Hệ lời ngôn ngữ nhân vật – ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 106 - 118)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.4.3. Hệ lời ngôn ngữ nhân vật – ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu

tâm lí Vũ Trọng Phụng

Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó. Độc thoại nội tâm, là tiếng nói của một nhân vật nào đó, đƣa chúng ta theo con đƣờng trực tiếp đi thẳng vào đời sống nội tâm của nhân vật này, không cần tới sự can thiệp giải thích của tác giả. Có thể nói nó là thứ diễn ngôn không cần ngƣời nghe và là một diễn ngôn không phát ra thành lời. Độc thoại nội tâm thƣờng phát ra những suy nghĩ sâu kín

nhất, gần gũi với vô thức. Về tinh thần của độc thoại nội tâm, thì nó là một diễn ngôn đi trƣớc bất cứ một sự tổ chức logic nào, để tạo ra suy nghĩ trong trạng thái nguyên sơ và cứ thế nó đi ra khỏi trí óc.

Tác dụng của độc thoại nội tâm là tạo niềm tin cho ngƣời đọc. Độc thoại nội tâm là lời thầm kín của nhân vật, làm cho ngƣời đọc nghĩ rằng những gì mình đọc là có thật. Nhờ độc thoại nội tâm, độc giả có thể tự mình đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật.

Cũng nhƣ nhiều tiểu thuyết tâm lí khác, ngôn ngữ độc thoại trong Lấy nhau vì tình chiếm ƣu thế hơn hẳn ngôn ngữ đối thoại. Quỳnh chỉ đối thoại 19 lần, nhƣng độc thoại đến 46 lần, Liêm cũng chỉ đối thoại19 lần, nhƣng độc thoại đến 102 lần. Tác phẩm có cả thảy hai mƣơi nhân vật thì không có nhân vật nào là không độc thoại. Cả những nhân vật phụ đến mức thậm chí có thể coi là thừa trong kết cấu tác phẩm – là nhân vật cậu Phúc và nhân vật nữ khán hộ - cũng đƣợc tác giả cho độc thoại. Khi tâm lí nhân vật ở vào giai đoạn diễn biến phức tạp nhất cần đƣợc thể hiện phong phú nhất, thì độc thoại đƣợc sử dụng tối đa nhất. Chƣơng 3, phần II miêu tả diễn biến cơn ghen của Liêm, đƣợc thể hiện bằng 165 câu văn thì có đến 161 câu dùng cho độc thoại, còn lại chỉ có 04 câu thể hiện đối thoại, nghĩa là độc thoại chiếm 98,8% dung lƣợng.

Độc thoại nội tâm thuần túy trong Lấy nhau vì tình chủ yếu đƣợc thể hiện bằng những dấu hiệu báo trƣớc, nhƣ: lầm bầm, lẩm bẩm, nảy ra trong óc, bỗng thốt ra,

muốn kêu lên, ...Đó là những ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời xuất hiện một cách tự nhiên, bản năng, hoặc do tác động trực tiếp, lập tức của ngoại cảnh, hoặc là sản phẩm của các dồn nén vô thức. Lời độc thoại nội tâm thuần túy mang nội dung tâm lí ý thức đƣợc thể hiện bằng những dấu hiệu báo trƣớc nhƣ: tự nhủ, tự hỏi, tự dặn mình, bụng bảo dạ, nghĩ, nghĩ thầm,...xuất hiện không nhiều và chỉ đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng tiện để thể hiện tâm lí vô thức, vì nó hoặc là sự tỉnh ngộ của nhân vật sau một khoảng thời gian bị chìm trong vô thức, hoặc là kết quả của sự tác động có tính trực tiếp, lập tức của ngoại cảnh, hoặc chính là kết quả của vô thức. Ở

những độc thoại nội tâm thuần túy không có tín hiệu báo trƣớc, lời độc thoại nội tâm thuần túy là một dòng lời nói, một mạch suy nghĩ tuôn chảy tự nhiên, liên tục, không hề ngắt quãng, khó lòng phân biệt với lời độc thoại nửa trực tiếp. Đây là lời độc thoại diến tả trạng thái cảm xúc có cƣờng độ mạnh, những suy nghĩ thầm bên trong tự nó bật thành lời lúc nào mà nhân vật không tự ý thức được, không kiểm tra

đƣợc, cũng nhƣ không đánh giá đƣợc. Ví dụ: “Quỳnh ngừng đọc để hưởng cái thú vị của những câu văn mộc mạc ấy, thấy nó tự nhiên biết bao? Một cô gái quê mà có tài đến thế?Thôi đi! Chắc lại ông văn sĩ nào tinh quái đội lốt gái quê ấy chứ gì!”.

Chủ yếu ngôn ngữ độc thoại trong Lấy nhau vì tìnhđộc thoại bằng lời nửa trực tiếp. Trong cả tác phẩm, độc thoại thuần túy chỉ diễn ra 52 lần, nhƣng độc thoại bằng lời nửa trực tiếp diễn ra tới 96 lần, trong đó Liêm độc thoại 65 lần, Quỳnh độc thoại 31 lần. Cũng giống nhƣ đối thoạiđộc thoại thuần túy, do bị chi phối bởi mục đích thể hiện tâm lí vô thức của con ngƣời tự nhiên, bản năng, hình thức độc thoại này thƣờng đƣợc thể hiện nhƣ là sản phẩm của sự cảm nhận hiện thực có tính chất trực tiếp, lập tức của con ngƣời thông qua các cơ chế phỏng theo, bắt chƣớc, đồng nhất hóa, nhiễm cảm. Thủ pháp đƣợc sử dụng để thể hiện lời độc thoại này là: độc thoại bao giờ cũng đƣợc nảy sinh từ một tình huống trực tiếp đƣợc miêu tả nhƣ là nguyên cớ phát sinh độc thoại. Trong đoạn miêu tả tâm lí của Liêm khi chờ đợi ngƣời yêu ở chốn hẹn hò, lời độc thoại: “Thì ra Quỳnh cũng đã yêu vụng nhớ thầm chàng trong bao nhiêu lâu! Thế mà Liêm không biết đấy” là một lời độc thoại nửa trực tiếp, đƣợc cất lên trong Liêm “hạnh phúc cực điểm”, mà cái thƣ của Quỳnh là một tình huống trực tiếp, là nguyên cớ phát sinh độc thoại; hay, trong đoạn miêu tả tâm lí của Quỳnh lúc ở nhà cử Tân với Liêm lần thứ nhất, tình huống trực tiếp làm phát sinh lời độc thoại là Quỳnh bất ngờ bị Liêm dành cho những cử chỉ âu yếm thái quá: “Chưa chi một tay Liêm đã ôm lấy Quỳnh ngang lưng. Tay kia chàng nâng bàn tay người yêu lên, đặt vào đấy một cái hôn kính cẩn hơn là âu yếm”.

Độc thoại là phản ứng trực tiếplập tức của con ngƣời đối với hiện thực nên những trạng thái, quá trình tâm lí đƣợc thể hiện trong độc thoại thƣờng tương đồng

với hiện thực, đồng nhất một chiều với hiện thực, và quan hệ nhân – quả: hiện thực – tâm lí – hiện thực – tâm lí...cứ lặp đi lặp lại nhƣ một công thức. Các trạng thái, các quá trình tâm lí đƣợc thể hiện trong Lấy nhau vì tình do vậy, đều có tính chất

đường thẳng, nghĩa lầ diễn biến xuôi chiều, không mâu thuẫn, không đáu tranh nội tâm, nhân vật chỉ có “nghĩ đi” chứ không hề “nghĩ lại”. Cả tác phẩm chỉ có 05 lần tâm lí nhân vật diễn biến không thuận chiều: Liêm đang ghen tuông đến cực độ bỗng “nghĩ lại”; Liêm đang bị “cái ghen chất chứa trong tim gan từ mấy ngày” làm cho “chẳng còn tự chủ được nữa”, bỗng “nhƣ rất hối hận”; Liêm đang “yên tâm” cho là mình phải, là “chỉ giữ đúng bổn phận của một ngƣời chồng”, bỗng “băn khoăn” thấy “mình có lỗi”; Liêm đang “thật bất ngờ”, “hoài nghi” và “tức tối lắm” về việc Quỳnh tự tử, bỗng “được lương tâm đánh thức cho tỉnh ngộ”. Những biến đổi không thuận chiều này đƣợc gây nên bởi những lời nói, những suy nghĩ ngầm phát ra từ tâm lý tự ý thức, nhƣng chỉ giống nhƣ những đám bọt nƣớc bất chợt nổi lên và nhanh chóng tan biến, không đủ sức xoay chiều dòng chảy cuồn cuộn tuôn trào của cơn ghen bản năng vô thức. Bao trùm nội tâm nhân vật là vô thức. Ngay cả khi tâm lí nhân vật diễn biến đến mức độ cao nhất, những trạng thái tâm lí tự ý thức vẫn không đủ tạo thành một cuộc đấu tranh nội tâm. Chiếm cử nội tâm nhân vật vẫn là diễn biến xuôi chiều của tâm lí vô thức. Đó là khi Liêm nhận đƣợc lá thƣ của kẻ Vô Danh, chàng đã “tưởng chừng có thể hóa điên”, tâm hồn “khủng hoảng dữ dội”, và Quỳnh, khi nghe Liêm nói: “tao cứ lấy mày, để hành hạ mày, để xỉ nhục mày, cho bõ cái tội lẳng lơ, hư hỏng của mày, cho bõ cái tội mày lừa dối tao!”, nàng đã “bàng hoàng lắm, tâm thần rối loạn”. Nhƣng, sự “khủng hoảng dữ dội” ở Liêm, hay “tâm thần rối loạn” ở Quỳnh không đƣợc tự do bộc lộ thông qua những khúc mắc, căng thẳng, những chuệch choạc, dằn vặt, nhảy cóc, những buông lửng, lộn xộn, đứt quãng...Liêm đã “khủng hoảng dữ dội”, đến mức “không thể nào chịu nổi nữa! Chàng muốn giết quách ngay Quỳnh đi cho xong! Nếu không, không sống được!”. Không cần phải có bất cứ một trạng thái tâm lí nào là trung gian, tự ý thức đột ngột xuất hiện nối tiếp liền ngay sau đó: “trong sự rối loạn hắc ám của Liêm đến đây bỗng có một tia sáng. Biết đâu đó chẳng là thư Quỳnh định gửi cho Liêm trong một

lúc quá giận, mà cái dòng “để cho tôi yên tâm đi lấy người khácchỉ là lời hăm dọa mà thôi? Liêm phải hỏi cho rõ trắng đen mới được, nếu không, sợ sẽ bị ở cảnh hiểu lầm. Tức thì, chàng khoác áo, phăm phăm đi xuống”.

Nhƣ vậy, ngôn ngữ độc thoại đã diễn tả thật đắc địa tâm lí của của nhân vật với các dạng thức tâm lí rất phức tạp của kẻ ghen nhƣ: tâm lí nghi nghờ, tâm lí cật vấn, tâm lí tức giận, uất ức, oán trách ...điều đó đã góp phần tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của nhân vật nói riêng và tiểu thuyết nói chung.

Đọc Làm đĩ ta thấy có ba lớp ngôn ngữ khác nhau rõ rệt: ngôn ngữ bút chiến của nhà lý luận; ngôn ngữ bàn luận, giảng giải đạo đức của nhà hoạt động xã hội Vũ Trọng Phụng và ngôn ngữ của nhân vật chính. Theo chúng tôi, giá trị nghệ thuật của tác phẩm nằm ở lớp ngôn ngữ thứ ba. Đúng nhƣ Hoàng Thiếu Sơn đã nhận xét trong lời giới thiệu cuốn Làm đĩ rằng: “Ít có cuốn tiểu thuyết mà nội tâm nhân vật được phân tích nhiều và kĩ như thế trong văn học ta; ít có cuốn tiểu thuyết trong văn học ta mà chỉ một mình nhân vật tự kể lại đời mình trong một tập kí sự sinh động, chân thật và chân thành, làm người đọc khi sửng sốt, lúc lại phẫn nộ, lúc nào cũng cảm động, xót thương vô cùng” [tr.26, 35].

Sự dụng công của Vũ Trọng Phụng trong Trúng số độc đắc tập trung vào việc mô tả tâm lí nhân vật. Từ đầu đến cuối, tâm tƣ, suy nghĩ của nhân vật thƣờng xuyên đƣợc phơi bày một cách cụ thể; đƣợc soi chiếu từ nhiều nguồn sáng, đƣợc đặt dƣới nhiều góc độ quan sát khác nhau. Có thể khẳng định, thành công nhất của ông chính là sự trình bày và lí giải, phân tích tâm lí, nội tâm nhân vật. Tiêu biểu nhất là đọan nhân vật Phúc biết đƣợc mình trúng số độc đắc, tình huống mấu chốt của truyện. Tâm trạng của anh chàng Phúc trong cái thời khắc đột biến của số phận đƣợc Vũ Trọng Phụng trình bày bằng nhiều thủ pháp, tuy không có gì tân kỳ nhƣng rõ ràng là đắc địa. Thọat tiên, trƣớc cái tin trúng độc đắc toàn Đông Dƣơng với số tiền khổng lồ mƣời vạn, anh ta không thể hiểu điều gì đã xảy ra. Lúc này tác giả một mặt tập trung mô tả hành vi nhân vật, mặt khác triệt để khai thác các loại lời thoại. Sở dĩ nhƣ vậy vì đây chính là lúc mà “ngôn ngữ hành động” lại chứa đựng nhiều

thông tin nhất. Ngƣời đọc đƣợc cung cấp một lọat hành vi của nhân vật: “Anh vừa lẩm bẩm khẽ đọc những con số” (vì không thể tin); “anh lấy làm kinh ngạc”; “anh thấy như hoa mắt”; “tức thì anh đứng lên” (để kiểm tra lại); “Anh mở tủ, mở hộp, tìm vé số mãi mới thấy, chân tay run bắn lên” (vì hồi hộp); “Anh nhịn thở để mong trấn tĩnh cái linh hồn” (để kìm nén cảm xúc); “Anh nhìn trước nhìn sau”(sợ ngƣời khác thấy đƣợc bộ dạng của mình); “Anh xuống thang bằng những bước rụt rè, chắc chắn, tay nắm vào bao lơn rất chặt chẽ, chỉ sợ ngã chết” (vì bắt đầu thấy cần phải quý trọng tính mạng mình); “Anh lại ung dung lên gác, nằm khểnh cái đã” (vì tự đắc); “Anh ngồi lên, kiếm một mảnh giấy và cái bút chì” (để tính toán xem số tiền thế nào);“Anh thở dài thất vọng một cách thành thực” (vì cho rằng mƣời vạn cũng chƣa phải là ngƣời giàu nhất nƣớc); “Anh lại nằm dài ra, để tay lên trán nghĩ ngợi, lo sợ” (với câu hỏi mình có xứng đáng đƣợc hƣởng lộc trời không); cuối cùng, “anh cười nhạt kết luận” (cuộc đời chẳng ra làm sao!).

Cùng với hành vi, ngôn ngữ nhân vật trong đoạn này đƣợc sử dụng cực kỳ tinh tế, sinh động. Cái bi kịch của Phúc đƣợc hiển lộ qua những đoạn độc thoại nội tâm rất đa dạng. Ban đầu, khi diễn ra “cú sốc” trúng số, do không thể tin đƣợc, anh tự hỏi: “Có lẽ nào? Có lẽ nào lại thế được?”; anh nghi ngờ: “hay nhà báo đã in nhầm?”. Khi biết chắc trúng số, anh lại tính toán: ”Mười vạn! Mười vạn tức là một trăm nghìn... Một trăm nghìn đồng bạc! Thế đã là nhiều hay chưa? Số người có được món tiền ấy,ở nước ta độ là bao nhiêu, chắc là ít lắm?”. Khi nghĩ đến cảnh ngƣời trong gia đình sẽ xun xoe để chia sẻ bớt món tiền, anh chua chát: ”Lạ thật! Sao chưa chi ta đã hưởng ngay sự kính trọng của bố mẹ thế này?”. Lời độc thoại này chỉ hƣớng đến một phía, theo chiều “hướng nội” và nó có tác dụng phơi bày tâm trạng nhân vật.

Độc đáo nhất chính là những đọan văn pha giọng đan xen trong tác phẩm. Lời văn bao gồm trong đó nhiều chủ thể phát ngôn, hàm chứa nhiều thông tin và rất sinh động. Chẳng hạn, trƣớc cảnh ngƣời vợ không kịp thay đổi thái độ để kính trọng ngƣời chồng vừa trúng số (vì chị ta chƣa thể nào biết đƣợc sự kiện ghê gớm nhƣ vậy), Vũ Trọng Phụng viết: “Thế là anh tức khắc muốn chém chết ngay con vợ

lăng loàn, đồ khốn nạn, đồ vô giáo dục, đồ ngu có mắt cũng như mù ấy!...”. Hay đọan Phúc ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái: “Thế nào? Anh mà lại chưa rõ rằng chính vợ anh cũng vẫn nhờn anh, còn bố mẹ anh mà khinh bỉ anh, điều ấy đã cố nhiên? Anh mà lại chưa hiểu rằng anh ruột của anh, ông phán, xưa nay vẫn kính trọng anh gần bằng con chó? Anh mà lại dám tưởng rằng không ai khinh anh xưa nay?”. Những đọan vừa dẫn không hẳn mô tả, không ra kể, cũng không phải độc thoại. Nhân vật vừa mỉa mai, vừa cợt nhả, lại vừa đay nghiến, uất ức. Đối tƣợng hƣớng tới của phát ngôn là bản thân nhân vật Phúc (cố nhiên), mà cũng lại là “kẻ khác”, thậm chí là tất cả, là cuộc đời, là xã hội... Đấy cũng chính là nỗi niềm phẫn uất, sự rối bời của nhân vật Phúc.

Qua cách miêu tả này, ngƣời đọc có thể “quan sát”, “nhìn” thấy nhân vật trong một chuỗi hành vi liên tục. Do chỗ nhân vật họat động trong một bối cảnh rất hạn chế (về không - thời gian), nên mọi thứ đƣợc tác giả soi rọi rất kĩ, rất tập trung. Nhƣ vậy là ở góc độ này, tuy mô tả hành vi nhƣng tâm trạng nhân vật lại đƣợc phản chiếu một cách tài tình.

Trong tiến trình vận động của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Trúng số độc đắc là tác phẩm nằm ở chặng khởi đầu. Nếu tính từ những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách... tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bất quá cũng chỉ muộn hơn mƣơi lăm năm, ấy thế mà văn của ông đã vƣợt thoát hẳn đƣơng thời. Với Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ một khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo và tài năng thể hiện tâm lí nhân vật già dặn bậc thầy. Có thể xem Trúng số độc đắc chính là một trong số những thành công đầu tiên của lối tiểu thuyết phân tích tâm lí. Vũ Trọng Phụng đã làm một bƣớc đột phá quan trọng, đã cắm đƣợc một cột mốc đáng nhớ trong tiến trình vận động của thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

KẾT LUẬN

1. Tiểu thuyết tâm lí là sự đóng góp không nhỏ trong quá trình hiện đại hóa nói riêng và sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung. Nhờ tiểu thuyết tâm lí mà tiểu thuyết Việt Nam mang một diện mạo mới, đa dạng và giàu sức sống hơn.

2. Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng mang một diện mạo riêng, thể hiện sự

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 106 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)