Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
307,35 KB
Nội dung
Luậnvăn Tiểu thuyếttâmlýxãhội của NamĐìnhNguyễnThếPhương MỤc lỤc Dẫn nhập Chương 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác củaNguyễnThếPhương 1.1 Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX 1.1.1 Kinh tế - Chính trị - Xãhội 1.1.2 Văn hóa - Giáo dục 1.1.3 Báo chí - Văn học 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác củaNguyễnThếPhương 1.2.1 Cuộc đời 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác Chương 2. Những nội dung chính trong tiểuthuyếtcủaNguyễnThếPhương 2.1 Tâm lý, xãhội 2.2 Trinh thám, võ hiệp Chương 3. Nghệ thuật trong tiểuthuyếtcủaNguyễnThếPhương 3.1 Kết cấu 3.1.1 Các loại kết cấu 3.1.2 Kết thúc tác phẩm 3.1.3 Điểm nhìn trần thuật của nhà văn 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1 Ngoại hình nhân vật 3.2.2 Nghệ thuật phân tích tâmlý nhân vật 3.3 Ngôn ngữ 3.3.1 Ngôn ngữ kể chuyện 3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 3.3.3 Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo [1] Tôn Thất Dụng, Sự hình thành và vận động củathể loại tiểuthuyếtvăn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1932, luận án tiến sĩ, ĐHSP TP.HCM, 1993, trang 96. [2] TiểuthuyếtNam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nguyễn Kim Anh chủ biên, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM trang 103. Bước sang đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống tư tưởng, tinh thần của đất nước trong khi những tư tưởng theo quan điểm Nho giáo vẫn còn thống trị. Sự đan xen giữa hai luồng tư tưởng mà dần dần ảnh hưởng từ phương Tây chiếm ưu thế, yếu tố của cái cũ đang dần bị phá vỡ nhưng yếu tố của cái mới chưa định hình rõ ràng, nửa ta nửa Tây, vừa cũ vừa mới đã đặt con người trong những sự lựa chọn khó khăn, bối rối về con đường đi, về các chuẩn mực đạo đức, tư tưởng. Thêm vào đó, chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đẩy nhanh sự xuất hiện của thành thị, phân hoá giai cấp trong xã hội, nên kinh tế từ nông nghiệp dân chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, đồng tiền có vai trò quan trọng trong đời sống của mõi con người…Sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khiến cho đời sống xãhội ngày càng phức tạp. Không đứng bên lề của cuộc sống, các nhà vănNam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX đã là người thư kí trung thành phản ánh lại hiện thực đời sống một cách sinh động trong tác phẩm của họ. Nhân vật và bối cảnh mà các nhà vănNam Bộ chú ý tái hiện ở thời kì này là những con người bình thường trong cuộc đời thường. Nhà văn đã đi sâu vào thế giới tâm hồn của con người với bao diễn biến tinh vi, phức tạp, có cao thượng, đẹp đẽ nhưng cũng không ít những xấu xa, đê tiện, mưu mô, thủ đoạn. Đồng thời, họ cũng dành sự quan tâm đặt biệt với những kiếp người đáng thương, đó là người phụ nữ, người thất nghiệp nghèo khó, những đứa trẻ lưu lạc Tác phẩm củaNguyễnThếPhương được xếp vào nhóm có nội dung thế sự vì nhà văn đã đặt ra trong tiểuthuyết những vấn đề về “nhân tình thế thái, về đạo lý trong cuộc đời” [1] . Đó là chuyện tình yêu nam nữ, những âm mưu, thủ đoạn ép duyên (Di hận ngàn thu, Bó hoa lài, Lửa phiền cháy gan), chia rẻ vợ chồng (Đất bằng sấm dậy), báo thù vì tình (Di hận ngàn thu), mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng (Lửa phiền cháy gan, Đất bằng sấm dậy, Di hận ngàn thu), cuộc đời của những đứa trẻ lưu lạc, không cha không mẹ (Bó hoa lài, Chén thuốc độc), tác động của đồng tiền, giết người cướp của( Mộng Hoa, Giọt lệ má hồng, Lửa phiền cháy gan)… Trong Bó hoa lài, tác giả xây dựng những nhân vật đầy thủ đoạn, nham hiểm như Lê Tứ Hải, Trần Phong nhưng đồng thời cũng có những người nghĩa khí, hào hiệp như Lê Tứ Hải, Nhiêu Tôn. Mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân vật xoay quanh chuyện tình yêu nam nữ, thủ đoạn ép buộc tình duyên, giết người, tống tiền, hành hiệp trượng nghĩa, người ngay mắc nạn, kẻ gian đắc thắng làm cho câu chuyện có một sức hấp dẫn đặc biệt vì nó phần nào tái hiện lại bộ mặt của cuộc sống hiện thực, mối quan hệ giữa con người với con người một cách sinh động. Nhân vật Lê Tứ Hải được miêu tả là một con người “rất nham hiểm, thấy việc bất bình mà không nói ra lại muốn hại thầm. Thật con người độc địa dường nào? Dò sông dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người. Ay cũng vì tình mà Lê Tứ Hải quyết hại LýVânĐình cho đã nư giận, đã hứa lời rồi lại tráo chác đổi dời” (trang 65) khi ông LýVânĐình có ý định tác hợp Kỹ Loan cho Tứ Hải nhưng Lê Văn Hảo xuất hiện,ách và toan tính như vậy mà Lê Tứ Hải đã giết chết ông LýVân Đình- chủ gánh hát Góc trời Nam rồi đổ tội cho Lê Văn Hảo. Rồi cũng vì yêu Kỷ Loan mà không được đáp lại nên Lê Tứ Hải đã tìm mọi cách để có được cô, kể cả sử dụng thủ đoạn là lợi dụng mối quan hệ thân tình để gây sức ép với Kỷ Loan. Kỷ Loan vốn là một đứa trẻ lưu lạc, được ông bầu gánh hát Góc trời Nam nuôi dưỡng và cho theo gánh hát, Lê Tứ Hải đã thuê một người đàn bà giả làm mẹ của Kỷ Loan đến nhận con. Kỷ Loan không biết mẹ ruột của mình là ai, nay có người đến nhận là mẹ của cô và nêu đúng đặc điểm nhận dạng cô nên cô vui mừng chấp nhận. Người đàn bà ấy đã dùng quyền làm mẹ mà ép buộc cuộc hôn nhân của Kỷ Loan với Tứ Hải, nhưng trong tiệc cưới, Kỷ Loan được một người lạ mặt cứu giúp. Tác phẩm dừng lại ớ đó, tác giả hẹn sẽ viết tiếp cuộc đời của các nhân vật ở Bó hoa lài trong tác phẩm tiếp theo là Tuý hoa đình. Còn đây là âm mưu của Trần Văn Được chiếm đoạt Kỷ Loan “Đêm đầu, cậu đã hỏi lai lịch cô Kỷ Loan rồi, nên cậu quyết làm sao cho đoá hoa xinh ấy về tay cậu, cậu mới nghe. Cậu đem món này vật nọ cho cô Kỷ Loan mãi, rồi cậu cậy mai mối đến hỏi. Cô Kỷ Loan không ưng. Cậu vẫn là người háo sắc, hễ cậu muốn ai mà không được, thì cậu dùng kế xảo quyệt đặng làm hư tuyết trong giá sạch người ta. Cậu nghe ông chủ rạp LýVânĐình nói rằng Lê Tứ Hải muốn vầy duyên cá nước với cô Kỷ Loan, rồi cậu sợ vì có Lê Tứ Hải mà cô Kỷ Loan không ưng, nên trước hết cậu tính trừ Lê Tứ Hải.” (trang 7) Trong tác phẩm Khép cửa phòng thu lại là âm mưu chiếm đoạt gia tài, trên một chuyến xe lửa Mỹ Tho về Sài Gòn, Tấn Phước tình cờ quên biết với Bích Liên nhưng nửa đường bích Liên bị bắt cóc để lại chiếc hoa ly. Tấn Phứơc giữ chiếc hoa ly để tìm người trả lại nhưng đến nhà dì tư Mầu, vừa mệt vừa đói khát, tán Phước ngủ quên, dì tư Mầu động lòng tham, mở hoa ly ra coi và thấy đầy những vòng vàng, ngọc xoàn nên tìm cách chiếm đoạt: “hoa ly không khóa, ôi may cho dì tư biết chừng nào,-mà rủi cho Tấn Phước vô cùng. Cái hoa ly vừa mở ra, dì tư choá mắt. Oi ! vô số vàng với hột xoàn, lại có một mớ giấy bạc…giấy một trăm, hai chục, năm đồng…một đồng. Dì mừng quýnh, mừng cho đến phát run. Nghĩ ngợi một hồi lâu, dì khoá hoa ly lại, không biết dì nghĩ lẽ nào, mà dì trở ra nhà sau, lấy khăn đội lên đầu, mặc áo dài, tom góp vài bộ đồ rách, rồi nhẹ bước ra ngoài, ghé xách cái hoa ly lên đường…bỏ Tấn Phước nằm ngủ đó. Lòng dạ con người tham lam thì thường có tánh vậy.” (trang 6) Không những chiếm đoạt gia tài của người và trở nên giàu có, dì tư Mầu khi biết chủ nhân của gia tài đó là ông Trần Văn Chí thì dì tư Mầu đã âm mưu giết người để tránh bị phát giác về sau. Am mưu thâm độccủa dì tư Mầu lộ rõ trong đoạn đối thoại với Đào Hoa : “ Đào Hoa nóng giận đáp rằng: -Thì má tuốt gươm đường đường chánh chánh đánh với người ta…chớ núp lén mà giết người ta thì …ác lắm, má à, huông hồ gí sáu Liệc tàn ác lắm, hễ ai mướn nó giết ai, thì không bao giờ nó từ chối. Bà già gạt ngang lời nói của Đào Hoa mà rằng: -Con sao cứ lạm dự vào việc đó hoài… -Má làm trái với nhân đạo, rồi má không cho con nói sao? Con lấy làm lạ lắm: lạ là người…ấy vẫn không phải ngừơi hung bạo, mà giết người …rồi nào là vợ con, nào là anh em… chịu biết bao nhiêu nõi bi ai, rưới biết bao nhiêu nước mắt, vì một cái ý muốn của má. Có phải là má để cái sầu cho cả giòng họ thân tộc của người ta chăng ? ” (trang 30). Trong một xã thành thị buổi giao thời, đồng tiền đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nhà văn để cho nhân vật bà mai của Lê Tứ Hải nói chuyện bà bà già đóng giả mẹ của Kỹ Loan (Bó hoa lài) về vai trò của đồng tiền: “Về điệu văn nó cũng là dễ xài; tuy nó không bằng mấy người đỗ tú tài, đậu còm mi, chớ cũng là bực trung vậy! Oi ! Mà đời này chữ nghĩa có dùng bao nhiêu, duy có đồng tiền là trọng dụng hơn hết. Phương chi mấy ông còm mi, mấy cậu tú tài, về chuyên làm việc nhà nước, lấy cái bằng cấp treo trước ngực, ra đi coi tự kêu tự đắc, muốn cho người ta kêu ông này ông kia, mà không ai thèm kêu, muốn cho người ta bẩm thưa, mà ai thèm bẩm thưa, chớ như có đồng tiền, bước ra một bước thì hiếm người bẩm thưa, tôn trọng để trên đầu, ở thành thị chớ nào phải ở trong làng trong tổng, có chức phận mà người ta sợ, người ta kính vì.” (trang 172) hay trong Lửa phiền cháy gan, anh hai An nói về vai trò của đồng tiền: “tôi dám chắc rằng ở đời không có chuyện gì qua đồng tiền hết. Em giàu thì muốn chuyện gì lại chẳng được.” ( số 31). Đồng tiền xuất hiện trong tác phẩm củaNguyễnThếPhương có những biểu hiện hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực. Nó có thể giúp con người đi đến hạnh phúc như Bạch Tuyết trong Khối Tình, có thể giúp đỡ người thất nghiệp như trong Khép cửa phòng thu nhưng nó cũng là nguyên nhân đẩy con người vào bao cảnh ngộ éo le như ông còm mi Thảo trong Lửa phiền cháy gan , nó là nguyên nhân của tai họa như Bích Liên trong Giọt Lệ má hồng, nó thổi bùng lên lòng tham vô độ của con người như Trần Phong trong Bó hoa lài. Nếu như ai đánh giá đúng vai trò của đồng tiền chỉ như là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là mục đích cuối cùng cần đạt được trong cuộc sống thì người ấy sẽ có được hạnh phúc và ngược lại. Dì tư Mầu trong Giọt lệ má hồng sau khi chiếm được gia tài đồ sộ của nhà họ Trần và trở nên giàu có, dì đã sống trong cảnh bị khủng hoảng về tinh thần khi lo sợ quá nhiều: “Dì tư Mầu suy nghĩ không ra người chủ cái thơ là ai; dì nhớ những khi trứơc…có người hay là ma phá khuấy dì, dì giựt mình, lo sợ phập phồng, không biết làm sao mà gỡ rối. Dì tư Mầu cầm cái thơ coi đi coi lại nhiều lần, dì đọc tới những câu : “…có thể banh gan xẻ thịt dì…trong nháy mắt” dì lại càng sợ điếng hồn hơn nữa. Từ đây, đêm nào dì cũng nằm mộng. Dì nhắm mắt vừa thiu thiu ngủ thì lại thấy cha mẹ Trần Văn Chí đầu bịt khăn tang, nếu chân, nếu tay dì; dì sợ quá ngủ không yên giấc. Những người đau đớn về tinh thần thì nặng nề gấp mấy trăm lần người khổ về xác thịt. Bởi lo sợ quá đổi, nên ăn mất ngon, hình xát càng ngày càng ốm; đôi gò má thỏm, cặp mắt sụp vô sâu; cái cảnh đau đớn của dì không còn bút mựa nào tả cho cùng được.” (trang 111) [...]... củaNguyễnThếPhương 1.1 Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX 1.1.1 Kinh tế - Chính trị - Xã hội 1.1.2 Văn hóa - Giáo dục 1.1.3 Báo chí - Văn học 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác củaNguyễnThếPhương 1.2.1 Cuộc đời 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác Chương 2 Những nội dung chính trong tiểuthuyếtcủaNguyễnThếPhương 2.1 Tâm lý, xãhội 2.2 Trinh thám, võ hiệp Chương 3 Nghệ thuật trong tiểuthuyếtcủaNguyễn Thế. .. đầu thế kỉ XX, một trong những biểu hiện của ý thức cá nhân trong văn học là quan niệm mới về tình yêu và hôn nhân Chính vì vậy mà đề tài tình yêu chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung tâm lýxãhội ở các tiểuthuyếtcủaNguyễnThế Phương- nhà văn chịu nhiều ảnh hưởng từ phương Tây Nhà văn thường gọi tác phẩm của mình hoặc là Ai tình tiểuthuyết (Vô oan trái, Chén thuốc độc),Kiêm thời ái tình tiểu. .. cái mới và cái cũ trong tiểuthuyếtcủa các nhà vănNam Bộ đầu thế kỉ XX mà NguyễnThếPhương không phải là một ngoại lệ Người phụ nữ thường được xây dựng trong tác phẩm văn học cả ở văn học dân gian và văn học viết, cả ở văn học trung đại và văn học hiện đại Họ là hình ảnh phải chịu nhiều đau khổ, bất công trong cuộc sống không chỉ dưới thời phong kiến mà ngay trong thời điểm xãhội có những bứơc chuyển... tỏ là giai đoạn giao thời củavăn học Nam Bộ còn nảy sinh những vấn đề mang tính trung gian” (số 10 trang 31) Trong số tiểuthuyếtcủaNguyễnThếPhương ở những năm đầu thế kỉ XX thì Chuyện lạ ở Hy Mã được nhà văn đề tựa là nhi đồng tiểuthuyết Câu chuyện có dáng vẻ của truyện cổ dân gian đặt trong không gian hiện đại với những địa danh xác định là “Gần chợ Tân Mỹ, tại thôn Lý Bính, hai anh em họ Trường... thời ở những năm đầu thế kỉ XX, cái nhìn của nhà văn trong sự dung hoà giữa yếu tố mới và cũ Những tư tưởng tự do, tiến bộ củaphương Tây vẫn còn xen lẫn với quan điểm trung, hiếu, tiết, nghĩa của Nho giáo Tôn Thất Dụng đã nhận xét về tính phức tạp của nội dung văn học Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX như sau: “khi đi vào phân tích các tác phẩm tiểuthuyếtvăn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ thời kì này chúng... người với đồng tiền và quyền lực, NguyễnThếPhương đã thực sự miêu tả cuộc sống trong như nó đang tồn tại, đang vận động Đây là một hiện thực mới mà nhà văn và những người cùng thời với ông đã mở đường để hình thành nên hướng đi cho văn học Việt Nam hiện đại và tiểuthuyếtcủa ông đã có những đặc điểm củatiểuthuyết hiện đại Là một trí thức Tây học nhưng vốn xuất thân từ phương Đông, ảnh hưởng nhiều từ... thay đổi với sự miêu tả ở một thời đại mới trong tiểuthuyếtNguyễnThếPhương Không chỉ có vậy, trong tiểuthuyếtcủa ông, chân dung của người phụ nữ còn là những con người có ý thức khẳng định vị trí, vai trò, tài năng trong xãhội như nàng Kỹ Loan trả lời người đóng giả mẹ nàng là bà Nguyễn Thị Hồ Sen (Bó hoa lài) như sau: “Con không phải là tiền của dư muôn, ruộng nương cò bay thẳng cánh, song... chuyển quan trọng để văn học Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại khi các nhà vănthể hiện “gương mặt mới của con người trong văn học thế kỉ XX là ý thức cá nhân” (57, trang 58) Y thức về cá nhân không chỉ mới xuất hiện trong văn học thời kì này mà đã có từ thới trung đại với những biểu hiện khác thường của cái cá biệt trong một xãhội bị chi phối bởi những tôn ti, trật tự, sang đầu thế kỉ XX, ý thức... miêu tả thiên nhiên Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo [1] Tôn Thất Dụng, Sự hình thành và vận động củathể loại tiểuthuyếtvăn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1932, luận án tiến sĩ, ĐHSP TP.HCM, 1993, trang 96 [2] TiểuthuyếtNam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nguyễn Kim Anh chủ biên, NXB Đại học Quốc gia TP HCM trang 103 ... con tính lựa một người chồng văn chương giỏi đặng sau này hiệp với con mở một tờ báo quốc âm, trước là giúp cho phe nữ giới mau bước lên đài văn minh tiến bộ, sau yêu cầu chính phủ những quyền lợi của quốc dân, ngoài ra con không có ý nguyện gì khác nữa” (trang 173) Con người bình thường của cuộc sống đời thường như các nhân vật được miêu tả trong tiểuthuyếtcủaNguyễnThếPhương mang nhiều bi kịch, . Luận văn Tiểu thuyết tâm lý xã hội của Nam Đình Nguyễn Thế Phương MỤc lỤc Dẫn nhập Chương 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương 1.1 Nam Bộ những. Những nội dung chính trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương 2.1 Tâm lý, xã hội 2.2 Trinh thám, võ hiệp Chương 3. Nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương 3.1 Kết cấu 3.1.1. trong nội dung tâm lý xã hội ở các tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương- nhà văn chịu nhiều ảnh hưởng từ phương Tây. Nhà văn thường gọi tác phẩm của mình hoặc là Ai tình tiểu thuyết (Vô oan trái,