Con người bản năng tính dục

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 34 - 41)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2.Con người bản năng tính dục

Đời sống tình dục là một trong những khía cạnh không quá lớn nhƣng cũng không phải là nhỏ trong một đời ngƣời. Trong một xã hội, đặc biệt nhƣ nƣớc ta khi mà đời sống tình dục chƣa đƣợc cởi mở thì rõ ràng việc xảy ra những ẩn ức do bị kìm nén là điều hiển nhiên.

Với cái nhìn, tƣ tƣởng bi quan sâu sắc về con ngƣời và cuộc đời, xem con ngƣời là nạn nhân tuyệt đối của hoàn cảnh, lại bắt gặp, tiếp thu có phần hơi đơn giản tƣ tƣởng trong phân tâm học của Freud, chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola nên trong nhiều tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng đã bị chi phối bởi tƣ tƣởng “chủ nghĩa định mệnh sinh lí”, ông có ý thức đi sâu khám phá những “chỗ hèn yếu nhất của con người” mà theo quan niệm của ông “căn tính dâm đãng” là chỗ hèn yếu nhất của nó. Với một quan niệm về con ngƣời và cuộc đời nhƣ thế nên Vũ Trọng Phụng là nhà văn tả chân đặc biệt sắc sảo trong việc phát hiện mặt trái của xã hội, những cái xấu, thói tật của con ngƣời. Một cái nhìn soi mói vào bản năng sinh lí của

con ngƣời, bị chi phối cái gọi là “quan điểm định mệnh sinh lí” coi cái đó là quyền của tạo hóa, cả đến nhân phẩm con ngƣời cũng không có nghĩa lí gì trƣớc đòi hỏi của bản năng tính dục. Cái nhìn đó thống nhất với ý thức tả chân táo bạo đến mức sỗ sàng, say mê phơi bày căn tính dâm đãng của con ngƣời vì ông cho rằng: “cái nhơ bẩn không khiêu dâm, khiêu dâm là sự nửa kín nửa hở” [tr.250, 35]. Bị chi phối bởi quan niệm niệm về con ngƣời bản năng tự nhiên nên Vũ Trọng Phụng đã không ngần ngại coi bản năng tính dục của nhân vật nhƣ một căn tính chung của loài ngƣời, bất kể họ thuộc tầng lớp, giai cấp nào, không phân biệt giới tính, tuổi tác.

Trong các tiểu thuyết tâm lí, ở một góc độ nào đó, Vũ Trọng Phụng nhìn những nhân vật của mình giống nhƣ những con vật - ngƣời nên bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân con ngƣời không đƣợc chú trọng thể hiện. Xu hƣớng này đƣợc thể hiện rõ qua cách nhìn nhận về con ngƣời trong nhiều tác phẩm của ông: “loài người là một lũ ăn cắp và hiếp dâm”, “đã là người thì ai cũng dâm”, “đã là đàn bà thì ai cũng hư hỏng ráo, cũng đáng khinh đáng ghét hết”, “Dù là con Giời con Phật thì cũng có thể dâm, có khi lại hơn mọi người”, “cái dâm thuộc quyền sinh lí học chứ luân lí học không kiềm chế nổi nó. Tình dục cũng cần cho xác thịt như sự ăn uống …”, “ Sự đói ăn khát uống là ở bộ máy tiêu hóa thì ái tình ở sinh thực khí”, “ Sự giao cấu là mục đích cuối cùng của ái tình” [79,10]… Những khái quát triết lí này thâm nhập sâu vào thế giới nhân vật của ông, từ Nghị Hách, Long, Mịch trong “Giông tố”, Phó Đoan, Xuân tóc đỏ, Phƣớc “Em chã” trong “Số đỏ”, đến Liêm trong “Lấy nhau vì tình”, Lƣu, Kim, Tân, Huyền trong Làm đĩ

Không phải ngẫu nhiên, trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, từ tiểu thuyết hiện thực đến tiểu thuyết tâm lí các nhân vật, hầu hết, đều mang dục tính mạnh mẽ, họ chứa chất những khao khát, có lúc biểu đạt ra ngoài một cách mãnh liệt, cũng có lúc nó bị kìm nén và hiện ra dƣới hình thức khác một cách gián tiếp. Bị vây bủa trong tham sân si, trong tiền tài, danh vọng, sắc dục, hƣởng thụ vật chất và trong cả hận thù, con ngƣời trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng trở thành những kẻ luôn mang nhiều ẩn ức. Cả một thế giới những điều ham muốn, cả một thế giới của hận thù, của tham lam, của mê đắm, cuồng loạn hiện ra, từ Dứt tình

cho tới Làm đĩ, rồi Lấy nhau vì tình Trúng số độc đắc. Cái dục tính bản năng thúc đẩy họ, những con ngƣời “háu đói”, những kẻ luôn trong trạng thái “ngày cũng như đêm mơ màng về sự ám thị của tình dục” kể cả về tinh thần lẫn hành động. Có thể nói rằng nhân vật của Vũ Trọng Phụng là những cá nhân lặn ngụp trong một biển tham lam: kẻ tham lam áp chế, kẻ thèm khát tình yêu, kẻ ham mê tình dục, kẻ quay cuồng trong vòng quay của đồng tiền... và hiển nhiên họ trở thành những kẻ nổi trôi trong cả một thế giới đầy những ẩn ức.

Trong Số đỏ, con ngƣời bản năng tính dục đã không chỉ khiến thằng Xuân bị đánh một trận và bị đuổi ra khỏi nhà, vì đã “khoét một chỗ phên nứa để nhìn” lúc bác nó tắm, bị đuổi khỏi chân nhặt bóng ở sân quần vì “bị bắt quả tang nhìn trộm một cô đầm lúc cô này thay váy”, bị thiên hạ “đồn đại”, “bàn tán huyên thiên” vì đã “làm hại cả một đời danh tiết” của bà Phó Đoan, v.v...Còn bản năng tính dục của bà Phó Đoan đã làm cho ông Phó Đoan phải chết trẻ vì “yêu vợ quá sức”; ông Phán phải “trốn xuống suối vàng” vì “kiệt lực, cạn sức” để “rập tất cả” những “ngọn lửa tình” của vợ; bà Phó Đoan “tuy già nhưng còn hư hơn các thiếu nữ ngây thơ”, “chỉ có hiếp chồngchứ chẳng được chồng hiếp cho lần nào”, đã hai đời chồng mà vẫn còn “khủng hoảng tình dục” v.v...Thật đúng là những chứng nhân cho cái chân lí muôn đời mà đốc tờ Trực Ngôn đã nói trong tác phẩm: “Loài người chỉ lôi thôi vì một cái dâm mà thôi”.

Trong Giông tố, Mịch là cô gái quê ngây thơ, trong trắng, là con nhà tử tế, bị Nghị Hách làm cho “từ con gái mà trở nên đàn bà, trên chiếc xe hơi”. Nhớ lại “Cái lúc ấy”, Mịch thấy “thật là gớm giếc, thật là bẩn thỉu, thật là đau đớn”. Nhƣng bản năng tính dục lại khiến cho Mịch “trong cơn đau đớn không phải là không có một thứ khoái lạc trong xác thịt nó làm cho đỡ thấy đau”, và “con vật đã nổi dậy trong lòng cô gái quê mập mạp, trẻ trung, đương thì” đã khiến Mịch “nhớ lại lúc ấy một cách say sưa như người háu đói”, đã khiến cho Mịch “phải tưởng tượng ra nhưng cảnh dâm dục ghê gớm, hưởng với mọi kẻ qua đường”, phải “ôm gối chăn nghĩ đến Long” và “ao ước” đƣợc cùng Long “vào cuộc chung chăn gối, tha hồ mà nõn nường âu yếm cho đến mê đến mệt, đến mất ký trí, đến bay linh

hồn, đến chán chê, lăn lóc”. Và Long, ngƣời “hiểu đời và khinh đời”, có học thức, có lòng tự trọng, rất tự hào “là người có một tâm hồn vững”, từng biết “cự tuyệt sự giàu có, không vì những cái bả vật chất mà sa ngã”, nhƣng cũng “không ngăn nổi dục tình” nên cũng “đã hóa ra người ích kỉ, khốn nạn”, “đi thông dâm với vợ người”, “loạn luân lần thứ nhì, vào buổi tối tân hôn” với em gái mình.

Trong Lấy nhau vì tình, sự ham mê tình dục ở Liêm đƣợc nhà văn mô tả “ngày cũng như đêm mơ màng về sự ám thị của tình dục” và gọi đó là “cái động lực của thiên nhiên”, “cái tính chất cổ truyền, cái tính chất của cái giống đực dã man, từ đời thượng cổ đến nay vẫn là bất di bất dịch giữa mọi sự biến hóa của y phục, ngôn ngữ, lễ giáo, văn minh”. Liêm luôn ở trong tình trạng “Không thể kìm được sự rạo rực của xác thịt”, “Bị dục tình xô đẩy”, luôn phải sống trong “sự khiêu khích đến một cái tò mò không được thỏa mãn”. Vừa mới gặp một ngƣời đàn bà mặc bộ quần áo chẽn và mỏng, ngay lập tức, “Liêm đã thấy một mối xúc cảm mạnh nó chạy qua thân thể”, và rơi vào trạng thái “tê mê thần trí”; “cả ngũ quan hầu như ngây ngất vì đắm say”. Đứng trƣớc Khánh, một “gái giang hồ mới tập sự” còn ngây thơ, bỡ ngỡ, Liêm “bỗng thấy quả tim mình thổn thức vì một mối thương có những căn nguyên xa xôi về đời người đàn bà nó bất trắc như một hạt mưa, về cái nhan sắc nó mỏng mảnh như một sợi tơ, sợi tóc”. Nhƣng vừa mới chỉ cảm thƣơng đƣợc trong giây lát, Liêm đã bị thôi thúc bởi “cái tò mò xưa kia vì đàn bà lại nổi tưng bừng lên trong thâm tâm” và ngay lập tức, “đã cư xử y như một kẻ thạo đời”, “Không còn tự chủ được nữa” và “Không thể kìm được sự rạo rực của xác thịt”. Sau đó, Liêm lại chiếm đoạt Quỳnh, mặc dù không phải Liêm không biết nhƣ thế là đã “làm một việc càn dỡ”. Với ý nghĩ rằng “Nếu nó đã ngủ với mình được, thì nó cũng ngủ với thằng khác được lắm”, Liêm đã gây nên trong tâm hồn Quỳnh một “cơn đau đớn ghê gớm” vì sự ghen giận vu vơ. Hối hận và đau khổ, chàng đã quỳ xuống để xin Quỳnh tha thứ. Nhƣng “chưa chi xác thịt đã muốn đòi cái quyền của nó”, Liêm lại muốn chiếm đoạt thân thể Quỳnh “một lần nữa”. “Bị mù vì quá ghen”, Liêm đã có dã tâm lấy Quỳnh để “hành hạ, xỉ vả”, để “rửa hờn” cho “bõ cái đau bị lừa dối”, nhƣng sự ham mê tình dục đã khiến Liêm “quên cả vũ trụ”, “mất cả cương quyết”, lại “đâm đầu

vào” một cách nồng nàn và vô liêm sỉ. Từ một “cậu bé ngây thơ”, một ngƣời đứng đắn, Liêm đã bị bản năng tình dục làm cho trở thành “một kẻ thô tục đáng khinh hết sức”. Nhân vật nói: “Thì ra…trăm điều ngang ngửa chẳng ra gì, chẳng qua chỉ tại vấn đề xác thịt”. Tác giả cũng nói: “Cái động lực của thiên nhiên vẫn là mạnh hơn tất cả mọi sự kiềm chế”; “Tiếng gọi của xác thịt vẫn là mạnh hơn cả lòng ghen”.

Trong Làm đĩ, Huyền cũng luôn sẵn có một bản năng tính dục và luôn bị cơn sóng của ham mê tình dục cuốn đi. Lên 8 tuổi, Huyền đã tò mò: làm thế nào để có con, có con bằng cách nào. Lên 9 tuổi, Huyền đã chơi trò vợ chồng với thằng Ngôn. Lên 13 tuổi, “sự phát triển âm thầm và đầy đủ của những cơ quan tỷ mỉ trong bộ phận sinh thực làm cho xác thịt của em rạo rực lên, nhiều khi tưởng mình không còn tự chủ lấy mình được nữa”, và Huyền đã phải “bắt đầu chiến đấu mỗi ngày một gắt gao với tình dục”, “Bất cứ lúc nào, hễ tay không phải làm, hễ óc được nhàn rỗi, là phải nghĩ đến dục tình, dở là lại có những ý dâm. Bề trong và ban đêm thì như thế; nhưng ban ngày, lúc đi học, em ăn vận rõ nghiêm trang, đi đứng rõ chững chạc, không nhìn ngang liếc dọc, cố giữ vẻ mặt thùy mị và ngây thơ”. Năm 15, 16 tuổi, “cái xác thịt của em như không còn chịu nổi sự khuyên bảo của linh hồn nữa”, và “em vẫn bị cái tiếng gọi của xác thịt nó giày vò, nó kích thích”, Huyền đã phải thủ dâm, và cuối cùng, đã thông dâm. Vừa nhìn thấy Tân là: “một chàng nam tử có nước da hồng hào tỏ cái phương cương ghê gớm của khí huyết, cái mũi dọc dừa, hai hàm răng ngà ngọc, ngực nở, vai rộng, ...” thì Huyền đã thấy “có những giá trị tinh thần, mà nếu không được đụng chạm thân mật thì em không khám phá được ra”. Và: “Đêm hôm ấy, nằm trong sự ôm ấp của chồng, em đã không sao xua đuổi được sự mơ màng, ao ước, và tưởn tượng rằng đó là em nằm trong cánh tay Tân”. Biết trƣớc Tân sẽ đến nhà chơi khi chồng mình đi vắng, Huyền đã chủ động, khéo léo “trình diễn” cho Tân xem một màn khiêu dâm: “Buổi chiều hôm ấy, Tân đến đón thật, và đã trúng kế của em, nghĩa là bước vào nhà giữa lúc nước da trắng nõn của em ẩn hiện trong làn nhiễu mỏng của cái áo cánh có đường hằn của cooc-xê, và cái quần trong... Tân đã sửng sốt ngơ ngác như bất cứ người đàn ông nào cũng đã phải lúng túng như thế”. Sau khi “trình

diễn” xong, Huyền đã: “Ngồi lại một mình em sung sướng. Em đã làm cho một người phải ham muốn em, ngây ngất trong ba phút bằng cách khiêu dâm ...” nên dù đã lấy chồng nhƣng Huyền vẫn cùng Tân có những cuộc mây mƣa bất chấp hậu quả để rồi cuối cùng bị chồng phát hiện và bị đối xử một cách tàn tệ. Huyền quyết tâm tìm Tân để trả thù nhƣng không tìm đƣợc Tân, tiền hết, cùng đƣờng, Huyền lại sa vào con đƣờng làm đĩ. Nhƣ vậy, ở Huyền bản năng tính dục hầu nhƣ đã chi phối suốt cuộc đời cô.

Sự ham mê tình dục cũng đƣợc thể hiện khá rõ qua Kim – chồng Huyền. Ngay từ khi chƣa cƣới Huyền, y đã chơi bời trác táng đến nỗi bị mắc bệnh giang mai. Sau khi cƣới, vì mắc bệnh nên y phải kiêng nhƣng không đêm nào Kim lại không mân mê Huyền bằng những trò “nửa đời nửa đoạn” làm cho Huyền bị khiêu khích dữ dội. Cuối cùng, để thỏa mãn cơn dục tình của mình, Kim vẫn tìm cách “hiếp dâm” vợ mặc cho vợ có bị lây bệnh hay không: “Thế là một đêm kia, khi em đương ngủ mê man thì em thức dậy, mặc dù chưa tỉnh táo hẳn. Dưới cơn hăng tiết phũ phàng của chồng, em đã phải nằm yên như một thứ đồ chơi, mãi cho đến khi chồng em buông tha em, em mới chợt thấy rằng đó là một vụ hiếp dâm hẳn hoi! Mà sau sự khoái lạc thì sẽ là cái gì, nếu không là sự lây bệnh!”.

Bản năng tính dục ở Phúc trong Trúng số độc đắc tuy không nổi trội nhƣ Liêm trong Lấy nhau vì tình, Huyền trong Làm đĩ nhƣng qua trong những toan tính của Phúc để có đƣợc cô Bích số 1, rồi cô Bích số 2, những lần Phúc cùng những ngƣời bạn của mình là Tấn và Hựu đi hát và làm những việc mà “loài người ai cũng thích, nhưng mà ai cũng cho là đểu” là “ôm trầm lấy bọn gái để làm những trò đẹp mắt riêng cho mình và bẩn mắt người khác” chúng ta cũng thấy đƣợc phần nào bản năng tính dục của những con ngƣời này.

Trong Dứt tình, trừ Huỳnh Đức ra các nhân vật còn lại nhƣ Tiết Hằng, Việt Anh, Đào Quân đều chạy theo đều chạy theo tiếng gọi của dục tình: Tiết Hằng là ngƣời đàn bà tuy đã có chồng nhƣng ngày đêm vẫn mơ tƣởng đến Việt Anh, còn Việt Anh vì mong muốn có đƣợc Hằng đã để mặc cho bạn của mình là Đào Quân chết đuối, Đào Quân thì “cứ mỗi tuần lễ lại phải thay một người nhân tình, y như mình thay áo sơ mi”

Nhƣ vậy, trong cái nhìn về con ngƣời của Vũ Trọng Phụng thì bản năng tính dục là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đời sống tâm lí, hành động của con ngƣời. Trong đời sống của các nhân vật nói trên của Vũ Trọng Phụng, những thuộc tính bản năng tuy bị che đậy hay bị khống chế bởi những cƣỡng chế xã hội và văn hóa, nhƣng không bị hủy diệt và trong những hoàn cảnh nhất định, bao giờ cũng tất yếu đƣợc bộc lộ ra. Nó chính là những yếu tố chi phối con ngƣời một cách không ngờ nhất, nhƣng cũng mạnh mẽ nhất. Nếu nhƣ trong những tiểu thuyết hiện thực, hoàn cảnh bên ngoài đƣợc xem là yếu tố nổi trội chi phối sự “thay đổi một cách đáng sợ” của con ngƣời, thì trong các tiểu thuyết tâm lý, hoàn cảnh chỉ là tác động bên ngoài, tác động của những thuộc tính bản năng mới là sự tác động bên trong. Hoàn cảnh bên ngoài nhiều khi chỉ là yếu tố kích thích, làm khơi dậy và bộc lộ bản năng vốn có bên trong. Bản năng vốn có bên trong mới là yếu tố quyết định, mới là ngọn lửa âm thầm nhƣng dữ dội, chỉ chờ một cơn gió nhẹ của hoàn cảnh là bùng lên thiêu đốt con ngƣời.

Chọn hƣớng tiếp cận và khai thác con ngƣời theo hƣớng bản năng tính dục, Vũ Trọng Phụng đã mở ra một lối đi riêng, lối đi ấy đã khám phá ra những vùng đất trƣớc đây nhiều ngƣời đã trông thấy nhƣng chƣa dám bƣớc vào. Với những khám phá của

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 34 - 41)