6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.3. Điểm nhìn bên trong và sự khám phá phức tạp, bí ẩn của con ngƣời
Điểm nhìn là một khái niệm đã đƣợc đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo M.H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of Literature terms),
điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện đƣợc kể đến - một hay nhiều phƣơng thức đƣợc thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả đƣợc giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hƣ cấu.
Theo lí thuyết tự sự học, có ba kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở ngƣời kể chuyện: Nhìn “từ đằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khingƣời kể chuyện có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả. Nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong), theo lí thuyết tự sự học, ngƣời kể chuyện mang điểm nhìn bên trong khi anh ta/chị ta là nhân vật ngay trong câu chuyện. Điểm nhìn bên trong thƣờng thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật. Nhìn “từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên
ngoài): Đây là điểm nhìn của ngƣời kể chuyện khi anh ta đứng ngoài, chỉ kể chuyện chứ không hiểu rõ tâm lí nhân vật. Đây cũng là điểm nhìn từ các nhân vật khác.
Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện đƣợc kể nhƣ thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn ai là ngƣời viết nên truyện kể ấy. Điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt ngƣời kể chuyện và tác giả. Ngƣời kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và ngƣời kể chuyện trở thành hai phƣơng diện không thể tách rời.
Điểm nhìn có mối liên hệ với ngôi kể chuyện, nếu ngôi kể chuyện quán xuyến ở vị trí thứ nhất điểm nhìn sẽ là một, còn ngôi kể chuyện ẩn chìm đi thì điểm nhìn là vô tận, còn ngôi kể đƣợc chia cho nhiều thì điểm nhìn sẽ là tƣơng ứng. Trong nghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên trƣợt điểm nhìn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tập trung vào điểm nhìn bên trong bởi đây đƣợc xem là một dạng thức trần thuật phổ biến của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng.
Điểm nhìn bên trong là một trong những phƣơng thức giúp nhà văn khám phá sự phức tạp, bí ẩn của con ngƣời. Tác dụng của độc thoại nội tâm là tạo niềm tin cho ngƣời đọc. Độc thoại nội tâm là lời thầm kín của nhân vật, làm cho ngƣời đọc nghĩ rằng những gì mình đọc là có thật. Nhờ độc thoại nội tâm, độc giả có thể tự mình đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật. Điểm nhìn bên trong đƣợc gắn chặt vào một nhân vật cụ thể, tức là điểm nhìn cá nhân, từ bên trong nhìn ra và mang màu sắc áp đặt. Điểm nhìn bên trong chứa trong nó toàn bộ hệ thống và lịch sử nội tâm nhân vật, nó nhìn sự vật, hiện tƣợng theo cách mà nó muốn chứ không theo cách bắt buộc mang tính khách quan, chỉ cái đã đƣợc suy nghĩ một cách sâu sắc và cái đã đƣợc tƣởng tƣợng với một xúc cảm ở họ, là có tác dụng, còn sự phù hợp của nó với thực tế bên ngoài chỉ là chuyện phụ. Những độc thoại nội tâm chính là những điểm nhìn vô thức. Thông qua độc thoại, ta thấy thế giới là thế giới cá nhân, khu biệt, bao phủ dấu ấn tinh thần của chủ thể. Hàng lọat những độc thoại nội tâm trong Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số
độc đắc thể hiện những điểm nhìn của vô thức. Đặc điểm của điểm nhìn này là bộc lộ tính chủ quan, những ẩn ức đã bị chìm khuất, bị trục xuất khỏi đời sống sẽ trỗi dậy.
Hoàng Thiếu Sơn đã nhận xét trong lời giới thiệu cuốn Làm đĩ rằng: “Ít có cuốn tiểu thuyết mà nội tâm nhân vật được phân tích nhiều và kĩ như thế trong văn học ta; ít có cuốn tiểu thuyết trong văn học ta mà chỉ một mình nhân vật tự kể lại đời mình trong một tập kí sự sinh động, chân thật và chân thành, làm người đọc khi sửng sốt, lúc lại phẫn nộ, lúc nào cũng cảm động, xót thương vô cùng” [tr.26, 35]. Tất cả những con ngƣời, sự việc đi qua cuộc đời Huyền đều đƣợc nhân vật nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm của mình. Qua đó, cuộc đời một con ngƣời hiện lên nhƣ một thƣớc phim quay chậm lên tục không hề nghừng nghỉ. Đặc biệt, qua các độc thoại nội tâm ta thấy nhân vật tự quan sát chính mình, coi mình nhƣ đối tƣợng và bộc lộ cái phần sâu kín nhất.
Đặc biệt, trong Làm đĩ với điểm nhìn bên trong tác giả đã tạo ra không khí đối thoại giữa nhân vật với độc giả, đƣa độc giả vào làm ngƣời trong cuộc tạo ra sự chân thực, sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện. Ngƣời đọc nhƣ đang trôi theo dòng tâm tƣởng của nhân vật, đang sống cùng nhân vật để “khi sửng sốt, lúc lại phẫn nộ, lúc nào cũng cảm động, xót thương vô cùng”. Những độc thoại nội tâm nhƣ chia cuộc sống của Huyền ra làm hai thái cực: một cô Huyền của cuộc sống bên ngoài chịu bao sự đè nén, những điều vô lí mà vẫn phải sống theo và một cô Huyền luôn khao khát sống khác đi, một cô Huyền sống theo sự kiểm duyệt của ý thức và một cô Huyền sống theo sự chi phối của bản năng. Chính điều đó tạo nên những mâu thuẫn nội tâm, sự giằng xé trong tâm hồn nhân vật. Do vậy, bằng cách để nhân vật tự kể lại cuộc đời của mình trong suốt một thiên tiểu thuyết là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, là sự sáng tạo mang tính đột phá so với các tiểu thuyết hiện thực trong phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Với Trúng số độc đắc, điểm nhìn bên trong đƣợ tác giả sử dụng lại giúp nhân vật bộc lộ một cách trực tiếp những quan điểm về cuộc sống, đôi khi là những quan niệm, triết lí về nhân tình thế thái, những nhận xét trực tiếp về cuộc sống chung quanh nhân vật. Điểm nhìn bên trong đó đƣợc thể hiện rõ nhất qua những độc thoại
nội tâm của Phúc, từng cung bậc cảm xúc của Phúc từ khi còn là anh kí kiết cho đến khi thành nhà tƣ bản, những dự định toan tính của Phúc trong mỗi giai đoạn cuộc đời đều hiện lên một cách đầy đủ, mang tính toàn vẹn, tổng thể của nó. Ngƣời đọc có thể lí giải vì sao Phúc lại có bao dự định tốt đẹp sẽ làm cho xã hội khi còn là anh kí kiết, vì sao trong những ngày ra ngồi ở vƣờn hoa Phúc lại có phần coi khinh sự giàu, vì sao Phúc lại có sự hằn học, trả thù với những ngƣời thân, vì sao Phúc lao vào kiếm tiền bằng nhiều thủ đoạn... Với những dòng độc thoại nội tâm của Phúc, với cách tạo dựng điểm nhìn bên trong của tác phẩm, tác giả nhƣ lập một một hành trình du lịch về tâm lí, tình cảm của con ngƣời mà chính nhân vật là hƣớng dẫn viên cho bạn đọc trong cuộc hành trình đó. Độc đáo nhất chính là những đọan văn pha giọng đan xen trong tác phẩm, ở đó có sự luân phiên điểm nhìn nhƣng điểm nhìn bên trong vẫn là điểm nhìn chủ đạo, lời văn bao gồm trong đó nhiều chủ thể phát ngôn, hàm chứa nhiều thông tin và rất sinh động.
Trong Lấy nhau vì tình – cuốn tiểu thuyết gồm 206 trang, điểm nhìn bên trong đƣợc tác giả sử dụng với mật độ dày đặc, chiếm ƣu thế hơn hẳn so với các điểm nhìn khác. Nếu nhƣ điểm nhìn bên trong đƣợc thể hiện rõ nhất qua độc thoại của nhân vật thì trong tác phẩm Quỳnh chỉ đối thoại 19 lần, nhƣng độc thoại đến 46 lần, Liêm cũng chỉ đối thoại19 lần, nhƣng độc thoại đến 102 lần. Tác phẩm có cả thảy hai mƣơi nhân vật thì không có nhân vật nào là không độc thoại. Cả những nhân vật phụ đến mức thậm chí có thể coi là thừa trong kết cấu tác phẩm – là nhân vật cậu Phúc và nhân vật nữ khán hộ - cũng đƣợc tác giả cho độc thoại. Khi tâm lí nhân vật ở vào giai đoạn diễn biến phức tạp nhất cần đƣợc thể hiện phong phú nhất, thì điểm nhìn bên trong đƣợc sử dụng tối đa nhất. Chƣơng 3, phần II miêu tả diễn biến cơn ghen của Liêm, đƣợc thể hiện bằng 165 câu văn thì có đến 161 câu dùng cho độc thoại, còn lại chỉ có 04 câu thể hiện đối thoại, nghĩa là độc thoại chiếm 98,8% dung lƣợng, cũng có nghia là điểm nhìn bên trong chiếm 98% so với các điểm nhìn khác. Việc dùng điểm nhìn bên trong là điểm nhin chủ yếu đã diễn tả thật đắc địa tâm lí của của nhân vật với các dạng thức tâm lí rất phức tạp của kẻ ghen nhƣ: tâm lí nghi nghờ, tâm lí cật
vấn, tâm lí tức giận, uất ức, oán trách ...điều đó đã góp phần tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của nhân vật nói riêng và tiểu thuyết nói chung.