Hệ lời ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 102 - 106)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.4.2. Hệ lời ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã đƣu ra nhận xét thật xác đáng: “Tác giả văn học, tác phẩm văn học bao giờ cũng là cái cá thể (individu) rất riêng. Nghiên cứu văn học chung quy lại là đưa ra những ý kiến riêng về những cá thể rất riêng” [tr.161, 28]. Đối với Vũ Trọng Phụng, cái cá thể càng bộc lộ rõ vì ông không những là nhà văn có tài mà còn có cá tính nữa – không chịu lặp lại bất cứ ai.

Chỉ riêng với việc sử dụng đậm đặc các thành ngữ của Vũ Trọng Phụng cũng là dấu hiệu khá đặc biệt. Có thể nói trƣớc đây, hiện nay chƣa một nhà văn nào sử dụng nhiều, thành thục, điêu luyện về thành ngữ nhƣ thế. Trong 1723 trang của 7 cuốn tiểu thuyết, có đến 775 lƣợt Vũ Trọng Phụng sử dụng thành ngữ, trong đó có đến 702 thành ngữ khác nhau (có thành ngữ sử dụng nhiều lần) tức gần bằng số mục từ trong “Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc”, bằng 1/10 số thành ngữ, tục ngữ có trong “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”. Thành ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất trong Trúng số độc đắc (230 lần).

Chỉ một đoạn văn ngắn sau đã có đến 9 thành ngữ:

“…Khi đắc thế thì đất nặn nên bụt nghe hơi khá thì xăm xăm chen gót tới, đến ngỡ đàn ruồi?

Nhỡ sa cơ thì rồng cũng như giun, xem chiếu hèn thì thênh thênh vẫy tay ra,

nhạt như nước ốc!

Chẳng biết ăn cây nào rào cây ấy, thấy bở thì đào.

Khó gữa chợ nào ai thèm hỏi? Chẳng mua thù bán giận cũng thờ ơ…giàu trên non lắm kẻ đi tìm, không ép dấu nài thương mà sạo sục…” [tr.320, 39].

Thành ngữ vốn mang tính dân gian, là tổ hợp từ ổn định, là kiểu rút gọn từ đến tối giản nhƣng lại chứa đựng nhiều nội dung sâu sắc, vì thế câu văn Vũ Trọng Phụng không những bóng bẩy, giàu hình ảnh, mà còn rất gần gũi quen thuộc, dung chứa nhiều tầng bậc ngữ nghĩa.

Vũ Trọng Phụng mất khi mới 27 tuổi đời, vậy mà ông lại có thể biết và sử dụng thành thạo nhiều thành ngữ đến thế cho thấy ông là ngƣời rất yêu mến và có ý thức trong việc gìn giữ và phát huy thế mạnh của ngôn ngữ dân tộc. Chính điều ấy đã góp phần mang lại những giá trị, nét độc đáo và sức hấp dẫn cho những trang văn của ông.

Hệ lời ngôn ngữ dân gian không chỉ thể hiện ở việc Vũ Trọng Phụng sử dụng các thành ngữ với mật độ dày đặc mà còn thể hiện ở ngôn ngữ mỉa mai, hài hƣớc một trong những đặc trƣng của ngôn ngữ dân gian. Trong Trúng số độc đắc, khi Phúc đang say sƣa triết lí nhƣ Alfred de Vigny rằng: “chỉ có sự im lặng là đáng kể mà thôi” thì chị vợ vô học nhƣng thiết thực bẻ luôn: “không phải chỉ có sự im lặng là đáng kể, nhưng sự đi làm mới đáng kể”. Thấy chồng cho bác Phu lục lộ tiền vì mới trúng số thì chị vợ nghĩ ngay: “Hay là em gái thằng này là con hàng mía, là con hàng bưởi, là con vú đầm…hở Chúa Giê Su”. Phúc toan khen bác Lục lộ xem tƣớng giỏi lại thôi ngay, vì rất sợ nhƣ thế là xui bác ta bỏ nghề quét vƣờn “mà nhẩy lên làm thầy bói tân thời không thông manh thì xã hội sẽ nguy to, thì điều thiện của anh trở nên ác mất”.

Bình luận việc làm của con ngƣời, lắm khi Vũ Trọng Phụng nói ngƣợc lại sự thật một cách rất buồn cƣời mà tự nhiên nhƣ không: ông phán già mặc cả xe kéo thì “theo lối các cụ thượng lưu nhân vật, nhất định không chịu thua phu xe một đồng xu”. Thấy ông phán không dám lấy dăm hào giúp ngƣời anh họ nghèo khổ phải chờ hỏi vợ đã, thì Phúc “rất lấy làm phục cho cái tinh thần nữ quyền ở gia đình”. Bà vợ thì “vẫn biết cái quyền của vị hiền phụ chính danh là không bao giờ để chồng cãi lại bất cứ điều gì”. Nhắc lại việc anh mình coi khinh mình gần nhƣ

con chó, Phúc bình luận là anh muốn cho mình trở nên tốt “và đó là chính sách của Dương Lễ đối với Lưu Bình vậy!”. Thật là mỉa mai! Lắm khi Vũ Trọng Phụng chỉ dùng một chữ mà sự thật bật ra ghê gớm vô cùng: Ông Phán già sợ con quá, ấy là “sợ mất hiếu với con”.

Thần tình nữa là cách ví von của Vũ Trọng Phụng. Thƣờng là những ẩn dụ mà tác giả ghép lại với nhau, hai việc ngó thì giống nhau nhƣng thật chẳng có gì đáng sánh với nhau cả, nhƣ cái váy của vợ bác Phu lục lộ thì “sù sì như tờ giấy giáp số bốn”. Phúc bằng lòng lấy vợ do bố mẹ xếp đặt thì nhƣ ngƣời ta đƣợc bằng lòng vì bố mẹ làm quà cho mình một xâu tôm he hay một cặp cá thu vậy. Vợ Phúc lăng lòan quá thì Phúc nghĩ rằng “Nếu Đức Thánh Khổng xưa kia phải bỏ vợ, ắt hẳn vì vợ ngài cũng giống vợ anh mà thôi”. Vợ Phúc mua đƣợc nhẫn kim cƣơng sƣớng quá chạy vội vào nhà khoe “Sầm sầm như Tây đoan đi khám rượu lậu, nói nhanh như cãi nhau”. Phúc thì biết tin số độc đắc “cả thân thể cứ run lên lật bật tựa hồ như anh vừa giết người vậy”. Bọn ác khẩu thì nói Phúc “ngồi trong ô tô mặt cứ vác mãi lên như có mấy chục cái chân sào đỡ dưới”. Có khi Vũ Trọng Phụng ghép với nhau những yếu tố so sánh thật bất ngờ gây tác dụng đả kích thật ghê gớm. Con chó Nhật “cứ cắn ngậu như một nhà báo vô ý dã tâm”. Nhƣng lắm khi lại để Phúc cứ ngọt nhƣ mía lùi, bảo mẹ và em “ít khi được cái may tiếp kiến các nhà báo…Nên để ý mà học lấy cái tài ăn nói của các nhà ngôn luận”.

Ngoài ra Vũ Trọng Phụng cũng hay đan lồng những bài ca dao vào các trang văn của mình. Khi mô tả tâm trạng của Quỳnh lúc mới yêu Liêm, chỉ trong 2 trang sách ông đã trích liên tục 4 bài ca dao:

I

Lá này gọi lá xoan đào Tương tư gọi nó thế nào hỡi anh!

Lá khoai em nghĩ lá sen,

Bóng giăng em nghĩ bóng đèn em khêu! II

Làm quen mà chả nên quen, Làm bạn mất bạn ai đền công cho?

Bây giờ tờ ấp lấy mo, Mo ấp lấy bẹ mà mo chả rời!

Bây giờ…tờ rã mo rơi,

III

Khăn thương nhớ ai? Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai? Khăn vắt lên vai? Khăn thương nhớ ai? Khăn chùi nước mắt? Đèn thương nhớ ai? Mà đèn không tắt? Mắt thương nhớ ai? Mắt ngủ không yên!

Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi chưa yên một bề.

IV

Một thương, hai nhớ, ba sầu,

Cơm ăn chẳng được, ăn trầu ngậm hơi, Thương chàng lắm lắm, chàng ơi!

Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than! [tr.30,31, 39].

Một phần của tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)