

Sau khi đã ngọt nhạt hỏi Quỳnh về bức thƣ, Liêm kết luận: “Gớm thật, nó lại còn cố tình đóng kịch với mình!” Liêm không ngần ngại khi qui kết cho Quỳnh là “đĩ”. Từ trƣớc đến nay, trong văn học Việt Nam tìm đâu thấy những trang miêu tả sự toan tính của một ngƣời đàn ông khi ghen “đáng sợ” đến thế

Cái ghen của Liêm không phải là cái ghen bình thƣờng với những hờn giận vu vơ, thoáng chốc mà là cái ghen nhƣ muốn xả hờn, rửa hờn, là cái ghen đến hủy diệt đối tƣợng. Những uất ức bởi lòng ghen, Liêm không giữ trong tâm trí mà biến nó thành hành động với dã tâm “mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng” nên Liêm lấy Quỳnh về để “hành hạ, xỉ vả để cho bõ cái đau bị lừa dối”, để Quỳnh phải “chịu mọi sự rửa hờn của Liêm”. Với cái dã tâm ấy nên ngay từ khi cƣới Quỳnh về, Liêm đã không bỏ lỡ một cơ hội nào để thỏa lòng ghen, để “rửa hờn” - kể cả là đêm tân hôn: “Chàng đã định gây sự ngay đêm tân hôn, song bữa ấy mệt quá, chàng đã ngủ lăn ra như một người đã có vợ hàng mấy năm”. Những đêm tiếp theo thì “Chàng đã làm chủ cái thân thể gái đương thì ấy một cách hằn học, với những sự mơn trớn phũ phàng, như là một người hạ thủ trong một sự rửa hờn, hay một tội ác”.

Lòng ghen của Liêm không chỉ giết chết tất cả những gì là thiêng liêng của tình vợ chồng mà nó còn biến Liêm trở thành một ngƣời chồng độc ác cả trong suy nghĩ lẫn hành động: đập phá đồ đạc, gây sự một cách vô lí, Liêm không tiếc lời xỉ vả Quỳnh bằng những lời thậm tệ nhất: “Đồ khốn nạn, đồ đĩ!”, “Cái tội lẳng lơ, có thể nay thằng này, mai thằng khác được, với ai cũng cười híp mắt lại, cũng liếc mắt đưa tình, một trăm thằng nhân tình cũng chưa chắc đã thỏa cái thần xác …Đồ khốn nạn là thế! Đồ đĩ là thế!...Tao vẫn sợ mày từ khi chưa lấy mày! Vậy mà tao cứ lấy mày, để hành hạ mày, để xỉ nhục mày, cho bõ cái tội lẳng lơ, hư hỏng của mày, cho bõ cái tội mày lừa dối tao…”. Trong lời nói của Liêm lúc này nó không còn là lời nói của ngƣời chồng nữa mà đó là lời của một kẻ thù với một kẻ thù, của một quan tòa với một bị cáo…

Không chỉ dùng những lời nói tàn nhẫn nhất để làm đau đớn Quỳnh mà tàn nhẫn hơn Liêm còn đang tâm đánh Quỳnh tuy mới cƣới chỉ đƣợc năm hôm: “Liêm chạy ngay đến, túm lấy cổ áo ngực vợ đẩy lẳng mạnh một cái, làm cho Quỳnh ngã ngửa xuống cái giường tây thấp, đầu tóc xổ rũ rượi…”

Đánh Quỳnh, xỉ vả Quỳnh, Liêm thấy vẫn chƣa đủ nên Liêm còn phải xúc phạm đến cả mẹ của Quỳnh nữa: “Tao cũng không thèm căm hờn gì mày! Có ai lại trách một con đĩ về tội nó là đĩ! Tất nhiên mày phải như thế, khi mày là con một người đàn bà như thế. Vì rằng bà Tham Bích mới là có tội. Góa chồng, rồi đi lấy

phăng ngay chồng! Ai giáo dục mày mà mày không hư hỏng, nhất là khi mày đã trông thấy một cái gương xấu như thế…”. Có lẽ ở đây, Liêm đã sử dụng hết cái vốn từ của nghề dạy học mà y đang làm ra để hả lòng ghen với Quỳnh. Xúc phạm mẹ của Quỳnh – Liêm kết tội Quỳnh là đĩ là do thiếu sự giáo dục, là do sự di truyền từ mẹ. Có lẽ với Quỳnh đây là một “đòn quyết định”, một cú nốc ao đối với Quỳnh nên cô đã quyết định tự vẫn.

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)