1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

131 841 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 230,78 KB

Nội dung

2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đánh giá, quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên, và đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá cho Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả đối với công tác này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viênTrường Đại học Thủ đô Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viênTrường Đại học Thủ đô Hà Nội. 4. Giới hạn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Khách thể sảo sát: 30 CBQL, 50 GV và 300 SV Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Trần Ngọc Giao– người đã tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, chia sẻ với emnhững khó khăn vừa qua

Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Quản lý giáo dục,Trường Đại học Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong toàn bộkhóa học và quá trình nghiên cứu

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Thủ đô HàNội đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, những người bạn luônđộng viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốtnhất luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do còn hạn chế về điều kiện nghiêncứu cũng như kiến thức về khoa học giáo dục, sự hạn hẹp về thời gian nênluận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mười Ngọc

Trang 2

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giới hạn nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Quản lý giáo dục 11

1.2.3 Kết quả học tập 14

1.2.5 Quản lý đánh giá kết quả học tập 22

1.3 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Đại học 22

1.3.1 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên 22

1.3.2 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực người học 26

1.4 Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Đại học 27

1.4.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá 27

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá 28

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá 28

1.4.4 Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động đánh giá 28

Trang 4

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh

viên ở trường Đại học 28

1.5.1 Các yếu tố khách quan 28

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 30

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 32

2.1 Khái quát về Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 32

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội 34

2.2.1 Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội 34

2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội 44

2.3 Đánh giá chung về thực trạng 60

2.3.1 Những ưu điểm 60

2.3.2 Những tồn tại 62

2.3.3 Những nguyên nhân của tồn tại 63

Tiếu kết chương 2 67

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 68

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 68

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 68

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 68

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 68

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 69

Trang 5

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 69

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 69

3.2 Các biện pháp quản lý 70

3.2.1 Biện pháp 1: Làm cho CBQL, GV, SV nhìn nhận rõ tầm quan trọng của hoạt động ĐGKQHT trong việc nâng cao chất lượng đào trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT 70

3.2.2 Biện pháp 2: Đổi mới nội dung, cách thức dào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về đánh giá, chuẩn hóa năng lực đánh giá của đội ngũ GV 74

3.2.3 Biện pháp 3: Cải tiến quy trình ĐGKQHT thông qua kỳ thi kết thúc học phần tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội 76

3.2.4 Biện pháp 4: Quản lý hình thức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV từng chuyên ngành theo tiếp cận năng lực thể hiện qua các mức độ : Kiến thức, kĩ năng (hiểu và áp dụng), thể hiện, và hành động thực tế 84

3.2.5 Biện pháp 5: Ứng dụng CNTT trong QL hoạt động ĐGKQHT 86

3.2.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 89

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 90

3.3.1 Về tính cần thiết của các biện pháp 90

3.3.2 Về tính khả thi của các biện pháp 93

Tiểu kết chương 3 98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa

của hoạt động ĐGKQHT trong quá trình đào tạo 35

Bảng 2.2 Về vai trò của hoạt động ĐGKQHT trong quá trình đào tạo qua ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 38

Bảng 2.3 Thực trạng về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực 41

Bảng 2.4 Công tác lập kế hoạch ĐGKQHT 45

Bảng 2.5 Công tác tổ chức thực hiện ĐGKQHT 48

Bảng 2.6 Công tác chỉ đạo ĐGKQHT 52

Bảng 2.7 Công tác kiểm tra hoạt động ĐGKQHT 54

Bảng 2.8 Thực trạng quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập của SV 57

Bảng 2.9 Nguyên nhân tác động tới công tác ĐGKQHT của SV 64

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết 91

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi 93

Bảng 3.3 Tổng hợp về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 95

Trang 7

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

1 Danh mục hình

Hình 1.1 Sự tác động của các quá trình quản lý 11

Hình 1.2 Chu trình quản lý 13

2 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của hoạt động ĐGKQHT 35

Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết 92

Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi 94

Biểu đồ 3.3 Tổng hợp về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 96

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong tiến trình thực hiện công cuộc cải cách giáo dục nước nhà, hộinhập giáo dục khu vực và thế giới, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo là chủ đề được bàn luận rộng rãi trên các diễn đàn khoa học, trong các hộithảo chuyên môn; là vấn đề sống còn của toàn ngành giáo dục Giải pháptrọng tâm nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét và cơ bản về chất lượng và hiệu quảgiáo dục được đề cập trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 “ tậptrung vào quản lý chất lượng giáo dục”, “xây dựng hệ thống kiểm định độclập về chất lượng giáo dục”

Hiện nay nền giáo dục Cao đẳng, Đại học của nước ta còn mang nặngtính hàn lâm, chưa tạo ra sự khát khao trong học tập để có thể cho ra trườngnhững công dân đáp ứng yêu cầu của thế kỉ XXI Thời gian qua trong quátrình đào tạo việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập – một khâu trọng yếuđước tiến hành thông qua những hình thức truyền thống chủ yếu đòi hỏi sinhviên ghi nhớ và miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ, việc yêu cầu sinh viên vậndụng những kiến thức đã học vào những kỹ năng tổng hợp, vào cuộc sống cònquá nhiều hạn chế Kết quả là nguồn nhân lực đã được đào tạo trong bối cảnhnhư vậy khó có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong kỉnguyên hội nhập kinh tế thế giới

Mặt khác, tình trạng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử ngày càng trở nêntrầm trọng do nhận thức yếu của một bộ phận giáo viên, học sinh Ngày8/9/2006 Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về chống tiêu cực trongthi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và gần đây là cuộc vậnđông “ hai không” của ngành về giáo dục Cao đẳng, Đại học là “ nói khôngvới đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”

Trang 9

Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng trong tiếntrình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đãđược khẳng định như một chiến lược, một chính sách quốc gia về giáo dục.

Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ( Khóa 11) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,với tinh thần cơ bản xuyên suốt là phải chuyển một nền GD từ tiếp cận truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực người học (chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực) Khi

thay đổi tiếp cận hướng tới mục tiêu tạo năng lực cho người học thì đào tạo,quản lý đào tạo trong đó có kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viênphải được thay đổi theo

Hoạt động đánh giá kết quả học tập và quản lý hoạt động đánh giá kếtquả học tập được hầu hết các nhà khoa học, các nhà giáo dục và các nhà quản

lý giáo dục quan tâm; là một lĩnh vực vô cùng quan trọng liên quan chặt chẽđến hoạt động quản lý giáo dục trong mỗi nhà trường Tuy vậy, việc thực hiệnquản lý hoạt động đánh giá theo hướng đổi mới của các cán bộ quản lý giáodục và các nhà quản lý ở các trường chưa đạt được kết quả như mong muốn

Trong những năm gần đây Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã có những

cố gắng rất đáng trân trọng về việc tổ chức quá trình đào tạo của nhà trường,trong đó có việc tổ chức và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập củasinh viên Tuy nhiên việc thực hiện đánh giá kết quả và quản lý hoạt động nàytheo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy rấtcần được quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp khắcphục phù hợp cho nhà trường

Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội"

Trang 10

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đánh giá, quản lý công tác đánh giákết quả học tập của sinh viên, và đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá choTrường Đại học Thủ đô Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả đối với công tác này

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đạihọc Thủ đô Hà Nội

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viênTrường Đại học Thủ đô Hà Nội

4 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra biện pháp quản lý hoạtđộng đánh giá kết quả học tập của sinh viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Khách thể sảo sát: 30 CBQL, 50 GV và 300 SV Trường Đại học Thủ

đô Hà Nội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên

- Nghiên cứu thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viênTrường Đại học Thủ đô Hà Nội

- Đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của sinhviên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

6 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả họctập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quảnhất định, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế Nếu được tổnghợp lý luận, nghiên cứu khách quan thực trạng, đưa ra một số biện pháp về

Trang 11

quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách khoa học

và đồng bộ thì sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đánh giá kết quảhọc tập nói riêng và chất lượng đào tạo của Trường Đại học Thủ đô Hà Nộinói chung

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận

cơ bản làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn các biện pháp quản lý hoạt động đánhgiá kết quả học tập của sinh viên tại trường ĐHTĐHN

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát giờ học, tính tích cực của SV tronggiờ học; Quan sát hoạt động liên quan đến hoạt động đánh giá kết quả học tập

GV và SV

- Phương pháp điều tra viết bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin, lấy ýkiến CBQL, GV, SV bằng phiếu hỏi để đánh giá thực trạng hoạt độngĐGKQHT

- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với GV, SV về cách thức đánh giákết quả học tập, những khó khăn, vướng mắc…

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu bài tập nhóm, kếtquả thảo luận, các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì của SV trong quá trình học tập

- Phương pháp chuyên gia: Được dùng để thu thập ý kiến của cácchuyên gia (CBQL trong nhà trường, các chuyên gia về lý luận dạy học) vềthực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV và những vấn

đề cần giải quyết

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng một số công thức thống kê toán học để phân tích, xử lý các sốliệu thu được nhằm làm tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

Trang 12

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tậpcủa sinh viên ở trường đại học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập củasinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập củasinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong lịch sử phát triển của hoạt động giáo dục nói chung và hoạt độngdạy học nói riêng, vấn đề đánh giá kết quả của người học được coi như là mộtkhâu quan trọng của quá trình dạy học Quản lý hoạt động dạy học thông quaviệc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học nhằm tác độngtrực tiếp đến người dạy để họ thực hiện đầy đủ và khoa học quá trình đánh giátrên cơ sở công bằng khách quan nhằm thúc đẩy quá trình học tập của sinhviên và dạy học của giáo viên ngày càng tiến bộ, đáp ứng đầy đủ, vững chắccác yêu cầu do mục tiêu giáo dục đã đề ra

Việc quản lý đánh giá kết quả học tập được đề cập đến nhiều trong cácsách báo, tài liệu về quản lý giáo dục trong và ngoài nước Công trình nghiêncứu được nhiều người biết đến là công trình của tác giả người Mỹ B.S Bloom(1956) [7] Công trình đưa ra một hệ thống phân loại mục tiêu giáo dục, xâydựng nên các cấp độ của mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loạiBloom và một công cụ đánh giá có hiệu quả giúp xác định được kết quả họctập ở mọi cấp độ để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của ngườiđược đánh giá về chuyên môn liên quan Ngoài ra còn có một số công trìnhnghiên cứu như:

- Nghiên cứu lý thuyết chung về đánh giá trong lớp học như cuốn:

“Measuring Education Achievement” (Đo lường thành tích giáo dục) củaRobert L Ebel [44] mô tả rất chi tiết phương pháp đo lường đánh giá địnhlượng kết quả của học sinh; cuốn “Measurement and Evaluation in Teaching”(Đo lường và đánh giá trọng dạy học) của Norman E Gronlund [42] giới

Trang 14

thiệu tới giáo viên về những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết choviệc dạy học hiệu quả)

- Nghiên cứu mô hình đánh giá, trong đó có ĐGKQHT trong phạm vicác trường ĐH, CĐ như: mô hình của ĐH Oxford [43], mô hình CLEP [41]của Mỹ…

- Những tài liệu nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá như: cuốn

“Monitering Educational Achivement của N.Postlethwait [45] (2004); cuốnmười bước tiến tới hệ thống giám định đánh giá dựa trên kết quả” của JodyZall Kusek, Ray C.Rist [11] (2005)

Những năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về đánh giá trên thế giới đã đạtđược những thành tựu đáng ghi nhận Có thể nói, hầu hết các tác giả tiêu biểu

đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ định nghĩa, chức năng, vai trò củaĐGKQHT đối với việc phát triển tri thức, năng lực, đặc biệt là tính tích cực tựgiác của người học, giúp các em tự tin hơn trong học tập và tự ĐGKQHT củamình Nghiên cứu vấn đề ĐGKQHT theo những quan điểm, trường phái khácnhau song các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của ĐGKQHT,xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn quá trình đánh giá phù hợp với hệ thốnggiáo dục của từng quốc gia

Ở Việt Nam vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo nói chung

và quản lý đánh giá kết quả học tập hiện đang được nhiều người quan tâm.Hoạt động nghiên cứu lý luận về vấn đề này ngày càng được nâng lên mộttầm cao mới trong những năm gần đây Nhiều nhà nhiên cứu đã chỉ ra nhữngyêu cầu về chất lượng thi, đánh giá nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo con ngườitrong thời đại mới Dưới đây là một số tài liệu nghiên cứu về đánh giá của cácchuyên gia hàng đầu ở Việt Nam:

Tác giả Hà Thị Đức [10] đã nêu lý luận và việc thực hiện các chứcnăng KT –ĐG theo đơn vị kiến thức là phương pháp đánh giá khách quan

Trang 15

nhất trong Lý luận dạy học hiện đại – NXB Giáo dục, Hà Nội 2004; Đặng VũHoạt [15] đã nêu hệ thống chức năng KT –ĐG trong Lý luận dạy học hiệnđại; Đặng Bá Lãm [18], Kiểm tra - đánh giá trong dạy – học đại học, NXB –Giáo dục, Hà Nội 2003; Dương Thiệu Tống [30], Trắc nghiệm và đo lườngthành quả học tập, NXB Khoa học Xã hội, 2005; Trần Thị Tuyết Oanh [23],Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Sư phạm, Hà Nội 2009.

Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Giáo dụcĐại học (2003), trong phần 1 – chương 4, tác giả Lâm Quang Thiệp đã có bàiviết về “Đo lường và đánh giá thành quả học tập”, đề cập đến các nội dungsau: Đánh giá và đánh giá giáo dục [31]; Các phương pháp trắc nghiệm; Đánhgiá thành quả học tập ở trường Đại học; Việc áp dụng khoa học đo lường trênthế giới và ở Việt Nam

Năm 2005, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triểnGiáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất bản hai cuốn: “Giáo dục đại học,chất lượng và đánh giá” [34] và “Giáo dục đại học – một số thành tố của chấtlượng” [35]

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói trên,còn có một số luận án, luận văn cũng đề cập đến vấn đề đánh giá nhằm đápứng mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới như:

- “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trườngCao đẳng Sư phạm Trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học ViệtNam” Luận án Tiến sĩ Giáo dục Đặng Lộc Thọ [32]

- “Các biện pháp quản lý đổi mới công tác KT –ĐG kết quả học tậpcủa SV” Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Kim Bông [6]

- “Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên sư phạmtheo định hướng phát triển năng lực tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự BắcGiang” Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Quý [27]

Trang 16

Các công trình nghiên cứu đã thể hiện sự nghiên cứu sâu về lý luậnĐGKQHT của SV, chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của ĐGKQHT, các phương pháp,hình thức, các nguyên tắc , yêu cầu ĐGKQHT, các kỹ thuật, công cụ đánhgiá Qua những công trình nghiên cứu, các tác giả đều cho rằng việcĐGKQHT của người học cần được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phầnnâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Mặt khác, các tác giả cũng chỉ rarằng việc đổi mới công tác đánh giá cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáodục hiện nay có thể được coi là khâu đột phá tạo chuyển biến cơ bản nâng caochất lượng đào tạo trong nhà trường Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưaphản ánh sâu sắc vấn đề ĐGKQHT dựa trên định hướng phát triển năng lựccho người học.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Khoa học quản lý xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loàingười Nó là phạm trù tồn tại khách quan, ra đời một cách tất yếu do nhu cầucủa mọi chế độ xã hội, mọi thời đại

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất Khái niệm quản lý phụ thuộc với loại hình và lĩnh vựcnghiên cứu Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã đưa ra nhiềuquan điểm khác nhau

Các tác giả nước ngoài bàn về quản lý như:

Aunapu [1] cho rằng: “Quản lý hệ thống xã hội là một khoa học, nghệthuật tác động vào một hệ thống mà chủ yếu là những con người trong hệthống đó nhằm đạt được những mục tiêu quản lý mà trong đó mục tiêu kinh tế

xã hội là cơ bản”

Nhà lý luận Frederick Winslow Taylor – người được nhiều nhà khoahọc coi là người cha của lý luận quản lý khoa học: “Quản lý là biết được điều

Trang 17

bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng học đã hoàn thành côngviệc một cách tốt nhất”[40].

Theo nhóm tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich:

“Quản lý là thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc vớinhau trong các nhóm để có thể hoàn thành mục tiêu”[38]

V.G.Aphanaxep quan niệm về quản lý con người đầy đủ hơn: “ Quản lýcon người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi, công việc và hoạtđộng của anh ta đáp ứng được yêu cầu của xã hội, tập thể đề những cái đó cólợi cho tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của cả xã hội và cá nhân” [2]

Quan điểm của các tác giả trong nước về quản lý:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là quá trình tác động củachủ thể quản lý đến đối tượng nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xãhội, hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích, đúng với ý chí củanhà quản lý và phù hợp với quy luật của khách quan”[24]

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động cóđịnh hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thểquản lý (người bị quản lý) trong một số tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt được mục đích của tổ chức”

Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ trong “Những vấn đề cốt yếu củaquản lý” đã nêu: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu.Quản lý là một hệ thống và là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đượcnhững mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mớicủa hệ thống mà người quản lý mong muốn” [22]

Từ một số định nghĩa trên có thể rút ra một số điểm chung về quản lý:Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điềukhiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi, hoạt động của con người

Trang 18

nhằm đạt được mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quyluật khách quan.

Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý,quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý Những tác động quản lýchính là những quyết định quản lý, là những nội dung chủ thể quản lý yêu cầuđối với đối tượng quản lý

Hoạt động quản lý chính là sự tác động qua lại một cách tích cực giữachủ thể và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức; là sự tác động điềukhiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạocùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể xã hội

Hình 1.1 Sự tác động của các quá trình quản lý

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục, theo P.V.Khudominxki [39] (Liên Xô cũ) là tác động

có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của các chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ GD&ĐT đến nhà trường) nhằm mụcđích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm pháttriển toàn diện và hài hòa của họ

Ở Việt Nam, theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lýtrường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệmcủa mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tớimục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”[12]

Trang 19

Tác giả Đặng Quốc Bảo định nghĩa: “QLGD theo nghĩa tổng quát làhoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tácgiáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”[5].

Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD thực chất là những tác động của chủthể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên vàhọc sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành vàphát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhàtrường”[17]

QLGD chính là một quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD(chủ thể) trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp chung nhất củakhoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được những mục tiêu giáodục đề ra Thực chất đó là những tác động khoa học đến nhà trường làm chonhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy học – giáodục theo mục tiêu đào tạo

Đối tượng QLGD bao gồm các hoạt động giáo dục, nguồn lực của giáodục, các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục,…

Đó chính là những đối tượng chịu sự tác động của CBQL (chủ thể) để thựchiện và biến đổi phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã đề ra

Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản

lý như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Cũng có thể gọi đây là chutrình quản lý, được sơ đồ hóa như sau:

Trang 20

Hình 1.2 Chu trình quản lý

Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng của quátrình quản lý Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắpxếp theo những trình tự nhất định, logic với một chương trình hành động cụthể để đạt được các mục tiêu đã được hoạch định, trước khi tiến hành thựchiện những nội dung mà chủ thể quản lý đề ra Kế hoạch đặt ra xuất phát từđặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mục tiêu định sẵn mà tổ chức

có thể hướng tới và đạt được theo mong muốn, dưới sự tác động có địnhhướng của chủ thể quản lý

Chức năng tổ chức: Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợpvới những nguồn lực của hệ thống thành một hệ thống toàn vẹn nhằm đảmbảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống mộtcách tối ưu, hiệu quả nhất

Chức năng chỉ đạo: Là chức năng có tính chất tác nghiệp, điều hànhhoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định để biến mục

tổ chức bộ máy 4/ Xác lập cơ chế phối hợp, công tác, giám sát

2/ Động viên, kích thích 3/ Giám sát, điều chỉnh, can thiệp

Kiểm tra

1/ Đánh giá trạng thái 2/ Phát hiện lệch lạc và nguyên nhân 3/ Điều chỉnh, uốn nắn

Trang 21

tiêu trong dự kiến thành kết quả hiện thực Trong quá trình chỉ đạo phải giámsát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống đúng tiến trình, đúng

kế hoạch đã định Đồng thời phát hiện ra các sai sót để kịp thời sửa chữa, uốnnắn không làm thay đổi mục tiêu chiến lược mà kế hoạch đã đề ra

Chức năng kiểm tra đánh giá: thu thập những thông tin ngược từ đốitượng quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống để đánh giá xem trạngthái của hệ thống đã đến đâu, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kếhoạch đã đạt đến mức độ nào? Trong quá trình kiểm tra kịp thời phát hiệnnhững sai sót trong qua trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, dồngthời tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút rabài học kinh nghiệm để thực hiện cho quá trình quản lý tiếp theo

Khái niệm QLGD cũng có thể định nghĩa theo các cấp độ: vĩ mô và vi mô:Đối với cấp độ vĩ mô: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ýthức, mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lýđến các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cơ sở giáo dục là nhàtrường) nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả mục tiêu phát triển giáo giục,đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

Đối với cấp độ vi mô: QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tựgiác (có ý thức, mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thểquản lý đến tập thể GV, tập thể HS-SV, cha mẹ HS và các lực lượng xã hộitrong và ngoài nhà trường, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mụctiêu giáo dục của nhà trường

Như vậy có thể hiểu khía niệm QLGD là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệthống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục

1.2.3 Kết quả học tập

Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản trong nhà trường, kết quả mà

SV đạt được trong quá trình dạy học là cơ sở quan trọng để đánh giá chấtlượng của hoạt động dạy học

Trang 22

Theo lí luận dạy học hiện đại, học tập là hoạt động nhận thức của ngườihọc được thực hiện dưới sự tổ chức điều khiển của nhà sư phạm Mục đíchcủa hoạt động học tập là tiếp thu nền văn hóa nhân loại và chuyển chúngthành năng lực thể chất, năng lực tinh thần của mỗi cá nhân Đối tượng củahoạt động học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng được thể hiện ởnội dung của môn học, bài học với hệ thống khái niệm khoa học và môn học.

Sản phẩm của hoạt động dạy học, lao động sư phạm trên lớp học, trongphòng thí nghiệm, xưởng trường, bãi tập,… rất đa dạng và phức tạp, khó xácđịnh Những sản phẩm đó là người học đã thay đổi ít hoặc nhiều trong phẩmchất và năng lực của họ sau một thời gian học tập nhất định hay nói cách khác

là đã có các giá trị gia tăng – đó chính là kết quả học tập của người học, thành

tố chủ yếu tạo nên chất lượng của hoạt động dạy học trong nhà trường

Kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa, trong dạy học cũng như trongthực tế:

- Thứ nhất là mức độ người học đạt được so với mục tiêu đã xác định

- Thứ hai là mức độ người học đạt được so sánh với những người cùnghọc khác thế nào

Kết quả học tập còn là những thông tin giúp cho việc phán đoán, xácđịnh về mặt số lượng (định lượng) hay chất lượng (định tính) về mức độ lĩnhhội kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học làm cơ sở cho việc đánh giá kếtquả học tập của người học

Như vậy, kết quả học tập là những thông tin cho biết mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức và kỹ năng của người học trong quá trình học tập.

Dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức độ đạtđược các mục tiêu của dạy học Kết quả học tập thể hiện chất lượng của quátrình dạy học và nó chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong nhậnthức, hành vi của người học

Trang 23

1.2.4 Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá: Là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kếtquả công việc, dựa vào phân tích những thông tin thu được, đối chiếu vớinhững mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp

để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc

Theo tác giả Deketele của Trường Đại học Tổng hợp Louvain LaNeuve (Bỉ - 1980) đã đưa ra khái niệm chung về đánh giá: đánh giá là xemxét mức độ phù hợp giữa một tập hợp thông tin có giá trị, thích hợp và đángtin cậy với mục tiêu đề ra để so sánh, đánh giá và đưa ra một quyết định

Đánh giá trong giáo dục là sự so sánh giữa những thông tin thu nhậnđược về quá trình giáo dục với tiêu chuẩn tương ứng nhằm đưa ra quyết địnhphù hợp Đối với đánh giá trong giáo dục, tiêu chí đánh giá có vai trò đặc biệtquan trọng đó là chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định mức độ kết quả củađối tượng được đánh giá

Nhiều tác giả như Tylor, Croubanh, Alkin, Stuffebean, Stake,Scriven… đã đưa ra định nghĩa về đánh giá trong hệ thông giáo dục như sau:

“Đánh giá, trong bối cảnh giáo dục, có thể định nghĩa như một quá trình đượctiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của học sinh về mục tiêuđào tạo Nó có thể bao gồm những sự mô tả (liệt kê) về mặt định tính hayđịnh lượng những hành vi (hoạt động) của người học cùng với những nhậnxét, đánh giá những hành vi này với sự mong muốn đạt về hành vi đó”

Khi đánh giá thường dựa vào các thông tin dữ liệu như:

+ Số đo (Measurement): Là diểm số làm bài kiểm tra của sinh viên+ Lượng giá (Assessment): dựa vào số đo đưa ra những kết luận ướclượng trình độ kiến thức, kỹ năng của từng sinh viên

+ Lượng giá theo chỉ tiêu (Norm reference assessment): so sánh số đomỗi cá nhân trong tổng hợp chung của cả lớp

Trang 24

+ Lượng giá theo tiêu chí (Criterion reference assessment): so sánh số

đo của mỗi cá nhân với chỉ tiêu đề ra ban đầu

Trong dạy học, đánh giá là quá trình thu thập thông tin về năng lực,phẩm chất của một sinh viên và sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định vềngười học và việc tổ chức quá trình dạy học

- Đánh giá năng lực học tập hay đánh giá kết quả học tập gồm có đánhgiá kiến thức, kỹ năng, thái độ:

+ Đánh giá kiến thức: đánh giá theo các cấp độ: biết- hiểu- vận phân tích- tổng hợp- đánh giá, khả năng diễn đạt, ứng xử…

dụng-+ Đánh giá kỹ năng: đánh giá kỹ năng thực hiện có kết quả hoạt độngtrên cơ sở tri thức có được; đánh giá các kỹ năng: đọc, viết, lao động, tưduy… Đặc biệt đánh giá các kỹ năng cụ thể sau: biết vận dụng kiến thức, kỹnăng nhận biết, biết học tập theo nề nếp, có phương pháp, biết tự kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của mình

+ Đánh giá thái độ: đánh giá theo cấp độ của thái độ: tiếp thu- hưởngứng- đánh giá- tổ chức lại hệ thống giá trị mới- hành động theo giá trị mới.Đặc biệt đánh giá các thái độ: ham hiểu biết, tự giác học tập, không đồng tìnhvới những hành động vi phạm kỷ luật học tập, không thật thà trong học tập

- Phẩm chất đạo đức: tập trung vào đánh giá đạo đức (tri thức đạo đức

và niềm tin đạo đức) và hành vi đạo đức được thông qua (tính chính xác, tínhphổ biến, tính ổn định, động cơ của hành vi)

Mục đích của hoạt động đánh giá: Công khai hóa nhận định về năng

lực và kết quả học tập của SV, tạo cơ hội phát triển kỹ năng tự đánh giá,khuyến khích, động viên họ nhận ra sự tiến bộ của mình; Giúp cho GV cóthực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu, tự hoàn thiện hoạt độngdạy, phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

Trang 25

Như vậy đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng vàđịnh hướng, điều chỉnh hoạt động của SV mà còn đồng thời tạo điều kiệnnhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Vai trò của đánh giá: Đánh giá là bộ phận hợp thành quan trọng không

thể thiếu được của quá trình dạy học Trong quá trình dạy học đánh giá khôngchỉ là hoạt động sau mỗi bài giảng mà nó còn quan hệ hợp thành với việcquyết định của giáo viên Đánh giá đúng đắn, chính xác sẽ cung cấp cho GVthông tin để ra quyết định có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học, giúpcho GV có thể đi đến những quyết định phù hợp, nâng cao hiệu quả giảngdạy Những thông tin ngược giúp GV tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt độnggiảng dạy Thông qua đánh giá, GV thu được những thông tin ngược từ SV,biết được kết quả học tập của SV cũng như nguyên nhân cơ bản dẫn đến thựctrạng kết quả đó Đây là cơ sở thực tế để GV hoàn thiện hoạt động của SV vàhướng dẫn SV tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của bản thân mình

Ý nghĩa của hoạt động đánh giá: Đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan

trọng việc đánh giá có hệ thống, thường xuyên cung cấp kịp thời nhữngthông tin “liên hệ ngược” giúp SV điều chỉnh hoạt động học Về mặt giáodưỡng chỉ cho SV thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, cònthiếu sót chỗ nào cần bổ khuyết Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp

SV có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chínhxác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho họ phát triển

tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huốngthực tế Về mặt giáo dục giúp SV có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập,

có ý chí vươn lên để đạt kết quả cao hơn, cũng có lòng tin vào khả năng củamình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tinh thần chủ quan tự mãn

Quy trình đánh giá:

- Nắm vững mục tiêu của việc đánh giá tri thức sinh viên

Trang 26

- Xác định các tiêu chuẩn cơ bản khi đánh giá tri thức sinh viên

- Xác định phương pháp đánh giá

- Xác định thước đo

- Tiến hành đánh giá

Nguyên tắc của hoạt động đánh giá:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Tính khách quan là nguyên tắc đầu tiên và tiên quyết của quá trìnhđánh giá trong giáo dục, bởi lẽ chỉ khi đảm bảo được yêu cầu này thì kết quảđánh giá mới có mức độ tin cậy cần thiết, mới phản ánh đúng những gì muốn

đo, muốn đánh giá Việc đánh giá khách quan có tác dụng kích thích tính tíchcực của người học Ngược lại, sự đánh giá thiếu khách quan dễ nẩy sinh tácđộng xấu, tiêu cực đến tâm lý và hoạt động học của người học làm giảm hiệuquả đích thực của việc học

- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Là nguyên tắc đánh giá, xem xét đầy đủ các mặt, các khía cạnh về kiếnthức, kỹ năng cần đạt được của quá trình giáo dục được quy định bởi mục tiêugiáo dục Đánh giá toàn diện cho ta cái nhìn khách quan, chính xác về chấtlượng giáo dục, tránh cái nhìn phiến diện làm giảm hiệu quả của đánh giá.Trong giáo dục, đánh giá toàn diện không chỉ xét về số lượng mà còn xét vềchất lượng, không chỉ xét về kiến thức mà còn xét về kỹ năng, thái độ và cònhướng đến sự thành công cũng như nhân cách của người học

- Nguyên tắc đảm bảo tính thường xuyên, có hệ thống

Quá trình đánh giá cần thực hiện có hệ thống, theo kế hoạch, theo quychuẩn nhất định và cần phải thực hiện thường xuyên Đánh giá một cách có hệthống giúp thu thập chính xác, đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giákhách quan, toàn diện Ngoài ra, để có lượng thông tin đầy đủ chúng ta cần tiếnhành đánh giá thường xuyên làm cơ sở chắc chắn để thực hiện việc điều chỉnh

Trang 27

hoạt động giáo dục Do vậy cần thực hiện thường xuyên, đánh giá định kỳ Sốlần, hình thức kiểm tra cần phù hợp đảm bảo cho việc ĐGKQHT của SV.

- Nguyên tắc đảm bảo tính xác nhận và phát triển

Việc đánh giá phải khẳng định được nội dung cần đánh giá so với mụctiêu đánh giá (về mặt định tính, định lượng) và nguyên nhân của hiện trạng

đó, dựa trên những tư liệu chính xác và lập luận xác đáng Tuy nhiên, giáodục có bản chất nhân đạo và phát triển nên việc đánh giá cũng mang tính chấtnhân đạo và phát triển Nói cách khác, đánh giá trong dạy học không đơnthuần là phán xét kết quả học tập của người học mà thực sự là một nội dungcủa hoạt động dạy học

- Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực

Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của SV, kèm theo nhữnglời nhận xét để SV biết sai sót của mình về kiến thức, kỹ năng, phương pháp

Theo Stuffebean và Guber, 5 nguyên tắc chung trong đánh giá kết quảhọc tập là:

- Đánh giá là một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm viđạt được của các mục tiêu đề ra Vì vậy điều kiện tiên quyết là phải xác định

- Biết hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng

- Đánh giá chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó khôngphải là mục đích

Trang 28

Những chức năng của đánh giá:

- Chức năng định hướng: Đánh giá nhằm phân tích các phương tiệnvật chất và định ra một kế hoạch lý tưởng về tiến trình hành động Đây làđánh giá chuẩn hay đánh giá dự báo

- Chức năng điều chỉnh: Đánh giá là khâu quan trọng nhằm tác độngngược trong thời điểm hiện thực Đây là đánh giá uốn nắn

- Chức năng xác nhận hay xếp loại: Chính là chức năng đánh giá tổnghợp Khi thực hiện chức năng này cần xác định rõ mục tiêu cuối cùng mà tanhằm đạt được Mục tiêu này phải có ý nghĩa với các nhân cũng như với xã hội

Trong giáo dục việc đánh giá được tiến hành ở những cấp độ khácnhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác nhau Đánhgiá là căn cứ vào các số liệu, thông tin nhận được trong kiểm tra để ướclượng, nhận định, phán đoán và đề xuất các ý kiến làm cho việc học tập vàgiảng dạy tốt hơn Nói cách khác đánh giá là quá trình hình thành những nhậnđịnh, phán đoán về kết quả học tập dựa trên những thông tin thu được quakiểm tra, đối chiếu những mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí đã đề ra nhằm đưa ranhững cải tiến phù hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng

và hiệu quả giảng dạy Đánh giá còn là quá trình xác định tiến độ đạt đến mụcđích yêu cầu của người học đối với môn học, là mô tả định tính và định lượngnhững khía cạnh về kiến thức, kỹ năng của sinh viên

Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một bộ phận hợp thànhrất quan trọng và tất yếu của toàn bộ quá trình dạy- học Kết quả toàn bộ quátrình dạy- học ở một mức độ quan trọng phụ thuộc vào việc tổ chức đánh giákết quả của sinh viên một cách đúng đắn Công tác đánh giá trong dạy- học

là một việc phức tạp bởi lẽ kết quả cuối cùng (sản phẩm cuối cùng- ngườihọc được đào tạo trong nhà trường) là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố tácđộng tới

Trang 29

1.2.5 Quản lý đánh giá kết quả học tập

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của SV là lĩnh vực quản

lý con người, nó được kết hợp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Làquá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đảm bảo tính pháp lý của nhàquản lý vào GV và SV trong quá trình dạy – học nhằm xác định tri thức của

SV nắm được so với yêu cầu của chương trình, với yêu cầu giáo dục đào tạo

để hình thành và phát triển nhân cách thực hiện mục tiêu giáo dục Đánh giákết quả học tập của SV vừa là tiền đề để thực hiện tốt quá trình dạy – học; vừa

là điều kiện để thực hiện quá trình quản lý tiếp theo Vì vậy, quản lý hoạtđộng đánh giá kết quả học tập của SV là một khâu không thể tách rời trongcông tác quản lý giáo dục Quản lý tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập của

SV trong trường học là tăng cường tính pháp lý của hoạt động đánh giá

Đánh giá kết quả học tập là công việc của GV, nhưng quản lý hoạtđộng này là của những người có trách nhiệm quản lý nhà trường và quản lý tổchuyên môn Nó bao hàm việc lập kế hoạch thực hiện đánh giá, tổ chức, chỉđạo triển khai thực hiện đánh giá và kiểm tra nề nếp thực hiện đánh giá

Nội dung của việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của SVđược nghiên cứu trong luận văn này là nội dung hoạt động của Phòng đào tạocác trường Đại học & Cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Đại học

1.3.1 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học được áp dụng theoquy chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Quy chế này quy định đào tạo đại học

và cao đẳng hệ chính quy về tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; thi tốtnghiệp và công nhận thi tốt nghiệp Quy chế này áp dụng với SV các khóa đàotạo hệ chính quy ở các trình độ đại học và cao đẳng trong các trường đại học,học viện thực hiện theo quy chế mềm dẻo phù hợp với niên chế, với học phần

Trang 30

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua cáctiêu chí sau:

1 Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗihọc kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký)

2 Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của cáchọc phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉtương ứng của từng học phần

3 Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉcủa những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từđầu khóa học

4 Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần

và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũyđược, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúcmỗi học kỳ

- Đánh giá học phần

+ Đối với các học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp thực hành, thínghiệm hoặc thảo luận: Điểm học phần gồm hai thành phần chính là điểmđánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần Điểm đánh giá quá trìnhđược tính từ nhiều điểm bộ phận bao gồm: Điểm kiểm tra thường xuyên trongquá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận;điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần;điểm tiểu luận Thi kết thúc học phần là bắt buộc và điểm thi kết thúc họcphần phải có trọng số không dưới 50%

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểmđánh giá bộ phận cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần dogiảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong

đề cương chi tiết của học phần

Trang 31

+ Đối với học phần thực hành: SV phải tham dự đầy đủ các bài thựchành Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làmtròn đến phần nguyên là điểm học phần loại này.

+ Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộphận, trừ bài thi kết thúc học phần

- Điểm học phần

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theothang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân (gọi là thang tiện ích).Điểm học phần là tổng của tất cả các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kếtthúc học phần (theo thang tiện ích) sau khi đã nhân với trọng số tương ứng,được làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó chuyển sang điểm hệ điểmchữ A, B, C, D, F Mức điểm chữ của mỗi học phần lại được quy đổi theothang điểm 4 khi tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình trung tíchlũy Cách quy đổi điểm được thực hiện theo bảng dưới đây:

Điểm theo

thang tiện ích

Điểm quy đổi

Phân loại Xếp hạng Điểm chữ Điểm số

Trang 32

hợp lệ Đơn xin miễn học phần cần phải có ý kiến của cố vấn học tập và nộpcho khoa xem xét theo từng học kỳ.

+ Điểm I: dành cho SV đã dự học và tham gia các nội dung liên quancủa học phần như thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhưng vì lý do bất khảkháng (ốm đau, tai nạn, lý do chính đáng khác, ) không thể dự thi kết thúchọc phần

Trường hợp SV chưa đủ điểm thi, kiểm tra trong các điểm bộ phận củađiểm đánh giá quá trình, GV thông báo và chủ động cho SV trả nợ điểm trướckhi nộp bảng điểm đánh giá quá trình cho Khoa và phòng Đào tạo Sau khiđược GV bố trí cho trả nợ điểm bộ phận, SV nào không dự thi, kiểm tra để trả

nợ điểm sẽ bị nhận điểm 0 đối với các thành phần đánh giá bị nợ điểm

+ Điểm X: Dành cho các học phần mà GV chưa kịp báo cáo điểm vềphòng Đào tạo vì lý do khách quan GV phải báo cáo điểm trong thời giansớm nhất có thể

- Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũyđược tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

n

i

i i

n

n a A

1 1

Trang 33

cả các học phần mà sinh viên đã đăng ký trong học kỳ (không kể các họcphần điều kiện), với trọng số là số tín chỉ của các học phần đó Điểm trungbình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng, xét tiến độ học tập sau mỗihọc kỳ và chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất.

+ Điểm trung bình chung tích lũy: là trung bình có trọng số của điểm số(sau khi đã quy đỏi từ mức điểm chữ) của các học phần đã tích lũy tính đếnthời điểm xét (không tính đên học phần điều kiện) Cách tính điểm trung bìnhchung tích lũy tương tự như tính điểm trung bình chung học kỳ Điểm trungbình chung tích lũy là cơ sở để đánh giá kết quả học tập suốt thời gian học,xếp hạng học lực, xếp hạng tốt nghiệp, xét thôi học, xét học ngành thứ hai.Điểm trung bình chung tích lũy được tính theo điểm thi kết thúc học phần caonhất trong các lần thi

1.3.2 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực người học

Luật giáo dục đại học (2012) có hiệu lực từ 1/1/2013 đã chỉ ra nhữngđổi mới quan trọng với mục tiêu đào tạo đại học là để đáp ứng nhu cầu đa

dạng về nhân lực Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ( Khóa 11) về đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục và đào tạo,với tinh thần cơ bản xuyên suốt là phải chuyển một nền GD từ tiếp cận truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực người học (chuyển từ tiếp cận nội dung

sang tiếp cận năng lực) Khi thay đổi tiếp cận hướng tới mục tiêu tạo năng lựccho người học thì đào tạo, quản lý đào tạo trong đó có kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của sinh viên phải được thay đổi theo

Theo Miller (1990), mục đích đào tạo theo tiếp cận năng lực thể hiện

qua các mức độ : Kiến thức, kĩ năng (hiểu và áp dụng), thể hiện, và hành động thực tế Các mức độ đó được liên kết chặt chẽ và trao đổi thường xuyên

từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từ dẽ đến khó

Trang 34

Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học phải dựatrên các minh chứ xác thực, trực tiếp và thực chất về kết quả đạt được của ngườihọc dựa trên mục tiêu hướng tới các mức độ thể hiện năng lực đã nêu ở trên.

Như là một sự kế thừa truyền thống đánh giá kết quả học tập của sinhviên, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, các trường đại học,đặc biệt các giảng viên cần:

+ Xây dựng đề cương (chi tiết từng học phần) như là một bản thiết kếkịch bản hoạt động của giảng viên và sinh viên trong đó thể hiện và cụ thểhóa được các yêu cầu mức độ của đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực

+ Thể hiện đổi mới từ việc xác định cụ thể mục tiêu phát triển năng lực:

*) Năng lực nền tảng

*) Năng lực chuyên môn dặc thù, vận dụng và áp dụng thực tiễn

+ Cụ thể hóa nội dung (Học phần, Chương ) theo các chủ đề học tập,chỉ rõ nhiệm vụ học tập của sinh viên, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiêncứu, vận dụng và đánh giá thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ (xây dựngcác tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập)

1.4 Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Đại học

1.4.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá

Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của SV là yếu tố quantrọng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động đánh giá Kế hoạch đánhgiá là bảng phân chia nội dung chương trình đào tạo, nội dung đánh giá theothời gian cụ thể, một cách hợp lý, dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ của chươngtrình đào tạo và các điều kiện được đảm bảo,nhằm hướng tới mục tiêu đàotạo, mục tiêu từng môn học

Trang 35

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá

Sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp với những nguồn lực củanhà trường (nhân lực, vật lực, tài lực, nguồn lực thông tin) thành một hệ thốngtoàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu, hiệuquả nhất để đạt được mục tiêu đánh giá kết quả học tập của SV phù hợp vớimục tiêu đào tạo theo đúng kế hoạch đã đề ra

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo, phòng Khảo thí phối hợpvới các khoa thực hiện kế hoạch đánh giá đã được xây dựng Lãnh đạo cáckhoa chỉ đạo các bộ môn trong khoa dựa trên kế hoạch đánh giá để có kếhoạch giảng dạy, kiểm tra phù hợp với các quy định về chương trình, nộidung và bám sát mục tiêu để có căn cứ trong việc biên soạn câu hỏi kiểm tra

để hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV đảm bảo tính thống nhất, toàndiện và đạt kết quả cao

1.4.4 Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động đánh giá

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện hoạt động đánh giá sao với mụctiêu, kế hoạch đã đề ra Đánh giá nội dung kế hoạch, chương trình, mục tiêuđánh giá đánh giá kết quả học tập của SV, xây dựng kế hoạch hoạt động, thờigian phân bổ chương trình đào tạo, nguồn tài chính Từ đó kịp thời nhìnnhận ra những sai sót, yếu kém và tìm cách khắc phục để nâng cao chất lượng

và hiệu quả hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Đại học

1.5.1 Các yếu tố khách quan

- Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ

và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo đang triển khai để đào tạomột ngành học trong một bậc học nhất định thường được ký hiệu là mã ngành

Trang 36

Chương trình đào tạo là tất cả nội dung kiến thức kỹ năng nghề nghiệp,phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu Vì vậy nó liên quan trực tiếpđến hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của SV.

- Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin và truyền thông giúp cho chủ thể quản lý dạy họcthiết lập và vận hành được hệ thống thông tin quản lý dạy học giúp cho chủthể quản lý dạy học có được các quyết định quản lý dạy học đúng đắn và kịpthời Mặt khác, các tiện ích của công nghệ thông tin và truyền thông giúp chongười dạy và người học sưu tầm được nội dung, đổi mới phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học, cải thiện được phương thức đánh giá kết quả học tập

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Trường đại học lựa chọn phương pháp, quy trình và xây dựng hệ thốngđánh giá đảm bảo khách quan và chính xác, đảm bảo xác định được mức độtích lũy kiến thức và kỹ năng của người học, xác định được hiệu quả giảngdạy và mức độ phấn đấu, nâng cao trình độ giảng dạy của GV Đánh giá quátrình và kết quả dạy – học được thực hiện theo quy định của Quy chế tổ chức

và hoạt động của trường

- Văn bản, quy định, quy chế về đánh giá và các chủ trương đổi mới

Luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế của mỗi cơ sở giáo dục, các quyđịnh về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương thứcđánh giá kết quả học tập, đối với mỗi ngành, chuyên ngành đào tạo có ýnghĩa định hướng và điều chỉnh các hoạt động của chủ thể quản lý dạy học vàchủ thể dạy học trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung tìm kiếm cácphương pháp và hình thức tổ chức sử dụng các phương pháp dạy học và kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của SV Chính vì vậy, luật pháp, chính sách,điều lệ, quy chế giáo dục có ảnh hưởng đến kết quả quản lý đánh giá kết quảhọc tập của SV

Trang 37

- Phản hồi từ người học, nhà tuyển dụng và xã hội

Định kỳ thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan một cách xác thực,

số lượng khảo sát đủ lớn, phù hợp đa dạng để các ý kiến đại diện cao giúp đảmbảo tính thiết thực đối với người học, phù hợp với nhu cầu của xã hội

Để nâng cao chất lượng dạy học của người dạy thì người dạy cần cóphương pháp giảng dạy phù hợp Phương pháp giảng dạy là một trong nhữngyếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo Phương phápgiảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên và người học pháthuy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội tri thức và phát triển

tư duy cho người học

- Người học

Trong hoạt động dạy - học, người học trước tiên có nhiệm vụ tiếp nhận,lĩnh hội tri thức và hệ thống tư tưởng, biến nó từ của xã hội, của lịch sử trởthành của bản thân, đó còn gọi là sự chiếm lĩnh tri thức của người học Quátrình này vừa khách quan vừa chủ quan, vừa thụ động vừa năng động Động

cơ, thái độ học tập của SV sư phạm phải được coi trọng bồi dưỡng, rèn luyệnthường xuyên Thái độ học tập là cần thiết đầu tiên, người học cần có thái độkhiêm tốn, chân thành học tập, sẵn sàng tiếp thu, tiếp nhận tri thức mới mẻ,đúng đắn, tốt đẹp do các môn học, do người dạy đem lại

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV có ý nghĩa rất to lớn trong côngtác đào tạo Vì vậy việc ĐGKQHT của SV phải thể hiện rõ tính toàn diện,thống nhất, hệ thống, khoa học…cho nên trong việc quản lý hoạt độngĐGKQHT của SV chỉ thực sự có ý nghĩa giáo dục khi được tiến hành theođúng yêu cầu của khoa học giáo dục Nếu các nhà quản lý thực sự quan tâmđến hoạt động ĐGKQHT hướng vào người học nhằm nâng cao tính kháchquan, công bằng sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình dạy – học giữa thầy và trò

Ở nước ta, trong điều kiện hiện nay, với quan điểm dạy học theo tiếpcận năng lực, hướng vào người học, làm cho người học tích cực, chủ độngchiếm lĩnh hệ thống tri thức, có kĩ năng, biết vận dụng và áp dụng, chấtlượng đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu thì các CBQL càng cần phải thực

sự quan tâm đến hoạt động ĐGKQHT hướng vào người học

Nội dung chương 1 đã đề cập các khái niệm cơ bản liên quan đếnquản lý, quản lý giáo dục, đánh giá kết quả học tập và quản lý ĐGKQHT.Bên cạnh đó, chương 1 đã xác định rõ vị trí, chức năng, vai trò, nguyên tắccủa ĐGKQHT, những định hướng mang tính chuyển tiếp về đổi mơi đánhgiá kết quá học tập của sinh viên và các yếu tố tác động, thông qua đó có cơ

sở phân tích thực trạng quản lý ĐGKQHT ở trường ĐH Thủ đô Hà Nội để

đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác đàotạo của nhà trường

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm

Hà Nội được thành lập ngày 06/01/1959 Trong suốt quá trình hơn 55 nămxây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phát triển, đóng gópxuất sắc vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của

cả nước nói chung Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường gắn liềnvới sự nghiệp đấu tranh cách mạng cũng như phát triển của đất nước và Thủ

đô Hà Nội Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là cơ sở đào tạo trực thuộc Uỷ banNhân dân thành phố Hà Nội có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trunghọc cơ sở, giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non có trình độ Đại học.Trường còn đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng các nguồn nhân lực có trình

độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các chuyên ngành sư phạm và các chuyênngành khác theo qui định của pháp luật

Sứ mạng của nhà trường: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là một

trong những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở, giáoviên Tiểu học, giáo viên Mầm non có chất lượng cao của Thủ đô; là cơ sởnghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồnnhân lực cho sự nghiệp giáo dục và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội củathành phố Hà Nội

Tầm nhìn của nhà trường: “Phát triển Nhà trường trở thành trường

đại học đa ngành, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển của Thủ

đô Hà Nội"

Trang 40

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có tổng số 08 phòng chức năng:

- Phòng Đào tạo

- Phòng Tổ chức cán bộ

- Phòng Hành chính – Quản trị

- Phòng Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế

- Phòng Công tác học sinh sinh viên

- Phòng Tài chính – Kế toán

- Phòng Thanh tra – Pháp chế

- Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có tổng số 09 Khoa và 2 Trung tâmđào tao với khoảng 150 giảng viên, hàng năm đào tạo trên 9000 sinh viên.Hiện tại các Khoa đang đảm nhiệm việc đào tạo 17 ngành học cho sinh viêncác hệ Cao đẳng, Trung cấp, hệ Đào tạo liên kết Đại học

9 Khoa gồm:

- Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

- Khoa Giáo dục Tiểu học

- Khoa Giáo dục thể chất và nghệ thuật

- Khoa Khoa học xã hội và nhân văn

- Khoa Ngoại ngữ

- Khoa Công nghệ thông tin

- Khoa Giáo dục Mầm non

- Khoa Giáo dục chính trị

- Khoa Tâm lý giáo dục

2 Trung tâm gồm:

- Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

- Trung tâm Liên kết Đào tạo - Bồi dưỡng

Ngày đăng: 14/04/2016, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aunapu (1979), Quản lý là gì? NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội Khác
2. Aphanaxep (1979), Con người trong hệ thống xã hội, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội Khác
3. Ban khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục & Đào tạo trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD & ĐTTƯ, Hà Nội Khác
5. Đăng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia Khác
7. B.S. Bloom (1994), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục: Lĩnh vực nhận thức, NXB ĐH Sư phạm, TP.Hồ Chí Minh Khác
8. Hồ Ngọc Đại (1991), Giải pháp giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Minh Đạo (2000), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
10. Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
11. Jody Zall Kusek, Ray C.Rist (2005), Mười bước tiến tới hệ thống giám định đánh giá dựa trên kết quả, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Khác
12. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
13. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
14. Phó Đức Hòa (2008), Đánh giá trong giáo dục tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Khác
15. Đặng Vũ Hoạt (2004) tái bản, Lý luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
16. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
17. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
18. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
19. Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
20. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXB ĐHQG, Hà Nội Khác
21. Phan Trọng Ngọ (2006), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Sư phạm, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w